Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Ấn Độ và tập đoàn thép Tata

từ ngày thành lập năm 1907 cho đến năm 1936 thì công ty sắt thép Tata đơn thương độc mã ngành thép Ấn Độ
sáng lập doanh nghiệp thép Tata đã tin rằng Ấn Độ cần có thép trước khi muốn phát triển kinh tế
Khởi nghiệp
Jamsetji Nusserwanji Tata [JN Tara] lớn lên trong một gia đình giáo sĩ Parsi ở miền tây Ấn Độ bang Gujarat
ông đi Bombay ở tuổi 14 và được giáo dục phương tây ở trường cao đẳng Elphinstone
sau khi tốt nghiệp, JN làm cho doanh nghiệp thương mại của bố: công ty điều JN đi Hồng Kông và Thượng Hải để mở chi nhánh - JN sống ở đó 3 năm tìm hiểu miền viễn đông
Xưởng Empress và sắt
năm 1868 JN khởi nghiệp một công ty thương mại ở thành phố Bombay, ngày nay là Mumbai, với vốn đầu tư 21000 rupee
năm 1877 JN mua một xưởng đang phá sản và hồi phục xưởng: trở thành công ty dệt may Empire Empress Mills nghĩa là 'xưởng nữ hoàng đế chế' - vì nữ hoàng Victoria trở thành nữ hoàng của Ấn Độ cũng ngày ấy
xưởng tuyển dụng nhiều nghìn nhân viên: thập niên 1890 Tata đã rất giàu có
Jamsetji Nusserwanji [JN] là người yêu nước, đã đi du lịch thế giới để tìm cơ hội tiến bộ công nghiệp của Ấn Độ: ông nhận thấy Ấn Độ cần 3 thứ là kiến thức, thuỷ điện và thép
Sắt thép Ấn Độ
thợ Ấn Độ là những người tiên phong nóng chảy sắt: bằng chứng khảo cổ cho thấy sắt đã được nung chảy ở Ấn Độ từ năm 1600 trước công nguyên - trở thành nghề chuyên biệt năm 1300 trước công nguyên
tương truyền vua Porus từng tặng 100 thợ sắt lành nghề cho Alexander đại đế sau khi thua trận chiến sông Hydaspes
dân gian Ấn Độ từ lâu đã xuất hiện những kiếm, giáo và vũ khí khác bằng thép: như trong Mahabharata - là sử thi Sanskrit cổ - và chuỳ sắt của nhân vật Bhima
rồi thép Wootz đặc biệt giàu carbon: thép nung trong lò nấu kim loại [crucible] được trang trí với những dải băng dễ phân biệt
từ thế kỷ 4 có thép Damascus làm nên những thanh gươm đặc biệt sắc bén đã được xác định là tương tự với tính chất của thép ở Tamil Nadu ngày nay, nhờ người Ả Rập mang thép wootz tới Damascus - từ thế kỷ 3 đến thế kỷ 17 Ấn Độ vẫn xuất khẩu những thỏi thép wootz sang Trung Đông
có lẽ, tượng đài lớn nhất của di sản làm sắt cổ truyền Ấn Độ là cột sắt Delhi cao gần 24 bộ [foot] và nặng 6 tấn, nổi danh không gỉ sau hơn 1800 năm - một bản sao đã được đặt ở một trong những nhà máy đầu tiên của công ty thép Tata
Nghệ thuật và công nghiệp
phần lớn những sắt thời kỳ đầu được làm nhờ sử dụng những lò nung cỡ nhỏ truyền thống: vẫn còn làm ở một số làng nhỏ - hiệu quả thấp, thép thành phẩm không đủ để làm đường sắt, cầu đường hay xây nhà
substack 'vật lý xây dựng' có thảo luận những bài toán xây dựng: để làm ra chỉ 1 kilogam sắt sẽ cần 15 kg than củi, tương đương cần 105 kg gỗ
để từ 1 kg sắt làm thành thép, ta cần thêm 20 kg than củi nữa: tổng cộng tức là 1 kg thép cần 250 kg gỗ và công sức lao động nhiều ngày

Gây dựng ngành công nghiệp
năm 1814 một người Anh tên là Andrew Duncan khởi nghiệp một doanh nghiệp sắt thép ở sông Mayurakshi miền tây Bengal nhưng không tìm được nguồn vật liệu thô nên phá sản
năm 1830 Josiah Marshall Heath đã may mắn hơn: là một cựu công chức, Josiah đề xuất ý tưởng cho công ty Đông Ấn để mở một nhà máy thép trên bờ biển của Chennai ngày nay
nhà máy sẽ sử dụng những nguyên tắc khoa học châu Âu để làm thép rẻ hơn của Nga hay Thuỵ Điển: chính phủ đã đầu tư cho Josiah tiền, 21 năm độc quyền và đặc quyền khai thác một mỏ quặng sắt lớn
thập niên 1830 xưởng rèn Porto Novo là nhà máy sắt thép quy mô lớn duy nhất ở Ấn Độ: mặc dù một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi Anh, chất lượng là không ổn định
thua lỗ, năm 1849 công ty Đông Ấn tiếp quản xưởng rèn và Josiah trở về Anh, nhà máy hoạt động thêm ít năm trước khi đóng cửa

Khó khăn của xưởng sắt Bengal
thập niên 1840 chính phủ thuộc địa Ấn Độ bắt đầu mở rộng mạng lưới đường sắt toàn quốc: nỗ lực ban đầu nhờ lãnh chúa Dalhousie cho rằng dự án sẽ tạo điều kiện thương mại và quân sự - đường sắt cũng củng cố ngành đào than và xuất khẩu của Ấn Độ
dự án sẽ cần nhập khẩu lượng thép lớn từ nước ngoài: để đáp ứng nhu cầu, năm 1874 xưởng sắt Bengal thành lập gần mỏ than Raniganj
công ty có 2 lò cao: mỗi năm làm được 14600 tấn gang thỏi - nhưng công ty thất bại không đạt được quy mô đủ hiệu quả - năm 1875 gang thỏi từ những xưởng sắt Bengal tốn chi phí 65 rupee, cao hơn 5 rupee so với giá thành nhập khẩu từ Anh
sau đó, người Anh đã cải thiện thêm cơ cấu chi phí: làm phá giá mức giá bán của nhà máy - dẫn đến năm 1879 xưởng đóng cửa
năm 1882 chính phủ thuộc địa đã yêu cầu nhà địa chất và cũng là nhà luyện kim học Ritter von Schwartz viết một bản tranh luận [post mortem] về doanh nghiệp Bengal: báo cáo đã ám chỉ rằng Bengal thất bại vì thiếu những phương pháp tự động hoá để cắt giảm chi phí lao động cũng như dễ tiếp cận nguyên liệu thô
báo cáo cũng nói rằng công suất lò cao cần được tăng từ tối đa 14600 tấn lên thành 29200 tấn: tương đương 6% tổng nhu cầu sắt Ấn Độ bấy giờ - thì mới đạt quy mô đủ hiệu quả
sau rốt, bản báo cáo đã đến tay JN Tata

Thử lần đầu
đầu tiên JN thử ở những mỏ quặng sắt chất lượng cao vùng Lohara bang Maharashtra: Jamsetji muốn tìm hiểu xem liệu có thể xin được chính phủ nhượng quyền [concession] làm những mỏ ấy và khởi nghiệp nhà máy thép riêng
nhưng, than cốc không đạt chất lượng hạng công nghiệp, và chính phủ không cho Tata mua được nhượng quyền mỏ, và cũng không cho Tata tiếp cận những đường sắt dẫn đến những mỏ ấy
rồi những quy định khai thác mỏ được miêu tả bấy giờ là: "được thiết kế kỹ lưỡng để gây trở ngại và ngăn cản phát triển"
Thay đổi thái độ
tình hình cả bên trong và bên ngoài Ấn Độ sau rốt đã thúc giục chính phủ đổi ý: chính phủ thuộc địa Ấn Độ là khách tiêu thụ lớn nhất sắt và thép - để xây dựng đường sắt, cầu cống...
đồng rupee Ấn Độ là tiền tệ bản vị bạc: thập niên 1870 nhiều quốc gia châu Âu lớn đã chuyển sang bản vị vàng - giá vàng tăng lên so với giá bạc, cùng với suy giảm mảng kinh doanh xuất khẩu thuốc phiện sang Trung Quốc đã khiến đồng rupee mất giá 30% trong hai thập niên 1880 và 1890, vừa khiến thép nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn vừa thổi tăng [inflate] khoản nợ nước ngoài của chính phủ thuộc địa bị neo đậu vào đồng bảng Anh
ngành thép Anh cũng xoay đổi khỏi lập trường kháng cự thép Ấn Độ trước đó: thép Anh đang thua cạnh tranh với người Mỹ - tin rằng mở văn phòng ở Ấn Độ sẽ cắt giảm chi phí
rồi áp lực từ những phong trào yêu nước Ấn Độ, chính phủ thuộc địa Anh bị nhìn nhận là không tạo ra đủ việc làm để mở rộng tầng lớp trung lưu: thất bại ấy đã để lại những hệ luỵ chính trị
Thử lần hai
thập niên 1890 chính phủ tái định hướng việc mua sắm để ưu tiên thép nội địa
chính phủ cũng cải cách những hạn chế ngăn cản khai thác mỏ: dọn đường cho Tata làm thép
năm 1899 chính phủ đã sẵn lòng chấp nhận ngành thép Ấn Độ: nhiều nhà tư bản châu Âu đã khước từ vì rủi ro kinh doanh - ưa chuộng những lợi nhuận an toàn hơn từ kinh doanh thương mại hoặc sợi bông
sau rốt JN Tata đứng ra là ứng viên tốt nhất: sau 1900 chuyến viếng thăm Luân Đôn gặp gỡ và nhận được tán thành nhỏ [semi endorsement] của quốc vụ khanh George Hamilton
trở về Ấn Độ, JN và công ty thép Tata lại xin giấy phép khai thác mỏ và lần này được chấp thuận
chính phủ đồng ý xây dựng một đường sắt mới đến mỏ quặng sắt và hợp đồng 20 000 tấn thép ray đường sắt mỗi năm: với điều kiện là thép ấy có giá bán và chất lượng sánh ngang thép Anh nhập khẩu

Lập đội
ban đầu JN đưa cháu trai Shapurji Saklatvala lên chịu trách nhiệm công ty sắt thép Tata
Shapurji là một chính khách tài năng: có lẽ không thích hợp làm quản lý công ty - sau này Shapurji đã gia nhập đảng cộng sản Anh
năm 1902 JN Tata du lịch thế giới từ Dusseldorf đến Pittsburgh tìm ứng viên chất lượng đảm nhận trọng trách quản lý công ty
những chuyên gia kỹ sư địa chất và luyện kim học là Julian Kennedy
Charles Page Perin
và C.M Weld: người đã dẫn đầu một đội khảo sát - lập ra bởi ngài Dorabji Tata - và đã có chuyến thăm dò thành công sau khi nhận được lá thư (ảnh dưới) từ Pramatha Nath Bose là nhân viên đã nghỉ hưu sau 23 năm làm ở cục khảo sát địa chất Ấn Độ [GSI - geological survey of India]
Perin nhớ lại cuộc phỏng vấn: "một người lạ mặc bộ trang phục kỳ cục tiến vào. Ông ta đi bộ đến, nghiêng người qua bàn làm việc của tôi và nhìn vào tôi trong một phút yên lặng. Sau rốt ông ta cất tiếng một giọng trầm sâu, "ông có phải Charles Page Perin không?" và tôi trả lời 'đúng rồi'."
"ông ta lại nhìn chằm chằm vào tôi, yên lặng hồi lâu rồi chậm rãi nói: "tôi tin là tôi đã tìm thấy người đàn ông mà tôi đang tìm kiếm. Julian Kennedy đã gửi thư cho ông rằng tôi định xây dựng một nhà máy thép ở Ấn Độ. Tôi muốn ngài đi Ấn Độ với tôi để tìm quặng sắt, than cốc và những chất gây cháy cần thiết. Tôi muốn ngài đảm nhận trách nhiệm làm kỹ sư tư vấn. Ngài Kennedy sẽ xây dựng nhà máy ở bất cứ nơi nào ngài muốn và tôi sẽ trả tiền hoá đơn. Ngài sẽ đi Ấn Độ với tôi chứ?". Và tôi đồng ý."

Thăm dò
tháng 4 năm 1903 C.M Weld đến Ấn Độ thăm dò quặng sắt
được trợ giúp từ nhà địa chất Pramatha Nath Bose (ảnh trên) thì Weld đã khám phá những mỏ quặng sắt lớn ở đồi Gorumahisani
tháng 5 năm 1903 JN mất vì lý do sức khoẻ trên chuyến đi công tác Đức, để lại quyền lãnh đạo cho con trai cả Dorabji Tata
nhiều công ty than đã mời chào bán than cốc nhưng Tata muốn đảm bảo chất lượng than nên đã xây dựng mỏ riêng: đặt nhà máy thép đầu tiên ở làng Sakchi nơi giao nhau giữa hai dòng sông Kharkai và Subarnarekha
Gọi vốn
năm 1907 thép Tata chính thức ra mắt: thưở đầu, nhà máy có 2 lò cao với công suất thường niên 160 000 tấn gang thỏi - và 4 lò nung thép tại chỗ với công suất thường niên 100 000 tấn thép
sau rốt, nhà máy thuê làm 175 quản lý nước ngoài, 2000 nhân viên vận hành và 6000 lao động
sàn chứng khoán Luân Đôn bấy giờ đang khó khăn nên Tata tìm vốn ở thị trường nội địa Ấn Độ và đã gọi được 232000 rupee tương đương 1.5 triệu bảng Anh từ 8000 nhà đầu tư
những nhà công nghiệp lớn làm bạn thân của gia đình Tata đã mua phần lớn cổ phần công ty: tiếp diễn trong nhiều năm - một nghiên cứu năm 1966 cho thấy chỉ 63 trong tổng số 11000 cổ đông đã sở hữu 43% cổ phần

Những ngày đầu
tháng 2 năm 1908 nhà máy đi vào hoạt động: công việc khó khăn - Tata không chỉ xây dựng nhà máy mà còn xây dựng cả thành phố bao quanh
bấy giờ Sakchi là rừng rậm với không đường xá hay đường sắt kết nối
tổng giám đốc tương lai John Keenan của thép Tata là một người đã thăm làng Sakchi từ sớm, nói rằng việc xây dựng đã quấy nhiễu voi và hổ trong vùng: hổ đã giết hại 2 công nhân - người ta sợ không dám đi khỏi lều cắm trại ban đêm
năm 1911 làng Sakchi đã có những đường phố với dãy nhà gạch 1 tầng điện nước đầy đủ
tháng 12 năm 1911 nhà máy nổi lửa và năm 1912 nén gang thỏi đầu tiên được cán ra trên dây chuyền sản xuất
lò cao Tata đã làm ra gang thỏi đủ rẻ để xuất khẩu cho những khách hàng như Mitsui ở Nhật Bản
40-60% chi phí Tata làm gang thỏi là từ vật liệu thô: cho thấy khả năng chuyên môn của công ty trong hậu cần và tầm nhìn xa đã sát nhập theo chiều dọc [vertical intergrate] chuỗi cung

Vạn sự khởi đầu nan
năm 1913 chính phủ thuộc địa Ấn Độ nhận được đơn hàng thép đường ray tàu hoả đầu tiên: thử thách sẽ là chất lượng - chính phủ thuộc địa nói sẽ chỉ mua thép Ấn Độ nếu chất lượng sánh ngang tiêu chuẩn thép Anh nhập khẩu
đặc tả tiêu chuẩn Anh [British standard specification] về thép sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn mua hàng của công ty đường sắt tư nhân: tiêu chuẩn ấy ngặt nghèo một cách bất thường - những công ty đường sắt ở Ấn Độ bấy giờ có yêu cầu chất lượng cao hơn ở Mỹ và kể cả Anh
nữa, thép nhập khẩu sẵn hàng từ những nước châu Âu như Bỉ hay Đức thì không cần đáp ứng cũng những tiêu chuẩn Anh ấy: góp phần đã tạo ra cảm giác bất công - có lẽ là cố ý thiên vị thật - dù sao thì Tata cũng bị buộc phải nâng cấp khả năng cạnh tranh
năm 1913 các thanh tra chính phủ đã từ chối 37% nén thép được làm ra, tính theo tấn: động thái đã khiến công ty phải chú ý xử lý
lãnh đạo công ty thép Tata được tin báo rằng một bản dự thảo đang trôi nổi từ văn phòng Ấn Độ về vấn đề trên: cho thấy chính phủ có thể sẽ huỷ hợp đồng cam kết mua 20 000 tấn thép thường niên
Tata bỏ tiền túi ra thành lập một phòng thí nghiệm hoá học chính phủ và tuyển dụng nhân viên Anh để thay thế những nhân viên Ấn Độ và Mỹ trước đó: đắt hơn nhưng có kinh nghiệm hơn với tiêu chuẩn thép Anh
thập niên 1920 hơn 90% thép thành phẩm đường sắt của Tata đã đáp ứng tiêu chuẩn thẩm định Anh

Thế chiến 1
xong vấn đề chất lượng, Tata còn phải cạnh tranh với kỹ năng tài chính của những tập đoàn thép Mỹ: chủ yếu vì năng suất lao động thấp
thế chiến 1 đã cắt giảm nhập khẩu liên lục địa đến Ấn Độ, trong đó có từ Bỉ và đặc biệt là Đức: thép nhập khẩu ròng năm 1914-1915 đạt 746000 tấn thì chỉ còn 365000 tấn năm 1915-1916
sau rốt, nỗ lực chiến tranh đã chiếm 80% sản lượng của Tata: thép Ấn Độ được xuất đến nhiều chiến trường ở Ai Cập và đông Phi - biên lợi nhuận thép Tata tăng từ 16% năm 1914 thành 39% năm 1917
những Tata cũng chịu chi phí đầu vào cao hơn: giai đoạn năm 1914-1917 giá mua than tăng 228% và mua quặng sắt tăng 258%
rồi, hơn 26 tàu buôn chở hàng Tata đã bị chiến tranh tàu ngầm đánh chìm
4 năm thế chiến, Tata bán ra 300 000 tấn thép chất lượng cao: không tấn thép nào bị từ chối - bán với giá chỉ bằng một nửa giá thị trường nhờ một hợp đồng giá cố định đã ký với hội đồng sản xuất, ngay sau khi thế chiến nổ ra
năm 1919 hậu thế chiến, lãnh chúa Chelmsford là phó vương Ấn Độ đã viếng thăm Sakchi và tuyên bố đổi tên làng thành Jamshedpur
Chelmsford nói: "tôi không thể tưởng tượng nổi chúng ta xoay xở thế nào suốt 4 năm chiến tranh nếu công ty Tata không cung cấp thép đường ray... cho Mesopotamia, Ai Cập, Palestine và đông Phi... và tôi đến để bày tỏ lòng cảm tạ"

Suy thoái
chiến tranh đã quảng bá cho thép Tata và củng cố tài chính công ty nhưng hoà bình mới đã đưa đến tương lai khó khăn cho ban lãnh đạo
năm 1921 công suất thép toàn cầu vượt 20% nhu cầu: 81 trên tổng số 102 lò nung thép ở Scotland bị đóng cửa
các nhà làm thép Bỉ bắt đầu bán phá giá thép vào thị trường Ấn Độ: giá bán dầm thép đã giảm từ 309 rupee một tấn tháng 4 năm 1920 về còn 164 rupee tháng 6 năm 1924 - giá bán tiếp tục giảm trong suốt thập kỷ
suy thoái hậu chiến tranh đã tăng giá đồng rupee, làm đắt đỏ chi phí đầu vào và tranh chấp lao động cho 20 000 nhân viên Tata vì những hệ thống năng suất mới
tệ hơn, Tata đang dang dở mở rộng đầu tư để tăng công suất lò nung, nâng cấp công nghệ làm thép và cải thiện năng suất lao động: chương trình mở rộng lớn [great extension scheme]
lợi nhuận gộp đã giảm từ 9 triệu rupee năm 1921-1922 xuống còn 2.1 triệu năm 1922-1923
ngoại trừ năm 1926 thì cổ phiếu thép Tata không trả cổ tức suốt từ năm 1922 đến 1935 và do đó giá cổ phiếu giảm còn nửa

Chủ nghĩa bảo hộ
lãnh đạo thép Tata tìm đến chính phủ thuộc địa
năm 1924 chính phủ thuộc địa đã thay đổi chính sách tự do kinh tế cũ để áp dụng thuế quan bảo hộ lên thép: luật thuế đầu tiên bảo hộ nền công nghiệp Ấn Độ - cũng để đáp ứng phần nào vì chủ nghĩa yêu nước Ấn Độ nổi lên
động thái cũng mở ra những câu hỏi nhạy cảm về quan hệ của Ấn Độ với Anh vì thuế quan nhập khẩu từ Anh thấp hơn phần còn lại của thế giới: những năm ấy, chế độ ưu đãi hoàng gia [Imperial preference] đã thành một chủ đề bị đem ra bàn luận
bất chấp được bảo hộ, Dorabji Tata có lúc đã phải cầm cố toàn bộ tài sản, trong đó cả trang sức của vợ, để có tiền trả lương công nhân
dù sao thì thuế bảo hộ cũng mang lại cho công ty mỗi năm từ 5 đến 7 triệu rupee doanh thu thập niên 1920
thập niên 1930 thép Tata hoàn thành việc nâng cấp và giải quyết được vấn đề năng suất lao động nhờ lập ra quy định những hệ thống tuyển dụng mới: biên lợi nhuận đạt 40% - Ấn Độ đạt được gần tự chủ một số sản phẩm thép nhất định
dù sao thì thập niên 1930 ngành thép Ấn Độ cũng bỏ lỡ cơ hội đầu tư mở rộng công suất và có thể gây dựng một ngành xuất khẩu: thay vào đó Tata chọn cách trả cổ tức cao cho cổ đông

Kết
năm 1938 Jehangir Ghandy kế nhiệm John Keenan làm tổng giám đốc Ấn Độ đầu tiên của công ty thép Tata
thế chiến 2, công ty Tata có nhà máy thép tích hợp lớn nhất đế chế Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét