Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Arm với thương vụ SoftBank, Nvidia và vị CEO nổi loạn Allen Wu của Arm Trung Quốc

ARM là hãng bán dẫn lớn mạnh nhất vương quốc Anh trong 30 năm vừa qua.
Kiến trúc Arm đã tạo nền cuộc cách mạng di động và gần đây đang lân la vào lĩnh vực máy tính bàn, có khả năng lớn sẽ chiếm được thị phần đáng kể ở mảng này.
Năm 2016 SoftBank trụ sở Nhật Bản mua lại Arm, một diễn biến tương đối khó tin, vì không đời nào cơ quan quản lý cạnh tranh của các chính phủ lại bỏ qua
Năm 2017 SoftBank kích hoạt gói quỹ Vision Fund 100 tỷ usd và bắt đầu phát chẩn cho dân chúng thế giới
Chuyện gì đến cũng đến, năm 2020 quỹ Vision Fund báo 17.7 tỷ usd lỗ, một phần lỗi do dịch bệnh cúm covid
cơn khát tiền mặt ập tới, SoftBank rao bán Arm cho công ty thiết kế chip đồ hoạ Nvidia, một lựa chọn khó hiểu
Thương vụ đang gặp rào cản luật cạnh tranh. Nếu bị chính phủ Vương quốc Anh huỷ sẽ tiềm năng gây thiệt hại 74 tỷ usd cho SoftBank
Câu chuyện náo nhiệt của Arm đến từ phân nhánh ARM Trung Quốc: hãng ARM muốn sa thải CEO của công ty con tại Trung Quốc nhưng vị CEO đã từ chối từ chức???
Phe này điên tiết với phe kia, không ai hiểu chuyện gì đang diễn ra.

Lịch sử
Công ty trách nhiệm hữu hạn Arm đã hoạt động được tầm 25 năm, kinh doanh chính ở mảng thiết kế chip xử lý máy tính cpu và chip khác. Họ bán giá sỉ bản quyền sở hữu trí tuệ cho những công ty như Apple để bán lẻ. Arm không tự bán trực tiếp chip cho người tiêu dùng.
Những thiết kế của công ty lọt vào nhiều thiết bị tiên tiến nhất ngày nay, trong đó có chip M1 của Apple máy tính nhanh nhất mới nhất là dựa kiến trúc của Arm
Cả chip xử lý Qualcomm, Exynos và HiSilicon trong những điện thoại Android tất cả đều dựa kiến trúc Arm
Arm đặc biệt nổi tại Trung Quốc, ngày nay ước tính 95% chip máy tính thiết kế ở đại lục là dựa kiến trúc Arm.
Có thể nói toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn khổng lồ của quốc gia Tàu đang ngồi trên sở hữu trí tuệ của công ty Anh Quốc này.
Năm 2018 công ty Arm nói rằng Trung Quốc đóng góp 20% tổng doanh thu
thành công ban đầu, công ty tìm kiếm mối quan hệ sâu sắc hơn và những thiết kế địa phương hoá hơn. Và do đó công ty con Arm Trung Quốc được thành lập
Lý do chưa rõ (có lẽ liên đới đến an ninh quốc gia) thì Arm đã bán 51% cổ phần công ty con Trung Quốc cho 4 công ty khác.
Hopu Holdings quỹ chứng khoán tư danh tiếng đại lục sở hữu 36%
Hai công ty vỏ (shell company) thương mại Trung Quốc giữ 13.8% và một công ty vỏ giấu tên từ Hồng Kong mua phần còn lại.
Đây là một chiến lược phổ biến để chặn khả năng mất kiểm soát tài sản sở hữu trí tuệ trong một công ty liên doanh Trung Quốc. Arm không phải cổ đông nắm hơn 50% nhưng vẫn giữ nhiều cổ phần hơn mọi đối tác khác.
Arm chỉ định Allen Wu làm CEO Arm Trung Quốc
Wu 56 tuổi là công dân Mỹ đã gia nhập Arm năm 2014 và lên chức, là tiếng nói đã thúc đẩy vụ thành lập chi nhánh
Tháng 6 năm 2020 Arm sa thải Wu do cáo buộc “hoạt động cực kỳ bất thường” và “xung đột lợi ích”
Allen đã tận dụng vị trí của mình là CEO Arm Trung Quốc để tạo cơ hội cho quỹ đầu tư vốn cá nhân.
Quỹ tên là Alphatecture thành lập tháng 7 năm 2019 để đầu tư vào khởi nghiệp công nghệ Trung Quốc
Lợi ích hai công ty Alphatecture và Arm Tàu bắt đầu lẫn lộn vào nhau khi Arm Trung Quốc đầu tư vào một công ty tên Bestechnic và Alphatecture cũng đầu tư luôn vào Bestechnic, bỏ túi Wu được 179 triệu usd
Những tay thổi còi bắt đầu xì ra thông tin về Wu chào bán giá ưu đãi cho những khách hàng của Arm Tàu với điều kiện những khách này đầu tư vào Alphatecture, rồi Wu tự giới thiệu mình là phiên bản Trung Quốc của Masayoshi Son là CEO SoftBank
Rồi lộ ra rằng một công ty con của quỹ Temasek bên Singapore đã hứa trả 50 triệu usd cho quỹ cá nhân của Wu
Ngày 4 tháng 6 năm 2020 ban giám đốc Arm Trung Quốc họp và biểu quyết tỷ lệ 7-1 quyết định sa thải Allen Wu trong đó phiếu chống duy nhất là của Allen
Hopu Holdings và Softbank thảo ra một tuyên bố chung thông cáo vụ sa thải, trình bày rõ rằng đây không phải vấn đề địa chính trị Trung Quốc, chỉ đơn thuần là một vụ “CEO tồi”
Allen là công dân Mỹ
Nhưng Allen Wu quyết định không bị sa thải???
Đơn giản là: “Không, tao không bỏ chức đâu”
Về phía mình Allen nói đã bảo ban giám đốc ngay từ đầu rằng sẽ thành lập quỹ Alphatecture và ban giám đốc đã không phàn nàn gì
Ban giám đốc Arm Trung Quốc phản hồi rằng: “Đúng là đã đề cập, nhưng vụ thành lập chưa được quyết”; nói cách khác nó đã bị từ chối vì:
“Làm sao Hopu Holdings cho phép được?”
“Ai lại muốn CEO của công ty chính quỹ mình đầu tư đi lập quỹ riêng cạnh tranh lại?”
Rồi ban giám đốc phát hiện ra quỹ riêng được đề nghị lập ấy đã lập xong vào thời điểm được họ được thông báo.
Đó là lý do cho vụ sa thải.
Với hầu hết các công ty phương Tây nếu ban giám đốc (hay còn gọi là hội đồng quản trị) biểu quyết đuổi thì bạn bị đuổi. Nhưng ở Trung Quốc thì khác
Allen vẫn giữ con dấu của công ty
Với người đại lục, Đài Loan và nhiều công ty Đông Á nữa thì con dấu làm bằng đá hoặc gỗ để đóng dấu lên giấy tờ, hợp đồng và những tài liệu khác.
Người ta có chúng để hiển thị chấp thuận chính thức của mọi thứ.
Vua Càn Long nổi tiếng với con dấu rồng
Allen Wu là đại diện hợp pháp của Arm Trung Quốc và giữ con dấu công ty. Hội đồng quản trị không thể thay đổi chức vị của Allen là người đại diện hợp pháp mà không có con dấu công ty để đóng dấu lên tài liệu chính thức xác nhận hiệu lực
Quan chức địa phương lên WeChat phát biểu đứng về phía Allen tuyên bố rằng Allen tiếp tục là CEO và là chủ tịch
Cơ bản Allen vẫn tại vị cho đến khi toà án ở Thẩm Quyến trong nhiều năm nữa mới có thể vô hiệu hoá con dấu
CEO của quỹ đầu tư Hopu là Fang Fenglei được cho là có quan hệ chính trị có khả năng tăng tốc xử lý vụ này, người này từng làm cho ngành công nghiệp tài chính tái cơ cấu lại những doanh nghiệp sở hữu nhà nước ví dụ như China Mobile
Có lẽ Fang Fenglei có quan hệ với Vương Kỳ Sơn
Lựa chọn khác là tổ chức đánh cướp lại con dấu, giống trong vụ hiệu sách trực tuyến Dangdang
Cựu CEO kiêm cổ đông lớn Li Guoqing cùng 6 đồng phạm đã đột nhập vào toà nhà trụ sở Dangdang ở Bắc Kinh lúc 9 giờ 34 phút sáng chủ nhật ngày 26 tháng 4 năm 2020 uy hiếp thư ký và cướp lại 47 con dấu chính thức của công ty mẹ và nhiều công ty con
Không chắc lắm liệu đồng CEO mới của Arm Trung Quốc, được chỉ định bởi hội đồng quản trị để tiếm quyền Allen, có định thử không nữa.
Lựa chọn nữa là Arm cũng có thể rút lại hỗ trợ kĩ thuật cho công ty con, nhưng làm thế sẽ dứt điểm vụ chia rẽ, tổn hại khách hàng, và tiềm năng leo thang xung đột

Kết
Allen tiếp tục làm việc cho Arm Trung Quốc
Tháng 11 năm 2020 Allen phát biểu phỏng vấn rằng mình và hội đồng quản trị cần sắp xếp và đồng ý trên nhiều vấn đề, rằng tất cả những thử thách này có thể được xử lý... lẽ tự nhiên là mỗi người một ý kiến.
Arm Trung Quốc bị mất kiểm soát cũng ném thêm lo ngại vào thương vụ SoftBank muốn bán Arm cho Nvidia trụ sở Mỹ lấy 40 tỷ usd
Cố nhiên Trung Quốc cũng phải lo ngại khi công ty đằng sau 95% những thiết kế bán dẫn nội địa đại lục lại đáp chân xuống Mỹ
Cũng có thể Trung Quốc nghĩ đại lục có đủ công nghệ lõi trong tay và hướng đi tương lai không quan trọng nữa.
Allen có thể sẽ được trả một khoản đền bù để buông con dấu, như trong vụ WeWork
Dù sao vụ việc cũng phản ảnh xung đột trong văn hoá kinh doanh giữa Trung Quốc và phương Tây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét