Singapore đang nỗ lực duy trì dân số thông qua sử dụng những phần thưởng [incentive] tài chính và chính sách hỗ trợ sinh đẻ
Trung Quốc cũng từng có trải nghiệm những chính sách kiểm soát dân số, điển hình là chính sách một con nổi tiếng
Đài Loan giảm số thụ thai
năm 2018 tỷ lệ thụ thai ở Đài Loan là 1.06 trong khi Hàn Quốc là 0.98 và Singapore là 1.14 còn Hồng Kông là 1.07 - 4 con hổ châu Á này thường xuyên đứng hạng bét trong nhiều năm
đầu thế kỷ 20 người ta vẫn thường có gia đình đông con: nhiều trẻ chết non - những biện pháp công ích mới được áp dụng như nước sạch, vệ sinh đường cống... đã cải thiện tỷ lệ tử vong - nhưng các gia đình vẫn đẻ nhiều nên đã gây ra bùng nổ dân số
sau nhiều thập kỷ, các gia đình đã ít con lại vì: một vì người dân giàu lên - năm 1951 thu nhập GDP bình quân là 146 đôla thì năm 1984 con số tăng lên thành 3199 đôla và năm 2018 đạt 24970 đôla
hai vì tỷ lệ phụ nữ được giáo dục và tham gia lực lượng lao động đã dần tăng: khảo sát kế hoạch hoá gia đình thực hiện từ thập niên 1960 đã cho thấy số con mong muốn giảm từ 4 xuống 2.6 năm 1985 và 2 năm 2002
ba vì chính phủ Đài Loan thực hiện chương trình kế hoạch hoá gia đình năm 1965 bắt đầu ở Đài Đông là chương trình đặt vòng tránh thai nhắm vào phụ nữ đã có con và không muốn sinh thêm: chương trình quy mô nhỏ và không bắt buộc - dù sao cũng thúc đẩy xu hướng đã bắt đầu một thập kỷ trước đó
Đổi giọng
câu chuyện đã xảy ra quá nhiều ở những quốc gia đang phát triển trên thế giới là chính phủ mới đầu khuyến khích kế hoạch hoá gia đình và kiểm soát dân số trong những năm bùng nổ dân số, sau đó chính phủ nhận thấy những chương trình này quá hiệu quả và gây ra già hoá dân số cho nên chính phủ thực hiện chương trình khuyến khích sinh đẻ để khắc phục
chính phủ Đài Loan bắt đầu thực hiện những chính sách hỗ trợ sinh đẻ từ năm 1992
từ năm 1984 tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên đã giảm dần và hướng đến tăng trưởng âm: chính phủ Đài Loan ra tuyên bố thừa nhận ấy nhưng không thực hiện ngay chính sách mới nào, ngược lại chính phủ còn gỡ bỏ viện trợ sinh đẻ cho nhân viên chính phủ
mục tiêu chung thì chủ yếu nhắm vào tăng tỷ lệ cưới trong xã hội: bấy giờ chính phủ nhìn chung tin rằng hạn chế số con của các gia đình sẽ tạo ra lợi ích ròng cho xã hội - bấy giờ thập niên 1990 tỷ lệ thụ thai mỗi phụ nữ là từ 1.8 đến 2 trong khi con số cần để duy trì dân số là 2.1
tỷ lệ thụ thai tiếp tục giảm đến con số thấp ngày nay khi Đài Loan vào thiên niên kỷ mới: truyền thông bắt đầu chú ý và chính phủ nhận thấy cần làm thêm biện pháp ngăn chặn khủng hoảng già hoá dân số
năm 2006 chính phủ Đài Loan phục hồi lại những chính sách thể theo góp ý từ xã hội trong đó có những người mẹ và người chăm sóc trẻ
tài chính: chính phủ Đài Loan hứa hẹn tăng cường nỗ lực để tài trợ chi phí nuôi dạy trẻ - năm 2004 chính phủ chia sẻ 24% viện trợ tài chính gia đình một con trẻ học mẫu giáo và 35% cho gia đình hai con học mẫu giáo
tiền viện trợ được cấp dưới hình thức ưu đãi lãi suất vay nhà ở và giảm trừ thuế thu nhập
so với Nhật Bản, chính phủ chia sẻ 52% tổng chi phí nuôi dạy một trẻ cho đến tuổi 18
chăm sóc trẻ: chính phủ Đài Loan hứa hẹn phát triển một hệ thống chăm sóc trẻ em công toàn diện hơn - phụ huynh có thể yên tâm đi làm
năm 2002 đạo luật tuyển dụng bình đẳng quy định tối đa 2 năm nghỉ thai sản cho nhân viên nhưng thực tế thì chỉ số ít người làm bên ngoài khu vực nhà nước được hưởng
những chủ lao động tư nhân đã phản đối và chính phủ đã sửa đổi luật năm 2002 để chủ lao động rõ hơn những điều khoản cần đưa ra cho nghỉ thai sản, sau đó luật đã mở rộng ra quy định lên những doanh nghiệp nhỏ - vì doanh nghiệp nhỏ là những nhà sử dụng lao động nhiều nhất Đài Loan nên đây là tiến bộ đáng kể
những biện pháp bảo vệ được mở rộng cho những chủ lao động nhỏ để họ đề nghị những dịch vụ chăm sóc trẻ em tốt hơn cho nhân viên thai sản
chương trình giáo dục sức khoẻ được cải cách để các cặp đôi hiểu biết và lên kế hoạch sinh nở
cuối cùng là công khai khuyến khích hôn nhân: tức là tăng cơ hội xã hội và tài chính cho việc cưới xin - giống với những cải cách tương tự ở Nhật Bản
Tầm quan trọng của cưới và tình trạng độc thân gia tăng
ở Đông Á thì việc sinh con gần như luôn luôn là sau hôn nhân: lý do đặc biệt vì ảnh hưởng Khổng giáo - hiếm khi sinh con ngoài giá thú, tỷ lệ ở Đài Loan chỉ 4% trong khi Hàn Quốc tỷ lệ sinh con ngoài giá thú là 1.5% và ở Nhật Bản là 2%
châu Âu chuyển dịch nhân khẩu [già hoá] từ đầu thập niên 1970 nhưng suy giảm tỷ lệ thụ thai châu Âu bởi các cặp vợ chồng thì đã được bù vào đôi chút nhờ vào những đứa con ngoài giá thú: những cặp đôi chưa cưới hoặc bố / mẹ đơn thân
sinh con ngoài giá thú sẽ ít được chấp nhận ở xã hội Đông Á cho nên các nhà làm chính sách khuyến khích hôn nhân với giả định rằng những cặp vợ chồng sẽ dễ sớm sinh con hơn
cho nên gia tăng người độc thân ở Đài Loan đã gây lo ngại, đặc biệt nếu tính cả những cặp đôi sống chung: tỷ lệ nam nữ tuổi 50 sống chung nhưng không cưới đã tăng sau nhiều năm - xu hướng trải rộng khắp các quốc gia châu Á
những người tiến đến hôn nhân thì cũng chỉ kết hôn khi đã lớn tuổi: độ tuổi trung bình cho phụ nữ lần đầu kết hôn ở Đài Loan năm 2015 là 30 tuổi
Lý do khác cho tỷ lệ thụ thai thấp
đầu tiên, Đài Loan nhà ở quá đắt đỏ, giá nhà mọi nơi đều tăng cao nhưng đặc biệt Đài Bắc đắt nhất: hiện nay giá nhà cao gấp nhiều lần lương trung bình Đài Loan - phàn nàn về giá bất động sản đang là thời thượng
mua nhà thường phải trả trước nhưng hiện nay nếu không có gia đình hỗ trợ thì việc đó là bất khả thi
thứ hai là phụ nữ tham gia lực lượng lao động: trì hoãn hôn nhân - Đài Loan có tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động cao nhất ở mọi độ tuổi
phụ nữ Đài Loan được giáo dục để kiếm nhiều tiền nhất từng thấy: tốt - nhưng chính sách cần thay đổi để phụ nữ không cần lựa chọn giữa gia đình và công việc
chính phủ Đài Loan đã đề nghị những công nghệ để tạo điều kiện cho phụ nữ sinh con khi lớn tuổi: đông lạnh trứng, khám sức khoẻ... - Mỹ cũng bắt đầu phổ biến
thứ ba, Đài Loan là xã hội Khổng giáo vì thế phụ nữ gặp khó trong những gia đình phụ hệ: nhiều ông chồng vẫn không chịu làm việc nhà và trách nhiệm chăm con - phụ nữ làm cả công việc và việc nhà
năm 2006 nam dành ra nửa giờ một ngày làm việc nhà so với 2.4 giờ ở phụ nữ
rồi quan hệ mẹ chồng nàng dâu: đặc biệt nhiều vợ chồng son sống với cha mẹ - tác giả chưa tìm được con số thống kê mới - gần đây nhất là năm 1985 cho thấy 67% cặp vợ chồng son sống với bố mẹ, giảm từ 92% năm 1958
thứ tư là thái độ nhìn chung là thiếu thiện cảm của chủ lao động Đài Loan với nhân viên có thai và nhân viên đang làm mẹ chăm trẻ
chính phủ đã hứa thực hiện những biện pháp hỗ trợ nhân viên là mẹ có trẻ nhỏ: sẽ cần áp dụng cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ để thoả mãn các bên
thứ năm là cuộc đua giáo dục ở Đài Loan đang trở nên căng thẳng: chưa tệ như Hàn Quốc nhưng phụ huynh và học sinh cũng bị kẹt vào vòng xoáy của chủ nghĩa tín chỉ giáo dục - những lò luyện thi dạy học đến khuya gây mệt mỏi cả phụ huynh lẫn học sinh
thứ sáu là điều kiện kinh tế bấp bênh: với người độc thân, đặc biệt nam giới, bất ổn tài chính là lý do chính khiến họ không thoải mái với việc kết hôn và có con
41.6% nam độc thân và 22.6% nữ độc thân nói họ chưa kết hôn vì điều kiện kinh tế không cho phép
không ngạc nhiên là khảo sát người trẻ Mỹ cũng cho thấy câu trả lời tương tự - có vẻ đây là vấn đề toàn cầu
Biện pháp?
những chính sách khuyến sinh ở Đông Á có lẽ thất bại: chính phủ thực hiện những chính sách sáng tạo và quyết liệt để cố tạo động lực thụ thai - nhìn chung không chính sách nào hiệu quả
Singapore là mạnh tay hơn cả trong việc viện trợ tài chính nhưng gia đình vẫn phải chia sẻ hơn 60% chi phí chăm con: còn nhiều hơn nếu tính cả phí đại học - phiền não của mọi phụ huynh Mỹ
ở Đài Loan thì chính phủ chưa làm được như Nhật Bản hay Singapore, chỉ qua loa những chính sách khuyến sinh
nhưng phải nói rằng, ở Singapore hay đại lục thì một đảng chính trị cầm quyền có thể đơn thuần cứ thế ra quyết định, tuyên bố thay đổi chính sách và ép uổng lên công chúng
ví dụ Singapore thất bại tăng trưởng dân số tự nhiên, chính phủ bắt đầu ủng hộ nhập cư
Đài Loan đối mặt vấn nạn tương tự thập niên 1990 thì quốc đảo đã bắt đầu chuyển dịch sang nền dân chủ: nghĩa là tranh luận công chúng về ưu nhược điểm của những chính sách khuyến sinh
chức sắc chính phủ bắt đầu nói về già hoá dân số và nhân khẩu thay đổi thì dân chúng trả lời là đông dân và cần cải thiện chất lượng sống: bất mãn số đông này đã thêm dầu vào lửa với chậm chạp của phản ứng chính sách từ chính phủ Đài Loan - dấu hiệu cho thấy có lẽ là các nhà làm chính sách và dân số chung thì không khớp nhau về mục tiêu
có lẽ người ta chỉ đơn thuần không muốn sinh con và đông dân như chính phủ mong muốn
đứa trẻ là trách nhiệm và nếu bị buộc phải nuôi dạy thì có thể dẫn đến thảm hoạ cho cả phụ huynh và con cái
chính phủ thực hiện chính sách khuyến sinh vì muốn dân số tăng trưởng và sản sinh những công dân giàu có để thu thuế: đấy không phải lý do các bậc phụ huynh muốn chăm sóc con trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét