Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Thái Lan chế tạo xe xuất khẩu của Nhật Bản và Mỹ

năm 2019 Thái Lan xuất khẩu nửa triệu xe ôtô trị giá hơn 9 tỷ đôla Mỹ và là nhà xuất khẩu ôtô lớn 17 thế giới, lớn thứ 3 châu Á và lớn nhất Đông Nam Á
Thành công xây dựng ngành xuất khẩu xe và linh kiện xe Thái Lan thì lại khá âm thầm – bài viết này về cách Thái Lan phát triển và nuôi dưỡng ngành xuất khẩu ôtô và lý do tại sao [người Thái Lan] chưa thành công được như mong đợi

Khởi nghiệp
Ngành xe ôtô Thái Lan ngày nay bắt đầu năm 1960 với đạo luật xúc tiến công nghiệp, bấy giờ ngành công nghiệp nội làm ra được rất ít xe
Năm 1961 Thái Lan chỉ làm ra 525 chiếc còn phần lớn trong số 6080 chiếc xe bán ra ở Thái Lan là nhập khẩu thông qua hai hình thức: nhập nguyên chiếc hoặc nhập linh kiện
Với phương thức nhập khẩu linh kiện, xe ôtô nhập về theo gói linh kiện xếp hình và người hoặc công ty nhận hàng sẽ ráp lại
Đạo luật 1960 tăng thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ 80 lên 150% và tăng thuế nhập gói linh kiện hoàn chỉnh từ 50 lên 80%
Các công ty lắp ráp nước ngoài thâm nhập Thái Lan nhằm tránh những khoản thuế nhập khẩu mới ấy, đầu tiên là liên doanh giữa công ty con trụ sở Anh của Ford và công ty công nghiệp động cơ Thái là đối tác nhập khẩu trụ sở Thái Lan
Sau đó là liên doanh giữa FSO và công ty lắp ráp chung Karnasuta của Fiat, liên doanh Nissan và Siam Motors
Năm 1971 ngành đã lắp ráp hơn 9000 xe chở khách mỗi năm cung cấp một nửa nhu cầu trong nước.
Thoạt nhìn có vẻ chính phủ đã thực hiện thành công chính sách khuyến khích, nhưng soi kỹ thì giống phông bạt hơn
Chẳng có gì được làm trong nước, thay vào đó các công ty nhập các gói linh kiện và ráp lại
Nhiều ưu đãi chính phủ và nới lỏng rào cản nhập khẩu đã tạo ra quá nhiều những công ty lắp ráp này.
Chưa hết, ngành cũng không có tiến triển trong việc mang việc làm về nước, chính sách thuế khuyến khích sản xuất những linh kiện như lốp xe, pin, bộ tản nhiệt và nhíp xe... không tác động đáng kể
Năm 1971 những chính sách mới được thông qua để khuyến khích nội địa hoá một số linh kiện xe nhất định
Chính sách thứ nhất là các công ty lắp ráp bắt buộc phải mua ít nhất 25% số linh kiện từ trong nước.
Chính sách có hiệu lực từ năm 1973

Lách luật
Để xử lý vấn đề quá nhiều những công ty lắp ráp xe trong nước [chỉ nhập linh kiện để lắp] chính phủ cũng đề xuất [thứ hai] giới hạn số mẫu xe được nhập và điều kiện mở những công ty lắp ráp mới.
Để những đề xuất thứ hai này có hiệu lực, họ có lẽ đã phải mua bán sát nhập lớn để chỉnh đốn thị trường, có lẽ tác lớn đến ngành và mất việc làm, giống Úc đối mặt tình huống tương tự lúc ấy
Với lý lẽ như vậy, ngành tạo áp lực chính trị để hạn chế những chính sách [thứ hai] này, đề xuất [thứ nhất] bắt buộc 25% linh kiện nội địa có hiệu lực nhưng không đủ cao hay không đủ cụ thể để tác động xu hướng ngành
5 năm sau ấy, GM và Ford motor Thái Lan thâm nhập thị phần lắp ráp, số lượng xe lắp ráp trong nước Thái Lan tăng gấp 4 lần chiếm 65% doanh số.
Xe lắp ráp Thái Lan thì tiếp tục đắt đỏ và rởm
Chưa hết, ngành thừa cung, các nhà máy chỉ hoạt động 1 phần 6 công suất, và khoét sâu thêm thâm hụt thương mại ngành ôtô Thái Lan
Năm 1977 thâm hụt thương mại ngành ôtô cao gấp 6 lần năm 1971

Đặt mục tiêu đúng
Năm 1978 chính phủ Thái Lan ra hai quyết định sát thương
1 là thi hành hoàn toàn cấm nhập khẩu xe chở người cỡ nhỏ nguyên chiếc và nâng thuế nhập khẩu bộ linh kiện [lắp ráp hoàn chỉnh cả chiếc xe]
2 chính phủ mở rộng đàm phán với nhiều cử tri trong ngành để thi hành chính sách nội địa hoá cụ thể chức năng hơn
Hơn 5 năm sau ấy, quy định nội địa hoá linh kiện đã dần được nâng lên từ 25 lên 35% và sau đó tăng 5% mỗi năm cho đến năm 1983 mục tiêu chế tạo xe chứa 50% linh kiện nội địa.
Khái niệm OKR objectives và key results nổi tiếng của Intel và Google
Năm 1978 Thái Lan đặt ra ‘kết quả trọng yếu’ [key result] số lượng là 50% linh kiện nội địa trong xe trong vòng 5 năm, nhưng không đặt ra ‘kết quả trọng yếu’ chất lượng
Ví dụ công ty lắp ráp mua vải da nội địa để làm ghế xe, còn linh kiện quan trọng thì nhập khẩu
Cho nên chính sách ôtô Thái cũng quy định các công ty lắp ráp nội về những linh kiện cụ thể cần phải nội địa hoá trong những năm ấy: trống phanh, ống xả...
Chính sách cũng đặt ra lộ trình cộng tác cho cả công ty lắp ráp và ngành làm linh kiện nội địa Thái Lan
Chính sách 1978 căn bản thành công nắn đường đi đúng cho ngành xe Thái Lan

Bão bùng thập niên 1980
Khủng hoảng không tránh khỏi
Ngành xe Thái Lan hợp nhất sau khi các công ty lớn Toyota và Nissan xoay xở đáp ứng được quy định linh kiện nội mới ấy.
Công ty nhỏ như Hillman, Simca và Dodge không thể tuân thủ nên đóng cửa
Ford và GM không đạt doanh số kỳ vọng nên cũng rút lui
Chính phủ tiếp tục quản lý ngành, tiếp tục áp chế quy định nội địa hoá linh kiện trong xe và theo đuổi lợi thế quy mô
Ví dụ chính phủ thi hành những quy định ấy lên mẫu xe và loạt xe
Từ năm 1984 ngành chỉ sản xuất 42 loạt sản phẩm và 2 mẫu xe
Chính phủ cũng thành lập đặc khu công nghiệp xuất khẩu lớn ở 3 tỉnh miền đông, người Nhật Bản hỗ trợ xây một hệ thống cơ sở hạ tầng lớn kết nối với một cảng mới Laem Chabang cách Bangkok 75 kilomet về phía nam, đoạn đường ra cảng nổi tiếng tắc
Thành công đã biến miền đông Thái Lan thành nhà sản xuất khổng lồ chỉ sau nội đô Bangkok

Nhật Bản
Năm 1985 Nhật Bản và Hoa Kỳ ký hiệp ước Plaza nâng giá đồng yên đã đánh hạ thu nhập và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Nhật Bản, càng thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp Nhật Bản đặt cơ sở sản xuất ra nước ngoài
Thái Lan vốn đã là đối tác thương mại thân cận với Nhật Bản, hưởng lợi lớn từ vụ tái cơ cấu ấy của các ngành công nghiệp
Sau năm 1985 vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp đôi, trung bình hàng năm từ 287 triệu đôla lên 744 triệu
Đặc điểm vốn đầu tư cũng thay đổi, chuyển sang thực sự sản xuất ở nơi đầu tư, xe làm ở Thái Lan càng thêm nhiều linh kiện do Thái Lan chế tạo
Năm 1986 chính phủ tiến đến nội địa hoá một trong những công nghệ lõi trong xe ôtô – động cơ máy
Chính phủ đặt ra quy định linh kiện nội địa cho động cơ diesel, mục tiêu 70% động cơ tự làm vào năm 1996
Ba công ty cung cấp động cơ lớn đã lớn mạnh đáp ứng những yêu cầu ấy: nhà sản xuất Siam Toyota, Thai Automotive Industry và nhà sản xuất động cơ Isuzu (ở Thái Lan)
Năm 1987 năm bản lề khi Mitsubishi Thái Lan trở thành công ty Thái đầu tiên sản xuất và xuất khẩu xe hoàn toàn Thái Lan phát triển, bán 500 chiếc vào Canada

Tự do hoá thập niên 1990
Hết thập niên 1980 ngành xe được cưng chiều nhất Thái Lan, xe nhập hoặc bị đánh thuế nặng hoặc bị cấm hoàn toàn
Bùng nổ kinh tế Thái Lan từ 1987 đến 1991 giúp thúc đẩy ngành thêm, trung bình tăng 10% năm và có vẻ thành công theo chân chiến lược Đông Á về chuyển giao công nghệ, như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc
Năm 1991 một bước ngoặt xảy ra
Anand Panyarachun lên nắm quyền sau đợt đảo chính quân sự và thi hành loạt cải cách bao gồm chính sách HIV/AIDS, tăng lương và thi hành thuế giá trị gia tăng
Anand bắt đầu tự do hoá ngành xe, gỡ bỏ một số biện pháp bảo hộ, thu hồi lệnh cấm nhập khẩu và hạ thuế quan
Chưa hết, quy định hạn chế quyền sở hữu nước ngoài bị loại bỏ, liên doanh với công ty trong nước không còn cần thiết nữa miễn là phải xuất khẩu hơn 60% sản lượng
Lý do:
1 là để hạ giá bán xe trong nước: khách hàng và người làm luật phản ánh rằng các quy định linh kiện nội địa thì chỉ tổ tăng giá xe trong nước
2 là để đa dạng hoá số nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, tránh chỉ có Nhật Bản
Ngành xe Thái Lan bấy giờ được bảo hộ và ưu đãi lớn nhưng vì quá thân với người Nhật Bản nên có vẻ chính phủ trao lợi trực tiếp cho nước ngoài.
Các biện pháp tự do hoá đã cõng “cơn lũ các công ty Hàn Quốc và Mỹ” về cắn gà nhà và buộc các công-ty-lắp-ráp-người-Nhật-sở-hữu phải cạnh tranh tử tế và giữ thị phần nghiêm túc hơn – chào bán sản phẩm như Honda City
Từ 1992 đến 1996 tăng trưởng trung bình của ngành xe Thái Lan vào khoảng 12% nhờ kinh tế tăng trưởng
Năm 1996 chứng kiến doanh số bán xe cao lịch sử

Khủng hoảng tài chính năm 1997
Thái Lan là một trong những nước ảnh hưởng nặng nhất, nhu cầu mua xe giảm 38% năm 1997 và giảm thêm 60% năm 1998 gây chưng hửng công suất sản xuất
Công ty nội cắt giảm chi phí và sa thải nhân viên, Toyota phải chi hơn 100 triệu đôla Mỹ để duy trì chi nhánh Thái Lan
Sản lượng thừa đã định hướng ngành xe Thái tìm đường xuất khẩu, khủng hoảng tài chính làm hạ giá đồng tiền baht Thái Lan làm hạ giá bán của hàng Thái Lan xuất khẩu
Năm 1998 là năm đầu tiên doanh số ngành ôtô Thái Lan xuất siêu
Thái Lan tận dụng thành công ấy, tái định vị mình thành một trung tâm xuất khẩu cho các công ty chế tạo xe nước ngoài
Các nhà chế tạo xe Nhật Bản và Mỹ được giữ 100% lợi nhuận từ các công ty con của mình, vừa tận dụng nhân công giá rẻ và hệ sinh thái chuỗi cung linh kiện xe nội địa [Thái Lan] sẵn có

Ngày nay
Năm 2000 Thái Lan bãi bỏ quy định xe % linh kiện nội địa để được gia nhập WTO
Thích ứng, chính phủ [Thái Lan] quay xe sang chuyên môn hoá trong một số phiên bản sản-phẩm-hàng-đầu-quốc-gia nhất định
Tương phản với những quốc gia chọn lọc ra những công ty hàng đầu, như Trung Quốc chọn Huawei và CATL, thì Thái Lan chọn lọc ra danh mục xe bán tải và ngành đã phản ứng tích cực
Ví dụ Toyota đã chuyển sản xuất xe bán tải đến Thái Lan, chế tạo hàng triệu xe Toyota Hilux xuất khẩu và đặt cả nghiên cứu phát triển sang Thái
Chính sách năm gần đây đã điều chỉnh theo hướng phù hợp tình hình thị trường mới, Thái Lan vẫn tập trung vào xe bán tải nhưng bắt đầu đầu tư thêm nguồn lực vào xe xanh nhỏ và tiết kiệm hơn, và thị trường xe điện
Công xưởng xuất khẩu
Ngày nay Thái Lan là gã xuất khẩu xe khổng lồ, xuất khẩu hơn nửa sản lượng xe chế tạo ra hàng tá quốc gia trong đó Úc là thị trường lớn nhất
Thái Lan là người hưởng lợi nhất từ sụp đổ của ngành chế tạo xe Úc
Thái Lan cũng xuất khẩu doanh số xe trị giá hàng trăm triệu đôla sang láng giếng Việt Nam, Philippines và Indonesia chưa kể thị trường khác là Trung Quốc, Ả-rập và Mexico
Phần lớn sản lượng này là xe thương mại, chủ yếu xe tải một tấn, mặc dù xu thế đang thay đổi nhờ chính phủ quảng bá những xe xanh [eco] nhỏ và tiết kiệm hơn
Chưa hết, hệ sinh thái chuỗi cung vững chắc của Thái Lan có lẽ sẽ tiếp tục níu chân các công ty chế tạo xe nước ngoài trong dài hạn.
Thái Lan có hơn 2300 nhà cung ứng linh kiện, gần gấp đôi cả Indonesia và Malaysia gộp vào
95% nhà cung ứng loại 1 của Toyota Thái Lan là trong nước.

Vấn đề
Thành công xuất khẩu cũng tồn tại vấn đề ấy là đều sở hữu nước ngoài.
100% quyết định quản lý và lợi nhuận cổ đông từ bán xe Thái Lan chế tạo, chảy về các công ty ở Nhật Bản và Mỹ
ấy là từ thay đổi chính sách trọng yếu từ đầu thập niên 1990 cho phép người nước ngoài sở hữu 100% liên doanh trong nước
nhiều công ty cung ứng linh kiện xe Thái Lan là do người Thái sở hữu nhưng bị lệ thuộc công ty lắp ráp cuối là nhà chế tạo xe. Chuyên môn kỹ sư, thiết kế và quảng cáo phục vụ người tiêu dùng là không đủ để cạnh tranh, chưa kể đứng cạnh gã khổng lồ như GM, Toyota và Honda thì nhãn hiệu Thái Lan không có cơ hội nào gây chú ý
Thai Rung Union có lẽ là nhãn hiệu xe ôtô nổi tiếng nhất từ năm 1967 xuất khẩu xe sang Iran và Triều Tiên

Chính sách
Vấn đề tương tự như ngành công nghệ khác của Thái Lan là ổ đĩa cứng, khi chính sách tập trung vào thu hút và phục vụ các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và sau đó xúc tiến xuất khẩu, nhưng lảng tránh những chính sách khoa học công nghệ nhằm nâng cấp những ngành bản xứ khi đầu tư nước ngoài đã hiện diện
Đài Loan và ngành vi điện tử, đúng là chính phủ chi tiền lùa nhà đầu tư nước ngoài như Philips nhưng cũng không quên quan tâm thúc đẩy những công ty nội địa cải thiện những kỹ thuật thu được. Và tự làm [không cần chuyên gia nước ngoài]
Ví dụ năm 1987 TSMC thành lập đã tiếp nhận kỹ thuật chế tạo kim loại tiến trình 2 và 3 micromet từ chính phủ Đài Loan và nhanh chóng tiến hành cải thiện và chào bán được tiến trình 1.5 micromet năm 1988
Thập niên 2000 chính phủ Shinawatra tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô, chú ý vào tầng lớp bình dân, xác định được một số lĩnh vực có sức cạnh tranh để cải thiện trong ngành công nghiệp, nhưng thiếu hành động hiện thực hoá những chính sách này
Quyền lực bị tập trung và mũi nhọn chính sách thì ngáo ngơ lang thang từ nơi này sang nơi khác.
Bất ổn chính trị dẫn đến chính sách bị ngưng trệ trong nhiều năm
Chế độ kế tục, chính phủ Abhisit đỡ đầu sức mạnh văn hoá Thái Lan: massages Thái, ẩm thực Thái... chính sách kinh tế độc đáo bị đảo chính quân sự làm gián đoạn năm 2014 và chính phủ mới thi hành chính sách cụm công nghiệp mới cho đến nay vẫn đang tiến hành
Chính sách hiện đại tiếp tục chưa rõ và chính phủ chưa thực sự tập trung vào nâng cấp công nghệ bản xứ trong cả ngành ổ đĩa cứng lẫn ôtô và do đó các công ty người Thái sở hữu tiếp tục giữ hạng thứ cấp so với đối thủ nước ngoài sở hữu


Kết
Chả có lý do gì phải bới móc quá khứ. Quan chức tại nhiệm cả thập kỷ trước có lẽ không ngờ những chính sách họ xúc tiến hay họ bỏ lỡ thì lại có kết quả ngày nay
Ngày nay kinh tế Thái Lan kẹt trong bẫy thu nhập trung bình, thu nhập người dân đã chững lại ở tầng lớp thượng trung lưu trong 15 năm với 40% dân số thoát nghèo chỉ sau một thế hệ từ năm 1984 đến 2010
Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế nội địa đi ngang và không thể bắt quàng làm họ được tầng lớp thượng lưu
Đến thập niên 1990 tăng trưởng vẫn đạt 7% ấn tượng thì nay chỉ chạm 3%
Khuyến nghị chính sách không nhiều và chung chung, tốt nhất có lẽ bắt chước các nước láng giềng tập trung nâng cấp kỹ thuật, phát triển năng lực khoa học công nghệ của quốc gia và chuyển giao cho các công ty [thương mại hoá]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét