Nhật Bản cũng gặp vấn đề mức lương lao động thấp: để phù hợp với vị thế nền kinh tế phát triển thì trong mười năm qua, tiền lương và thu nhập đã bị đình trệ - Công nhân Nhật Bản ngày nay kiếm được ít hơn so với 30 năm trước và chính sách nới lỏng tiền tệ có thể sẽ làm trầm trọng thêm hiệu ứng này
tháng 12 năm 2020 ngân hàng Nhật Bản trở thành cổ đông lớn nhất nắm giữ cổ phiếu Nhật Bản
trong một thập kỷ, ngân hàng trung ương đã mua hàng trăm tỷ đôla những vốn cổ phần được giao dịch [ETF - exchange traded fund] trên sàn chứng khoán Tokyo: phần của chương trình nới lỏng tiền tệ - đã thu về 130 tỷ đôla lợi nhuận
liệu việc mua cổ phiếu chưa từng có tiền lệ này có 'bình thường'? Nhật Bản tiếp tục rủi ro bước vào một kỷ nguyên đình trệ kinh tế và giảm phát nữa, và ngân hàng đã quyết định làm cái việc mà chưa ngân hàng nào từng làm để phấn đấu cho tương lai
Đình trệ
năm 1985, Nhật Bản và bốn quốc gia khác đã ký Hiệp định Plaza. Thỏa thuận này đã làm giảm giá Đô la Mỹ so với Yên Nhật và Deutsche Mark của Đức trong nỗ lực cải thiện khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Mỹ. Trong hai năm tiếp theo sau khi ký kết, đồng đô la đã giảm 51% giá trị so với đồng yên.
Nhật Bản tham gia Hiệp định Plaza để tránh hàng hóa bị đánh thuế hoặc bị chặn khỏi thị trường Mỹ. Mỹ vấp phải áp lực chính trị trong nước phải làm gì đó để xử lý vấn đề tỷ giá hối đoái và cắt giảm thâm hụt thương mại. Thực tế thì thâm hụt thương mại Nhật-Mỹ vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, không như mong muốn của người Mỹ. Nhưng ở Nhật Bản, hiệp định đã có những tác động đáng kể.
Sự tăng giá của đồng Yên đã đẩy lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản vào suy thoái. Để đối phó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã nới lỏng chính sách cho vay tiền tệ và hạ lãi suất. Số tiền rẻ này được cho là sẽ được đổ vào các nỗ lực sản xuất như xây dựng nhà máy và những thứ tương tự. Nhưng thực tế thì đã đi vào chứng khoán, bất động sản và đầu cơ tài sản.
Đây là thời điểm bất động sản và chứng khoán Nhật Bản đạt mức giá cao nhất. Khi giá cả ở trung tâm Tokyo leo thang đến mức Hoàng cung Tokyo được định giá cao hơn tất cả các tài sản ở California, đến nỗi người Nhật mua Pebble Beach, một câu lạc bộ golf, với giá 850 triệu USD.
đầu thập niên 1990 bong bóng nổ khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thắt chặt các quy định cho vay và chính sách tiền tệ, để lại cho các ngân hàng các khoản nợ xấu hơn 90 nghìn tỷ yên
Còn thở còn gỡ
sau đó là "Thập kỷ mất mát": khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2010, tăng trưởng thực tế trung bình chỉ trên 1% và Nhật Bản bước vào một thời kỳ trì trệ kinh tế kéo dài.
thôi không đi sâu vào tất cả các tác động của Thập kỷ mất mát và làm thế nào để thoát khỏi nó: quá nhiều lý thuyết - nói chung là chính phủ nợ nần chồng chất khi cố gắng kích thích nền kinh tế, nhưng ít có tác dụng.
Năm 1998, Ngân hàng Nhật Bản chính thức được chính phủ trao quyền tự quyết trong việc thực hiện chính sách tiền tệ: và để đối phó với nền kinh tế lì lợm không chịu tăng trưởng, chính sách đã ngày càng ... sáng tạo.
Vào những năm 2000, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã bắt đầu cái được gọi là "nới lỏng định lượng" [QE - quantitative ease] Ngân hàng sẽ trực tiếp mua trái phiếu Nhật Bản có kỳ hạn khác nhau để tăng giá trái phiếu và lợi suất thấp hơn. Họ nhắm mục tiêu lãi suất bằng không. Chính sách này kéo dài trong một vài năm.
Hiệu quả của QE này được nghiên cứu đã lâu mà chưa được kết luận là rốt cuộc việc ấy 'có ích' hay không: có vẻ chấp nhận rằng QE làm giảm chi phí cho vay và do đó giảm lãi suất ngân hàng, thúc đẩy cho vay nhiều hơn - Nhưng chất lượng của những người đi vay thì còn gây tranh cãi và có xu hướng hầu hết là rủi ro hơn, Mỹ cũng thực hiện một vài lượt QE vào cuối thập niên 2000 đã gây tranh cãi tương tự.
Năm 2010, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã mở rộng chương trình QE sang bao gồm trái phiếu doanh nghiệp và tài sản tài chính dài hạn. Lãi suất trong ngắn hạn đã về 0 và lợi ích của việc mua thêm trái phiếu chính phủ Nhật Bản là quá ít. Do đó, lần đầu tiên, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản bắt đầu mua cổ phiếu doanh nghiệp và quỹ tín thác bất động sản [REIT - real estate investment trust] như một phần của chương trình nới lỏng định lượng.
Mua ETF
động lực gì khiến ngân hàng trung ương mua cổ phiếu? Với chương trình mới này, BOJ hy vọng sẽ khuyến khích người dân và doanh nghiệp "chấp nhận rủi ro" hơn
bấy giờ, chỉ 10% người Nhật Bản sở hữu cổ phiếu so với 36% ở Mỹ và 18% ở châu Âu. Phần lớn người Nhật chỉ sở hữu tiền mặt và trái phiếu. Nếu người Nhật Bản sở hữu cổ phiếu và thấy giá trị của những cổ phiếu đó tăng lên, thì họ có thể cảm thấy giàu có hơn và sẵn sàng chi tiêu hơn. Chi tiêu tăng của họ tương đương với tăng thu nhập trong nền kinh tế Nhật Bản.
Về phía doanh nghiệp, các công ty Nhật Bản nổi tiếng là bảo thủ. Về lý thuyết, việc ngân hàng trung ương mua cổ phiếu của họ sẽ làm cho việc huy động vốn rẻ hơn. Vốn rẻ hơn về mặt lý thuyết sẽ thúc đẩy họ làm và đầu tư nhiều hơn.
trước đây, các ngân hàng trung ương đã mua cổ phiếu rồi, nhưng chỉ là biện pháp bình ổn tài chính: ví dụ, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã 2 lần mua cổ phiếu từ các ngân hàng thua lỗ trong các cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2002 và 2009 để củng cố dự trữ tiền mặt của các ngân hàng và cứu chúng không bị mất khả năng thanh toán.
Và Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông đã mua cổ phiếu và trái phiếu Hồng Kông trị giá 17 tỷ đô la trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998.
sự kiện ở Hồng Kông đã làm chưng hửng chuỗi bán khống thắng lợi của George Soros trên thị trường châu Á: Sau khủng hoảng, cơ quan tiền tệ Hồng Kông đã bán cổ phiếu ấy cho các nhà đầu tư tư nhân - thu về gấp đôi số tiền đầu tư ban đầu
Hai tiền lệ này vẫn chưa là gì so với những động thái sau đây của ngân hàng trung ương Nhật Bản: Chưa có ngân hàng nào từng mua cổ phiếu với khối lượng lớn để cố gắng kích thích nền kinh tế - Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tung một tuyệt chiêu kỳ dị
Ban đầu, kế hoạch chỉ mua tối đa 450 tỷ yên tương đương 5,5 tỷ USD cổ phiếu và sẽ kết thúc vào tháng 4 năm 2011: bấy giờ tổng vốn hóa thị trường của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo là 5.7 nghìn tỷ đô la - tiền của ngân hàng trung ương Nhật Bản [BOJ - bank of Japan] chỉ là muối bỏ bể
từ năm 2011 sang năm 2012, BOJ đã tăng mức trần gấp bốn lần lên 2,1 nghìn tỷ yên, tương đương 19 tỷ USD. Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản giảm. Nhưng đồng Yên tiếp tục tăng giá trị so với Đô la Mỹ, đạt tỷ giá hối đoái 80 yên mỗi đô la. Điều này bất chấp một loạt các can thiệp vào thị trường tiền tệ của các ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính.
Đồng yên mạnh hơn đã cân bằng lại các tác động nới lỏng tiền tệ do giảm lợi suất trái phiếu: làm cho hàng xuất khẩu từ Nhật Bản đắt hơn, làm tổn thương các nhà sản xuất trong nền kinh tế Nhật nặng về xuất khẩu - tiếp tục giảm phát nhẹ, khiến triển vọng 2% lạm phát trở nên hão huyền
Shinzo Abe
Tháng 12 năm 2012 ông Shinzo Abe đắc cử Thủ tướng thứ 57 Nhật Bản: phần hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử, ông Abe sẽ chi tiêu kích thích khẩn cấp trị giá 120 tỷ USD và buộc BOJ phải thực hiện các động thái can thiệp tiền tệ chưa từng có để chống giảm phát và làm suy yếu đồng yên.
Sau khi Abe thắng cử, đồng Yên nhanh chóng giảm giá từ 84 yên so với đô la vào tháng 12 năm 2012 về còn 95 tháng 3 năm 2013: Giá cổ phiếu bắt đầu tăng để đón đầu những thay đổi lớn sắp xảy ra.
Tháng 4 năm 2013 ông Abe bổ nhiệm ông Haruhiko Kuroda làm Thống đốc BOJ và được giao nhiệm vụ thực hiện những việc liên quan đến tiền tệ trong chính sách kinh tế của Abe, biệt danh là Abenomics.
Kuroda đã thông qua và công bố chính sách Chính sách nới lỏng tiền tệ định lượng và định tính [QQE - quantitative and qualitative monetary easing policy]: Mục tiêu chưa từng có tiền lệ của bất cứ ngân hàng nào trước đó - Giảm giá rủi ro trên tất cả các tài sản, giảm lãi suất dài hạn và kích thích người dân thêm
BOJ sẽ làm điều này bằng cách mở rộng toàn bộ cơ sở tiền tệ của nền kinh tế với số tiền 60-70 nghìn tỷ yên tương đương 540-630 tỷ USD, được bơm vào nền kinh tế mỗi năm.
Mua Mua Mua
mới đầu Abenomics có những dấu hiệu lạc quan: Lạm phát tăng vọt từ năm 2013 sang năm 2014. Nhưng thập kỷ này cũng chứng kiến những gián đoạn ảnh hưởng đến sức khỏe của nền kinh tế. Ví dụ, vào năm 2014, chính phủ Nhật Bản đã tăng thuế tiêu thụ từ 5% lên 8% - Đáp lại, BOJ đã mua thêm trái phiếu và tăng gấp ba lần việc mua ETF. Ông Abe đã phải trì hoãn đợt tăng thuế thứ hai đến năm 2019.
sau bốn năm chính sách, việc mua của ngân hàng đã làm cong vênh tổng thể thị trường chứng khoán: Những biến dạng đã buộc BOJ phải nhắm mục tiêu cụ thể hơn cho việc mua hàng của mình - đa dạng hóa từ những chỉ số Nikkei 225, Nikkei 400, Topix, và sau đó là ETF theo dõi các công ty thực hiện "đầu tư vào cả vốn vật chất và con người"
ý định là tưởng thưởng những công ty đã thực hiện các khoản đầu tư phù hợp cho tăng trưởng: Ví dụ Nomura Enterprise Value Allocation và Daiwa MSCI Japan Human & Physical Investment ETF
Các công ty trong các quỹ ETF này là một số công ty lớn và nổi bật nhất Nhật Bản: bao gồm Toyota, Nintendo, Tokyo Electron và FANUC.
sang năm 2020, BOJ có 40 nghìn tỷ yên tương đương 360 tỷ USD cổ phiếu trên bảng cân đối kế toán: Cổ phần của ngân hàng Nhật Bản chiếm hơn 5% toàn bộ thị trường chứng khoán đảo quốc - Cứ hai công ty niêm yết tại Tokyo thì có một công ty mà BOJ lọt trong số 10 cổ đông lớn nhất, và BOJ là cổ đông lớn nhất của Fanuc.
sau đó dịch bệnh xảy ra: Kích thích trực tiếp từ các chính phủ trên toàn thế giới đã đẩy chỉ số Nikkei 225 lên một tầm cao mới.
Để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế từ virus, BOJ đã nâng trần mua ETF một lần nữa lên tối đa, trên lý thuyết, là 12 nghìn tỷ yên tương đương 112 tỷ USD: thực tiễn thì năm 2020 BOJ chỉ mua 7,1 nghìn tỷ yên tương đương 64 tỷ đô la.
Chương trình vẫn chưa chính thức kết thúc nhưng nó dường như đang chậm lại: BOJ ít ra thì có vẻ đang tem tém lại - Như đã nói, tháng 3 năm 2021, BOJ đã mua gần 2 tỷ yên tương đương 2.7 tỷ USD gía trị ETF.
Lập bảng kết quả
vậy, câu hỏi: nới lỏng định lượng có hiệu quả không? Mọi người có cảm thấy giàu có hơn không? Các công ty có đầu tư nhiều hơn không? Nó có giúp ích gì cho nền kinh tế không?
Thực tế là việc đánh giá chính sách rất phức tạp. Đặc biệt là một chính sách kéo dài mười năm và đã trải qua một số chu kỳ kinh doanh. Nhật Bản có 100 triệu dân và là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới
đầu tiên là hiệu ứng mong muốn nhất: Lạm phát - từ năm 2011 đến năm 2019 chưa đại dịch, có vẻ như nền kinh tế đã nếm trải lạm phát nhiều hơn giảm phát
Tăng trưởng GDP thực tế từ năm 2011 đến 2019 cũng rất đáng khích lệ: Nếu chưa tính năm đại dịch cuối năm 2019 và 2020 thì có thể thấy rằng nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng
nếu lập biểu đồ mua ETF so với lợi nhuận cổ phiếu của Nikkei 225, có vẻ như các giao dịch mua đã giúp bơm thổi và hỗ trợ lợi nhuận cho thị trường vài năm vừa qua: Giá cổ phiếu đi lên - một số cổ đông Nhật Bản có thể đã giàu hơn
vả lại, thập niên 2010 đã chứng kiến các điều kiện kinh tế toàn cầu khó khăn ở Mỹ và Khu vực đồng tiền chung châu Âu: cùng việc tăng thuế tiêu dùng nói trên năm 2014 có thể đã gây ra thiệt hại thực tế, vĩnh viễn cho nền kinh tế Nhật Bản - rồi đại dịch.
có người lập luận rằng nếu không có những hành động chưa từng có tiền lệ của BOJ thì mọi thứ có thể đã tệ hơn nhiều: Để hiện thực hoá dù chỉ một chút tăng trưởng nhỏ bé thôi trong thời gian khó khăn ấy thì đã là một chiến thắng tuyệt đối.
bây giờ ta xem xét những hạn chế và chi phí của một thập kỷ ngân hàng trung ương Nhật Bản YOLO trên thị trường chứng khoán
Chỉ trích và hiệu ứng gợn sóng
Có ổn không khi Ngân hàng Nhật Bản là cổ đông doanh nghiệp lớn nhất của đất nước? Tác giả thấy 5 vấn đề
Đầu tiên là quản trị doanh nghiệp: Các công ty Nhật Bản bị tiếng xấu là xa rời các cổ đông của mình - thiếu minh bạch về cách thức hoạt động của doanh nghiệp và cách thức mà tiền của cổ đông được chi tiêu. Cổ đông có rất ít cách để thay thế quản lý khi công ty kém hiệu quả. Trả lương quản lý ít khi gắn liền với việc cổ phiếu tăng hay giảm giá trên thị trường chứng khoán
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, mặc dù là người nắm giữ cổ phiếu Nhật Bản lớn nhất, hiện không thực hiện quyền cổ đông của mình. Một mặt, điều đó củng cố quyền lực của ban quản lý đối với công ty. Nhưng nếu ban quản lý tuỳ ý quyết định thì sao? Chúng ta vẫn chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc đã can dự vào hoạt động của các công ty tư nhân. Khác gì nhau?
Thứ hai là vấn đề định giá: một lời chỉ trích thường gắn liền với ý tưởng ETF. Khi ETF đã trở nên phổ biến hơn đối với các nhà đầu tư, có nguy cơ "đóng băng" định giá tương đối của các công ty lớn nhất của một quốc gia
Rổ cổ phiếu của ETF được xác định bởi một chỉ số, thường được xếp hạng theo quy mô thị trường nhưng không phải lúc nào cũng vậy: thêm nhiều ETF được tạo ra thì thêm nhiều cổ phiếu lớn nhất được mua - đơn giản vì chúng đã lớn sẵn hoặc lọt trong một chỉ số cụ thể, làm méo mó thị trường.
Ví dụ, Fast Retailing, công ty mẹ của Uniqlo, chiếm vị thế quá cao trên Nikkei 225 so với TOPIX với tỷ trọng 11% cho nên BOJ mua Nikkei 225 đã biến công ty quần áo, chỉ kiếm được 18 tỷ USD vào năm 2020, thành một gã khổng lồ trị giá 80 tỷ USD.
sáng lập Tadashi Yanai là người giàu nhất Nhật Bản với khối tài sản trị giá 40 tỷ USD. Khi BOJ thông báo sẽ loại bỏ dần việc mua Nikkei 225 ETF để sang mua TOPIX vào tháng 3 năm 2021, Fast Retailing đã mất 6% giá trị.
thứ ba: Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ làm gì với tất cả các cổ phiếu của mình? Họ sẽ giữ chúng mãi mãi? Nếu họ bán, họ sẽ đánh sụp toàn bộ thị trường ăn theo?
Dự đoán là BOJ sau rốt sẽ bán ETF có thể sẽ làm giảm hiệu quả của việc mua ETF ngay từ đầu: hẳn là bây giờ thì nhà đầu tư thấy giàu, nhưng tất cả tiền đó chỉ nằm trên giấy tờ - đến nay, Ngân hàng Nhật Bản vẫn chưa công bố bất cứ điều gì liên quan đến kế hoạch tương lai của BOJ cho các quỹ ETF đó.
Thứ tư là lạm phát yếu ớt với tăng trưởng kinh tế: liệu có phải vì mua cổ phiếu hay không? Các nghiên cứu chính sách trước năm 2019 cho thấy các công ty niêm yết công khai của Nhật Bản không chi tiêu nhiều hơn cho R&D và cũng không tăng doanh số bán hàng vì Ngân hàng đã mua cổ phiếu của họ.
Trên thực tế, tỷ lệ giá trên thu nhập [P/E - price to earning] của chỉ số đã giảm trong suốt khoảng thời gian ấy bất chấp tăng giá cổ phiếu: có thể nói rằng năm 2019 thị trường đã không còn được ưa chuộng như năm 2011
năm 2020 và 2021 Cổ phiếu đã tăng giá rất nhiều nhưng rất có thể là vì các gói kích thích trên toàn thế giới. Mọi cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử, bất cứ thứ gì đều tăng giá năm 2020.
Các công ty đại chúng có bán cổ phiếu vào thị trường chứng khoán để tận dụng môi trường chứng khoán thuận lợi. Nhưng họ đã chọn cách giữ tiền mặt trên sổ sách - phòng xa
Cuối cùng nhưng đáng lo ngại nhất: như mức lương lao động thấp ở Đài Loan
Nhật Bản cũng gặp vấn đề tương tự: Để phù hợp với một nền kinh tế phát triển trong mười năm qua, tiền lương và thu nhập đã bị đình trệ - Công nhân Nhật Bản ngày nay kiếm được ít hơn so với 30 năm trước, Nới lỏng tiền tệ có thể làm trầm trọng thêm hiệu ứng này.
Tác giả mong có thể nói nhiều hơn về điều này, nhưng đó là cho một bài viết khác. Nhưng ít nhất tác giả muốn đề cập đến nó. Chúng ta tập trung quá nhiều vào các công ty mà quên đi con người. Chúng ta không nên.
Kết
Các hành động và kết quả của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nên được nghiên cứu vì nó báo trước những gì các ngân hàng trung ương khác có thể làm trong tương lai gần. BOJ đã thực hiện nới lỏng định lượng vào đầu những năm 2000. Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng trung ương khác đã làm điều đó vào năm 2008 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
tháng 5 năm 2020, Cục Dự trữ Liên bang đã bắt chước Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hơn: cũng bắt đầu mua ETF - Nhưng không phải của cổ phiếu mà là Trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu liên quan đến các công ty bị hạ cấp tín nhiệm vì đại dịch. Đây là lần đầu tiên ngân hàng trung ương Mỹ làm điều này
Nền kinh tế Nhật Bản và Mỹ rất khác nhau: với Nhật Bản, đợt mua cổ phiếu này dường như ít ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế thực tế của quốc đảo - một chút gì đó nhưng không kéo dài lâu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét