nền kinh tế Ấn Độ chủ yếu là dịch vụ, vài năm qua thì xu hướng ngả về dịch vụ càng tăng, trừ một ngoại lệ duy nhất là ngành dược phẩm
năm 2020 Ấn Độ có ngành công nghiệp dược phẩm lớn thứ 3 tính theo sản lượng và lớn thứ 11 tính theo giá trị
ngành dược Ấn Độ tăng trưởng cực kỳ nhanh, trở thành công xưởng dược phẩm phổ thông
Mỹ phụ thuộc vào Ấn Độ đến 40% nguồn cung thuốc phổ thông
năm 2020 thặng dư thương mại hàng dược phẩm của Ấn Độ đạt 16 tỷ đôla Mỹ
hàng dược phẩm Ấn Độ xuất khẩu đi đã đạt yêu cầu và quy định nghiêm ngặt của nhiều quốc gia
bài viết này sẽ kể câu chuyện Ấn Độ sao chép công nghệ dược ngoại quốc và trỗi dậy trở thành công xưởng dược phẩm thế giới
Khởi đầu
năm 1947 Ấn Độ giành độc lập
bấy giờ, hàng triệu người Ấn Độ không mua được thuốc phổ thông
ngành dược quốc gia gần như hoàn toàn phụ thuộc hàng ngoại
8 trong số 10 doanh nghiệp dược phẩm hàng đầu là các công ty đa quốc gia từ phương Tây - chủ yếu Anh, Pháp và Đức - nắm 90% thị phần
công ty nội địa Ấn Độ chi phần lớn nguồn lực để tiếp thị và phân phối thuốc nhập khẩu - giá bán thuốc ở Ấn Độ ở mức cao nhất thế giới vì 99% số thuốc bị tính tiền bản quyền - chỉ người giàu mua được thuốc
Thay đổi
chính phủ Ấn Độ đã vài lần thử xử lý vấn nạn bị quá phụ thuộc vào dược phẩm nhập khẩu
năm 1954 chính phủ Ấn Độ thành lập một công ty dược thuộc khu vực nhà nước, có tên là công ty trách nhiệm hữu hạn Hindustan Antibiotics [HAL]
năm 1955 chính phủ Ấn Độ thành lập công ty thứ 2 là công ty trách nhiệm hữu hạn thuốc và dược phẩm Ấn Độ, hợp tác với Liên Xô
thập niên 1960 công ty dược phẩm ICI của Anh đã phát triển một thuốc trị liệu huyết áp cao, gọi tên là propranolol - một loại thuốc chẹn beta để chống căng thẳng và rối loạn tiền đình
propranolol quá đắt nên Ấn Độ không bán được
công ty Cipla của Ấn Độ đã bắt đầu sản xuất một phiên bản thuốc tương tự với propranolol gốc để bán ra thị trường Ấn Độ
ICI khiếu nại lên chính phủ Ấn Độ về vụ này
Yusuf Hamied (ảnh trên) trưởng phòng nghiên cứu phát triển của Cipla đã bào chữa động thái của công ty cho thủ tướng Indira Gandhi và bà thủ tướng đã thúc giục quốc hội chỉnh sửa luật để quản lý những đăng ký sở hữu trí tuệ dược phẩm
nhờ vậy, đạo luật bản quyền năm 1970 ra đời đã tái sinh ngành công nghiệp dược phẩm Ấn Độ
đạo luật bản quyền 1970 có 2 mục tiêu: 1 là đảm bảo nguồn cung thuốc giá rẻ
2 là nuôi dưỡng một ngành công nghiệp dược phẩm nội địa Ấn Độ và khuyến khích 'thay thế nhập khẩu'
trước đó, luật bản quyền của Ấn Độ cập nhật lần cuối năm 1872 là dựa theo luật sở hữu trí tuệ Anh, cụ thể là bảo vệ sản phẩm
ví dụ hợp chất hoá học ở trên, đây là chế độ bảo vệ sở hữu trí tuệ được ngành dược phẩm ưa thích
đạo luật 1970 đã thay thế luật cũ bằng hệ thống mới để bảo vệ công đoạn sản xuất, thay vì sản phẩm
thêm vào đó, đạo luật quy định hạn thời gian cho những bằng sáng chế công đoạn ấy - từ 5 đến 7 năm sau khi đăng ký bản quyền - thay vì 15 năm bản quyền sản phẩm, như luật cũ quy định
chưa hết, nếu cơ quan bản quyền Ấn Độ xác định rằng bằng sáng chế đang bị sử dụng mà không mang lại lợi ích xã hội thì cơ quan có thể linh hoạt trong việc bắt buộc chủ nhân bằng sáng chế bán lại bản quyền cho cá nhân hoặc tổ chức khác với giá bán hợp lý
rõ ràng là hệ thống mới mang lại cơ hội lớn cho ngành dược phẩm Ấn Độ, có thể sử dụng kỹ nghệ đảo ngược để làm lại tất cả những dược phẩm phổ thông nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ
Ngành dược
khái quát về chuỗi cung của ngành sản xuất thuốc: có 4 hoạt động chính là phát hiện thuốc mới, thử nghiệm lâm sàng, sản xuất và tiếp thị phân phối
hoạt động đầu tiên, khám phá để tìm ra thuốc mới, vì liên quan đến cơ thể con người nên đây là công đoạn phức tạp và rắc rối
trước tiên, các nhà khoa học tạo ra những phân tử tiềm năng - còn được gọi là những 'đầu mối' [lead] - và sau đó thử nghiệm hiệu lực của những 'đầu mối' này trên những đĩa petri, phương pháp còn gọi tên là những thử nghiệm "in vitro" [trong ống nghiệm]
nếu thử nghiệm trong ống nghiệm thu được kết quả hứa hẹn, ta chuyển sang thử nghiệm động vật [in vivo]
thử nghiệm động vật có thể mất hàng năm và chỉ số ít qua được đến công đoạn cuối
sau bước phát hiện, ta đến bước thử nghiệm lâm sàng
thử nghiệm lên người sẽ yêu cầu những tiêu chuẩn, quy trình và giám sát ngặt nghèo hơn đáng kể
cho nên thử nghiệm lâm sàng rất đắt đỏ và các công ty đa quốc gia phải thận trọng lựa chọn
nhiều nỗ lực như thế nhưng thất bại vẫn xảy ra
ví dụ công ty khởi nghiệp Stemcentrx làm thuốc trị ung thư đã được quỹ khởi nghiệp của Peter Thiel (ảnh trên: bên phải) hậu thuẫn
năm 2016 công ty AbbVie chi ra 5.8 tỷ đôla mua Stemcentrx - với Stemcentrx có quyền chọn tăng tiền thêm đến 4 tỷ đôla nữa
nhưng thuốc điều trị tế bào ung thư của Stencentrx đã thất bại không gây được chú ý trong những thử nghiệm lâm sàng
AbbVie phải ghi nhận lỗ 5 tỷ đôla [write-off] và Stemcentrx đóng cửa, nhân viên mất việc
nhưng quỹ khởi nghiệp của Peter Thiel vẫn lãi được 1.4 tỷ đôla Mỹ
sau khi thử nghiệm lâm sàng được chấp thuận bởi chức sắc có thẩm quyền, công ty thuốc sẽ sản xuất
có 2 loại hình sản xuất:
sản xuất hàng loạt: chế ra những hợp chất phản ứng ở quy mô công nghiệp
sản xuất thành hình: đóng gói những nguyên liệu phản ứng ấy thành viên thuốc, viên nén, thuốc viên con nhộng, nước uống, thuốc tiêm...
sản xuất hàng loạt, về mặt kỹ thuật, tinh vi hơn sản xuất thành hình nhưng trong chuỗi cung thì phần này, nhìn chung, đóng góp ít giá trị hơn
khả năng tăng quy mô và kiểm soát giá thành là cần thiết, cho nên sẽ khó hơn cho công ty nhỏ muốn cạnh tranh
bước cuối cùng của ngành là tiếp thị và phân phối
công ty dược lớn tuyển dụng nhân lực quy mô lớn để xây dựng quan hệ với bác sĩ và các bệnh nhân
mục đích, đương nhiên, là để bán được càng nhiều toa thuốc được kê trong đơn càng tốt
Tăng trưởng
giám đốc và các nhà khoa học làm việc trong các phòng thí nghiệm khu vực công đã nhận ra điểm yếu bộc phát trong luật đăng ký bản quyền và đã chớp lấy cơ hội
từ năm 1970 đến 1980 số lượng các công ty trong ngành dược Ấn Độ đã tăng gấp đôi
ban đầu, các công ty nội Ấn Độ chỉ làm kỹ thuật đảo ngược với sản phẩm thuốc đã bán ra thị trường
các công ty nghiên cứu những bước kế trên, theo dấu đến sản xuất thuốc, và thực hiện những chỉnh sửa nhỏ
giả sử ta có một thuốc, làm từ 3 nguyên liệu là A, một hỗn hợp B và D, và C, trộn vào nhau ở nhiệt độ X dưới áp suất Y
để thực hiện kỹ thuật đảo ngược lại phân tử, một công ty có thể lấy A trộn B trộn E vào nhau ở nhiệt độ X dưới áp suất Y - ta được một tiến trình mới, có E là hỗn hợp C và D - ta có bằng sáng chế mới
một cựu giám đốc kế hoạch trong lĩnh vực này từng nói: "ban đầu, không có cái gọi là nghiên cứu phát triển đâu, chỉ đơn giản là kỹ thuật đảo ngược; bất cứ bằng sáng chế nào xuất hiện, bạn sẽ tái sản xuất và tối ưu hoá nó"
Tiến bộ
nghe có vẻ khôn lỏi và đạo nhái, nhưng cách này đã giúp các công ty nội địa củng cố được năng lực trong ngành dược
cuối thập niên 1980 các công ty dược Ấn Độ đã có thể sản xuất được, trên thực tế, bất cứ phân tử mới nào, mà không cần phải xem đến những công thức của công ty cải tiến ban đầu
độ trễ giữa ra mắt cải tiến ban đầu và Ấn Độ ra mắt thuốc tương tự biệt dược gốc đã dần được thu hẹp sau các năm - cho thấy các công ty nội địa dần cải thiện được năng lực kỹ thuật đảo ngược
ví dụ ibuprofen ra mắt thị trường thế giới năm 1967 thì năm 1973 thuốc tương tự đầu tiên của Ấn Độ ra mắt
năm 1986 Bayer ra mắt thuốc kháng sinh Ciprofloxacin - nổi tiếng năm 2001 hàng vạn người đã uống Ciprofloxacin vì lo sợ bệnh than - giống những người tự chữa covid bằng thuốc trị giun sán cho ngựa
các công ty Ấn Độ đã có phiên bản tương tự của kháng sinh Ciprofloxacin chỉ sau 3 năm
năm 2006 các công ty Ấn Độ đã bán 95% thuốc trong nước
Thừa cung và xuất khẩu
tuy nhiên, thay đổi chính sách bản quyền năm 1970 cũng có nhược điểm
một mặt, ngành dược Ấn Độ tạo được sản phẩm sản lượng lớn nhưng giá trị thấp
một công ty thuốc không cần tiêu chuẩn quá cao hay quá nhiều vốn để khởi nghiệp
năm 1960 đã có 16 nghìn công ty dược - những công ty trụ lại đã phấn đầu làm thật nhiều phân tử với giá rẻ nhất - dẫn đến biên lợi nhuận thấp và thừa cung vì sản xuất quy mô lớn là cách duy nhất để có lãi
ngành bị chia rẽ, đến 100 thương hiệu cho một phân tử duy nhất
ngành đã tăng trưởng quá nhiều đối thủ cạnh tranh và quá ít lợi nhuận
không có nguồn lực, động lực hay bảo hộ cho ngành dược, dược Ấn Độ đã không đầu tư được đáng kể cho nghiên cứu phát triển và không làm được nhiều thuốc mới
một số công ty quay sang thị trường xuất khẩu
thập niên 1990 đến 40% sản xuất dược phẩm Ấn Độ là để xuất khẩu - nghe có vẻ là thành công nhưng, nhắc lại, hầu hết thuốc có giá trị thấp
các công ty Ấn Độ bị khoá cửa, không thâm nhập được thị trường đáng giá hơn
TRIPS
năm 1992 Ấn Độ ký kết hiệp ước về những khía cạnh sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại [TRIPS]
hiệp ước yêu cầu chính phủ Ấn Độ chỉnh sửa những chính sách bằng sáng chế trước đó để phù hợp hơn với những tiêu chuẩn thương mại quốc tế
chính phủ sẽ công nhận những bằng sáng chế sản phẩm và trao những quyền tiếp thị độc quyền cho những sản phẩm mới
ký kết hiệp ước này đã gây tranh cãi lớn - ngành dược nội địa chia rẽ làm 2 phe - một ủng hộ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và một phản đối
phe phản đối đưa được ra những luận cứ xác đáng: ví dụ thiếu kiến thức về chuyển giao [bản quyền] và quyền sở hữu trí tuệ cứng ngắc đã làm hại người dân Ấn Độ trong quá khứ
sau rốt, phe ủng hộ chiến thắng - nhờ vào quy định mới đã chịu nhượng bộ
cộng đồng thương mại quốc tế đã hạn Ấn Độ đến năm 2005 để ngành dược có thời gian chuẩn bị
do đó, chính phủ đã bắt đầu dần thực thi những thay đổi cần thiết
ví dụ: chỉnh sửa quyền tiếp thị độc quyền cho luật bản quyền 1970 - thực thi năm 1999
từ năm 1992 đến 2005 ngành đã có một bước chuyển bước ngoặt - bỏ lại chính sách khiến ngành thành công hàng thập kỷ để hướng đến một mô hình mới, lợi nhuận hơn
Chuyển đổi
ngành dược Ấn Độ đã thích nghi với những thay đổi này theo nhiều cách
một số công ty quyết định đầu tư vào nghiên cứu phát triển, leo lên chuỗi giá trị và thâm nhập ngành kinh doanh phát hiện thuốc
ví dụ Ranbaxy, DRL [các phòng thí nghiệm của tiến sĩ Reddy] và Wockhardt
tuyên bố đã thu hút được nhiều chú ý có triển vọng
từ năm 1956 đến 1987 ngành dược Ấn Độ chỉ khám phá và phát triển được 13 hợp chất thuốc mới
từ năm 1991 đến 2005 con số là 7
trước năm 1992 ngành tăng trưởng chi phí nghiên cứu phát triển chỉ 4.9% mỗi năm
sau năm 1992 con số là 6.6%
một số công ty Ấn Độ bắt đầu đặt phân tử vào chuỗi việc khám phá thuốc
bằng sáng chế thuốc dược phẩm ở Ấn Độ, bởi tổ chức Ấn Độ đã tăng từ chỉ 9 giai đoạn năm 1990-1994 lên thành 48 giai đoạn năm 1995-1998 và con số tăng thành 227 giai đoạn năm 1999-2002
chính phủ khuyến khích chi nghiên cứu phát triển này bằng một số chương trình
năm 1995 chính phủ thành lập nhiều cơ quan để điều hành các mảng học thuật và thương mại
chính phủ thành lập một quỹ hỗ trợ nghiên cứu phát triển dược phẩm để giải ngân
Cách khác để củng cố
nhưng sự nghiệp khám phá thuốc mới, mặc dù vinh quang, thì hiếm khi thành công
hầu hết các công ty dược Ấn Độ đã đúng khi quay xe, không bấu víu vào định hướng kinh doanh này, đặc biệt trước năm 2005
khám phá thuốc mới là một công đoạn đắt đỏ và tốn thời gian
các công ty đa quốc gia phương Tây đã làm khám phá thuốc trong nhiều thập kỷ và vẫn gặp khó
sẽ là vọng tưởng nếu muốn nhiều công ty Ấn Độ - hầu hết là công ty cỡ vừa và nhỏ - có thể thích ứng với mảng này
chỉ số ít công ty có đủ tiền để đeo đuổi, từ năm 2005 các công ty nhỏ đã chỉ chi 1% doanh thu cho nghiên cứu phát triển
nhiều công ty phải tìm cách khác để củng cố hoặc đa dạng hoá doanh thu
một số công ty đã bắt đầu nghiên cứu phát triển thuốc ở những mảng kinh doanh khác, ví dụ hệ cung cấp thuốc - không nặng tính chuyên môn như khám phá thuốc, nhưng vẫn khó
một số công ty đã mở rộng hoặc củng cố những bộ phận khác của chuỗi cung, ví dụ tiếp thị và sản xuất
các công ty khác ký những hợp đồng hợp tác chiến lược với các công ty đa quốc gia
ví dụ Zydus Cadila đã ký hợp đồng với các công ty ở Pháp, Cuba, Thuỵ Điển và Mỹ từ thập niên 1990 đến nay
công ty dược chất sinh học Biocon trụ sở Bangalore đã ký hợp đồng với công ty lớn như Novartis - liên doanh với trung tâm miễn dịch học phân tử Cuba đã giúp họ củng cố năng lực và kiến thức để phát triển Itolizumab là thuốc điều trị kháng thể đơn dòng mới đầu tiên của một công ty dược Ấn Độ
nhưng các công ty khác vẫn quyết định tăng quy mô để sánh ngang với các công ty đa quốc gia phương Tây - nghĩa là mua lại và sát nhập với các công ty khác trên chuỗi giá trị - để duy trì hoạt động trên thương trường khắc nghiệt
Xuất khẩu
ngành dược Ấn Độ từ lâu đã có dấu hiệu chuyển hướng sang thị trường xuất khẩu
hiệp ước TRIPS giúp thúc đẩy tiến trình ấy
một khi ngành đáp ứng được những trách nhiệm luật sở hữu trí tuệ, thị trường toàn cầu sẽ là rộng mở
ngày nay, ngành 'thuốc tương tự biệt dược gốc' [generic drug] Ấn Độ đã rất mạnh trên trường quốc tế - nhờ giá rẻ và chuyên môn đã được mài dũa nhờ cạnh tranh trên thị trường nội địa khác nghiệt
môi trường pháp lý ưu ái cho thuốc tương tự biệt dược gốc cũng đã giúp ích - nhờ Mỹ thông qua đạo luật Hatch-Waxman năm 1984 cho phép FDA dễ dàng chấp thuận thuốc tương tự biệt dược gốc hơn
các phòng thí nghiệm của tiến sĩ Reddy đã tăng trưởng tỷ lệ xuất khẩu trong tổng doanh thu từ 53% giai đoạn năm 2000-2005 lên thành 74% giai đoạn năm 2012-2017
Marksans Pharma tăng từ 21.2% giai đoạn năm 2000-2005 lên thành 97.5% giai đoạn năm 2012-2017
cả ngành đã tăng cường xuất khẩu từ tỷ lệ 13% sau năm 2005 thực thi hiệp ước TRIPS - đến nay doanh thu xuất khẩu đã tăng gấp 8 lần bán cho Bắc Mỹ, châu Phi và Á
Phụ thuộc Trung Quốc
một lo ngại cho thành công xuất khẩu này là ngành dược Ấn Độ đang phụ thuộc nguồn nhập nguyên liệu hoạt tính từ đại lục - là vật liệu thô quan trọng nhất để làm thuốc thành phẩm
ví dụ nguyên liệu hoạt tính của Tylenol là Acetaminophen
Ấn Độ phụ thuộc vào Trung Quốc cung cấp 70% nguyên liệu dược hoạt tính - nhập khẩu thành phần hoạt tính từ Trung Quốc, cụ thể là kháng sinh, đã gấp 3 lần kể từ năm 2005
Ấn Độ từng tự làm trong nước những nguyên liệu này nhưng đã mất thị phần trong thập niên 1990 vì Trung Quốc bán ra sản phẩm rẻ hơn 40% của Ấn Độ
ngày nay dù chi phí nhân công Trung Quốc đã tăng nhưng chênh lệch giá vẫn là 20%
năm 2020 điểm yếu công nghiệp này đã hiển lộ khi Trung Quốc bị lệnh đóng cửa
các nhà cung cấp Trung Quốc cháy hàng không gửi được đủ cho Ấn Độ và bị hạn chế xuất khẩu một số nguyên liệu để chế tạo thuốc chống virus
chưa hết, căng thẳng địa chính trị Trung-Ấn không phải chuyện đùa, cho nên ngành dược Ấn Độ sẽ song hành với chính phủ để khắc phục nhược điểm này bằng những chính sách thay thế nhập khẩu mới cho những sản phẩm nguyên liệu hoạt tính này
Kết
thành công dược phẩm Ấn Độ không phải bí mật
các quốc gia khác đã chứng kiến hiệu quả của đạo luật bằng sáng chế Ấn Độ năm 1970, giúp hạ giá thuốc và phá vỡ vị thế của các công ty đa quốc gia nắm trên thị trường nội địa Ấn
cho nên, thời điểm người Ấn Độ đang quay xe khỏi những bằng sáng chế đăng-ký-công-đoạn, thì các quốc gia khác lại bắt đầu thực hiện
ngành dược Ấn Độ sẽ không thành công hôm nay nếu không có việc loại bỏ và tái đăng ký những quyền sở hữu trí tuệ này
đây là một ví dụ điển hình của một chính sách cải cách dựa theo thị trường, được nhen nhóm bằng một thay đổi trong môi trường kinh doanh
cũng đáng khen là những thay đổi ấy của chính phủ Ấn Độ đã dựa theo niềm tin vào cái gì là đúng đắn cho tự bản thân quốc gia, thay vì ngoan cố vào một lý tưởng không mang lại hiệu quả
như Đặng Tiểu Bình nói: "dò đá qua sông"
dù còn những lo ngại, ngành dược Ấn Độ sẽ đóng vai trò lớn để giúp khắc phục những vấn đề y tế thế giới trong tương lai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét