năm 2018 Singapore là nước nhập khẩu cát lớn nhất thế giới
mỗi năm quốc gia tiêu thụ hơn 5 tấn cát mỗi người
trong 20 năm qua Singapore đã nhập khẩu hơn 500 triệu tấn cát để phân lô bán nền
nhưng việc lấy cát số lượng lớn từ nơi khác như thế cũng khiến Singapore vấp phải chỉ trích
Làm giàu từ cát
trong hơn 100 năm qua, Singapore đã khai khẩn đất [lấp biển] để tái tạo bờ biển và mở khoá thịnh vượng cho người dân
năm 1965 quốc đảo rộng 585 km vuông
năm 2014 các dự án khai khẩn đất [lấp biển] đã mở rộng thành phố lên thành 718 km vuông
hiện tại diện tích thành phố là 728 km vuông
là một quốc đảo nhỏ, đất là vô giá. Một số dự án cải tạo [lấp biển] đã biến thành nhà ở
năm 1973 Singapore mở ban phát triển nhà ở [HDB] phức hợp Marine Parade trên nền đất lấp biển bờ đông
ngày nay, các căn hộ HDB Marine Parade thường được bán giá hàng triệu đôla Singapore
cách khác là chính phủ có thể khai khẩn đất hoang trên biển [lấp biển] để đáp ứng nhu cầu về chiến lược kinh tế
ví dụ: chính phủ Singapore đã xây dựng được một ngành hoá dầu và năng lượng lớn mạnh
dự án xịn xò của chương trình là đảo Jurong kết nối 7 hòn đảo nhỏ thành một đảo lớn để làm một nền tảng tổ hợp các mắt xích của chuỗi cung năng lượng
đất, từ lâu, đã là động lực cho nền kinh tế Singapore - quy hoạch, tạo thêm và xây dựng [trên đất] đã là chiến lược kinh tế nền tảng cho thịnh vượng
Sức mạnh của cát
cát là kết quả của xói mòn đá tự nhiên trong cả nghìn năm, là tài nguyên thiên nhiên được tiêu thụ nhiều thứ nhì chỉ sau nước
cát có nhiều mục đích sử dụng: là nguyên liệu cần cho làm xi măng và bê tông xây dựng, chiếm 90% thành phần bê tông nhựa [asphalt] để trải nhựa đường
ước tính hơn 40 tỷ tấn cát và sỏi được tiêu thụ mỗi năm chỉ cho mục đích xây dựng
chưa kể, cát để lấp biển cần nhiều hơn nữa so với xây dựng
để tạo thêm được 1 km vuông đất lấp biển, thông thường cần hơn 70 triệu tấn cát - nhiều gấp 3 lần số cần cho cả toà nhà Empire State ở thành phố New York
Singapore định khai khẩn thêm đến 100 km vuông ra biển, trên những vùng nước còn sâu hơn trước đây
Cát lấy ở đâu?
Trung Quốc tiêu thụ một nửa nguồn cung xi măng toàn cầu cho nên cũng là quốc gia tiêu thụ cát và cốt liệu xây dựng
tuy nhiên, phần lớn tiêu thụ của đại lục lấy từ nguồn trong nước, vét dưới hồ Bà Dương [hồ nước tự nhiên lớn nhất Trung Quốc]
cát ở đại lục cũng để làm xi măng xây dựng chứ không để lấp biển
Singapore không được thiên nhiên ưu đãi, mới đầu xẻ đồi lấy cát cho dự án lấp biển nhưng nhanh chóng cạn kiệt và do đó đã bắt đầu mua và nhập khẩu cát
năm 2017 dữ liệu thương mại quốc tế Liên Hợp Quốc cho thấy rằng Singapore nhập khẩu 100 triệu đôla tiền cát từ quốc gia là Malaysia, Úc, Myanmar và Philippines
về phần mình, chính phủ Singapore không tiết lộ nguồn nhập cát vì rủi ro căng thẳng địa chính trị
cũng phải nói rằng thị trường cát quốc tế không minh bạch - số liệu xuất khẩu và nhập khẩu không ăn khớp - trong thị trường kinh doanh cát, thông tin tin cậy khó lấy được
Ảnh hưởng
nên biết rằng việc nạo cát gây những ảnh hưởng đảo lộn môi trường tự nhiên, thiệt hại có thể kéo dài nhiều năm
dù là cát được khai thác từ sông hay biển thì thiệt hại là có thể trông thấy
lấy cát sông vẫn được biết là gây hại, khiến suy giảm chất lượng đất, xói mòn đất, mất đi hệ sinh thái và biến dạng lòng sông lẫn bờ sông
ở Trung Quốc, nạo cát ở hạ nguồn sông Trường Giang và hồ Bà Dương [mỏ cát trữ lượng lớn nhất thế giới] đã giết hại một nửa số lượng loài sinh vật bản địa và đến 99% suy giảm tổng lượng sinh khối [biomass] ở khu vực bị nạo vét
cho đến năm 1997 thì phần lớn cát Singapore lấy từ Malaysia
năm 1997 Malaysia cấm xuất khẩu cát sang Singapore và đảo quốc chuyển sang nhập từ Indonesia, lấy phần lớn từ vùng nước quanh quần đảo Riau
Quần đảo Riau
năm 1999 Indonesia thông qua đạo luật trao cho chính quyền địa phương thêm quyền quản lý đối nội - dẫn đến mở rộng hoạt động nạo vét cát
ở Indonesia, số công ty cát hợp pháp nhanh chóng tăng từ 10 công ty năm 1999 lên thành 100 công ty được cấp phép năm 2000
năm 2002 ước tính có 168 công ty có giấy phép thăm dò cát và 115 công ty có giấy phép khai thác [ở Indonesia]
người ta vẫn biết rằng: gạn cát khỏi bờ biển và thềm đại dương sẽ trực tiếp tác động chất lượng nước và dẫn đến xói mòn bờ biển diện rộng - biến bờ biển thành vùng đất sỏi đá và do đó ảnh hưởng đến hệ sinh thái sinh nở của một số loại động vật nhất định
xói mòn bờ biển cũng có tác động dài hạn đến du lịch và kinh tế khu vực - không ai muốn thấy đất nhà biến thành bãi sỏi hoang phế - cho nên chính quyền quần đảo Riau đã quay xe và đàn áp hoạt động khai thác cát
tuy nhiên, kết luận rằng việc khai thác cát trực tiếp gây giảm hoạt động ngư nghiệp và rặng san hô trong vùng, thì hơi khó
nhiều tranh cãi cho vấn đề này, những luận cứ hùng hồn và ý kiến trái chiều
đồn rằng, ngư dân nói việc nạo vét đã phá huỷ một số rặng san hô, có người nói việc nạo vét khiến nước biển mờ đục và giảm lượng ánh sáng mặt trời mà san hô cần hấp thụ
nhưng vài năm sau khi ngành nạo vét cát bùng nổ, khảo sát về những rặng san hô vùng nước nông xung quanh quần đảo Riau cho thấy rặng san hô vẫn trong thể trạng tốt
vấn đề của ngành ngư nghiệp còn khó hiểu hơn. Quần đảo có chứng kiến một suy giảm lớn sản lượng đánh bắt cá sau những năm khai thác cát - kết luận có lý rằng nạo vét cát làm hại đa dạng sinh học và suy giảm sinh khối [biomass] đại dương cũng như sông ngòi
nhưng người ta cũng có thể nói rằng suy giảm lớn của ngành ngư nghiệp Indonesia là vì khai thác cạn kiệt và ô nhiễm môi trường khác phá huỷ hệ sinh thái, không phải chỉ vì khai thác cát
hệ sinh thái chịu những thiệt hại khác nhau dựa trên địa điểm
chưa tính đến nạn cát tặc - có lẽ hoành hành nhiều hơn số doanh nghiệp được cấp phép
cát trở thành hàng hoá có giá trị, thực tiễn sẽ sớm thành bạo lực - buôn lậu và băng đảng cát khai thác và vận chuyển táo tợn hơn
Tranh giành cát
sau rốt, cơn khát cát của Singapore trở thành vấn đề địa chính trị
năm 2002 hoạt động xuất nhập cát được phơi bày lên truyền thông, báo đài gọi là một "chiến tranh cát"
tháng 7 năm 2002 hải quân Indonesia triển khai 2 tàu chiến đi bắt giữ 7 tàu nạo vét, trong đó có tàu nạo vét lớn nhất thế giới bấy giờ, khi những tàu ấy chở cát từ tỉnh Riau đến Singapore
chính phủ Indonesia cáo buộc những tàu nạo vét nước ngoài này tội danh buôn lậu và cướp cát, dẫn đến lệnh cấm hoàn toàn xuất khẩu cát biển tháng 2 năm 2003
năm 2007 Indonesia mở rộng lệnh cấm lên tất cả cát xuất khẩu
Lựa chọn khác
nhưng Singpore cần cát để tiếp tục phát triển kinh tế xã hội, coi trở ngại khai thác cát là phần thực dụng để theo đuổi phong cách tăng trưởng kinh tế đảo quốc
cát là nguyên liệu quan trọng tạo thêm đất [lấp biển] do đó có ý nghĩa sống còn
sau khi Indonesia đóng cửa thị trường cát, Singapore quay sang Campuchia và Việt Nam
tuy nhiên, khai thác cát là vi phạm pháp luật và 2 quốc gia này cũng gặp áp lực chính trị
Campuchia chấm dứt xuất khẩu cát sông năm 2009 và Việt Nam cũng áp dụng lệnh cấm nạo vét tạm thời dù có ngoại lệ
năm 2017 cả hai quốc gia đặt lệnh cấm vĩnh viễn
mặc dù vậy, báo chí và nguồn tin trung lập ở Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Campuchia tiếp tục đăng tin về hiện diện của hoạt động cát tặc
Singapore tiếp tục nhập khẩu nhiều tấn cát mỗi năm, phần lớn không rõ nguồn gốc
trong khu vực cũng có những dự án lấp biển lớn khác ngoài Singapore cần cát
Lựa chọn kỹ thuật khác
trở ngại thiếu cát đã lùa các khoản đầu tư và nghiên cứu vào những lựa chọn khác
năm 1988 Singapore khai khẩn một đảo có nền đất tự nhiên dày 8 mét đất sét vón cục và đá vụn sót lại từ xây dựng những cơ sở ngầm đâu đó trên đảo
bấy giờ, lớp đất sét được phủ lên bằng 10 mét cát
Singapore cũng sử dụng đất sét đại dương được nạo vét từ biển xung quanh để khai khẩn đất cho dự án mở rộng sân bay quốc tế Changi
ngành cũng bắt đầu thử xỉ luyện kim kim loại và xỉ đồng - xỉ có được là kết quả của những tạp chất trong công đoạn tinh chế
xỉ thường thải đi, đã được tái sử dụng vào khai khẩn [lấp biển]
thử nghiệm cho thấy xỉ mang lại hiệu quả nhưng vẫn có lo ngại về kim loại và axit rò rỉ vào lòng đất và nước
có nước phát triển sử dụng cả rác thải để lấn đất ra biển
ví dụ thành phố Foster ở vịnh California - những ngôi nhà nhiều triệu đôla được dựng trên rác thải
việc làm này đã dẫn đến một số vấn đề sụt lún, nhưng ý tưởng vẫn được áp dụng
về phần Singapore đã hoả táng rác thải trong những lò đốt rác thải sinh hoạt thành chất lắng cặn - một tạp chất gồm kim loại và kính - đôi khi được sử dụng để trải nhựa đường hoặc làm xi măng, nhưng ngành vẫn ngần ngại dùng cho lấp biển vì lo ngại chất hoá học độc hại rò rì vào nước
Cát sa mạc
đến 20% Trái Đất bị sa mạc bao phủ và một phần 3 sa mạc bị cát bao phủ
các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất và các nước Trung Đông hoá ra nằm trong số những quốc gia nhập khẩu cát và sỏi lớn nhất thế giới
năm 2014 các tiểu vương quốc Ả-rập nhập khẩu 456 triệu đôla tiền cát
các quốc gia vùng vịnh không thừa cát hả?
cát sa mạc không hấp dẫn người mua vì bị gió thổi quá lâu nên cát sa mạc nhỏ và mịn
25% hạt ở cồn cát đường kính chưa đến 150 micromet - với cát sông con số chưa đến 6%
khi làm xi măng, cát sa mạc không kết dính và xi măng không chắc
công nhân phải bổ sung phụ gia làm dẻo để giảm tỷ lệ nước trên xi măng
nỗ lực để sử dụng cát sa mạc vào cải tạo đất khiến đất dễ bị rửa trôi và sụp đổ bất ngờ nếu bị rung lắc
một số công trình mới đây của các nhà khoa học để khiến cát sa mạc dễ thương mại hoá hơn - ví dụ: trộn những vật liệu kết dính mới, hoặc trước tiên nung kết cát thành những hạt to hơn - nhưng đắt đỏ hơn và khiến khó cạnh tranh được với cát sông
Khai khẩn đất thấp trong đê
những cách khác để cải tạo đất hơn là chỉ đơn thuần đổ cát xuống biển - một cách đã tồn tại cả thế kỷ là đắp đê
đầu tiên là xây dựng hàng đê biển và sau đó bơm nước ra ngoài
hàng thập kỷ kinh nghiệm đắp đê ở Nam Á và Trung Quốc nhưng Hà Lan đặc biệt nổi tiếng ở phương Tây với 26% diện tích dưới mực nước biển - lấn đất ra biển mà không cần lấp
khi giá cát tăng lên cao, sẽ tiết kiệm hơn nếu sử dụng phương pháp đắp đê biển - mặc dù, hiển nhiên, rủi ro lụt lội
ở Singapore phương án đắp đê cũng khó khả thi một khi đảo quốc lấn biển ra vùng nước sâu hơn
một số dự án lấn biển mới nhất ra vùng biển sâu hơn 20 mét
Kết
Chính phủ Singapore đã rất chuộng nhập khẩu cát, để lấn thêm đất và thêm tăng trưởng kinh tế
may mắn cho Singapore có nguồn lực tài chính và kỹ thuật để có thể ngừng cơn khát cát nhập khẩu nếu đảo quốc muốn
Singapore không phải quốc gia duy nhất lấn biển để phát triển kinh tế
trong vài thập kỷ qua, đã có những dự án lớn ở Mỹ, Ấn Độ, Trung Đông và Đông Á
chỉ những dự án ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc thôi, nhiều dự án đã siêu to khổng lồ
do đó, nhu cầu cát tiếp tục phình lên và những lo ngại môi trường và xã hội từ khai thác cát sẽ tiếp diễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét