Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Thuỵ Điển và ngành máy tính cơ học

chế tạo tinh xảo từ 2300 bộ phận thủ công, máy tính cơ học Facit bán ra năm 1932 và giữ nguyên mẫu bán trong 40 năm
Facit là công ty Thuỵ Điển đã tuyển dụng hàng nghìn người trên thế giới để làm và bán, nhưng chỉ cần 2 năm thì công ty đã đi từ hàng triệu đôla lợi nhuận đến phá sản

Vạn sự khởi đầu nan
năm 1922 một tập đoàn ở thành phố Atvidaberg tuyên phá sản, ngân hàng lấy tài sản và tái khởi động công ty, đặt tên mới là nhà công nghiệp Atvidaberg [Atvidaberg Industrier]
Elof Ericsson 35 tuổi được chỉ định làm giám đốc điều hành công ty 200 nhân viên, trước đó làm phó giám đốc điều hành một công ty nội thất, đã tập hợp 1 tá nhà sản xuất nhỏ dưới một mái nhà tập đoàn
công việc mới là vận hành tập đoàn những công ty ngẫu nhiên này, bao gồm một nhà sản xuất nội thất văn phòng, nhà máy cưa, nhà máy bia, lò mổ và nhiều hiệu bơ sữa
Ericsson đã bán đi một số công ty và cố gắng trở lại với ngành kinh doanh chính là chế biến gỗ
Ericsson ký một hợp đồng với công ty làm đồ gia dụng Electrolux để sản xuất bộ phần bằng gỗ cho nội thất Electrolux
năm 1925 Ericsson ký một hợp đồng sản xuất thân gỗ cho Volvo, không được lâu vì xe Volvo chuyển sang dùng kim loại
thị trường chế biến gỗ ở Thuỵ Điển và hải ngoại tiếp tục gặp khó
Atvidabergs quay xe sang bán máy văn phòng, ấy là máy đánh chữ, máy cộng và máy tính cơ học
năm 1924 Atvidabergs bán máy đánh chữ của công ty máy đánh chữ Hoàng Gia ở Mỹ
Atvidabergs cũng nâng cấp một công ty con của mình là Facit bán máy tính cơ học
Facit
cuối thập niên 1910 một đại lý bán hàng có tên là Axel Wibel đã tuyển dụng một giám đốc văn phòng tên là Karl Rudin
Karl Rudin lớn lên ở Uppsala và có hứng thú với máy tính cơ học, đã làm thợ ở hiệu sửa chữa của Axel và tự học cách chế tạo
Rudin làm chiếc máy tính đầu tiên, máy thập phân theo mẫu Odhner, sử dụng một phần quay 'bánh răng chốt' và các tay đòn để làm tính, quay bánh xe một chiều để cộng và quay chiều ngược lại để trừ
Rudin thêm một số cải tiến đề tiện sử dụng hơn, ví dụ một khoá chiều nghịch để ngăn vô tình quay
thán phục, Axel khởi nghiệp Facit [tiếng Thuỵ Điển nghĩa là "đáp án"] năm 1918 và tài trợ một nhà máy để sản xuất
chiếc máy tính tay đòn đầu tiên này được gọi tên là Facit Original
ít năm sau, Axel gặp khó khăn tài chính trong rối loạn kinh tế thập niên 1920, rơi vào phá sản và tài sản bị ngân hàng lấy, cũng là ngân hàng lấy Atvidabergs Industrier
ngân hàng đã chào bán Facit cho Atvidabergs và Ericsson đồng ý tiếp quản, miễn là việc sản xuất được rời đến thành phố [Atvidaberg]
Facit và Rudit chuyển đến thành phố mới và tiếp tục làm máy tính cơ học
10 phím
phần lớn những máy bánh răng chốt này sử dụng những tay đòn nhỏ để thiết lập những ghim băng của máy để nhập số
phương pháp nhập số dựa vào tay đòn này khá mệt
'chén thánh' của ngành là thay thế bằng bàn phím số 10-phím, giống máy cộng Dalton ra mắt năm 1902
năm 1929 Rudin nghĩ ra ý tưởng cho một máy như vậy - cơ chế bánh răng chốt lộn ngược, quay bánh răng chốt về phía họ
năm 1932 sản phẩm bước ngoặt của công ty ra mắt: chiếc Facit mẫu T - để nhập một số bằng bàn phím số và thực hiện thao tác tính bằng cách kéo cái quay tay hoặc kép một số tay đòn khác
bấy giờ, phần lớn mọi người kiếm được 500 krona một tháng thì Rudin kiếm được 3200 krona thu nhập thụ động mỗi tháng nhờ bản quyền sáng chế chiếc Facit mẫu T
Rudit rời Facit để mở một văn phòng thiết kế riêng nhưng thất bại, chết năm 1939 nhưng người thừa kế tiếp tục được nhận tiền bản quyền, tổng cộng hơn 600 000 krona
Thành công
thành công lớn của mẫu T đã thuyết phục được Ericsson tiếp tục đầu tư vào thiết bị văn phòng
Atvidabergs mua lại doanh nghiệp máy đánh chữ Halda, thay thế máy đánh chữ Hoàng Gia vẫn bán cả thập kỷ rồi
chiếc máy tính Facit bán giá 6000 đôla Mỹ là một tài sản lớn nên đội ngũ bán hàng và chăm sóc khách hàng là cần thiết
Ericsson đặt hơn 100 đại lý trên thế giới
ngay từ đầu, Facit đã tập trung vào xuất khẩu, 60% sản lượng bán ra hải ngoại đến Tây Đức, Ý, Pháp và Mỹ
thị trường Đức quan trọng đến mức công ty đặt một nhà máy ở Dusseldorf
năm 1934 Facit ra mắt một mẫu được lắp cái quay tay chạy điện với một động cơ - là cải tiến cuối cùng trong 40 năm sau đó
thập niên 1930 rồi thế chiến 2 đến thập niên 1950 sản phẩm bán rất chạy và đóng góp một nửa tổng lợi nhuận của Facit
tháng 3 năm 1953 Elof Ericsson nhường chức giám đốc điều hành lại cho con trai Gunnar
bấy giờ, công ty và các công ty con của nó đã đạt được mọi cột mốc tăng trưởng, tuyển 1 vạn nhân viên Thuỵ Điển và 800 nhân viên hải ngoại
cổ phiếu lên sàn chứng khoán nhưng gia đình Ericsson nắm cổ đông đa số thông qua quỹ
Facit đã tăng trưởng thành nhà sản xuất lớn thứ 11 thế giới máy văn phòng cơ học và cơ điện
năm 1955 doanh thu đạt 40 triệu đôla với tổng lợi nhuận thường niên 2 triệu đôla
Gunnar
Gunnar Ericsson tốt nghiệp đại học kinh tế Stockholm năm 1946 và thăng tiến làm việc cho công ty con Facit, thăng chức làm phó giám đốc điều hành công ty quỹ holding Atvidabergs và sau đó làm giám đốc điều hành năm 1956 và 1957 khi sức khoẻ của cha giảm sút
Gunnar tự nhận là một doanh nhân và nghệ nhân bán hàng, mong muốn để lại dấu ấn cho công ty, tái cơ cấu để tập trung vào sản phẩm máy tính cơ học
công ty mẹ Atvidabergs đổi tên thành Facit và cũng đổi tên tất cả những sản phẩm khác, trong đó có một máy đánh chữ chạy điện mới, thành thương hiệu Facit
Facit doanh thu lớn lợi nhuận khủng nhưng thị trường cũng nóng dần lên, đặc biệt khi IBM xuất hiện
giữa thập niên 1950 IBM bắt đầu mở bán những hệ thống máy tính điện tử, lấy tên là IBM 650
nhưng bấy giờ, máy tính điện tử có kích thước đồ sộ, chủ yếu cho người dùng đặc thù và chính phủ
Facit tin rằng máy tính điện tử chưa lấn được vào thị trường người dùng văn phòng
năm 1957 ban giám đốc Facit thăm IBM tại khuôn viên công ty Mỹ ở New York và chứng kiến một đám cháy rác sản xuất mù mịt đã gây gián đoạn lớn, kết luận rằng IBM sẽ tập trung thị trường Mỹ trước và Facit có thừa thời gian
dù sao thì Facit cũng hiểu họ cần tìm hiểu lĩnh vực điện tử và đã thành lập một công ty con để theo đuổi mảng mới

Nghiên cứu điện tử
cách tiếp cận của Facit để tích luỹ kiến thức trong lĩnh vực mới này là phụ thuộc vào nhân tài, chất xám có kiến thức và bằng cấp trong công nghệ điện tử
thập niên 1950 chính phủ Thuỵ Điển thành lập ban máy móc điện toán Thuỵ Điển [Matematikmaskinnamnden] để hợp tác với các học viện nghiên cứu Mỹ tiên tiến để chế tạo một chiếc máy điện toán
kết quả là BESK chiếc máy tính chuỗi điện tử nhị phân, làm từ 2400 ống chân không, dựa theo một máy điện toán Mỹ được Von Neumann thiết kế, BESK đoạt ngôi máy điện toán nhanh nhất thế giới, nhanh chóng bị tước ngôi
tuy nhiên, chính phủ Thuỵ Điển quyết định không tiếp tục đầu tư vào công nghệ máy điện toán và giải thể ban Matematikmaskinnamnden
Facit nhanh chân hơn đối thủ Saab và tuyển 19 kỹ sư xuất sắc nhất của ban, được đặt biệt danh BESK Boys

Bước ngoặt định mệnh
tháng 10 năm 1957 BESK Boys phát triển thành công một BESK khác cho công ty, cùng với một số thiết bị ngoại vi độc nhất vô nhị như bộ đọc băng giấy, định cho thuê thời gian điện toán cho các công ty Thuỵ Điển nhưng nhanh chóng nhận ra việc kinh doanh không thể hồi vốn chi nghiên cứu phát triển đắt đỏ cho dự án
bấy giờ, máy điện toán chưa trở thành công cụ mạnh mẽ trong cả thị trường thương mại lẫn công nghiệp và cuộc cách mạng bóng bán dẫn chưa cắt giảm giá thành đi gấp 10 lần
xét lại, sao chép chiếc BESK là một ý tưởng dở, vì tái phát triển chiếc máy tính xịn nhất đương thời đã làm nhóm không học được và sử dụng công nghệ để làm chiếc máy điện toán thế hệ tiếp theo sử dụng bóng bán dẫn
Facit cố gắng ký những hợp đồng hợp tác để chia sẻ chi phí
đầu tiên, IBM hơi quan tâm nhưng nhanh chóng thờ ơ khi những hạn chế thương mại Mỹ được nới lỏng và IBM thâm nhập thị trường Tây Âu làm đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Facit tìm đến Saab một công ty công nghiệp lớn khác của quốc gia
nhưng Saab đã có chương trình phát triển máy tính riêng và đang bận bịu mở một nhà máy ôtô
sau rốt, công ty ký hợp đồng với Autonetics là công ty con của một công ty bán thiết bị điện tử cho chương trình tàu vũ trụ Apollo
Autonetics đang tìm cách phát triển thiết bị điện tử cho mục đích phi quân sự
Facit nghĩ mình có thể tận dụng mạng lưới bán hàng toàn cầu cho để bán sản phẩm máy điện toán mới và sắp ra mắt cùng Autonetics
không may, hợp đồng tạm dừng, phải đàm phán lại và lãng phí hàng năm theo đuổi
năm 1966 Autonetics đã, sau rốt, rút lui hoàn toàn để tập trung vào thị trường quân sự, chấm dứt toàn bộ dự án tự phát triển máy điện toán
BESK Boys phát triển được 11 máy tính EDB Facit nhưng ban giám đốc năm 1961 bắt đầu thoái vốn dần
chấm dứt nghiên cứu máy tính điện tử là quyết định ngắn hạn khôn ngoan vì thị trường máy tính cơ điện đang rất nóng sốt và nhóm BESK Boys trẻ tuổi, suy nghĩ độc lập và thường xuyên đụng độ với ban giám đốc
phân nhánh đang thua lỗ và không ai biết cách bán những sản phẩm điện toán công nghệ cao khó sử dụng ấy
tổng thể, Facit đầu tư 8 đến 9 triệu đôla vào dự án và chỉ đạt doanh thu bằng một nửa
giống như nhiều công ty máy điện toán châu Âu khác cũng ra quyết định tương tự
nhưng Facit bị lệ thuộc chỉ còn một sản phẩm duy nhất

Hoàn toàn chạy điện
năm 1961 công ty làm máy bấm vé trụ sở Anh tên là Bell Punch sản xuất chiếc máy tính hoàn toàn chạy điện để bàn đầu tiên và đặt tên là ANITA viết tắt cho "một cảm hứng mới cho số học"
chiếc ANITA giữ lại bàn phím như chiếc máy tính cơ học đương thời có 10 phím số, để cho người dùng quen thuộc với thiết bị hơn
bên trong, ANITA sử dụng ống chân không để tính ra kết quả, làm tính kết quả nhân chia đơn giản hơn nhiều so với bất cứ máy cơ học nào
ANITA bán giá khá hợp lý và trong 3 năm công ty Bell Punch bán được 1 vạn máy mỗi năm
thành công đã lùa các công ty khác vào chế tạo máy tính điện tử để bàn
năm 1964 thì 3 máy tính hoàn toàn bằng bóng bán dẫn đã ra mắt thị trường: chiếc EC130 của hãng Friden ở Mỹ, chiếc IME 84 ở Ý và chiếc CS-10A của hãng Sharp ở Nhật Bản
những máy tính điện tử sử dụng bóng bán dẫn mới đã cách mạng hoá thị trường nhưng bấy giờ vẫn đồ sộ nặng nề và đáng giá từ 2000 đến 6000 đôla Mỹ cho nên doanh số thấp

Phản ứng
doanh thu của Facit chưa về mo ngay khi máy tính kỹ thuật 2 số ra mắt, mà còn tăng trưởng
năm 1960 doanh thu đạt 299 triệu krona thì năm 1965 đã lên thành 519 triệu krona [tương đương 100 triệu đôla Mỹ]
năm 1965 lợi nhuận đạt kỷ lục mới 58 triệu krona
năm 1965 Gunnar thăm Nhật Bản và muốn ký hợp đồng với công ty điện tử Hayakawa sản xuất chiếc Sharp CS-10A, công ty sau đổi tên thành tập đoàn Sharp
tại Nhật Bản, Gunnar trình bày cho hãng Sharp giá trị của mạng lưới bán hàng và hiện diện toàn cầu của Facit
người Nhật Bản đồng ý và ký một hợp đồng bán lẻ tháng 12 năm 1965
1 tháng sau, Facit đặt hàng 1400 chiếc CS-10A với giá sỉ 530 đôla, dán lại nhãn mác và bán lẻ ra thị trường
năm 1966 Facit chỉ bán được một nửa số 1400 hàng nhập ấy
mối quan hệ bắt đầu chua đi vì Sharp tiến tới bán trực tiếp sản phẩm máy tính cho khách, dán nhãn mác chính chủ
Ericsson đã nghĩ là mình độc quyền phân phối, nhưng không

Một vụ sát nhập thảm hoạ
tháng 7 năm 1966 Facit mua lại đối thủ Addo bằng tiền và cổ phiếu
Addo chế tạo thiết bị văn phòng: thiết bị xử lý dữ liệu và máy kế toán
sản phẩm bán chạy nhất của Addo là máy cộng cơ học: chiếc Addo X ra mắt năm 1932
gia đình Agrell kiểm soát công ty Addo đã thảo luận với Facit nhiều lần trong hàng năm trời về thương vụ sát nhập
sau này, Gunnar nói muốn mua lại vì lo ngại về một đối thủ khác sẽ mua trước
thương vụ sát nhập đã bổ sung 2000 nhân viên và 200 triệu kroner doanh thu thường niên cho Facit
nhưng Addo thua lỗ và không đóng góp được gì cho tập đoàn mới và gia đình Agrell trở thành cổ đông lớn đã can thiệp vào kế hoạch củng cố 2 tổ chức
năm 1966 lợi nhuận công ty bắt đầu giảm
năm 1967 máy tính cơ học vẫn đóng góp 52% lợi nhuận
cuối năm 1968 đa số 2.8 triệu máy tính bán ra vẫn là cơ học
năm 1967 mạch tích hợp được phát minh

Làn sóng mới
năm 1966 máy tính điện tử chưa bao gồm máy in được bán giá 1300 đôla
năm 1970 chiếc máy tính điện tử như Sharp QT-8 giá bán trung bình 520 đôla
khi bóng bán dẫn trở thành mạch tích hợp, người ta nhận thấy là có thể đặt toàn bộ chiếc máy tính lên một con chip duy nhất và gia công quy mô lớn con chip ấy
chip máy tính điện tử giá rẻ và màn hình kỹ thuật 2 số hiện đại và điện pin đã mở ra một loạt sản phẩm máy tính kỹ thuật 2 số giá rẻ
năm 1972 chiếc Casio Mini tiên phong thị trường máy tính nhỏ, bán được 1 triệu chiếc, có giá chỉ 59 đôla
chiếc máy tính HP 35 [Hewlett Packard] có chức năng hàm lượng giác và số mũ đã bán được 20 vạn chiếc ở Tây Âu
ở Anh, máy tính Sinclair Cambridge bán được hàng triệu chiếc với giá chỉ 45 đôla
cạnh tranh khốc liệt khắp châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản đã huỷ diệt thị trường máy tính
Facit và ngành máy tính cơ học bị kẹt trong bão

Sụp đổ
sản phẩm bán ra đã không đổi suốt hơn 30 năm, công ty không thể thích ứng tình hình mới
máy tính cơ học là một sản phẩm có biên lợi nhuận đến 60%, một cỗ máy làm việc nặng nề cần một đội ngũ bán hàng toàn cầu đắt đỏ để tiếp thị, cài đặt và dịch vụ hậu mãi
mạch tích hợp được khắc trên đĩa tinh thể làm từ cát đột nhiên xuất hiện, làm được mọi thứ mà máy tính cơ học làm được, giá thì rẻ hơn nhiều
máy tính điện tử nhỏ nhẹ được bán ở hiệu sách, hiệu thuốc.. và càng lúc càng rẻ
Facit chỉ chào bán 6 máy tính kỹ thuật 2 số, đều của Sharp, không biết cách tự làm mặc dù sau đó có thử, và cũng không còn kinh phí hay thời gian thực hiện nữa
tốc độ thay đổi của thị trường đã làm mọi người bất ngờ
hãng Casio thực sự đã vứt bỏ tất cả mọi sản phẩm máy tính bóng bán dẫn ngay khi nhận ra sức mạnh của mạch tích hợp
tháng 7 năm 1970 Facit đặt kế hoạch làm ra 16 000 máy tính cơ học nhưng năm ấy chỉ bán được 1051 chiếc, tiếp tục duy trì và rốt cuộc bán hết tổng cộng 6000 chiếc làm ra trong năm ấy
năm 1971 Facit thua lỗ 54 triệu krona và sa thải 1500 nhân viên
năm 1972 Facit sa thải 2400 nhân viên nữa
giám đốc điều hành luân chuyển liên tục, năm 1966 giá cổ phiếu 390 krona thì năm 1972 chỉ còn 60 krona
đã có những kêu gọi chính phủ Thuỵ Điển cổ phần hoá Facit nhưng sau rốt Electrolux mua công ty với giá 80 krona một cổ phiếu, chủ yếu để lấy bất động sản
thập niên 1970 và 1980 Facit có cố gắng làm máy tính văn phòng nhưng thua lỗ tiếp và năm 1998 mới ngừng kinh doanh

Kết
Gunnar Ericsson sau này khóc lóc rằng Facit thiếu kinh nghiệm với điện tử, công ty thử làm máy tính kỹ thuật 2 số ở Thuỵ Điển nhưng giá nhân công cao, thiếu tài năng và nhìn chung thiếu năng lực đã gây khó
gần cuối năm 1971 Facit làm 100 máy tính kỹ thuật 2 số mỗi tuần
năm 1972 Casio bán được 1 triệu máy Casio Mini trong chỉ 10 tháng ra mắt
Facit và giám đốc điều hành tự nhận là có chuyên môn trong tiếp thị, bán hàng và thương hiệu
không quan trọng là gì, thương hiệu Facit có thể tạo được lãi và bán được
máy tính Facit vẫn tồn tại, chỉ còn là di sản của một kỷ nguyên xưa cũ và một vật gợi nhớ lại sức mạnh mở rộng quy mô của silic [mạch tích hợp / chip]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét