Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Anh bỏ lỡ cơ hội dầu khí

thập niên 1970 Anh tìm được dầu ở Biển Bắc: bấy giờ Anh đã vật lộn vì thâm hụt thương mại lớn phát sinh từ giá dầu đắt đỏ - các công ty chạy đua xây dựng cụm mỏ ngoài khơi để khai thác càng nhanh càng tốt

Khởi đầu
những công ty dầu mỏ Anh lớn như British Petroleum, Shell và Burmah Oil hàng thập kỷ thăm dò dầu khí xa ngoài đảo Anh ở lãnh thổ của đế chế Anh hoặc những vùng chịu ảnh hưởng như Ba Tư, Miến Điện [Burma] và Trinidad
năm 1939 công ty dầu D'Arcy thăm dò được những mỏ dầu nhỏ ở phía đông miền trung Anh [East Midlands] và một mỏ ở hạt Dorset
sau khủng hoảng kênh đào Suez 1956-1957 một số công ty dầu đa quốc gia đã thăm dò Biển Bắc - bấy giờ ý tưởng rằng Anh có thể là nhà sản xuất dầu khí lớn thì có hơi nực cười

Groningen
năm 1959 Shell khám phá mỏ dầu lớn Groningen ngoài khơi Hà Lan - trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới bấy giờ
Hà Lan nhanh chóng chuyển lưới điện sang sử dụng khí đốt và đóng cửa các mỏ than - mỏ khí đốt Groningen đã đẩy đít nền kinh tế Hà Lan và tài trợ an sinh xã hội
suy đoán rằng mỏ khí đốt có lẽ thuộc về một bồn [basin] khoáng sản [deposit] lớn hơn, phát hiện đã tạo động lực để khoan thăm dò sâu hơn ở Anh, Hà Lan và cả Đức
một số mỏ nhỏ đã phát hiện ở Đức và Ba Lan nhưng không gì lớn hay giá trị như Groningen: phần lớn khí đốt ở đấy hoặc có hệ số năng lượng [calo] thấp hoặc quá cao mật độ cacbonic hoặc nitơ

Vạch giới hạn
dựa trên kiến thức địa chất của Groningen, các thợ khoan đoán rằng sẽ có tích trữ khí đốt đáng kể ngoài khơi Anh
những khảo sát thăm dò ban đầu đã cho thấy tiềm năng nhưng trước khi khoan thì người ta cần đàm phán vẽ biên giới chủ sở hữu
ít năm sau đó, Anh thương lượng với các nước láng giềng về biên giới: hầu hết đã chọn cách vẽ đường chia ngay giữa [trung vị] cách đều bờ biển các bên
lựa chọn ấy đã gây tranh cãi lâu dài, đặc biệt khi thoả thuận với Nauy năm 1965: một rãnh sâu 800 met gần bờ biển Nauy mà Anh có thể sử dụng làm đường biên giới thay vì đường trung vị [median]
nếu vẽ đường biên giới trên rãnh thì phần lớn dự trữ dầu khí của Nauy sẽ thuộc về Anh: có lẽ sẽ phải giải quyết tranh chấp nhờ trọng tài [arbitration] - mất thời gian mà kết quả chưa chắc
xét lại, Anh có lẽ nên cố gắng, kể cả chậm mất vài năm: không phải lần đầu trong lịch sử mà người Anh thất bại trong việc vẽ biên giới đúng mực - nhưng Anh đã bỏ qua vì đang vội

Anh thập niên 1960
chính phủ bận rộn với nhiều hiện tượng kinh tế tiêu cực như số lượng đình công, tỷ lệ thất nghiệp và nghiêm trọng nhất là thâm hụt thương mại
khủng hoảng thâm hụt cán cân thanh toán bị đổ lỗi cho kết thúc sớm giai đoạn tăng trưởng kinh tế bởi tăng lãi suất tiền gửi, lạm phát và thắt lưng buộc bụng
hậu chiến, nền kinh tế Anh chuyển từ than nội địa sang nhập khẩu dầu mỏ vì tăng số lượng xe cơ giới, đường sắt và ngành điện bỏ than
từ năm 1968 đến 1972 thị phần dầu mỏ ở thị trường điện Anh đã nhảy 10 điểm lên gần 50%
phần lớn dầu nhập khẩu: ổn - miễn là dầu rẻ
năm 1973 giá dầu tăng gấp 4 lần vì OPEC ban lệnh cấm vận dầu
từ năm 1961 đến 1970 nền kinh tế Anh thặng dư thương mại 6.45 tỷ bảng Anh thì chỉ năm 1974 thôi thâm hụt thương mại đã hơn 2 tỷ bảng
nhu cầu dầu mỏ của Anh và khủng hoảng cán cân thương mại sẽ liên tục thúc đít những sự kiện sau đó

miền nam Biển Bắc
vịnh Biển Bắc có thể chia thành 3 miền: bắc, trung và nam
thoả thuận xong đường biên giới, thăm dò bắt đầu năm 1965 ở miền nam Biển Bắc
rất nhanh, British Petroleum phát hiện khí đốt: những giếng đầu tiên của mỏ khí đốt West Sole sau này
Conono sớm sau đó khám phá được mỏ khí đốt South Viking tháng 12 năm 1965
ít năm sau, các thợ khoan phát hiện một tá mỏ khí đốt ở miền nam Biển Bắc
khí đốt Biển Bắc giúp Anh bớt dùng điện khí than: khí đốt được làm từ than hoặc dầu mỏ - từ năm 1967 đến 1977 có 40 triệu đồ gia dụng và 14 triệu khách hàng đã chuyển đổi, trong đó là 3 triệu bếp nấu, 2 triệu ấm đun nước và 1.7 triệu lò sưởi

miền bắc Biển Bắc
dựa vào kiến thức về Groningen, Anh đoán là phần Biển Bắc của mỏ sẽ chủ yếu là khí đốt, không ai ngờ có dầu mỏ
miền nam Biển Bắc đã thăm dò gần hết, thợ khoan quay qua phía bắc vào những vùng nước sâu hơn giữa Scotland và Nauy: lãnh đạo BP và Shell - trong đó có chủ tịch BP - đều bi quan
mọi người ngạc nhiên tháng 12 năm 1969 Amoco khoan trúng mỏ dầu nhỏ Montrose nằm sâu 2.4 km ở biển Anh
cũng tháng 12 năm 1969 Phillips trúng mỏ Ekofisk ở biển Nauy: mỏ có địa chất phức tạp nên các thợ khoan đã mất thời gian mới nhận ra kích cỡ của mỏ - ngay lập tức thu hút chú ý về khu vực này của Biển Bắc
tháng 10 năm 1970 British Petroleum khám phá mỏ dầu Forties lớn nhất Anh
tháng 6 năm 1971 Shell khám phá mỏ dầu Brent
4 lượt đấu giá khoanh vùng [fourth round of block auction] chính phủ tổ chức sau khi phát hiện mỏ Brent đã thu hút chú ý lớn chưa từng thấy: 228 công ty nộp đơn - nhiều công ty độc lập vừa mới thành lập
đấu giá thu về 37 triệu bảng doanh thu: một khoanh vùng ở xa về phía bắc là 211/11 đã bán được 21 triệu bảng - may mắn cho khách mua là Shell và Esso vì khoanh vùng [block] này là một trong chỉ 3 của 4 lượt đấu giá mang lại một mỏ Cormorant

Khoan khó
mỏ khí đốt miền nam Biển Bắc nằm ở vùng biển khá nông nên không cần công nghệ mới, không như miền bắc Biển Bắc
bấy giờ phần lớn khoan dầu là ở đất liền: khoan ngoài khơi chỉ thực hiện ở vùng biển lặng như vịnh Mexico sâu có 60 mét
phần lớn những giàn khoan được tạo khung làm từ những đường ống thép hàn với nhau cắm xuống đáy đại dương
ở miền bắc Biển Bắc, ta phải khoan sâu hơn: hơn 200 mét trong điều kiện khắc nghiệt - gió thổi 177 km một giờ và sóng biển cao 30 mét
giàn khoan phải được chỉnh sửa để hoạt động trong môi trường ngoài khơi mới: ví dụ giàn cần đóng thùng [enclose] và vì thế cũng phải chỉnh sửa cả hệ thống thông gió, điều hoà và xử lý rò rỉ khí đốt
một nâng cấp lớn nữa là sử dụng bê tông chịu lực để gia cố: tạo nên một nền bê tông cứng - nặng 283000 tấn tương đương gấp 10 lần trọng lượng của những khung trước đấy
rồi ta thả nền bê tông xuống đáy biển: phần còn lại của giàn sẽ vít bu lông lên đỉnh của 4 trụ [support]
bấy giờ khủng hoảng dầu mỏ đã gây áp lực tiến độ và chi phí cho các thợ khoan Biển Bắc: nghi vấn là dầu Biển Bắc có thể không khả thi kinh tế nếu không nhờ giá dầu tăng vọt thập niên 1970

Khai thác
số người trực tiếp làm việc khá ít chỉ 26000 lúc đỉnh điểm trong khi nhân lực toàn quốc là 28 triệu
từ năm 1975 đến 1983 đầu tư dầu khí chiếm 6-8% tổng đầu tư ở Anh
thương vụ giúp Anh tự chủ dầu khí từ năm 1980 đến 2004 nhưng sản lượng dầu mỏ chỉ đạt đỉnh năm 1985 và sau đó lần hai năm 1999
sản lượng khí đốt đạt đỉnh năm 2000 và đến nay đã giảm nhưng thập kỷ vừa qua vẫn đóng góp tỷ lệ đáng kể cho những giải pháp điện [energy mix] Anh

Công nghiệp Anh
khám phá được ca ngợi là "cực kỳ may mắn" cho người Anh - đúng
hai năm trước khi giá dầu mỏ sụp đổ năm 1986 chính phủ Anh đạt doanh thu đỉnh điểm 12.5 tỷ bảng từ dầu khí
tuy nhiên Anh bỏ lỡ cơ hội gây dựng công suất nội địa trong mảng khai thác dầu ngoài khơi
ban đầu, công nghiệp Anh hẳn quan tâm đến tham dự vào kiến thiết dự án dầu Biển Bắc: nhiều người ở Anh đã kế hoạch những thiết bị khoan di động Biển Bắc và những hạ tầng đường thuỷ được lắp ráp ở những xưởng tàu Anh
nhưng công nghiệp Anh cũng vừa mới trải qua một giai đoạn chủ nghĩa xã hội nhà nước [quasi socialism] hậu chiến mà việc kiếm tiền bị... can ngăn
cho nên những công ty [đóng tàu] Anh biết khá ít về nhu cầu tốc độ, thời gian, chi phí và quy mô của ngành dầu mỏ: chưa nói đến khả năng đáp ứng
những công ty vận hành [operator] dầu mỏ Mỹ đã mời những nhà cung cấp Mỹ sẵn có về Anh và đặt chi nhánh: các công ty vân hành dầu mỏ Anh và chính phủ đã hoan nghênh động thái - coi lợi thế Mỹ trong khai thác dầu ngoài khơi là tất yếu
các doanh nghiệp Anh mất nhiều năm điều chỉnh và đã có một số thành công: ví dụ ngành hoá học - nhu cầu của ngành dầu mỏ giúp ngành hoá đầu tư nhà máy mới và tăng công suất
ngành thép Anh thập niên 1980 cũng tăng lớn sản lượng nội địa so với 10 năm trước đó
các kỹ sư Anh thì ra được những cải tiến linh kiện sản xuất dưới nước: như thiết bị tách biệt [separator] Vortoil và chương trình mô phỏng bể chứa ECLIPSE
ấy là dấu hiệu cho thấy dầu Biển Bắc có thể đã dung dưỡng một ngành khai thác ngoài khơi Anh có tiềm năng xuất khẩu: có thể là điểm sáng trong ngành sản xuất Anh đang từ từ suy giảm
sau rốt, Anh vội vàng để xử lý khủng hoảng cán cân thương mại: đẩy chuyển giao công nghệ và tiềm năng công nghiệp nội địa sang ưu tiên thứ yếu

Nauy
trái ngược với Nauy ban đầu không biết quản lý ngành dầu mỏ, kỹ sư không kinh nghiệm bằng ở Anh
từ năm 1965 đến 1975 chính phủ Nauy áp dụng hệ thống thuế, căn bản bắt chước Anh
năm 1975 chính phủ áp quy định kiểm soát cạn kiệt lên những mỏ dầu: làm chậm tiến độ - ngoài ra Nauy yêu cầu những hiệp ước đối tác chung vốn cổ đông và chuyển giao công nghệ với những công ty dầu mỏ nước ngoài
những công ty nhà nước như Statoil ngày nay thành Equinor và NorskHydro đã giúp nuôi dưỡng công nghiệp nội địa đi sâu vào chuỗi cung
một trường hợp, đã có can thiệp trực tiếp để tạo nên công ty Nauy Petroleum Consultants [tư vấn dầu khí] sau khi nhà thầu ban đầu là Matthew Hall công ty Anh đã thất bại không đáp ứng được [không hợp tác]
Anh và Nauy thì khác nhau: Anh đã có 2 công ty dầu mỏ quốc tế lớn và cán cân thanh toán bấy giờ đang tụt dốc

Bỏ hoang
chính phủ ước tính trữ lượng 4 tỷ thùng dầu còn ngoài Biển Bắc nhưng nhiều giàn khoan lắp đặt thập niên 1970 và 1980 đã hết hạn và cần dỡ bỏ
từ nay đến giữa thập niên 2050 ước tính 470 giàn khoan, 5000 giếng, 10000 km đường ống và 40000 khối bê tông sẽ phải được di dời
chưa hết, phức tạp là nhiều giàn khoan đã thành rặng san hô nhân tạo: thu hút và thành nhà cho cá - đem lại nguồn lợi thuỷ sản
ước tính đến năm 2040 tổng chi phí dỡ bỏ sẽ lên đến 70 tỷ bảng: gây áp lực cho những công ty dầu khí có nghĩa vụ thực hiện nhưng không có tài chính
đã có tranh luận về tận dụng kinh nghiệm dỡ bỏ giàn khoan Biển Bắc để gây dựng công suất Anh trong mảng công nghiệp đặc thù này: cảng Able Seaton đang trở thành một trong những cảng thương mại của châu Âu làm việc tách rời cấu trúc thép và tái sử dụng

Kết
ngành dầu khí Biển Bắc đã hoạt động hơn 30 năm và đóng góp hơn 300 tỷ bảng cho ngân sách Anh, giúp Anh trở thành nhà xuất khẩu dầu mỏ
người ta đặt câu hỏi về tính bền vững của nguồn cung dầu khí Biển Bắc nhưng khủng hoảng dầu mỏ thế giới đã thúc giục chính phủ Anh lấn tới
Nauy may mắn không cần vội và nhờ thế đã gây dựng được ngành công nghiệp Nauy đủ sức cạnh tranh quốc tế trong chuỗi cung dầu khí
bên cạnh tiền chi trả dỡ bỏ giàn khoan và những rặng san hô nhân tạo, di sản của dầu khí Biển Bắc trong công nghiệp Anh sẽ còn lại gì

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét