Tưởng Giới Thạch chưa bao giờ nói là mình muốn có hội cuồng giáo cá nhân
thực tế, ông đã sớm chỉ trích những hội cuồng giáo Stalin và Mao Trạch Đông
nhưng khó làm ngơ được quãng thời gian ngắn trong cuộc đời Bác Tưởng, một bộ máy tuyên giáo hùng mạnh đã nuôi lớn lòng mến mộ và tôn kính
ngày nay, nhiều tượng và ảnh Bác Tưởng đã bị gỡ xuống
sử gia và các nghệ sĩ đã tìm hiểu những thảm kịch mà chế độ Bác Tưởng gây ra
chính khách quốc dân đảng ngày nay cũng thường tránh nhắc đến tên Tưởng Giới Thạch
Khởi nguồn
cộng hoà Trung Quốc tự đặt mình vào vị thế chống lại đảng cộng sản Trung Quốc và Liên Xô, nhưng cũng áp dụng nhiều chiến lược của những tổ chức theo trường phái Lenin
một trong những chiến lược ấy là lòng sùng bái một vị lãnh tụ
trước khi nhà nước cộng hoà Trung Quốc chạy đến Đài Loan thì hội cuồng giáo cá nhân Tưởng Giới Thạch đã được thành hình
thập kỷ Nam Kinh, 10 năm trước khi chiến tranh Trung-Nhật lần 2 nổ ra, Tưởng đã tìm cách củng cố vị thế lãnh đạo Trung Quốc bằng cách lấy hình ảnh làm một vị lãnh đạo Khổng Giáo và học trò của Tôn Trung Sơn
trong những mẩu chuyện của Bác Tưởng kể cho người Trung Quốc, Tôn Trung Sơn là nhân vật cách mạng của nền cộng hoà, là Lê-nin phiên bản Trung Quốc, cho nên Tưởng cũng là người kế nhiệm trung thành và là người được Tôn Trung Sơn lựa chọn
cho nên, thần thành hoá Tôn Trung Sơn cũng đã ngầm thần thành hoá Tưởng, có lẽ khiến Tưởng giống như... Stalin j/k
nhiều tổ chức tư nhân đã theo đó để loan truyền [lấy viral], trong đó đáng chú ý là OMEA hiệp hội noi gương theo tấm gương đạo đức của sĩ quan, bao gồm các sinh viên tốt nghiệp học viện quân sự Whampoa
tổ chức OMEA đóng vai trò như một hội người hâm mộ Tưởng Giới Thạch, để tâng bốc và ngưỡng mộ lãnh tụ
Tưởng nhận được chú ý toàn cầu nhờ thành tựu trong chiến tranh Trung-Nhật lần 2, việc tuyên truyền càng được khuếch đại và bồi đắp
tuyên giáo lấy những chiến lược của Liên Xô và Mỹ: nhiếp ảnh, ngôn ngữ... để nhấn mạnh vào năng lực của Bác Tưởng
ví dụ: tuyên giáo ưa thích chụp ảnh Bác Tưởng lấy nền núi, để tạo một hào quang quanh Bác là một anh hùng hay vị chúa trị vì lên trên người dân
Cập bền Đài Loan
năm 1945 Nhật Bản nhượng Đài Loan cho nhà nước cộng hoà Trung Quốc
chỉ 200 ngày sau, bức tượng Tưởng Giới Thạch đầu tiên được khánh thành
chính phủ quốc dân đảng bắt đầu một loạt chiến dịch tuyên truyền để tôn vinh Tưởng Giới Thạch làm lãnh tụ mới
những nghệ nhân tạc tượng Đài Loan được giao việc đặt tượng Bác Tưởng bằng đồng ở quảng trường và đường phố
sườn núi Dương Minh Sơn gần Đài Bắc được trang hoàng ký tự chữ Hán "Zhongzheng" là cái tên Tưởng Giới Thạch lựa chọn dựa theo tên "Zhongshan" của Tôn Trung Sơn
thành viên OMEA rời đến Đài Loan trong nội chiến đã thành lập trường đại học Fu Hsing Kang do Tưởng Kinh Quốc làm hiệu trưởng, tiếp tục tuyên truyền tư tưởng Tưởng Giới Thạch, bao gồm tranh chân dung, nhiếp ảnh cổ động, băng rôn...
trường Fu Hsing Kang thường cung cấp băng rôn, trang trí và tượng cho người hâm mộ Tưởng Giới Thạch
trường Fu Hsing Kang đã thử quảng bá phản biện lại tư tưởng Mao Trạch Đông, ra mắt tư tưởng Tưởng Giới Thạch nhưng không thành công lắm
dần dà, lòng ngưỡng mộ Tưởng Giới Thạch đã bị đặt vào vị thế kỳ cục
giống như các quốc gia chuyên chế [một chế độ] khác, các chức sắc bắt đầu sùng kính Tưởng không đơn thuần chỉ vì yêu quý nữa, mà chủ yếu vì sùng kính sẽ được thăng chức
quan chức thành phố và các quận huyện thi đua ca ngợi lãnh đạo
nhưng Đài Loan dưới chế độ thiết quân luật cũng chưa bao giờ đến mức nổ ra cách mạng văn hoá như đại lục, đến mức hoặc là ca ngợi lãnh tụ hoặc là bị nghiêm trị
ở Đài Loan nếu không thích thì không cần ca ngợi Bác Tưởng
Đài Loan là một xã hội hiếm hoi mà giai cấp cai trị thiểu số không đại diện rõ trong những khía cạnh khác của văn hoá, trong đó có kinh doanh, nghệ thuật...
hội cuồng giáo mang tính tự nguyện cho nên có một số tác dụng phụ tức cười: một mặt, người nào yêu quý thì quý thật lòng, ai ghét thì cũng thoải mái ghét - nên đã mở đường cho chiến tranh văn hoá sau này
Qua đời
hội cuồng giáo cá nhân đạt đỉnh điểm năm 1975 Tưởng cha mất
cái chết đã kích hoạt làn sóng hoạt động khóc thương và tưởng nhớ
Quốc lập Trung chính Kỷ niệm Đường được xây dựng ở Đài Bắc
năm 1976 chính quyền đã đối mặt khó khăn cả trong và ngoài đảng
trong đảng, những vụ bê bối tham nhũng đã làm hạ tín nhiệm quốc dân đảng
bộ trưởng tư pháp Wang Renyuan bị cáo buộc tội danh đòi nhận hối lộ 3 triệu tân Đài tệ từ một doanh nhân
bộ trưởng giao thông vận tải Kao Yu-shu bị mất chức sau gần 200 vụ tai nạn xe buýt và tàu hoả ở Đài Bắc chỉ trong một năm
ngoài đảng, chỉ trích từ những ứng cử viên độc lập vận động tranh cử địa phương
ví dụ: ứng viên độc lập Pai Ya-tsan đã định vận động tranh cử nhưng bị bắt giữ 10 ngày trước hôm nộp đơn
tháng 10 năm 1975 Pai Ya-tsan đã phân phát 4 vạn tờ rơi bản tuyên ngôn để chỉ trích chế độ và cá nhân Tưởng Kinh Quốc - yêu cầu Tưởng từ chức vì đã thất bại không ngăn được Thái Lan và Philippines công nhận Bắc Kinh
Pai Ya-tsan thúc giục đàm phán với Bắc Kinh và giao du với Liên Xô
Pai Ya-tsan kêu gọi Tưởng Kinh Quốc công khai tài sản cá nhân, gợi ý con gái Tưởng nên về Đài Loan sống, thay vì ở Mỹ, và yêu cầu Tưởng lái xe ôtô sản xuất trong nước để thể hiện niềm tin với công nghiệp Đài Loan
Pai Ya-tsan cũng chỉ trích Tưởng Kinh Quốc đã gây ảnh hưởng để con trai được học ở trường đại học quốc gia Đài Loan
bấy giờ Pai Ya-tsan chỉ là một trong nhiều ứng viên bất đồng chính kiến khác
có thể lòng tôn kính Tưởng Giới Thạch của đại bộ phận nhân dân Đài Loan là thành thực, chế độ của Tưởng Kinh Quốc và nhóm lợi ích cũng đã khuyến khích thêm để quyền lực được kế vị cho Tưởng Kinh Quốc
Đảng dân chủ tiến bộ
năm 2000 ông Trần Thuỷ Biển của đảng dân chủ tiến bộ thắng cử tổng thống, kết thúc 55 năm cầm quyền của quốc dân đảng
tổng thống Biển tìm cách thay đổi xã hội Đài Loan, trong đó có việc dỡ bỏ những tượng Tưởng Giới Thạch
đảng dân chủ tiến bộ đã có một lịch sử khó khăn để đấu tranh cho nền dân chủ, và Tưởng thì liên quan đến nhiều sự vụ bẩn thỉu của bi kịch người Đài Loan - cho nên cũng hợp lý nếu đảng thắng cử mới muốn tìm cách "xoá sổ" hay "tẩy chay" [cancel] Tưởng
đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch ở Đài Chung vẫn lưu giữ tài liệu ghi lại những tội ác thảm khốc, như: phá đê Hoa Viên Khẩu xả lụt sông Hoàng Hà tháng 6 năm 1938, sự kiện 228 năm 1947 và thảm sát trong khủng bố trắng
đảng dân chủ tiến bộ đã xoá đi những đề cập đến Tưởng Giới Thạch và giúp củng cố một danh phận quốc gia Đài Loan, thay vì Trung Quốc
nhờ vậy, văn hoá và lịch sử đảo Đài Loan đã không bị quên lãng hay bị che dấu
những dấu hiệu cuồng giáo Tưởng Giới Thạch đã bị gỡ bỏ ở các thành phố của Đài Loan
ví dụ: khi đảng dân chủ tiến bộ thắng cử Đài Bắc, con đường trước dinh tổng thống đang có tên là Jieshou dịch nghĩa là đường "Tưởng Giới Thạch vạn tuế"
đảng dân chủ tiến bộ và tổng thống Trần Thuỷ Biển đã đổi tên con đường thành Ketagalan Boulevard là tên một bộ lạc thổ dân Đài Loan
hay sân bay Đào Viên, trước đây có tên gọi là sân bay quốc tế Tưởng Giới Thạch
tuy nhiên, vẫn còn quận Zhongzheng ở Đài Bắc và đường Zhongzheng ở Tân Bắc
và vẫn còn công viên Jieshou ngay cạnh đường Ketagalan Boulevard
ta cũng không thể ngó lơ thành tựu của Tưởng Giới Thạch đã đoàn kết Trung Quốc đánh Nhật Bản và lãnh đạo Đài Loan trở thành một Trung Quốc tự do
từ năm 1945 đến 1955 Tưởng Giới Thạch đã chạy đến Đài Loan cùng với 1 triệu người đại lục [waishengren], tin tưởng và ngưỡng mộ Bác Tưởng - lòng tôn kính vẫn còn vấn vương
vả lại, cũng không thể đổ hết tội lỗi cho Tưởng Giới Thạch
ví dụ: dù đúng là Tưởng Giới Thạch lãnh đạo quốc dân đảng khi sự kiện 228 diễn ra, thống đốc Chen Yi có lẽ mới là người chịu trách nhiệm trực tiếp
đảng dân chủ tiến bộ thắng cử và đã sa đà vào đổ lỗi mọi tội ác sau năm 1949 cho cố lãnh tụ Tưởng Giới Thạch
cuộc chiến tranh văn hoá nho nhỏ ấy đã khiến đảng dân chủ tiến bộ hụt mất ủng hộ trong toàn cảnh tái tranh cử sau đó
liên tục đôi co trong văn hoá tẩy chay chống Tưởng - gọi tên là "kỳ nghỉ của Tưởng Giới Thạch" - đã làm công chúng mệt mỏi và cộng đồng doanh nhân hoảng sợ
chiến tranh văn hoá làm hạ uy tín chính phủ và xao nhãng giới chức trách khỏi mục tiêu chính là năng lực quản lý
đỉnh điểm tháng 1 năm 2008 đổi tên đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch thành đài tưởng niệm Đài Loan dân chủ, ngay trước cuộc bầu cử tổng thống, đã kích động cử tri quốc dân đảng và giúp ứng viên Mã Anh Cửu của quốc dân đảng thắng cử với số phiếu áp đảo nhất lịch sử Đài Loan - một kỷ lục đã bị tổng thống đương nhiệm Thái Anh Văn phá vỡ năm 2020
Kết
ngày nay, tượng Tưởng Giới Thạch phải đứng ngoài công viên ở quận Daxi thành phố Đào Viên, thay vì được đặt ở trường học hay quảng trường như trước
văn hoá tẩy chay của xã hội hiện đại hôm nay, dù mới xuất hiện, đã có hiệu lực nhiều năm
với các tổ chức và các chính phủ muốn tự thoả mãn và làm hài lòng cử tri, họ nên nhớ rằng hành động ấy sẽ có hậu quả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét