Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

TSMC đi Mỹ

Đài Loan mới bầu cử và TSMC Arizona sắp khởi công năm 2024
Tim Koay (ảnh trên) là một sử gia ngành bán dẫn Đài Loan đã có cuộc nói chuyện về thưở đầu bán dẫn Đài Loan trên Apple Podcasts, kênh Podcast khởi nghiệp Đài Loan

Lưu ý
tác giá lớn lên ở Mỹ và có họ hàng ở Đài Loan, tác giả đã sống ở Đài Loan nhiều năm nay

Tin tức
TSMC đang làm cơ sở sản xuất mới ở Arizona từ tháng 5 năm 2020 khi công ty lần đầu tuyên bố
bấy giờ người ta đã đặt câu hỏi liệu đây sẽ giống Foxconn ở Wisconsin hay không
kế hoạch nhà máy luôn là sản xuất chip N5 tiên tiến nhất mà công ty TSMC từng mang ra bên ngoài Đài Loan
người ở Đài Loan có thể an tâm vì 2 lý do:
một là cơ sở Arizona khá nhỏ, công suất chỉ 2 vạn đĩa wafer 300 milimet mỗi tháng
so với xưởng giga fab 4 ở Đài Loan có thể thông lượng 10 vạn tấm wafer 300 milimet một tháng
thứ hai là N5 sẽ không còn là tiến trình tiên tiến nhất nữa vào lúc nhà máy bắt đầu hoạt động - vì tiến trình N3 sẽ đưa vào thực tế đâu đó năm 2024

Mở rộng
trước lễ ra mắt tháng 12, TSMC đã ra một số tuyên bố
một là công ty mang tiến trình N4 đến Arizona - một nâng cấp từ dây chuyền N5
hai là TSMC chuẩn bị đầu tư 28 tỷ đôla Mỹ nữa trong 3 năm tới để mở một nhà máy Arizona nữa làm tiến trình N3
N3 được dự tính sẽ đưa vào sản xuất công nghiệp vào năm 2026
theo thời báo Financial Times, TSMC tiếp tục sản xuất những tiến trình tiên tiến nhất ở Đài Loan
TSMC đã kế hoạch các xưởng fab N2 và N1 - với N2 sẽ đưa vào sản xuất năm 2026
ba là đã có nhiều bán tán về TSMC sẽ mở rộng ra các quốc gia khác
TSMC đã đang xây dựng nhà máy N28 chuyên môn ở tỉnh Kumamoto Nhật Bản
đã có nói chuyện về đặt nhà máy ở Đức mặc dù chưa có tuyên bố được đưa ra, nhưng đã được ngâm cứu lâu rồi
từ lâu, lãnh đạo TSMC như chủ tịch Morris Chang đã lặp lại rằng bí quyết cho công ty hoạt động hiệu quả đó là làm mọi thứ - và nhất định rằng, tiến trình tiên tiến - ở Đài Loan
những động thái mới đều đang xa rời với truyền thống lâu nay của TSMC - dễ hiểu nếu người Đài Loan lo lắng - đổi lại, lo lắng của người Đài Loan dễ bị tận dụng bằng những khẩu hiệu bùi tai như "cướp"

Khách hàng
trung tâm của động thái này là đồng ảnh hưởng từ cả nhu cầu và tài chính
TSMC là tổ chức thương mại thực hiện giao tiếp thân cận với khách hàng
khách hàng ưu ái nhất là Apple - chiếm một phần tư tổng doanh thu
Apple là khách hàng trả tiền nhiều nhất cho triển khai chip tiên tiến nhất
TSMC có thể quy lý do mở rộng toàn cầu cho quyết định của Apple đã bỏ rơi Samsung để thuê TSMC gia công chip
Bloomberg viết bài kể là giám đốc Tim Cook nói rằng: "chúng tôi đã quyết định xong là sẽ mua từ một nhà máy ở Arizona và nhà máy này ở Arizona sẽ đi vào hoạt động năm 2024 cho nên chúng tôi đã xong kế hoạch sớm trước 2 năm, có thể ít hơn, và ở châu Âu thì tôi đảm bảo rằng chúng tôi cũng sẽ mua từ châu Âu khi những kế hoạch đó trở nên rõ ràng hơn"
tác giả nghĩ TSMC sẽ không đời nào rủi ro mất khách Apple cho Samsung hoặc Intel - cả 2 đối thủ cũng đang xây những cơ sở mới ở Mỹ
Samsung xây nhà máy 17 tỷ đôla ở Taylor Texas và Intel xây nhà máy 20 tỷ ở Columbus Ohio
những dự án xây dựng này là nhờ ưu đãi hơn 50 tỷ đôla từ đạo luật CHIPS năm 2022
chiến lược kinh doanh mà nói, TSMC nên tìm cách lấy phần từ ưu đãi đó, nghĩa là lấy bớt phần quỹ xây dựng của Intel và Samsung

Cướp công nghệ
liệu Mỹ có đang buộc TSMC chuyển giao công nghệ cho một công ty Mỹ?
trong những bài viết về chuyển giao công nghệ trước đây, nhìn chung, cần liên doanh giữa công ty ngoại làm đối tác với một công ty nội
chưa kể, cần những yêu cầu cụ thể về bao nhiêu phần của sản phẩm cuối cần là hàng nội và bao nhiêu kiến thức chuyển giao từ người nước ngoài cho người bản địa
TSMC không liên doanh, trừ một ngoại lệ là xưởng fab SSMC ở Singapore, TSMC luôn sở hữu hoàn toàn xưởng gia công, thậm chí cả mở rộng ở đại lục
luôn có rủi ro là một giám đốc cấp cao bắt chước Richard Chang và khởi nghiệp công ty riêng, nhưng xưởng Arizona thì cũng không thay đổi gì cả

Quy mô
cộng đồng mạng có nhắc đến Mỹ cướp việc làm sản xuất của Đài Loan, gây thiệt hại kinh tế quốc đảo
để xem nhưng dấu hiệu cho thấy TSMC đầu tư lớn ở Mỹ, Nhật Bản hoặc châu Âu, so với Đài Loan
TSMC chi 36 tỷ đôla chi tiêu vốn năm 2022 - giả sử chi tiêu vốn không đổi trong những năm tới
xưởng fab thứ hai Arizona sẽ thêm chi tiêu vốn là 28 tỷ đôla trong 3 năm đến năm 2026, tương đương 9 tỷ đôla mỗi năm
để xem những đơn hàng wafer, năm 2021 TSMC sản xuất và giao 14.2 triệu đĩa wafer 300 milimet
ước tính mỗi năm TSMC làm đâu đó 15 đến 16 triệu đĩa wafer, phần lớn đến 75-85% sản xuất ở Đài Loan
năm 2024 xưởng fab Arizona bắt đầu hoạt động với công suất 2 vạn đĩa wafer 300 milimet mỗi tháng tức là chưa đến 1 phần 50 tổng công suất hiện nay
năm 2026 công suất xưởng Arizona mở rộng lên 5 vạn đĩa wafer 300 milimet mỗi tháng

TSMC triển khai
bên cạnh nhà máy Arizona ầm ĩ báo chí, TSMC cũng làm thêm ít nhất 5 xưởng nữa ở Đài Loan
TSMC cũng triển khai những xưởng N2 mới ở thị trấn Baoshan của Tân Trúc và có lẽ cả ở Đài Chung
báo chí Đài Loan cũng đang ca tụng kế hoạch xưởng N1 ở quận Long Đàm nam thành phố Đào Viên giữa hai thành phố Tân Trúc và Tân Bắc
và cả xưởng Cao Hùng từng là nhà máy fab N28 và N7 nhưng mới đây công suất lèo tèo vì nhược điểm trên thị trường điện thoại nên TSMC đã thu hồi phân nhánh N7
N28 vẫn được tiếp tục, xây dựng chính thức bắt đầu tháng 11 năm 2022
Ben Thompson mới đây nói trong podcast: "TSMC không có lựa chọn nào khác ngoài tất tay vào Đài Loan, cố gắng cạnh tranh trên sân nhà của Intel là con đường đại bại"

Gỉa định xấu
một giả định khác nói rằng đưa TSMC đến Mỹ và rằng Mỹ ngày nay tự lực làm được silic
nhưng có 3 vấn đề
một: phần lớn những linh kiện bán dẫn quan trọng công nghiệp nhất của thế giới - những thứ nằm trong tủ lạnh, máy bay và xe ôtô, không phải chip N4 và N3 tiên tiến mà xưởng fab Arizona gia công - những linh kiện ấy là chip 130 nanomet, 65 nanomet và N28 sản lượng cao nhưng giá rẻ
hai: xưởng bán dẫn khác của Đài Loan như UMC là xưởng lớn thứ 3, PowerChip là xưởng lớn thứ 7 và Vanguard lớn thứ 8, đều là doanh nghiệp độc lập với TSMC và có những tiến trình đặc thù mà ít doanh nghiệp nào có
và vị thế tiên phong của Đài Loan trong phần còn lại của chuỗi cung chip như đĩa wafer, đóng gói, lắp ráp và thẩm nghiệm
vị thế của Mỹ trong công suất đóng gói, lắp ráp và thẩm nghiệp thì còn tệ hơn thị phần gia công fab - chỉ 3% so với 10%
Mỹ có thể có cửa trong mảng đóng gói tiên tiến - đắt đỏ và phần lớn cho điện toán hiệu năng cao - nhưng không có xưởng fab Arizona hay quỹ ưu đãi chính phủ quốc gia nào cho đóng gói quy ước
Đài Loan có 3 trong số 5 công ty gia công đóng gói, lắp ráp và thẩm nghiệm lớn nhất thế giới - trong đó có công ty lớn nhất là tập đoàn ASE, và hai công ty nữa là SPIL và Powertech Technology
tác giả đã đi qua những xưởng fab lớn ở Cao Hùng chỉ chuyên đóng gói quy ước
ba: quản lý vận hành các xưởng fab là ở Đài Loan, không phải chỉ các giám đốc, mà còn hàng nghìn nhân lực nghiên cứu phát triển, kỹ thuật viên và quản lý chuỗi cung
hàng tỷ đôla và nửa thế kỷ phát triển công nghiệp đã giúp Đài Loan đi tiên phong - không chỉ sản xuất bán dẫn mà còn lắp ráp điện tử và nhựa chuyên dụng
bối cảnh Đài Loan - Trung Quốc thì quá lớn, danh mục đầu tư sẽ không an toàn kể cả nếu chuyển từ sở hữu cổ phiếu TSMC sang sở hữu Intel - dù sao thì rủi ro cũng không thể bảo hiểm được

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét