Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Mỹ và thịnh suy của công ty Sun Microsystems

Sun Microsystems bước vào thung lũng Silicon với một mô hình kinh doanh tốt và tăng trưởng đáng kinh ngạc
Sun Microsystems đã trở thành một trong những công ty quan trọng và mang tính biểu tượng cho thung lũng Silicon, đỉnh cao có giá trị vốn hoá thị trường đạt 140 tỷ đôla Mỹ

Khởi đầu
năm 1978 một sinh viên trường đại học Stanford đến từ Đức có tên là Andreas "Andy" Bechtolsheim (ảnh dưới: giữa) trở thành cố vấn "miễn phí" cho phòng nghiên cứu Xerox PARC
tại phòng thí nghiệm Xerox PARC, Andy đã chứng kiến một mạng lưới các máy tính Alto kết nối với nhau
bấy giờ, việc thiết kế chip đã bắt đầu thực hiện trên máy tính, nhưng các nhà thiết kế không có máy tính đơn lẻ nào đủ mạnh để chạy những phần mềm ấy
Andy bắt đầu tin rằng PARC với những máy tính cá nhân mạnh như chiếc Alto sẽ hiệu quả hơn nhiều
nhưng Xerox không quan tâm đến việc thương mại hoá công việc của PARC nên Andy có thể tự gây dựng phiên bản riêng ở Stanford
cho nên năm 1981 Andy tham gia dự án xây dựng những máy trạm cá nhân giá rẻ để làm CAD [thiết kế được máy tính hỗ trợ] - phần cứng dựa trên chip Motorola 68000 là vi xử lý 32-bit thương mại hoá đầu tiên
dự án và máy tính trạm ấy đã lấy tên là SUN viết tắt cho "mạng lưới trường đại học Stanford" [Stanford University Network]
máy trạm SUN-1 có một màn hình "bitmap" giống như chiếc Alto và sử dụng kết nối Ethernet để nối mạng
ít năm sau đó, máy SUN-1 chạy một phiên bản cũ hệ điều hành Unix là Unix System 3

Công ty
đến năm 1981 thì Andy và nhóm đã làm ra một số kha khá những máy tính này, in những bảng mạch đặt làm riêng cho đại sảnh Margaret Jacks
không may, Stanford đã chấm dứt dụ án khi thương mại hoá mới bắt đầu khả thi
việc đầu tiên Andy (ảnh dưới: áo đỏ) làm sau đó là rao bán bản quyền thiết kế phần cứng của SUN, đã tìm được một số khách hàng, tính phí mỗi khách 1 vạn đôla Mỹ
tuy nhiên, những người mua bản quyền này không muốn phát triển máy trạm cá nhân như điều Andy thực sự mong muốn, nên Andy đành tự làm

Nhắn tìm đồng đội
một thư ký đã móc nối Bechtolsheim với một cựu sinh viên Stanford khác là Vinod Khosla (ảnh trên: cà vạt đỏ) tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh [MBA] và là nhà khởi sự doanh nghiệp chuỗi
Vinod Khosla từng làm cho một công ty là Daisy Systems tiên phong mảng tự động hoá thiết kế điện tử [EDA]
Daisy thất bại, một phần lý do vì thiếu phần cứng đủ hiệu năng
Khosla hiểu rằng những máy trạm có thể đáp ứng được nhu cầu ấy
Khosla và Bechtolshein đã soạn một kế hoạch kinh doanh 6 trang trình ra chiến lược xây dựng và rao bán những máy trạm SUN với mức giá từ 25 nghìn đến 10 vạn đôla Mỹ, tương đương thời giá năm 2022 là 75 nghìn đến 30 vạn đôla
SUN tuyển dụng thêm 2 nhà sáng lập nữa
Khosla có một bạn thân là Scott McNealy tốt nghiệp Harvard và trước đó 2 người đã làm cho một công ty khởi nghiệp thất bại là Data Dump
6 tháng sau đó, Bill Joy bấy giờ là sinh viên cao học trường đại học California, Berkeley đã tham dự làm đồng sáng lập, làm việc thiết kế sản phẩm phần mềm
lúc ấy Joy đã nổi tiếng làm việc cho phiên bản phân phối phần mềm Berkeley của hệ điều hành Unix
McNealy tìm đến 2 công ty đầu tư mạo hiểm là US Venture và West Coast Ventures để trình bày sản phẩm máy trạm và nhanh chóng nhận được đầu tư
sau này, Kleiner Perkins và August Capital cũng đầu tư
tháng 2 năm 1982 Sun Microsystems mở cửa với Khosla làm giám đốc điều hành, McNealy làm phó giám đốc sản xuất, Bechtolsheim làm thiết kế sản phẩm phần cứng và sau đó Joy làm phần mềm

Sản phẩm
bấy giờ, nếu người dùng cần sức mạnh điện toán, ví dụ vẽ CAD, thì cần sử dụng một máy tính lớn và mạnh hơn: chiếc máy tính mini
họ liên lạc với những chiếc máy tính mini thông qua, ví dụ, một thiết bị máy tính đầu cuối VT50
máy tính này gọi là mini vì nhỏ, rẻ và yếu hơn máy tính mainframe của IBM nhưng vẫn tốn 25 nghìn đôla tương đương 19 vạn đôla ngày nay tính theo lạm phát
mới đầu, Sun quảng bá và rao bán sản phẩm lúc ấy như chiếc máy tính bàn Mac Studio cao cấp ngày nay, hoặc Mac Pro
máy trạm thì mạnh hơn máy tính thông dụng bình dân, sẽ đủ mạnh để chạy những phần mềm vẽ CAD nhưng cũng đủ rẻ cho người dùng phổ thông mua được

Tăng trưởng
Sun Microsystems nhận được đơn đặt hàng trước cả khi mở cửa
mọi người ở các trường đại học và học viện nghiên cứu đã nghe nói về dự án SUN ở trường Stanford và đặt hàng trước
khách hàng bắt đầu quan tâm khi Bill Joy tham gia và máy trạm sẽ chạy hệ điều hành Unix phiên bản Berkeley
nhóm làm ra sản phẩm máy trạm đầu tiên chỉ có 256 kilobyte bộ nhớ và bán được giá từ 8 đến 10 nghìn đôla với mức lãi gộp 50%
chiếc SUN-2 được nâng cấp cấu hình và cài đặt hệ điều hành Berkeley Unix ra mắt năm sau đó
bấy giờ có những công ty làm máy khác trạm khác, đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Apollo Computer đã khởi nghiệm một năm sớm hơn Sun
các công ty EDA và CAD cũng tự làm phần cứng riêng
Sun có lợi thế là tận dụng được nguồn lực mã nguồn mở, sản phẩm máy trạm đầu tiên được làm từ những bộ phận có sẵn: nguồn cấp điện tiêu chuẩn, vi xử lý của Motorola và ổ đĩa của Fujitsu
máy trạm SUN chạy phần mềm hệ điều hành Berkeley Unix, sau đã thành hệ điều hành SunOS là một phiên bản Unix mà sau trở thành Solaris
để kết nối mạng, họ sử dụng giao thức TCP-IP bấy giờ mới được tuyên bố làm tiêu chuẩn cho tất cả mạng lưới máy tính quân sự
kết nối mạng, đặc biệt, quan trọng vì cho phép người dùng cộng tác từ xa
thông qua mô hình kinh doanh mã nguồn mở, công ty Sun đã sản xuất được công nghệ xịn xò và được áp dụng rộng rãi
viễn cảnh bán ra những chiếc máy tính được tiêu chuẩn hoá và dễ tương thích đã gây được tiếng vang - một máy trạm cho mỗi người dùng

Quản lý tăng trưởng
theo lời giám đốc điều hành McNealy kể lại:
"nếu tôi nhớ không nhầm thì năm đầu tiên, chúng tôi khởi nghiệp tháng 2 năm 1982 và tháng 5 đã đạt lợi nhuận, và trong năm tài chính đầu tiên từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 30 tháng 6 chúng tôi thu được 8.5 triệu đôla. Rồi chúng tôi kiếm được 39 triệu đôla. Sau đó chúng tôi được 115 triệu. Rồi chúng tôi được 210 triệu. Và sau đó chúng tôi được khoảng 450 triệu, và rồi 1 tỷ đôla năm sau đó"
tuy nhiên, quản lý toàn bộ số tăng trưởng đó đã trở nên khó khăn, một đám thanh niên 27 tuổi vận hành công ty
ban giám đốc muốn Sun tuyển dụng thêm người có kinh nghiệm, cho nên họ mời về Owen Brown 42 tuổi nhưng Owen tranh cãi với Khosla và sớm từ chức
McNealy nắm quyền giám đốc điều hành tạm thời, suôn sẻ nên ban giám đốc sau rốt quyết định để McNealy tại vị làm lãnh đạo công ty
năm 1985 Khosla bỏ Sun và gia nhập John Doerr ở công ty Kleiner Perkins
tại Kleiner Perkins thì Khosla đã có những thương vụ đầu tư vang dội như Jupiter Networks hoàn vốn gấp 2500 lần khoản đầu tư ban đầu
ngày nay, Khosla điều hành công ty riêng là Khosla Ventures

Sun-3 và IPO
cứ mỗi nửa năm trong giai đoạn từ 1982 đến 1987 thì Sun lại gấp đôi số máy trạm bán ra
năm 1985 công ty mở bán loạt máy trạm Sun-3 trang bị vi xử lý MC68020 của Motorola và ra mắt một tiêu chuẩn hệ thống phân phối tệp tin mới là NFS [network file system]
Sun bán bản quyền mã nguồn NFS dưới dạng phí danh nghĩa, biến NFS thành một tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi
Sun-3 chiếm một phần ba tổng doanh thu quý ngay sau khi mở bán tháng 9 năm 1985
công ty Sun phải mở một nhà máy mới ở Milpitas gần đấy để xử lý những đơn hàng mới
năm 1987 Sun đã vượt mặt đối thủ lớn Apollo Computer, từng là công ty tiên phong thị trường máy trạm cá nhận, Apollo đúng là có phần cứng tốt hơn nhưng máy tính Sun rẻ hơn - chiếc Sun-3 rẻ hơn 15% so với máy rẻ nhất của Apollo
tháng 4 năm 1989 Apollo được Hewlett-Packard mua lại và sau đó bị đóng cửa
tháng 3 năm 1986 Sun bán cổ phiểu lần đầu ra công chúng [IPO] được doanh thu 210 triệu đôla Mỹ, gây quỹ được 45 triệu đôla và là thương vụ IPO công nghệ lớn nhất trong 3 năm
trong báo cáo thường niên đầu tiên, có nói:
"việc chúng tôi từ chối hệ thống sở hữu độc quyền để tập trung vào mô hình riêng trong phân phối điện toán, những tiêu chuẩn công nghệ và chất lượng cao thì chính là cải tiến. Và rất thực tiễn thì đây là sản phẩm độc quyền của Sun"

SPARC
từ năm 1986 đến 1988 doanh thu của Sun đã tăng từ 210 triệu lên thành 1.1 tỷ đôla - và vấn đề nảy sinh
dần dà, viễn cảnh trở nên rõ ràng là đối tác Motorola không thể bán vi xử lý kịp cho Sun
công ty Motorola chỉ có một nhóm thiết kế và không đáp ứng kịp nhu cầu của Sun, một "bug" bộ nhớ mất Motorola 2 năm để sửa, và cũng mất tầm 2 năm để công ty chuyển đổi từ 10 megahertz lên 12
Sun đã thử nghiệm một máy trạm tương thích với Intel nhưng không khả quan
sau đó Bill Joy nghĩ ra ý tưởng thiết kế vi xử lý riêng sử dụng lý thuyết mà IBM mới viết gọi là kiến trúc RISC [máy tính với tập lệnh đơn giản hoá]
điểm chính của RISC là mỗi lệnh sẽ biểu diễn chỉ một chức năng
IBM tuyên bố trong bài viết là RISC sẽ có thể tăng tốc lên 4 lần
năm 1987 nhóm được Anant Agrawal (ảnh trên) dẫn dắt đã hoàn thành bộ xử lý trung tâm [CPU] SPARC được Fujitsu gia công, đúng là nhanh hơn những sản phẩm khác, và sau đó được trang bị cho những máy trạm lớn của Sun là chiếc Sun-4 hay còn tên là loạt SPARCStation ra mắt năm 1989

Chiến tranh UNIX
Sun kiếm phần lớn doanh thu từ bán những hệ thống, tận dụng những bộ phận có sẵn mã nguồn mở để tạo ra những máy trạm rẻ hiệu năng cao cho những ứng dụng kỹ thuật cụ thể trong chính phủ, công ty hoặc phố Wall
nhưng thế nào là "mã nguồn mở"?
với thành công của NFS thì năm 1987 Sun đã đối tác với 20% đầu tư AT&T để cộng tác làm Unix
sau nhiều năm thì gia phả Unix đã trở nên phức tạp và Sun muốn thống nhất họ gia đình Unix lẻ tẻ
Sun định hướng một hệ điều hành Unix thống nhất mới để dọn đường khỏi sản phẩm máy trạm và hướng đến thị trường tiêu dùng lớn
nhưng IBM, Hewlett Packard và những người mua bản quyền Unix khác đã chống đối
lo sợ Sun và AT&T có thể phá hoại Unix, những công ty đã tạo nên quỹ phần mềm mở OSF viết tắt cho "open software foundation" nhưng McNealy thì gọi ấy là "oppose Sun forever" dịch là "vĩnh viễn chống lại Sun"
OFS bắt đầu tập hợp các nhà bán hàng và các nhà phát triển dưới ngọn cờ mã nguồn "thực sự" mở - không có công ty đơn lẻ nào chịu trách nhiệm
Sun và AT&T hình thành tổ chức đối lập riêng là Unix International và các công ty ký kết có Toshiba và Motorola...
chiến tranh Unix đã để lại hậu quả dài lâu cho cả Sun và các đối thủ, trì hoãn chiến lược phần cứng vi xử lý của Sun
Sun đã cố gắng bán bản quyền những thiết kế chip SPARC dựa trên kiến trúc RISC cho các công ty khác nhưng yêu cầu duy trì quyền kiểm soát sở hữu trí tuệ [IP] - ngăn chặn bất cứ phiên bản nào được cơ hội cho SPARC ứng dụng rộng rãi
vài năm sau ở Anh một công ty khác cũng bán thiết kế dựa trên kiến trúc RISC là công ty Arm [Advanced RISC Machines] được thành lập
về khía cạnh phần mềm thì cuộc chiến đã trì hoãn những tiến bộ kỹ thuật cho Unix và chia rẽ cộng đồng Unix - không bên nào thực sự làm được một sản phẩm khả thi để thương mại hoá mặc dù cộng tác giữa Sun và AT&T đã ra mắt được hệ điều hành Solaris

Microsoft
năm 1993 Microsoft ra mắt hệ điều hành Windows NT 3.1 cho máy trạm và máy chủ
NT lấy những bộ phận từ Unix, IBM và những hệ thống khác để tạo nên hệ điều hành "thân thiện với doanh nghiệp" 32-bit và có kết nối mạng và chia sẻ tệp tin để nhiều người dùng cộng tác
Windows gặp thời vì Unix đang xao nhãng và một số bộ phận đang bị mắc kẹt trong lãnh thổ pháp lý mập mờ
Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở giống Unix mà sau này mới đóng vai trò lớn, thì bấy giờ chưa sẵn sàng cho máy tính bàn
Apple thì mới sa thải Steve Jobs và đang bối rối
với nhiều doanh nghiệp thì Microsoft là lựa chọn duy nhất
những đối thủ của Sun là IBM và HP nhanh chóng bắt đầu lựa chọn hệ điều hành Windows NT cho sản phẩm máy trạm
về phần mình, Sun cảm thấy Unix là sản phẩm tốt hơn và từ chối sử dụng Windows
rồi, dần dà hệ điều hành Windows NT và sau đó là Windows 95 ra mắt, cùng với tiến bộ nhanh chóng của phần cứng là vi xử lý Intel, đã lấn lướt thị phần máy trạm của Sun

Chuyển đổi
thập niên 1990 Sun chuyển đổi sang một chiến lược kinh doanh tích hợp bổ dọc hơn, bán những hệ thống hoàn thiện xoay quanh phần cứng SPARC và phần mềm Solaris
Microsoft và Intel tăng cường lấn thêm thị phần máy trạm cao cấp, Sun leo lên thị trường máy chủ doanh nghiệp
năm 1996 Sun mua lại công ty Cray Business Systems từ nhà làm siêu máy tính nổi tiếng
Cray đã áp dụng SPARC và Solaris để thâm nhập thị trường doanh nghiệp thương mại nhưng nhanh chóng thất bại
Sun mua lại bộ phận ấy của Cray với giá 15 triệu đôla - hoá ra tích hợp bổ dọc của Sun từ kết nối mạng đến vi xử lý đến hệ điều hành thì hoàn hảo cho thị trường máy chủ
Solaris nổi tiếng với khả năng đa luồng [vi xử lý] đối xứng, nghĩa là ta có thể dễ dàng bổ sung thêm nhiều vi xử lý SPARC vào hệ thống
mặt khác, Windows và Intel chỉ có thể xử lý 4 đến 8 luồng
vậy nên, Intel làm được một vi xử lý đơn lẻ nhanh hơn nhiều so với của Sun nhưng máy chủ của Sun vẫn vận hành tốt hơn trên toàn hệ thống vì ta có thể bổ sung đến 100 vi xử lý [luồng]
thập niên 1990 Internet phổ biến dần và thị trường máy chủ kết nối mạng đã tăng trưởng còn lớn hơn cả mảng kinh doanh máy trạm cũ của Sun

Bẳt đầu thoái trào
nhưng kinh doanh máy chủ Internet sau đó trở thành con dao hai lưỡi cho Sun
eBay, Yahoo, Dell, Bloomberg, Merrill Lynch và kể cả Microsoft đã lựa chọn máy chủ doanh nghiệp của Sun cho hoạt động web
doanh thu của Sun tăng trưởng 50 đến 60% mỗi năm
sau đó, bong bóng Internet vỡ và miếng bánh hàng tỷ đôla bị cắt chỉ còn một nửa, hàng nghìn sản phẩm Sun bị thanh lý giá rẻ
năm 2000 Sun lãi 1.85 tỷ đôla
năm 2001 Sun lãi 927 triệu đôla
năm 2002 Sun lỗ 587 triệu đôla
năm 2003 Sun lỗ 3.4 tỷ đôla
chi phí nghiên cứu phát triển tiếp tục đắt đỏ vì Sun cần cho những hệ sinh thái công nghệ như SPARC, Solaris và Java
chỉ Java thôi đã cần đến 4000 nhà phát triển hằng năm

Mã nguồn mở
từ lâu Sun đã tự nhận là "mở"
so với toàn bộ những đối thủ sở hữu độc quyền thập niên 1970 thì đúng là Sun có "mở" - nhưng với tiêu chuẩn ngày nay thì khác
ví dụ: đến năm 2005 ta không thể tải về và nhìn vào mã nguồn của Solaris - phải ký một hợp đồng và kể cả ký thì họ vẫn không cho nhìn vào toàn bộ mã nguồn
mọi người cũng thường nhắc đến một số vấn đề với SPARC
bất bình với thực tiễn này đã tạo điều kiện cho phong trào mã nguồn mở, hiện thân là Linux
từ thập niên 1990 thì Linux là một món đồ chơi của người đam mê
rồi người ta nhận ra rằng Linux đã trở nên đủ tốt để sử dụng trong những môi trường doanh nghiệp thực tiễn
các doanh nghiệp và tổ chức đã nhận ra rằng họ có thể tăng quy mô bằng cách tạo ra những cụm máy chủ Linux, tất cả đều có cùng phần cứng giống nhau

Chấm dứt
Linux được lựa chọn rộng rãi đã huỷ diệt mảng kinh doanh máy chủ của Sun
thập niên 2000 Sun thử quay lại truyền thống "mở" ban đầu bằng cách mở mã nguồn công nghệ của mình
Sun mua lại nhiều công nghệ như cơ sở dữ liệu, MySQL và lưu trữ dữ liệu StorageTEK - lãng phí tiền không thu lại gì
khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, các nhà đầu tư mệt mỏi với thua lỗ và một lời đề nghị được đưa ra
năm 2009 Oracle mua Sun với giá 7.4 tỷ đôla
từ năm 2000 đến lúc Oracle mua thì Sun đã mất 10 tỷ đôla doanh thu và 90% giá trị cổ phiếu
công ty Sun đã bị giải thể và sản phẩm bị thay đổi nhãn hiệu

Kết
Sun là một công ty đẩy láo, nổi tiếng là thúc cùi trỏ các đổi thủ mà không khoan nhượng
Sun có thể coi là Uber của thập niên 1980 và 1990 với tăng trưởng 30, 40 và 50% mỗi năm thì đẩy láo cũng không sao
nhưng khi xu hướng công nghệ thay đổi, Sun từ chối thay đổi, gia nhập hay cộng tác, và cuối cùng đã trở thành kẻ lạc loài cô đơn, mắc kẹt với công nghệ tụt hậu
có thể so thái độ ấy với Microsoft trước khi và sau khi Satya Nadella trở thành giám đốc điều hành
và thực ra Nadella đã làm việc cho Sun trước khi gia nhập Microsoft năm 1992
biết đâu kinh nghiệm Sun chính là lý do giúp giám đốc điều hành Nadella có được thái độ hoà nhã hơn trong cuộc chuyển mình của Microsoft

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét