Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Nhật Bản và ngành đồng hồ vượt mặt Thuỵ Sĩ

thời điểm Nhật Bản mở cửa, phần lớn đồng hồ đến từ Mỹ hoặc Thuỵ Sĩ
người Thuỵ Sĩ đã tìm cách giữ bí quyết khỏi rò rỉ ra các quốc gia khác
nhưng bí mật vẫn bị hé mở và Nhật Bản đã trở thành một trong những nhà làm đồng hồ lớn nhất thế giới

Khởi đầu
đầu thế kỷ 20 lĩnh vực đồng hồ chỉ có 2 bên Mỹ và Thuỵ Sĩ nhưng phương cách thành công thì khác nhau
ở Mỹ, một số ít công ty lớn như đồng hồ Waltham và đồng hồ Elgin sản xuất hàng chục vạn đồng hồ bỏ túi cho thị trường trong nước - sản phẩm chỉ là những đồng hồ rẻ tiền làm từ công nghệ vặn ốc tự động cải tiến từ những máy khâu
đồng hồ Thuỵ Sĩ là một ngành hoàn toàn khác, bao gồm nhiều công ty nhỏ làm một loạt các sản phẩm chính xác cao, căn bản là đẳng cấp hơn một chút
năm 1901 thống kê Thuỵ Sĩ phản ánh có 663 công ty ngành đồng hồ tuyển dụng 24858 nhân viên
công ty lớn nhất Longines thuê làm 853 nhân viên
năm 1905 Longines sản xuất 130 000 sản phẩm, so với Waltham trước đó vài năm đã sản xuất thường niên gấp nhiều lần số ấy
đa dạng mẫu mà Thuỵ Sĩ đã là thế mạnh phủ sóng nhu cầu mọi khách hàng và được xuất khẩu
Thuỵ Sĩ chiếm 93% thị phần xuất khẩu đồng hồ bỏ túi

Đồng hồ quả lắc ở Nhật Bản
khi nói đến xây dựng đường tàu, điện báo hoặc quân sự thì Nhật Bản đã nhanh chóng nắm bắt công nghệ phương Tây
mục tiêu tổng thể của chính phủ là hiện đại hoá, muốn bắt kịp phương Tây
cho nên bấy giờ, đồng hồ cũng là thứ phù hợp với phong trào hiện đại hoá tổng thể khi người phương Tây bắt đầu nhập khẩu đồng hồ vào bán ở Nhật Bản
thập niên 1860 vật phẩm chủ yếu được coi là hàng cao cấp cho tinh hoa xã hội
năm 1868 Nhật Bản ghi nhận 2296 đồng hồ đứng [quả lắc] và 300 đồng hồ bỏ túi được nhập bán
năm 1887 hơn 70 vạn đồng hồ nhập vào Nhật Bản
đồng hồ được đặt trong bệnh viện, trường học, toà thị chính và bưu điện

Nhà máy đồng hồ
trong giai đoạn ấy, Nhật Bản tìm cách cai bỏ thói quen nhập khẩu đồng hồ quả lắc từ Mỹ vì đồng hồ quả lắc [clock] công nghệ đơn giản hơn đồng hồ đeo tay/bỏ túi [watch]
năm 1888 Hayashi Shihei một người bán lẻ đồng hồ mở nhà máy đồng hồ hiện đại đầu tiên của Nhật Bản
thành công, Hayashi mở thêm 5 nhà máy nữa ở Osaka, Tokyo...
năm 1905 sản lượng đồng hồ Nhật Bản là 370465 đã tăng thành 1.2 triệu năm 1922
mới đầu, nhu cầu trong nước và quân sự là động lực cho thị trường đồng hồ
Hayashi bắt đầu xuất khẩu sản phẩm thừa đến các thành phố mé đông bán cầu như Thượng Hải, Singapore, Hồng Kông và Bombay
thập niên 1930 Nhật Bản là xưởng xuất khẩu đồng hồ làm 35% thị phần

Đồng hồ đeo tay ở Nhật Bản
năm 1887 người ta bắt đầu đeo tay đồng hồ bỏ túi - ước tính chỉ 0.8% dân số Nhật Bản thường xuyên đeo đồng hồ
năm 1897 tỷ lệ dân số thường xuyên đeo đồng hồ lên 4.2% và đến năm 1907 là 10%
đồng hồ bỏ túi trở nên nổi tiếng nên các công ty Nhật Bản tìm cách tăng kích cỡ đồng hồ bỏ túi
công ty lớn nhất là Hattorinko sáng lập bởi Kintaro Hattori
Hattori học hỏi ngành đồng hồ từ năm 13 tuổi trong một cửa hàng đồng hồ ở Tokyo
năm 1877 Hattori 17 tuổi mở cửa hàng riêng sửa và bán đồng hồ
năm 1881 ông cưới con gái của một thương gia đồng hồ, mua lại cửa hàng của bố vợ và bắt đầu bán đồng hồ nhập khẩu từ Mỹ và Thuỵ Sĩ
để nhập hàng, Hattori đi tàu hoả đến một nhà ga ngày nay là Sakuraji Cho ở Yokohama để gặp các công ty thương mại Thuỵ Sĩ
khi thị trường đồng hồ Nhật Bản bùng nổ, Hattori nhận thấy cơ hội và năm 1895 mở nhà máy riêng làm đồng hồ treo tường và đồng hồ cây thời thượng bấy giờ
Hattori đặt tên nhà máy là Seikosha

Thay thế nhập khẩu
một đồng hồ cơ học sử dụng những bộ phận được chế tạo chính xác rất nhỏ lắp ráp thủ công tốn rất nhiều thời gian và kỹ năng
cốt lõi của một chiếc đồng hồ là những chuyển động hoặc bộ phận chuyển động - những bộ phận giữ cho đồng hồ đếm chuẩn xác
đồng hồ Nhật Bản không thể cạnh tranh với các công ty Thuỵ Sĩ và Mỹ, không chính xác hay tin cậy bằng đối thủ và giá thành cũng tốn kém hơn những đồng hồ nhập khẩu vì sản lượng chưa đủ để các nhà máy Nhật Bản đoạt lợi thế quy mô
nhập khẩu phương Tây thoải mái tràn vào Nhật Bản vì giữa thế kỷ 1800 Nhật Bản và Mỹ đã ký một hiệp ước bất công mở ra nhiều cảng hiệp ước [treaty port] trong nước [Nhật Bản]
năm 1899 hiệp ước ấy mất hiệu lực và Nhật Bản lấy lại được chủ quyền những quan hệ thương mại
chính phủ Nhật Bản ngay lập tức bắt tay vào một chính sách thay thế nhập khẩu: tăng thuế nhập khẩu và bảo vệ nền sản xuất trong nước
trước năm 1899 nhập khẩu đồng hồ bạc và nicken chỉ bị đánh thuế 5%
sau năm 1899 đồng hồ bạc và nicken bị đánh thuế 25% và từ năm 1906 lên đến 40%
Nhật Bản làm tương tự với xe đạp, công cụ máy, động cơ tua bin thuỷ điện, máy khâu và xe

Chablonnage
được bảo hộ khỏi nhập khẩu phương Tây, việc kinh doanh sản xuất đồng hồ của Hattori cất cánh, từ năm 1906 đến 1930 chiếm được 48% thị phần đồng hồ quả lắc và 85% thị phần đồng hồ bỏ túi/đeo tay
bảo hộ chính phủ và thuế nhập khẩu cao không hẳn là lý do duy nhất Hattori thành công
để tăng sản lượng, công ty của Hattori tập trung vào tự động hoá một số ít những mẫu chọn lọc lấy cảm hứng Thuỵ Sĩ
từ năm 1895 đến 1937 công ty của Hattori ra mắt 25 loại đồng hồ nhưng chỉ 3 loại bán chạy: đồng hồ bỏ túi đế chế 1909 và 2 đồng hồ đeo tay là chiếc Laurel và chiếc Seiko
để tăng chuyên môn sản xuất, Hattori tuyển dụng nhân lực kỹ sư từ các trường đại học Tokyo để tháo dỡ đồng hồ Thuỵ Sĩ và học cách ráp lại
đồng thời Hattori mua các bộ phận đồng hồ thô từ Thuỵ Sĩ, né thuế nhập khẩu
từ năm 1915 đến 1935 Thuỵ Sĩ cung cấp 69% các bộ phận của đồng hồ Nhật Bản
tiến trình nhập khẩu những bộ chuyển động đồng hồ riêng rẽ và ráp lại trong nước, được gọi tên là Chablonnage
từ năm 1895 đến 1899 Nhật Bản nhập khẩu 22500 bộ phận chuyển động đồng hồ từ Mỹ và Thuỵ Sĩ
năm 1900 năm đầu tiên tăng thuế nhập khẩu đồng hồ hoàn thiện, Nhật Bản nhập khẩu 122 000 bộ phận chuyển động
năm 1905 Nhật Bản nhập khẩu 250 000 bộ phận chuyển động

Công dân [Citizen]
ngành đồng hồ Thuỵ Sĩ bắt đầu lo lắng, hợp lý, rằng Chablonnage sẽ gây suy vong dài hạn cho họ khi chuyển giao chuyên môn làm đồng hồ quan trọng cho các quốc gia khác
ví dụ: năm 1894 một công dân Thuỵ Sĩ là Rudolph Schmidt định cư lại Yokohama và mở một công ty thương mại, mới đầu nhập bán đồng hồ hoàn thiện và đã thích nghi với lệnh tăng thuế nhập khẩu
năm 1908 sau đợt tăng thuế lần 2, công ty của Rudolph bắt đầu nhập khẩu Chablonnage vào Nhật Bản và ở xưởng Yokohama họ lắp ráp với vỏ ngoài đồng hồ nhập khẩu từ nhà máy vỏ đồng hồ của gia đình Rudolph ở Thuỵ Sĩ
năm 1910 Rudolph đã mang toàn bộ công đoạn - làm vỏ - vào Nhật Bản và đã chọc giận và báo động các thành viên của ngành đồng hồ Thuỵ Sĩ
năm 1912 Rudolph mang nhà máy Yokohama đến Tokyo nơi công ty ông bắt đầu mở rộng quy mô
năm 1930 không rõ hoàn cảnh nào nhưng Rudolph đã mua được một cửa hàng làm đồng hồ gọi tên là Shakosha và đổi tên cửa hiệu thành công ty đồng hồ Citizen [Công dân] là thương hiệu sở hữu của Rodolph Schmidt từ năm 1918
Citizen sau đó thành nhà sản xuất đồng hồ lớn thứ nhì Nhật Bản chỉ sau Seiko của Hattori

Cartel
năm 1935 hãng đồng hồ của Hattori trở thành nhà máy lớn nhất thế giới và cả Hattori lẫn Citizen bắt đầu vươn ra thị trường nước ngoài
một đoạn quảng cáo của công ty Hattori nói: "Đồng hồ của chúng tôi là người Nhật Bản làm. Công nhân Nhật Bản cực kỳ có năng khiếu cho những loại công việc tỉ mỉ cần cù cũng như chất lượng sản phẩm vượt trội đã thành danh."
thập niên 1920 xuất khẩu đồng hồ suy giảm và người Thuỵ Sĩ tái cơ cấu lại ngành thành một Cartel
những nhà bán bộ phận đã ký những hiệp ước được gọi tên là những quy ước làm đồng hồ, quy định rằng họ chỉ được buôn bán với nhau
một công ty quỹ holding được thành lập tên là ASUAG mua lại tất cả các nhà sản xuất bộ phận chuyển động
năm 1934 chính phủ nhúng tay, sau rốt đã kiểm soát tất cả các hoạt động làm đồng hồ và quản lý tất cả hoạt động xuất khẩu bộ phận đồng hồ và công cụ máy
Chablonnage bị cấm
động thái đạt được mục đích. Trong ít thập kỷ sau đó, ngành đồng hồ Thuỵ Sĩ hưởng lãi cao và liên tục chiếm 50% thị phần toàn cầu

Chiến tranh
thập niên 1930 cũng chứng kiến một cú chuyển dịch thị hiếu từ đồng hồ bỏ túi sang đeo tay
đồng hồ cũng có thêm chức năng như lên dây cót bằng tay, lịch ngày tháng năm và vỏ chống nước, đồng thời cũng nhỏ đi và phức tạp hơn
thế chiến 2 nổ ra, phần lớn các công ty đồng hồ ngoại trừ người Thuỵ Sĩ, đã ngừng sản xuất và để dành nguyên liệu kim loại cho chiến tranh
nhiều công ty bị kéo vào sản xuất những công cụ chính xác [nhắm bắn súng]
người Thuỵ Sĩ trung lập nên có lợi thế trên thị trường toàn cầu
công ty đồng hồ Mỹ vật lộn với chiến tranh, không thể cạnh tranh đồng hồ nhập khẩu Thuỵ Sĩ giá rẻ
mặc dù chính phủ Mỹ có áp thêm thuế nhập khẩu, ngành đồng hồ Mỹ rơi vào suy thoái dài hạn và phải sát nhập
Hattori và đồng sự đã cố gắng vượt qua khó khăn thời hậu chiến và cạnh tranh sòng phẳng hơn với người Thuỵ Sĩ
họ bắt chước những công cụ máy, nghiên cứu phương pháp Thuỵ Sĩ trong những chuyến thăm châu Âu và tìm ra những kẽ hở trong hệ thống Cartel
năm 1966 Hattori đã sản xuất những đồng hồ cơ học hiệu năng không kém đối thủ Thuỵ Sĩ và đạt vị thế thương hiệu hàng đầu thế giới
đồng thời, công ty cũng tìm cách chào bán một loại đồng hồ mới - sản phẩm làm lạc hậu những đồng hồ cơ học

Đồng hồ thạch anh
nguyên tắc kỹ thuật cho loại đồng hồ mới đã có từ lâu
thập niên 1880 ông Pierre Curie chồng bà Marie Curie đã khám phá rằng nếu áp một áp lực hoặc một dòng điện xoay chiều lên một tinh thể thạch anh thì nó [tinh thể thạch anh] sẽ rung theo một con số rất kiên định [tần số] là 33000 lần một giây
đặc điểm như vậy có thể tận dụng để làm ra những đồng hồ chính xác hơn bất cứ đồng hồ cơ học nào
năm 1927 một kỹ sư ở phòng thí nghiệm Bell [Bell Labs] tạo được một đồng hồ thạch anh có kích thước bằng một căn phòng
ý định của Warren Marrison không phải là đếm giờ chính xác nhưng ông biết nó có thể làm chức năng đồng hồ
những năm sau ấy, ngành chế tạo tinh thể thạch anh đã nở rộ bán linh kiện cho sản xuất máy phát thanh [radio]
năm 1960 hãng đồng hồ Bulova một trong 2 hãng lớn còn lại của nước Mỹ đã chào bán sản phẩm đồng hồ điện tử thương mại đầu tiên
Bulova chớp nhoáng ra mắt chiếc Bulova Accutron ra 13 thành phố Mỹ
chiếc Accutron không trang bị thạch anh mà sử dụng một nĩa điều chỉnh 360 hertz
đồng hồ mới chính xác gấp 10 lần hơn đồng hồ cũ trong khi sử dụng ít bộ phận hơn nhiều
công nghệ của Accutron được phát triển bởi nhà khoa học Thuỵ Sĩ Max Hetzel người đã phải tìm đến Mỹ sau khi không ai quan tâm ở Thuỵ Sĩ
tuy nhiên Accutron lại là một trong những ví dụ của trường hợp "bất lợi vì làm người tiên phong" - bị mắc kẹt vào công nghệ nĩa điều chỉnh kể cả sau khi thạch anh chứng tỏ được khả năng
tháng 3 năm 1979 Bulova bị tập đoàn Loews mua lại
dù sao chiếc Accutron đã gây choáng cho ngành và mở ra động lực phát triển công nghệ cho đồng hồ điện tử ở Mỹ, Nhật Bản và Thuỵ Sĩ

Chế tạo thạch anh
năm 1959 hãng Seiko của Hattori thành lập một nhóm để thương mại hoá đồng hồ thạch anh
bóng bán dẫn đã được thương mại hoá, những mạch tích hợp nhỏ có thể trang bị vào một tinh thể thạch anh, đo lường những dao động của nó [tinh thể thạch anh] và dịch nghĩa chúng thành những nhịp giây
mục tiêu đầu tiên là bộ đếm giờ chronometer [độ chính xác cao] thạch anh cho thế vận hội Olympic Tokyo năm 1964
kỳ diệu là nhóm những kỹ sư cơ học nhà quê này đã thành công ra mắt bộ đếm giờ chronometer điện tử trang bị thạch anh
sau đó họ bắt đầu thu nhỏ công nghệ ấy vào một đồng hồ di động
chiếc đồng hồ thành phẩm, sau rốt, là một bộ lệch lạc những cấu kiện không khớp
không được tiếp cận những mạch điện tích hợp tiên tiến, họ [nhóm của hãng Seiko] tạo được một mạch lai tạp được hàn thủ công được làm bởi 76 bóng bán dẫn, 29 tụ điện [condenser] và 84 trở kháng
nhóm nội bộ ban đầu ở Seiko đã thực sự thất bại không thành thạo được tiến trình sản xuất CMOS nên đã thuê ngoài công việc ấy cho công ty Mỹ Intersil
Intersil hoàn thiện dự án và ký giao kiến thức tiến trình ấy cho Seiko
Seiko tự sản xuất phần lớn bóng bán dẫn của mình nhưng thỉnh thoảng cũng mua từ những nhà sản xuất lớn của quốc gia như Hitachi, NEC và Toshiba
chiếc Seiko Astron Sq mở bán ngày giáng sinh ở Tokyo năm 1969 với giá tương đương 31 000 đôla Mỹ thời giá hiện tại
chiếc đồng hồ vàng phiên bản giới hạn Astron Sq có vẻ ngoài mang phong cách tối giản nhưng trang bị bên trong mang tính cách mạng
Seiko quảng cáo chiếc Astron Sq là: "Một ngày nào đó, tất cả đồng hồ sẽ được chế tạo theo cách này"

Chiếc đồng hồ Hamilton
chiếc Astron mang tính cách mạng nhưng doanh số những năm đầu không ấn tượng
năm 1971 Hattori tuyên bố rằng hãng chỉ bán được 3000 chiếc
ở Pennsylvania một công ty tên gọi là đồng hồ Hamilton đang phát triển đồng hồ thạch anh riêng
tận dụng công nghệ mới là điốp phát quang [LED], Hamilton bỏ hoàn toàn kim đồng hồ và núm xoay, thay vào đó là hiển thị đèn LED thời gian và ngày tháng
Hamilton gọi màn hình hiển thị [pulsar] mới là một máy tính đeo tay
phiên bản đầu tiên là chiếc p1 bằng vàng, đánh vào phân khúc hạng sang để bù cho chi phí sản xuất đắt đỏ
phiên bản p2 bình dân hơn sau đó mới nổi tiếng nhờ nhân vật James Bond (Roger Moore thủ vai) đeo trong phim điệp viên 007 "Live and let die"
giữa thập niên 1970 đồng hồ LED thạch anh đã trở thành tiêu chuẩn
năm 1974 đã bán ra 650 000 chiếc đồng hồ LED và được chuyên gia tiên đoán con số sẽ lên đến 10 triệu sau vài năm
đồng hồ LED sau rốt phải nhường hào quang cho đồng hồ màn hình LCD tiết kiệm điện hơn

Khủng hoảng thạch anh
nhiều công ty mạch tích hợp và công ty đồng hồ truyền thống đã chạy đua vào hạng mục đồng hồ thạch anh kỹ thuật số
họ hào hứng tìm ra một ứng dụng đột phá để bán chip vi mạch
ví dụ Texas Instruments bán đồng hồ LED thể rắn kỹ thuật số với giá từ 95 đến 175 đôla trong gian hàng bán sản phẩm máy tính bỏ túi
kể cả Intel đã nhúng chàm vào mảng đồng hồ vào năm 1972 Intel mua công ty làm đồng hồ số Microma và bắt đầu làm đồng hồ thông minh
Casio mới đầu là công ty máy tính bỏ túi đối đầu với công ty Mỹ Timex phân khúc phổ thông, chào bán những mẫu máy giá rẻ trong các hiệu thuốc ở Mỹ
đồng hồ Nhật Bản xuất khẩu vào Mỹ - là thị trường xuất khẩu lớn của đồng hồ Thuỵ Sĩ - bùng nổ
hạn ngạch xuất khẩu đồng hồ tăng gấp 10 lần lên thành 26 triệu đôla năm 1975 và chiếm gần 20% tổng hạn ngạch xuất khẩu hàng hoá Nhật Bản
đồng hồ Thuỵ Sĩ xuât khẩu điêu đứng khi thị phần giảm từ 83% đầu thập niên 1970 về còn 20% thập niên 1980
năm 1985 đồng hồ Nhật Bản xuất khẩu vào Mỹ đạt 373 triệu đôla
đồng hồ Seiko, Citizen và Casio căn bản thổi bay đồng hồ Thuỵ Sĩ khỏi thị trường giá trị nhất

Tại sao?
đồng hồ cơ học Nhật Bản không kém Thuỵ Sĩ trước thời đại Astron xuất hiện
Hattori đã mua lại công nghệ và chuyên môn Thuỵ Sĩ - cho thấy chính sách hạn chế xuất khẩu của chính quyền Thuỵ Sĩ không hiệu quả như ý muốn
nhưng ngành đồng hồ Thuỵ Sĩ thực sự lóng ngóng trong chuyển dịch của ngành đồng hồ toàn cầu sang thạch anh mặc dù từ lâu đã biết công nghệ ấy
năm 1967 người Thuỵ Sĩ đã giới thiệu mẫu riêng, sớm 2 năm trước chiếc Astron
nhưng người Thuỵ Sĩ tự hào về di sản cơ học và cấu trúc ngành bám rễ uể oải ra nhiều công ty nhỏ đã mang lại bất lợi
không có một công ty Thuỵ Sĩ đơn lẻ nào có nguồn lực, chương trình hay chuyên môn sâu rộng để phát triển sản phẩm [đồng hồ thạch anh] riêng
chiếc đồng hồ cơ học và những đồng hồ chính xác liên tục, thì không dễ làm, cần thợ thủ công lành nghề và lao động tỉ mỉ
một đồng hồ kỹ thuật số mua linh kiện từ xưởng sản xuất bán dẫn công nghệ mới [quang khắc] đã vượt qua tất cả những đào tạo nghề nhân lực ấy, nhờ lợi thế quy mô
đồng hồ thạch anh đã chấm dứt vị thế Thuỵ Sĩ trong ngành đồng hồ toàn cầu
cuối thập niên 1940 đồng hồ Thuỵ Sĩ chiếm 40% thị phần toàn cầu và chỉ 10 năm sau con số còn 10%
năm 1983 hơn nửa số công ty làm đồng hồ ở Thuỵ Sĩ đã phá sản

Kết
cực chẳng đã, đồng hồ Thuỵ Sĩ cũng chuyển dịch sang công nghệ thạch anh và trong khoảnh khắc, có vẻ kỹ thuật làm đồng hồ cơ sẽ tuyệt chủng
nhưng ngành đồng hồ cơ học Thuỵ Sĩ đã có hồi phục nhẹ, quảng bá những giá trị mới bù lại cho nhược điểm là đếm thời gian kém chính xác hơn
tái cơ cấu thành tập đoàn Swatch, người Thuỵ Sĩ đã tạo nên những thương hiệu đồng hồ cao cấp
ngành đồng hồ Nhật Bản đạt đỉnh thập niên 1980 trước khi bị cạnh tranh bởi các đối thủ công nghiệp từ Hồng Kông và sau đó là Trung Quốc, ngành đồng hồ Nhật Bản chững lại và đã phải chuyển việc sản xuất ra nước ngoài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét