cuối năm 2022 giám đốc điều hành Peter Wennink của ASML mới trả lời phỏng vấn vấn đề chặn Hà Lan xuất khẩu máy quang khắc đi Trung Quốc
ông nói về ý kiến muốn ASML hạn chế xuất khẩu những máy EUV
"có lẽ họ nghĩ là chúng tôi nên hợp tác, nhưng ASML thì đã đầu hàng rồi. Chúng tôi không còn được phép bán EUV cho Trung Quốc và EUV thì chiếm một nửa doanh thu của chúng tôi..."
Peter Wennink cũng chỉ ra rằng lệnh cấm quang khắc đã trực tiếp hưởng lợi cho những nhà làm thiết bị bán dẫn Mỹ cho những vật phẩm không nằm trong danh sách bị cấm
nếu Trung Quốc vẫn muốn làm với chip tiên tiến, họ phải mua những máy lắng đọng [deposition] và khắc [etch] để thu nhỏ kích thước chức năng. Những máy này chủ yếu từ Mỹ
năm 1987 một bê bối lớn đã xảy ra ở Nhật Bản: sự cố Toshiba Kongsberg
Khởi đầu
thế chiến 2 đã kích thích công suất công nghiệp Liên Xô
phần lý do vì mua lại công nghệ: trước chiến tranh, thương mại với châu Âu chỉ chiếm 1% GNP
ngay sau chiến tranh, Liên Xô mua lại và tiếp nhận một làn sóng công nghệ phương tây thông qua đạo luật Vay-Thuê của Mỹ để tái thiết và sung công quy mô lớn tài sản Đức
chỉ chương trình Vay-Thuê thôi đã rót cho Liên Xô hơn 1 tỷ đôla giá trị thiết bị hiện đại của Mỹ
Hậu thế chiến
kiểm soát xuất khẩu ở Mỹ đã có từ năm 1917 trong thế chiến 1 nhưng trong thế chiến 2 thì chính sách mới nghiêm túc như ngày nay
thập niên 1930 kiểm soát nhập khẩu là để thực hiện tính trung lập Mỹ: bất bình với Nhật Bản ném bom dân thường ở Trung Quốc đã dẫn đến việc chặn xuất khẩu thiết bị quân sự hoặc nguồn cung công nghiệp liên quan đến những quốc gia gây chiến
hậu thế chiến 2, Mỹ sớm bình thường hoá hạn chế thời chiến, quay lại thương mại tự do
năm 1944 có 3000 vật phẩm bị hạn chế ở Mỹ
năm 1947 có 352 vật phẩm bị hạn chế
nhiều bên trong đó có quân đội Mỹ đã lo ngại là thương mại tự do sẽ tăng trưởng đối thủ cạnh tranh: một vẫn đề lùm sùm là xuất khẩu xăng dầu Mỹ - tháng 2 năm 1947 lệnh chặn được gỡ bỏ và tàu chở dầu Nga xuất hiện ở California mua về 600 000 thùng dầu
sự kiện gợi nhớ những đơn hàng dầu mỏ trước chiến tranh xuất khẩu sang đế quốc Nhật Bản - chuỗi domino năm 1941: Nhật Bản chiếm những sân bay quan trọng ở Đông Nam Á, Mỹ chặn xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật Bản rồi Nhật Bản đánh Trân Châu Cảng
ngoài ra, tự do hoá đã dấy lên những lo ngại thiết hụt nội địa
tâm lý chống cộng đã tích tụ trong quốc hội: nhiều nghị sĩ muốn chấm dứt "nhân nhượng kinh tế" lên Liên Xô và liên tục nỗ lực thông qua đạo luật riêng
từ ngày 21 đến 25 tháng 2 năm 1948 đảo chính Tiệp Khắc và một đảng cộng sản chiếm được quyền lực
rồi từ ngày 24 tháng 6 năm 1948 đến ngày 11 tháng 5 năm 1949 thêm cuộc phong toả Berlin đã càng củng cố tâm lý ấy
sau rốt đã dẫn đến đạo luật kiểm soát xuất khẩu năm 1949 - mang nhiều mệnh lệnh thời chiến vào thời bình: tạo ra một hệ thống đăng ký bản quyền để bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện những mục tiêu chính sách nước ngoài
Kế hoạch Marshall
kiểm soát xuất nhập khẩu nếu chỉ có Mỹ thực hiện thì sẽ làm giảm hiệu lực và gây bất lợi cho doanh nghiệp Mỹ: cho nên châu Âu phải dự phần - may mắn là đã có một cơ chế [hợp thức hoá]
năm 1947 kế hoạch Marshall mang hơn 12 tỷ đôla viện trợ tái thiết cho 16 quốc gia châu Âu
Liên Xô từ chối viện trợ, cho rằng Mỹ là tư bản có ý xấu, thay vào đó đề xuất khối thương mại riêng: sau rốt trở thành CMEA - gồm Bulgary, Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan và Romani
các nhà làm chính sách Mỹ coi động thái từ chối là lý do để kiểm xuất xuất khẩu diện rộng: soạn một danh sách dài những vật phẩm bị kiểm soát và tìm kiếm những hiệp ước hạn chế xuất khẩu tự nguyện từ những quốc gia nhận viện trợ Marshall
thay vì thương lượng với từng quốc gia trên một diễn đàn đa phương, Mỹ quyết định chuyển cho Anh và yêu cầu Anh gây dựng ủng hộ trong số những đồng minh châu Âu
COCOM
vương quốc Anh đã truyền tay danh sách cho những đại diện của tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu [OEEC - orginisation for Europe economic co-orporation]
OEEC được thành lập để quản lý viện trợ Marshall và là tiền thân của tổ chức hợp tác phát triển kinh tế [OECD - organisation for economic co-orporation and develop] hôm nay
lo ngại lớn nhất của những đại diện ấy là Mỹ yêu cầu ai nhận viện trợ Marshall sẽ áp dụng kiểm soát xuất khẩu lên những ai nhận viện trợ không phải Marshall: căn bản là khối CMEA
thực sự thì những vật phẩm bấy giờ trong danh sách: bánh quy, kim loại và máy chuốt [broach] sử dụng cho gia công cơ khí - thì không đáng kể lắm
bị hạn chế nhất là Thuỵ Điển và Thuỵ Sĩ: những quốc gia đề cao giá trị trung lập - rồi Pháp, Hà Lan và Bỉ cũng lo ngại
bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô được thử nổ, rồi sớm sau đó nội chiến Trung Quốc kết thúc và thành lập nước cộng hoà nhân dân Trung Quốc: những diễn biến đã củng cố ý kiếm phong toả kinh tế là cần thiết để kiềm chế chủ nghĩa cộng sản
tháng 11 năm 1949 đại diện 7 nước họp: Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Na-uy, Mỹ và Anh - bắt đầu nhóm kiểm soát xuất khẩu quốc tế không chính thức, tên là uỷ ban phối hợp những kiểm soát xuất khẩu đa phương [COCOM - coordinating committee for multilateral export controls]
một chức sắc than phiền: "Tây Âu bán rẻ những nguyên tắc thương mại của mình để lấy tiền mặt Mỹ"
Hiệu quả
khác với NATO thì không có hiệp ước chính thức nào cho COCOM: đều là tự nguyện - không có cơ chế thi hành
phải sau nội chiến Triều Tiên năm 1950 thì Mỹ mới xác nhận một danh sách thứ hai, ít gây tranh cãi hơn, 200 vật phẩm
sau ít năm, COCOM mở rộng sang gồm Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Tây Đức...
năm 1952 Nhật Bản lấy lại chủ quyền và đề nghị tham dự và được chấp nhận
nhiều đối tác mới nhưng chủ yếu Mỹ là động lực chính của COCOM
kiểm soát xuất khẩu là nghệ thuật cân bằng: ai cũng thích xuất khẩu - những khác biệt sẽ nảy sinh giữa các đồng minh về ý kiến kiểm soát xuất khẩu
hạn chế mạnh tay sẽ dẫn đến chủ nghĩa yếm thế [cynicism] và lỏng lẻo [laxity] trong thực thi
mặt khác thì chuyển giao công nghệ sẽ tăng cường sức mạnh kẻ địch
Lênin từng nói: "chủ nghĩa đế quốc thèm muốn lợi nhuận đến nỗi họ sẽ bán cho chúng ta dây thừng để ta tự treo cổ"
Tránh né COCOM
Liên Xô dần dần phát triển những biện pháp đối phó COCOM: Liên Xô có động lực - lấy được công nghệ phương tây sẽ tiết kiệm hàng triệu đôla và hàng năm
nghiên cứu phát triển
hơn nữa, theo quan điểm Liên Xô thì tích hợp được những công nghệ phương tây ăn cắp được sẽ buộc người Mỹ chi thêm nguồn lực để khám phá những cách để kháng cự lại nghệ thuật [handiwork] của chính họ [Mỹ]
Liên Xô có những cách hợp pháp và bất hợp pháp để lấy được công nghệ
hợp pháp, là thông qua trao đổi [exchange] khoa học hoặc kỹ thuật, hội thảo cũng như bài viết công khai [open literature] và trao đổi thương mại [trade]
bất hợp pháp, Liên Xô có thể chệch hướng những trao đổi thương mại hợp lệ đến những địa điểm mới hoặc gián điệp
hoặc Liên Xô chỉ mua công nghệ thông qua công ty ma [dummy], trung gian [middleman] hoặc điệp viên [actor] nước ngoài
Liên Xô tuyển dụng 2000 điệp viên, tay buôn lậu [smuggler] và trung gian [middleman] cho việc ấy
Máy nghiền cánh quạt [propeller milling]
thập niên 1970 Liên Xô nhận thông tin từ một mạng lưới được gây dựng bởi tội nhân gián điệp John Walker con
Walker con là một chuẩn uý hải quân và chuyên gia liên lạc đã bắt đầu làm gián điệp cho Liên Xô từ năm 1967, có vẻ chủ yếu vì tiền
Walker nói với liên lạc viên [handler] Liên Xô rằng Mỹ có thể theo dấu tàu ngầm Liên Xô thông qua tiếng ồn từ cánh quạt
Liên Xô muốn cánh quạt yên tĩnh hơn: cánh quạt được đúc từ đồng điếu hoặc thép - để đạt trạng thái hoàn thiện thì cần phải nghiền [mill] nghĩa là tán [ground down] bằng một công cụ mạnh
làm thủ công cũng được nhưng công cụ nghiền chính xác sẽ tiết kiệm thời gian và giúp chính xác hơn: đây là việc khó - Mỹ không ngờ Liên Xô làm được sau nhiều năm nữa
để tham khảo, Liên Xô tìm một nhà cung cấp thiết bị phương tây để mua và đã tìm được Toshiba
Toshiba
công ty máy Toshiba là công ty con của tập đoàn Toshiba: năm 1986 đạt doanh thu 700 triệu đôla - các nước cộng sản chiếm 12% doanh thu xuất khẩu
danh mục xuất khẩu có những cỗ máy cần thiết để sản xuất những tàu ngầm yên tĩnh: máy nghiền cánh quạt [propeller mill]
cuối năm 1979 đến 1980 tổ chức ngoại thương Liên Xô là Tekmashimport đã liên lạc với một doanh nghiệp thương mại Wako Koeki của Nhật Bản có đại diện ở Moscow: nói rằng muốn mua những máy MBP 110 có 9 trục của Toshiba
khái niệm 9 trục là: một bộ kiểm soát đánh số [numerical controller] gửi lệnh đến một máy nghiền cánh quạt: ra lệnh nơi nào di chuyển đầu nghiền dọc theo con đường
máy càng có khả năng thêm trục thì việc nghiền [mill] càng nhanh và chính xác
phản ứng ban đầu của Toshiba là máy nghiền không thể được xuất sang Liên Xô nhưng sớm sau ấy Toshiba bắt đầu tìm hiểu liệu có thểm tạm thời chỉnh sửa máy nghiền để né hạn chế xuất khẩu
Toshiba và Liên Xô đã liên lạc công ty thương mại Kongsberg Vapenfabrikk ở Na-uy để phối hợp máy tính Na-uy với máy nghiền Nhật Bản
tháng 3 năm 1980 chủ tịch Toshiba gặp giám đốc bán hàng xuất khẩu: người này nói là để thực hiện thương vụ thì Toshiba sẽ vi phạm hạn chế COCOM ở Nhật Bản
chủ tịch nói: "cứ làm những gì cần làm để xong thương vụ"
Cay
năm 1974 Liên Xô đã tìm cách mua từ Toshiba những máy nghiền cánh quạt cũ chỉ có kiểm soát đồng thời 2 trục
Liên Xô muốn thêm trục nhưng Toshiba từ chối vì hạn chế thương mại COCOM
sau đó Toshiba phát hiện rằng Liên Xô mua những máy nghiền đa trục từ công ty Forest Line cuả Pháp cũng là quốc gia trong COCOM
Toshiba thấy mông lung như một trò đùa: tưởng là hạn chế COCOM bị thi hành chặt ở Nhật Bản hơn là ở Pháp
cả Anh cũng vi phạm COCOM: ví dụ năm 1975 Rolls Royce bán động cơ Spey cho cộng hoà nhân dân Trung Quốc
Đơn hàng
Toshiba đã gây dựng một kế hoạch chi tiết: Toshiba và Kongsberg cần một giấy phép xuất khẩu từ bộ MITI của chính phủ Nhật Bản
giấy phép đã có nhiều tuyên bố sai lệch: những xuất khẩu sẽ không được bán cho khối cộng sản và máy sẽ không sử dụng để sản xuất công nghệ quân sự
Toshiba đóng cả con dấu của chủ tịch lên một tài liệu trình lên: miêu tả không đúng khả năng của máy và chứng nhận rằng việc xuất khẩu là đúng mực
MITI tuyển dụng 30 thanh tra kiểm soát xuất khẩu và phải đánh giá 200 000 đơn đăng ký mỗi năm
báo chí Nhật Bản đưa tin rằng chính những thanh tra cũng đã khuyến nghị những cách để tránh COCOM
tháng 12 năm 1983 hai máy MBP-110 được lắp đặt ở Leningrad
Toshiba thu về 17.4 triệu đôla từ đơn hàng thứ nhất
năm 1984 Liên Xô chi 10.7 triệu đôla mua thêm một số máy
Phát hiện
cuối năm 1986 Hitori Kumagai cựu đại diện của công ty thương mại Wako Koeki ở Moscow từ chức và báo với chính phủ Mỹ về thương vụ
người Mỹ mới hay tin về những cải thiện bất ngờ về độ yên tĩnh của những tàu ngầm hạt nhân Liên Xô và nhanh chóng kết luận nguyên nhân là thương vụ mua máy nghiền cánh quạt Toshiba
chính phủ Mỹ gọi bộ MITI điều tra ban đầu: Toshoba chối và thanh tra chấp thuận - quyết định là không có vi phạm, chả sao cả
tháng 3 năm 1987 truyền thông quốc Mỹ và Nhật Bản mang câu chuyện lên báo và gây xôn xao dư luận chú ý về Toshiba
ban đầu, chủ tịch chối:
"khi chúng tôi nhận cáo buộc, đã phát hiện là chúng tôi vô tội. Tất cả đơn xuất khẩu đã được bộ MITI xác nhận. Không có vi phạm COCOM. Sao bây giờ lại xồn xồn lên? MITI cũng nói là không có vi phạm và vụ án đã kết thúc"
chủ tịch hiệp hội công nghiệp máy công cụ Nhật Bản cũng ủng hộ tuyên bố trên:
"vấn đề này được khơi lại vì quan hệ Mỹ-Nhật suy thoái... [cuộc điều tra] là hàm oan vì áp lực Mỹ. Nó là một cáo buộc sai"
Kết
tin tức là sự mất mặt lớn cho chính phủ Nhật Bản: đã thực hiện thêm một cuộc điều tra cẩn thận hơn
nhiều giám đốc cấp cao bị bắt: chủ tịch [chairman] và nhiều chủ tịch [president] thuộc cấp đã từ chức
thủ tướng Yasuhiro Nakasone đã chính thức xin lỗi, nói chính phủ sẽ thông qua sắc luật mới để ngăn việc này tái diễn
nhưng luật pháp không răn đe: Toshiba bị phạt 14000 đôla - trong khi thương vụ 17 triệu
dù sao Nhật Bản cũng sửa chữa lại tiến trình đăng ký xuất khẩu: tăng nhân viên lên 100 thanh tra, nâng ngân sách gấp 5 lần và vi tính hoá tiến trình đăng ký giấy phép
nổi nóng, nhiều nghị sĩ Mỹ đề xuất những biện pháp mạnh tay chống Nhật: luận điểm là những cánh quạt yên tính ấy đã đặt thuỷ quân Mỹ vào rủi ro - cần 30 tỷ đôla chi trang bị và tàu ngầm mới để phát hiện tàu ngầm Liên Xô
họ đề xuất những biện pháp pháp lý mạnh: có cấm vận xuất khẩu chống Toshiba - chặn cả tập đoàn Toshiba khỏi dự thầu Mỹ
bấy giờ là thời kỳ hoàng kim quan hệ Mỹ-Nhật và chính quyền Reagan đã can thiệp: chỉ chặn 1 năm Toshiba bán hàng cho Liên Xô
quân đội Mỹ cũng huỷ mua một hệ thống tên lửa Toshiba
tập đoàn Toshiba thực hiện một chương trình quan hệ công chúng: xin lỗi người Mỹ cho sai sót - đã hiệu quả
Na-uy sửa sai tích cực hơn người Nhật Bản - có lẽ vì Kongsberg là sở hữu nhà nước - chặn Kongsberg khỏi bất cứ thương vụ xuất khẩu nào sang Liên Xô, và làm một cuộc điều tra phong-cách-kênh-Coffeezilla
cuộc điều tra đã phát hiện những công ty Pháp, Ý, Tây Đức và Anh cũng bán những máy nghiền cho Liên Xô và Trung Quốc thập niên 1980
hiệu ứng domina dẫn đến những cuộc điều tra bởi Pháp và các nước nữa
Hậu quả [aftermath]
Toshiba Kongsberg không chỉ bộc lộ điểm yếu trong hệ thống COCOM, vốn đã nới lỏng sau những dè bỉu thập niên 1960 và 1970, mà còn cho thấy rằng Liên Xô luồn chân rết xa rộng đến mức nào để mua công nghệ
Liên Xô tan rã đã bỏ đi lý do hiện hữu COCOM cho nên tổ chức đã giải giáp năm 1994, thế chỗ là thoả thuận Wassenaar nhẹ gánh hơn vì thành viên của một quốc gia không thể ảnh hưởng việc xuất khẩu của nước khác
cuối cùng, những sự kiện mới đây là khá thú vị vì thập niên 1970 và 1980 Mỹ và đồng minh phương tây đã nới lỏng kiểm soát COCOM lên cộng hoà nhân dân Trung Quốc
bao gồm sử dụng chung những vật phẩm và thiết bị quân sự trực tiếp như động cơ phản lực, máy bay tấn công mặt đất, hệ thống súng máy và vi tính
động thái đã vì Trung-Xô chia rẽ
Kết
tranh luận về hiệu lực của COCOM thì rất nhiều: hàng trăm cuộc tranh luận, đủ loại, đủ hướng - nhiều tranh cãi đã trồi lên trong bối cảnh cấm vận công nghệ chip mới đây
những động thái đằng sau náo nhiệt Toshiba-Kongsberg cho thấy tại sao hạn chế thương mại quốc tế là khó: người ta cảm thấy bị ngược đãi khi bị hạn chế, thường làm dấy lên câu hỏi về tính tự chủ
ấy là lý do Mỹ tiên phong cấm vận chip trước mà không thoả thuận gì với các đồng minh phương tây: để phô diễn rằng không phải âm mưu để giành hợp đồng cho doanh nghiệp Mỹ
nhưng Toshiba-Kongsberg cũng cho thấy rằng quy định việc cấm vận và đăng ký giấy phép không thôi là chưa đủ: để hiệu quả thì nó phải công bằng, được hậu thuẫn bằng điều tra sâu rộng và nguồn lực, và nghiêm túc thực thi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét