Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Đài Loan phá giá bằng đại học

xã hội Đông Á khuyến khích người ta học đại học và cao hơn nữa: để kiếm việc làm và tạo uy tín
Trung Quốc và những xã hội chịu ảnh hưởng Khổng giáo luôn nhấn mạnh uy tín của của tấm bằng cử nhân và cao học: như nhà thơ Wang Ju thời nhà Tống nói "học giả là đỉnh cao xã hội"

Phổ cập giáo dục
Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, hơn nửa số người trẻ đi học đại học: tỷ lệ cao hơn những quốc gia phương tây như Mỹ chỉ 41% năm 2018
Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan vượt tỷ lệ 50% ấy chỉ mới đây: Đài Loan đạt tỷ lệ ấy năm 2004, Hàn Quốc năm 2005 và Nhật Bản năm 2010
so với Hàn Quốc và Nhật Bản thì chương trình phổ cập giáo dục của Đài Loan làm gắt hơn, rộng rãi hơn và sớm hơn
năm 1998 tỷ lệ người Đài Loan nhập học đại học là 33%
năm 2010 tỷ lệ ấy đã vọt lên 67%
phổ cập đại học Hàn Quốc thì bắt đầu chậm hơn và chấm dứt sớm: năm 2000 con số 45% thì năm 2008 tăng lên thành 71% - động lực bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu hoặc chương trình chính phủ
từ năm 2000 đến 2005 Nhật Bản tỷ lệ học đại học chỉ tăng nhẹ từ 40 lên thành 43%
Đài Loan có dân số nhỏ chỉ 23 triệu, Hàn Quốc có 51 triệu và Nhật Bản là 125 triệu người
nhiều người nói rõ rằng đi học đại học có nhiều lợi ích hơn là chỉ việc làm: giáo dục khai phóng [liberal art] cần thiết để một con người tự do có thể đóng vai trò năng động trong đời sống công dân - không phải chỉ là đầu tư tài chính [học để có việc làm ra tiền]
tác giả đồng ý: giáo dục khai phóng mà tác giả nhận được là công cụ tạo nên tác giả ngày nay - nhưng có những nghiên cứu chỉ ra rằng phổ cập giáo dục cao học có thể phá giá những bằng đại học này trên khía cạnh chứng nhận khả năng làm việc
đây là cung cầu: quá nhiều cử nhân sẽ kéo lương của cử nhân xuống

Tăng lương
GDP Đài Loan vẫn tăng nhưng lương bình quân thì không theo kịp: từ năm 2000 đến 2010 lương tụt giảm chung nhưng nặng nhất là người có bằng cao học, giảm từ 51000 đài tệ năm 2000 còn 42000 đài tệ một tháng năm 2010 - có thể vì khủng hoảng tài chính năm 2008
trong khi đó, người có bằng cấp ba thì lương không đổi: có lẽ vì tỷ lệ thất nghiệp của người có bằng cao học đã tăng cao hơn những người có bằng thấp hơn - vấn đề chỉ thấy ở Nhật Bản và Hàn Quốc vì những lợi ích thất nghiệp từ có bằng cao học

Nhu cầu cho giáo dục: tăng số lượng "trợ lý chuyên môn"
hết thập niên 2010 chuyển đổi Đài Loan sang nền kinh tế tri thức dựa vào dịch vụ là chưa hoàn toàn: nền kinh tế vẫn có một bộ phận công nghiệp và sản xuất mạnh - như Đức, Thuỵ Sĩ và châu Âu, rồi những người Mỹ phàn nàn rằng nước Mỹ không còn làm được cái gì nữa
Đài Loan có thể xây dựng đường sắt cao tốc trên cao dài 16 km xuyên qua thành phố chỉ trong 9 năm: rồi dịch bệnh covid Đài Loan có thể tự sản xuất khẩu trang - được coi là nhà sản xuất khẩu trang lớn nhì thế giới, chỉ nửa năm
nhưng kinh tế sản xuất thì chưa được trang bị để tuyển dụng nhiều công nhân trí thức - những người học cao sẽ làm gì nếu không ra nước ngoài?
một hình thức tuyển dụng nhân viên mới đã được tạo ra: nghề 'trợ lý chuyên môn' [associate professional] - những kỹ thuật viên, giám sát viên, công nhân dịch vụ và bán hàng
những nghề ấy có điểm chung là cần bằng đại học, trả lương chỉ quá nửa số lương của việc chuyên môn dựa-vào-trí-thức thực tế một chút: quản lý, hành chính... - không phải việc làm cao cấp
tăng số lượng việc làm này là dấu hiệu cho thấy nguồn nhân lực không dễ gia nhập thị trường lao động
những việc làm ấy lương thấp nên không có nhiều cơ động xã hội: người nhận việc thì đại loại là không bao giờ đủ khả năng làm gì khá hơn - trung lưu lửng lơ

Học thạc sĩ
tỷ lệ cao người trẻ Đài Loan có bằng thạc sĩ: số lượng gấp 6 lần trong 2 thập kỷ qua
ở những nước Mỹ, Anh, Nhật Bản và Canada có bằng thạc sĩ giúp trả phụ trội [premium] lương hơn đáng kể: khác với Đài Loan vì năm 2004 đã phổ cập giáo dục rồi - từ đó, lương phụ trội nhờ bằng thạc sĩ đã giảm
cuối thế kỷ 4, người Hung bắt đầu xâm lược đất của những bộ lạc Đức: vương quốc Visigoth, hay chỉ gọi là Goth - người Goth tìm đường tị nạn vào đế quốc Roma
căng thẳng giữa người Roma và người Goth đã dẫn đến xâm chiếm thành Roma năm 410: nói ẩn dụ thì thạc sĩ là người Hung, cử nhân là người Goth và đế quốc Roma là thị trường lao động

Kết
nghịch lý thu nhập giáo dục Đài Loan là cảnh báo cho chính phủ các nước đã phát triển trên thế giới: những chính phủ đặt ra những mục tiêu phổ cập đại học - nghĩ rằng học đại học nhiều thì sẽ thịnh vượng kinh tế và tỷ lệ có việc làm cao
Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc gặp khó vì quá nhiều trợ lý chuyên môn
khuyến khích đại học là cách để giải ảo người trẻ: tạo cảm hứng cho trẻ em học hành và vào đại học - nhưng trẻ, sau rốt, phải làm thu ngân ở cửa hàng tiện lợi
ấy là lý do người trẻ thất vọng và giận dữ: bắt đầu làm những việc như biểu tình hay kêu gọi chủ nghĩa xã hội
phổ cập giáo dục đương nhiên vẫn tốt: mỗi quốc gia lại khác - Mỹ có lẽ cần thêm nhân viên trí thức, Nhật Bản cũng thế
trường đại học cũng quan trọng, đào tạo nên người thích hợp cho thị trường hay không...
với Đài Loan, câu chuyện đang sáng sủa: làn sóng phi toàn cầu hoá đã hồi sinh nền kinh tế nội địa - Đài Loan là số ít những người hưởng lợi năm 2020
chuyển dịch của chuỗi cung, hồi phục vốn tư bản và nhu cầu cao cho đồ điện tử Đài Loan đã tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế quốc đảo
sẽ mất thời gian nhưng lương sẽ tăng sau khi các doanh nghiệp bị ép và buộc phải tăng lương: như xảy ra ở Mỹ - có lẽ sẽ xảy ra ở Đài Loan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét