Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Anh và ác mộng bán dẫn miền bắc Tyneside với hãng Siemens Semiconductor

miền bắc Anh từng là công xưởng công nghiệp nặng nhưng sau khi ngành suy thoái, khu vực đã vật lộn tìm ngành khác thay thế
năm 1995 Siemens Semiconductor hứa đầu tư hơn 1 tỷ bảng Anh xây xưởng fab, khu vực đã rộn ràng: nữ hoàng đến thăm
kế hoạch thất bát: Siemens đóng cửa cơ sở chỉ sau 15 tháng hoạt động - một nỗ lực hồi sinh nhà máy cũng đã thất bại
Miền đông bắc Anh và phía bắc Tyneside
miền đông bắc Anh là vùng cấp độ 1 bên trong Anh và dân số ít nhất chỉ dưới 2.7 triệu
người miền đông bắc Anh có thu nhập gộp thường niên bình quân thấp nhất nước Anh: năm 2012 tỷ lệ dân số cao nhất cần viện trợ thu nhập
miền đông bắc Anh đã là vùng đất tiền tuyến từ thời Roma
từ thập niên 1930 đã có khoảng cách lớn về tỷ lệ việc làm với phần còn lại của nước Anh
năm 1995 tỷ lệ thất nghiệp là 9.1%: cao hơn 50% với phần còn lại của vương quốc Anh - khó khăn kinh tế vì những điều kiện chính trị và lịch sử nhất định
từ lâu, vùng phụ thuộc vào công nghiệp nặng và những mỏ than lớn: hậu thế chiến 2 chính phủ Anh quốc hữu hoá ngành than và thép vùng đông bắc - bộ nhiên liệu và năng lượng muốn tối đa hoá sản lượng đầu ra và việc làm cho nền kinh tế tài nguyên của khu vực
bộ cho rằng không ngành sản xuất tuyển dụng nam công nhân nào nên được mang đến vùng đông bắc: khiến miền đông bắc chỉ phụ thuộc vào 2 ngành
thập niên 1980 phi công nghiệp hoá bắt đầu, người dân còn ít lựa chọn thay thế: căng thẳng đạt đỉnh điểm năm 1984-1985 giới thợ mỏ đình công - không chỉ đòi tăng lương mà còn muốn duy trì mỏ khỏi bị đóng cửa
sau đình công, các thợ mỏ trở lại làm việc nhưng bị choáng nhận ra rằng mỏ đã cạn những than dễ khai thác: than nhập khẩu đã quá rẻ - hàng nghìn thợ mỏ mất việc
thập niên 1990 miền đông bắc Anh mất phần trong nền kinh tế toàn cầu: người ta cảm thấy, có lý, rằng người ở Luân Đôn không thực sự quan tâm đến họ so với những nơi khác ở Anh
ví dụ Barnett Formula là một cơ chế kho bạc thập niên 1970 phân bổ chi tiêu dịch vụ công trong số 4 quốc gia [trong vương quốc Anh] thì Scotland hàng xóm của vùng đông bắc Anh nhận được chi tiêu công nhiều hơn và sử dụng nó để cung cấp những gói đầu tư hấp dẫn hơn đến các công ty đa quốc gia
cho nên giấc mơ cơ sở gia công bán dẫn đã gây sôi động khi công ty Siemens của Đức tiếp cận về một cơ hội đầu tư tiềm năng

Siemens
Siemens là công ty Đức cổ điển, thành lập năm 1847 và phát triển một vị thế thoải mái vững chãi và có lãi ở quê nhà
chính phủ Đức hỗ trợ Siemens vừa để chủ nghĩa quốc gia vừa tạo việc làm
ví dụ Bundespost là dịch vụ bưu điện và doanh nghiệp viễn thông nhà nước quản lý đã hoạt động từ năm 1947 đến 1985
thập niên 1980 Bundespost tuyên bố sẽ chỉ trao đơn hàng cho những doanh nghiệp sản xuất thiết bị tại Đức
phần lớn những đơn hàng ấy được trao cho Siemens và SEL [Standard Elektrik Lorenz]: Siemens tính giá bán cực cao cho nhà nước với biên lợi nhuận hơn 100%
qua các năm, Siemens tận dụng lợi nhuận nội địa để đa dạng hoá vào nhiều dòng sản phẩm và quốc gia trong đó có vương quốc Anh
thập niên 1980 phi quy định hoá đã trở thành xu hướng ở Anh và Mỹ: Siemens thấy phải cạnh tranh - ban quản lý thấy cần phản ứng
quyết định đưa ra là Siemens trở nên quốc tế hoá, thân thiện với cổ đông và định hướng [orient] thị trường
Bán dẫn Siemens
bấy giờ ngành bán dẫn toàn cầu nhìn chung ăn nên làm ra: Microsoft mới ra mắt hệ điều hành Windows 95 nóng bỏng đến mức người ta đổ xô đi xếp hàng đợi mua ở các cửa hàng bán lẻ
di động bắt đầu phổ cập trên thế giới
ngành bán dẫn tăng trưởng 29% năm 1993, 32% năm 1994 và 42% năm 1995
năm 1995 ngành đầu tư 30 tỷ đôla vào những cơ sở gia công chip mới, được gọi là những "fab" trong ngành
từ đầu, Siemens Semiconductors chủ yếu là nhà gia công làm chip nội bộ của công ty Siemens cho các phân nhánh khác
thập niên 1990 Siemens bắt đầu cạnh tranh với chính các khách hàng: phần lớn tập trung vào những thị trường ngách - song song với những dòng sản phẩm khác từ phần còn lại của tập đoàn
ví dụ mạch tích hợp cho ứng dụng cụ thể [ASIC - application specific integrated circuit] làm cho viễn thông, di động và ngành ôtô
đầu thập niên 1990 doanh thu tăng trưởng 40% mỗi năm nhờ nhu cầu tiêu thụ đồ điện tử và viễn thông ở thị trường lõi châu Âu
năm 1994 Siemens là hãng bán dẫn lớn thứ 12 thế giới: nắm 7% thị phần châu Âu - nhưng chỉ 1.9% thị phần toàn cầu
năm 1994 Siemens Semiconductors vẽ một kế hoạch đối nội để tăng gấp 3 doanh thu chip hiện hữu và lọt danh sách 10 hãng đầu ngành: là một phần lớn của kế hoạch "quốc tế hoá"
Siemens thành lập những hoạt động bán dẫn bên ngoài Đức: nhà máy lắp ráp và đóng gói ở Malaysia và Bồ Đào Nha, liên minh chiến lược với các công ty bán dẫn Nhật Bản và Mỹ, nhà máy lắp ráp điện tử ở Trung Quốc
phần của động thái này là Siemens vẽ kế hoạch 4 nhà máy fab quy mô lớn mới

Lựa chọn miền bắc Tyneside
năm 1995 Siemens tiếp cận phòng đầu tư trong văn phòng Anh để nói về khả năng thành lập cơ sở fab wafer ở Anh: Siemens mới hoàn thiện cơ sở DRAM 16 MB ở Dresden khá thành công - fab mới sẽ là bản sao chính xác của xưởng Dresden
dự án sẽ ngốn 1.1 tỷ bảng Anh và trực tiếp tạo 2000 việc làm: nếu hiện thực hoá hết kế hoạch [fully realized] nó sẽ là thương vụ đầu tư vào Anh lớn nhất từng có đến bấy giờ
Siemens cũng cân nhắc Ireland, Áo, Israel, Singapore và Việt Nam là địa điểm tiềm năng khác cho xưởng fab mới: với Ireland và Áo là những ứng viên lớn nhất
tiêu chí của Siemens là: nhân lực tốt có kỹ năng với giá rẻ, hạ tầng điện nước xịn xò, ổn định địa chính trị và ủng hộ hào phóng từ chính phủ
thị trấn bắc Tyneside đạt đủ: nhiều nhân lực trình độ kỹ thuật viên sẵn lòng làm việc đúng ca đúng giờ - có thể tuyển dụng sinh viên điện tử và máy tính tốt nghiệp từ những trường đại học địa phương hoặc từ Scotland gần đấy
lương ở bắc Tyneside thấp hơn 50% so với Áo hoặc Đức
khi các quản lý Siemens bày tỏ lo ngại về hạ tầng điện, chính phủ đã chào mời một kết nối trực tiếp với lưới điện quốc gia: lần đầu tiên một công ty tư nhân được lời đề nghị như thế
các uỷ ban phát triển địa phương ở đông bắc Anh, về phần mình, đã làm việc nỗ lực để vui vẻ vời gọi những lãnh đạo Siemens: đưa họ đi chơi đêm ở Newcastle, lái xe đưa đi thăm quan miền bắc Tyneside, sắp xếp giáo sư đại học đến thuyết trình và, đương nhiên, chào mời viện trợ hào phóng từ chính phủ
tờ Wall Street Journal đăng tin rằng viện trợ công vương quốc Anh trong dự án là tổng 64 triệu bảng Anh, mặc dù không phải tất cả sau rốt đã tiêu hết: một số là ưu đãi thuế, số khác là trao tặng và trợ cấp đào tạo việc làm
Ireland và Áo chào mời viện trợ hào phóng và công khai hơn: Áo chào mời 85 triệu bảng Anh - mà vẫn có vẻ là hời
vì Siemens Semiconductor là thương hiệu nổi tiếng thế giới: cơ hội này là hiếm có - gây dựng được xưởng fab Siemens cũng làm nên tên tuổi khu vực làm điểm đến bán dẫn
năm 1989 Fujitsu xây dựng một xưởng fab miền đông bắc Anh và đã nhận được gói ưu đãi cao gấp 3 lần
cho nên bổ sung Siemens vào vùng này sẽ đẩy các nhà cung cấp và công ty bán dẫn phải thành lập văn phòng khu vực ở đó: tiềm năng nảy nở cả một ngành công nghiệp
hẳn là chính phủ Anh thấy cơ hội chuyển giao công nghệ và kỹ năng cho dân cư địa phương, cũng như thay thế nhập khẩu bán dẫn từ châu Âu: tác động thương mại sẽ rất tích cực
Siemens thực sự có thể đặt xưởng fab bất cứ đâu: mở rộng cơ sỡ sẵn có ở Áo có lẽ là lựa chọn ít rủi ro nhất
sau rốt Siemens chọn thị trường Anh: doanh thu vương quốc Anh đã tăng trưởng 25% mỗi năm từ năm 1985 đến 1995 - Siemens là nhà đầu tư nghiên cứu phát triển lớn thứ 13 của Anh, lớn thứ 3 trong mảng điện tử
Siemens tuyển dụng 1 vạn nhân viên ở vương quốc Anh khắp một tá cơ sở sản xuất: xưởng fab sẽ cộng hưởng thêm
chỉ vài giờ sau khi thương vụ được ký, các trung tâm việc làm địa phương đã tràn ngập những đơn hỏi xin việc làm: một trung tâm nhận được 4000 cuộc gọi trong 3 giờ

Xây dựng và hi vọng
xưởng fab bán dẫn được xây làm các giai đoạn [phase] để có thể bắt đầu gia công wafer đem bán càng sớm càng tốt
các công ty gia công bán dẫn muốn tận dụng những điều kiện công nghiệp thuận lợi ngay khi chúng đang có: fab miền bắc Tyneside cũng thế - có vẻ việc xây dựng đã diễn ra suôn sẻ
2 giai đoạn được công bố: giai đoạn 1 sẽ xong giữa năm 1997 - sản xuất những đơn vị bộ nhớ DRAM 16 MB với tiến trình 0.35 micromét
giai đoạn 2 sẽ sản xuất những đơn vị bộ nhớ DRAM 64 MB với tiến trình 0.25 micromét: công suất sẽ lên đến 2 vạn tấm wafer một tháng - đáp ứng 2000 việc làm
các nhà thầu đã động thổ làm xưởng fab trước cả khi công ty sở hữu đất: Siemens muốn làm nhanh đến mức không thể đợi xi măng khô - nên Siemens mang vào một khung thép cải tiến để xây xung quanh
Siemens xong xưởng fab trong chỉ 376 ngày: sản xuất bắt đầu tháng 5 năm 1997 - chỉ một năm rưỡi sau động thổ
đích thân nữ hoàng đã đến Newcastle, đi dép bông thăm quan cơ sở và cắt băng khánh thành, nói
"[fab bắc Tyneside] mang quốc gia đến với tiền tuyến của sản xuất bán dẫn"
Trượt ngã
năm 1997 Siemens trì hoãn giai đoạn 2 của nhà máy Tyneside và tháng 7 năm 1998 tuyên bố sẽ đóng cửa vào cuối năm - hoạt động chưa được 2 năm
hiện nay, ta biết rằng fab bắc Tyneside vẫn luôn "đi bộ trên lớp băng mỏng": thị trường DRAM cực kỳ bấp bênh và dễ tổn thương trước những làn sóng "thừa cung" - vì chip bộ nhớ là hàng hoá rẻ mà ở hạ cấp sẽ cạnh tranh về giá
bộ nhớ thì dễ fab ngay khỏi khuôn và sản phẩm không nổi trội so với hãng giá rẻ khác: nhiều đối thủ cạnh tranh, đặc biệt từ châu Á - cụ thể Hàn Quốc đang chiếm 40% thị phần
quy mô, thành thạo kỹ thuật mũi nhọn và vị thế thị trường là cái quyết định trong ngành này: Siemens quyết định trang bị xưởng fab bắc Tyneside với kỹ thuật bộ nhớ 16 MB cũ là đặc biệt rủi ro - đã lỗi thời năm 1995 rồi
nhà máy ở Đức đã đang bắt đầu làm chip 64 MB: phần lý do tại sao Siemens muốn nơi rẻ hơn để xây dựng fab là để tiếp tục gia công những môđun bộ nhớ cũ này ở mức giá thành có lãi - tối đa hoá lợi nhuận
một nguồn tin nói rằng fab ban đầu định sẽ làm chip logic nhưng không nguồn tin nào khác xác nhận: có thể kế hoạch luôn là bộ nhớ 16 MB - liệu có lựa chọn khác?
sẽ hợp lý hơn nếu đẩy xưởng fab bắc Tyneside làm DRAM 64 MB hoặc chip logic như Intel và AMD
năm 1998 thị trường bán dẫn sụp đổ: bộ nhớ, giá bán mỗi megabyte giảm từ 27 đôla về còn 4 đôla khi nhà máy Tyneside khai trương năm 1997 - và tiếp tục giảm còn 2 đôla mỗi megabyte năm 1998
những chip bán giá 50 đôla năm 1995 thì năm 1998 chỉ còn 1 đôla
những tập đoàn bán dẫn ở Hàn Quốc, nguy khốn với khủng hoảng tài chính châu Á, đã sản xuất nhiều wafer bộ nhớ nhất có thể để duy trì hoạt động: lợi nhuận toàn ngành sụp đổ
lợi nhuận của Fujitsu và Toshiba giảm gần 90%, Acer và Mitsubishi đóng cửa nhà máy
tháng 9 năm 1997 Siemens Semiconductor kiếm 109 triệu mark Đức lợi nhuận, tương đương 65 triệu đôla Mỹ
năm 1998 cùng thời kỳ, Siemens lỗ 1.2 tỷ mark Đức tương đương 722 triệu đôla: một phần ba các phân nhánh của Siemens lỗ năm đấy nhưng phân nhánh bán dẫn là đặc biệt nghiêm trọng
xưởng fab ở Anh thiếu quy mô, chưa xây xong: chỉ bằng một phần ba công xuất của những nhà máy Dresden - quá nhỏ
nhà máy Anh cũng không có ai hậu thuẫn lớn cả bên trong và bên ngoài công ty Siemens: hãng không đời nào dám động đến các nhà máy Đức và Áo - trong khi các nhà máy ở Mỹ, Pháp và Đài Loan là các liên doanh mà công ty không thể dễ dứt áo khỏi
ban lãnh đạo ưa thích Anh của Siemens, những người thúc đẩy chấp nhận xây nhà máy, đã mất việc: trong đó có CEO
CEO mới của Siemens Semiconductor không thù hằn gì Anh nhưng rất ưa thích Đức: ông thực hiện một số biện pháp cắt giảm chi phí và định hướng công ty cho nỗ lực tái tập trung vào thị trường chính
việc rút lui cực kỳ nhiêu khê: đóng cửa fab bắc Tyneside tốn gần 250 triệu đôla Mỹ - chiếm 45% thua lỗ dự đoán của phân nhánh gia công bán dẫn năm ấy, nhưng chỉ giảm công suất đi 20%
Siemens phải hoàn trả một số tiền trợ cấp chính phủ: tầm hơn 15 triệu bảng Anh
tháng 8 năm 1999 Siemens Semiconductor được tách ra vào công ty mới là Infineon Technologies AG
Hi vọng Atmel
nhân viên mất việc, còn chuyện gì xảy ra với cơ sở?
trong vài tháng, đã có nhiều tin đồn về những người mua: tháng 9 năm 2000 công ty bán dẫn Atmel nổi lên làm hoàng tử bạch mã cứu lấy cơ sở fab bắc Tyneside
Atmel sản xuất nhiều sản phẩm bán dẫn giá trị cao: tránh những thứ như bộ nhớ DRAM hàng hoá quy mô lớn - Atmel gia công bộ nhớ flash NAND, IC tần số vô tuyến [radio] và sản phẩm logic
Atmel là một trong những hãng đầu tiên mua bản quyền ARM
Atmel trả Siemens 25 triệu bảng Anh mua cơ sở fab bắc Tyneside và sau đó tuyên bố sẽ đầu tư 700 triệu bảng Anh trang bị lại công cụ [retool] xưởng để làm bộ nhớ flash và mạch vi điều khiển
bộ nhớ flash và vi điều khiển là những sản phẩm an toàn hơn RAM: nhưng năm 2001 vỡ bong bóng dot com - Atmel thua lỗ 31 triệu bảng, doanh thu giảm 23%
Atmel sa thải 26% nhân lực, tương đương 2600 nhân viên, ngừng kế hoạch miền đông bắc Anh
dù sao, tình hình được hồi phục và trong vài năm Atmel không thực sự bỏ đi lựa chọn sẽ có một cam kết mới cho xưởng fab: nhưng sau rốt năm 2006 Atmel cam kết một mô hình "fab tinh giản" [fab-lite] sẽ bỏ đi 4 fab - trong đó năm 2007 bỏ fab bắc Tyneside
TSMC mua tất cả thiết bị gia công bán dẫn, những toà nhà bỏ hoang bị bán và giấc mơ bán dẫn chấm dứt
Kết
ngày nay cơ sở fab đã được biến thành công viên kinh doanh Cobalt: có một số văn phòng chính phủ, trung tâm gọi điện và văn phòng khu vực
đóng cửa fab bắc Tyneside cũng không phải trường hợp đặc biệt: chỉ năm 1998 đã mất 3400 việc làm sản xuất ở miền đông bắc Anh - những nhà máy của Electrolux, Thuỵ Điển và Pringle vải dệt kim cao cấp, cũng đóng cửa
sau rốt, fab Fujitsu ở đông bắc Anh cũng đóng cửa
lời nguyền của nền kinh tế địa phương là nó thiếu những lãnh đạo doanh nghiệp bản xứ: tất cả việc làm nhà máy bị mất này là từ những công ty nơi xa - không gắn bó với khu vực cho nên khi khủng hoảng tài chính xảy ra, họ ưu tiên quê nhà
như nói từ đầu bài thì miền bắc Tyneside và phần còn lại của miền đông bắc Anh vẫn chưa quay lại thuở hoàng kim: một số điểm sáng thì lại lần nữa từ mảng năng lượng
các công ty điện tái tạo đã bắt đầu đầu tư vào miền đông bắc Anh: có vẻ có một ngành công nghiệp điện gió - ví dụ nông trường điện gió Dogger Bank được cho là trong số lớn nhất thế giới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét