lăng Tưởng Giới Thạch ở thành phố Đài Bắc khá nổi tiếng ở Đài Loan, với thảm sát 228 [sự kiện 28 tháng 2 năm 1947] và thiết quân luật áp chế phe đối lập chính trị trên đảo Đài Loan hàng thập kỷ, mọi người dân Đài Loan đến thăm lăng nhìn vào tượng của nguyên soái Tưởng Giới Thạch và nói rằng thực ra ông không được ưa thích lắm ở đảo Đài Loan
con trai là Tưởng Kinh Quốc thì được chấp thuận hơn nhiều mặc dù cũng là một nhà độc tài
Tưởng Giới Thạch từng làm chỉ huy ở đại lục, thua trận trước phe cộng sản và phải rút chạy về Đài Loan, là lãnh đạo quyết đoán, với tính cách của thợ lành nghề được thúc đẩy cũng đã gây chia rẽ đảng
mặt khác con trai là Tưởng Kinh Quốc có vẻ là người hoà đồng hơn, là một nhân viên mẫn cán, làm theo di chúc của cha nhưng đã điều chỉnh vì trong thâm tâm thì Tưởng Kinh Quốc thực lòng ưa thích người khác và muốn được người khác ưa thích
Tưởng Giới Thạch luôn muốn lấy lại đại lục sau khi thua nội chiến năm 1949
Tưởng Giới Thạch đã chỉ huy quân đội trong cuộc chiến Trung-Nhật thứ 2, mặc dù bị lịch sử lãng quên nhưng ấy đã là một cuộc chiến sử thi xảy ra ngay trước khi thế chiến 2 nổ ra
nhưng Tưởng Giới Thạch chưa bao giờ dập được đảng cộng sản Trung Quốc [CCP] và sau rốt đã trở thành thất bại lớn nhất của ông
trước khi Tưởng Giới Thạch chết già ở Đài Loan, ông luôn nghiêm ngặt và hướng chú ý của bản thân và các đồng sự của mình, những người đã đi theo ông từ đại lục sang, sang bên kia bờ eo biển
đến nỗi khi Tưởng Giới Thạch chết, ông từ chối được chôn ở Đài Loan và quan tài của ông vẫn đang đợi được chôn ở quê nhà
mối quan hệ của quốc dân đảng và đảng cộng sản CCP không chỉ là muốn giết phe kia, như họ làm sau những cuộc chiến hàng vạn người ngã xuống, trong một số trường hợp là thảm sát, mặt khác, còn có một số tương đồng giữa hai đảng, nhất là khi hai đảng hợp tác hai lần trong một sự kiện gọi tên là mặt trận thống nhất thứ nhất và thứ 2 chống lại kẻ địch bên ngoài Trung Quốc
mặt trận thống nhất thứ nhất là chống các lãnh chúa phía bắc và thứ 2 là Nhật Bản
những đảng viên CCP kỳ cựu như Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình cảm thẩy quan hệ đồng minh với Tưởng Kinh Quốc và Tưởng Giới Thạch không giống như bình đẳng giữa các lãnh đạo như cuộc gặp giữa Mã Anh Cửu và Tập Cận Bình ở Singapore ngày 7 tháng 11 năm 2015
trái với cuộc gặp gỡ kỳ cục năm 2015, hồi thập niên 1950 và 1960 hai đảng đã thống nhất cái họ thấy là một Trung Quốc chia rẽ, một Trung Quốc đã bị chia rẽ hơn 100 năm
trong khủng hoảng Đài Loan lần 2, bấy giờ Trung Quốc đang nã pháo vào một đảo mang tính biểu tượng quan trọng là đảo Kim Môn của Đài Loan chỉ cách đảo Hạ Môn của Trung Quốc 6.5 kilomet
bấy giờ Mỹ đang gây áp lực cho Tưởng Giới Thạch, nói rằng Mỹ hứa bảo vệ Đài Loan nhưng không hứa cả đảo Kim Môn, nếu người Trung Quốc muốn chiếm Kim Môn thì họ có thể cứ thế bơi ra lấy
khả năng xảy ra một trận chiến đảo Kim Môn nữa, nơi mà người Đài Loan đã chặn đứng chuỗi tiến công của CCP, là nhỏ
nhiều năm sau, trưởng ban an ninh Trung Quốc ???Chow Su??? nhớ lại rằng Tưởng Giới Thạch đã gửi tin cho Chu Ân Lai qua trung gian ở Hồng Kông rằng nếu CCP không ngừng bắn phá thì quốc dân đảng sẽ đành nghe theo Mỹ và rút khỏi đảo Kim Môn
cho nên đảo Kim Môn chỉ cách đại lục 6.5 kilomet là biểu tượng cho chủ quyền mà quốc dân đảng tuyên bố lên đại lục và do đó ấn định cho tất cả biết rằng có chỉ có một Trung Quốc
CCP hạn chế bắn phá vì biết rằng nếu người Đài Loan rút lui thì là xác định có 2 Trung Quốc - điều mà cả CCP và quốc dân đảng đều không muốn
hàng thập kỷ sau đó, 2 đảng chuyển biến thành một mối quan hệ gần như tình anh em, thể hiện tình thân mà chỉ có anh em trong nhà từng đánh nhau mới cảm thấy
ví dụ: quan hệ nồng ấm hồi thập niên 1960 và 1970 khi những sắc lệnh ban ra từ ban trung ương đảng ở một thị trấn nhỏ miền đông bắc Trung Quốc là thị trấn Xikou tỉnh Chiết Giang, là nơi đặt mộ của người vợ đầu tiên và mẹ của Tưởng Giới Thạch, lệnh lau dọn mộ để tuân theo truyền thống văn hoá của Trung Quốc
bản thân Đài Loan cũng chưa bao giờ ngừng giọng điệu muốn tiêu diệt CCP và giành lại đại lục, đến lúc đó thì lời lẽ như thế đã trở nên lố bịch không có vẻ thành thật đến mức nhìn như thể họ nói thể chỉ để phô diễn mà thôi
sau rốt, có vẻ như họ cần thêm chút thời gian, có lẽ một thập kỷ quan hệ nồng ấm nữa là có thể thống nhất quốc gia theo chính sách một đất nước hai chế độ mà họ áp dụng ở Hồng Kông ngày nay
một trích dẫn trong sách về con trai của Tưởng Giới Thạch, không tìm thấy ở nguồn khác, về Đặng Tiểu Bình nói khi hay tin cái chết của Tưởng Kinh Quốc: "Nếu Tưởng Kinh Quốc còn sống thì việc thống nhất Đài Loan sẽ không bị phức tạp hay khó khăn như hiện giờ. Quốc dân đảng và CCP đã 2 lần hợp tác trong quá khứ, tôi không tin rằng không thể có lần hợp tác thứ 3. Thật đáng tiếc rằng Kinh Quốc chết trẻ quá."
chỉ trích mới đầu nói rằng Tưởng Kinh Quốc không làm gì nhiều trong việc mở cửa Đài Loan, cái đáng chú ý nhất ông làm chỉ là cho phép tiến trình mở cửa ấy
có vẻ như động lực tự do hoá quét qua Đài Loan cũng đã quét qua đại lục, phản ánh được 2 phản ứng đáng chú ý là:
cách đảng cầm quyền phản ứng lại những động lực ấy cho thấy khác biệt: Đặng Tiểu Bình, đồng môn của Tưởng Kinh Quốc hồi còn ở Nga, đã quyết định phản đối bằng một phương cách khá đẫm máu như sự kiện Thiên An Môn tháng 6
Tưởng Kinh Quốc của đảng cầm quyền quốc dân đảng thì đã quyết định không cản trở mà thay vào đó chỉ quản lý lực tiến, không viên đạn nào bắn ra và cảnh sát thì không bắt tù ai hết
tại lăng của Tưởng Giới Thạch có một bản ghi nhớ cuộc chuyển đổi sang dân chủ và loạt ảnh đen trắng cho thấy người biểu tình đối mặt cảnh sát mặc giáp nhưng cảnh sát được chỉ thị không bắn hay phun vòi rồng hay bắt tù ai
những cuộc chuyển đổi dân chủ vẫn là những sự kiện hơi hướm bạo lực và cần thể loại chính phủ nhất định và một nhà độc tài nhất định đứng đầu chính phủ có uy tín nhất định với cả những người ủng hộ lão làng nhất ở cả hai cánh tả hữu, để có thể xử lý một cuộc chuyển đổi như thế
hiện nay Tưởng Kinh Quốc đã chết được 30 năm và Đài Loan đã đá qua lại quyền lực giữa hai đảng đối lập, hai lần
Tưởng Kinh Quốc đã có một quyết định khó khi buông bỏ dòng quyền lực mà ít nhà độc tài nào dám hay có thể làm được
giai đoạn mà nền độc tài suy yếu và chấm dứt đã chìm trong căng thẳng hỗn loạn nhưng một số người trong xã hội đã dịch chuyển từ thẩm quyền sang dân chủ
một số người nói rằng một số nền văn hoá nhất định sẽ không bao giờ có thể duy trì được nền dân chủ
có lẽ một nền dân chủ cần có đủ thoải mái, an ninh và kết dính để có thể mở lòng, nếu không nó sẽ suy thoái về một mớ hỗn loạn
như mùa xuân Ả-rập năm 2011 khi mà tất cả những nhà độc tài mất đi ủng hộ và quyền lực, có một giả thuyết rằng một khi những nhà độc tài biến mất thì những quốc gia này có thể phát triển lên một nền dân chủ phương tây và xã hội dân chủ tương lai sẽ duy trì giống như các đồng minh của Mỹ
nhưng hoá ra, thực tế là nếu chỉ vì nhà độc tài sụp đổ thì không trực tiếp dẫn đến một nền dân chủ phương tây, ít có vẻ như lực kéo về hướng nền dân chủ hơn là lực đẩy khỏi một nhà độc tài nào đó
một xã hội đánh bại những nhà độc tài cầm quyền ấy sẽ đổ vỡ thành các nhánh bộ lạc và bộ tộc, những nhánh mà những nhà độc tài đã thường phải ủng hộ để duy trì quyền lực
ví dụ nhà độc tài phải nói chuyện với dân tộc thiểu số lý lẽ như: Nếu các anh không ủng hộ tôi thì khi dân tộc đa số lên nắm quyền họ sẽ tàn sát
cho nên một khi nhà độc tài mất quyền vì lý do gì đi nữa, quốc gia chia rẽ, thực tế thường là, đa số sẽ bầu lên một lãnh đạo không chấp nhận được, một chính trị gia dân tuý bôi xấu nhắm vào thành phần dân thiểu số, có thể dẫn đến hậu quả là như thanh tẩy, nội chiến...
như xảy ra ở Ai Cập với Mubarak và người kế nhiệm Morsi người sau rốt đã bị quân đội đảo chính
thập niên 1980 Tưởng Kinh Quốc nắm quân bài khác với Ai Cập năm 2011 và lợi thế hơn nữa là Đài Loan là một xã hội tiến bộ với nền kinh tế tăng trưởng mà chênh lệch giàu nghèo thấp đáng ngạc nhiên, vị trí địa lý và tính chất quốc đảo đã bổ sung thêm cho tính kết dính trong quốc gia
và Tưởng Kinh Quốc khuyến khích bằng cách xây thêm đường và mạng lưới vận chuyển để đoàn kết người dân và khiến họ cảm thấy thống nhất hơn
mặt khác cũng tiềm tàng mâu thuẫn, có một vấn đề người tị nạn khi Đài Loan tiếp nhận 1 triệu người đại lục sau nội chiến và số người nhập cư ấy đã tiếm quyền và cai trị lên đa số dân Đài Loan
một nhà độc tài có thể khai thác điểm tiêu cực ấy, bằng cách chia rẽ Đài Loan thành 2 phe và nới rộng thêm khoảng cách chênh lệch xã hội ấy để duy trì quyền lực bản thân
nhưng đáng ngạc nhiên là Tưởng Kinh Quốc bắt đầu phản đối lại mong muốn của các đảng viên đương thời của quốc dân đảng, bằng một tiến trình mà ông gọi là Đài Loan hoá, chấm dứt giai đoạn dân thiểu sổ đại lục nắm quyền kiểm soát, bằng cách nâng tầm các thành viên của dân đa số người Đài Loan lên nắm quyền và nhượng lại quyền lực đảng cho họ [người Đài Loan bản địa]
Tưởng Kinh Quốc hợp tác một cuộc chia tách nhánh đại lục và Đài Loan và duy trì được quốc dân đảng nắm quyền đến khi mà họ [quốc dân đảng] tổ chức tổng tuyển cử
và Tưởng Kinh Quốc cũng tự tổ chức tổng tuyển cử cho bản thân làm ứng viên, đã là hành động vượt xa mọi hành động mà CCP từng đạt được
đáng chú ý là Kinh Quốc cũng dành thời gian làm cho quốc dân đảng của ông trở thành một đảng mà người ta thực sự muốn chia sẻ quyền lực cho, người ta thực sự muốn bầu cho, nghĩa là Kinh Quốc có lẽ đã mất nhiều năm chắp vá bộ máy và làm việc để cho đảng có thể đủ sức cạnh tranh trong tổng tuyển cử
ở Đài Loan có nhiều tượng của Tưởng Giới Thạch còn sót lại là di tích của bộ máy tuyên giáo, nhưng Tưởng Kinh Quốc xuất hiện trong một bức ảnh gia đình đặt trên tường của một cửa hàng thì thân thiện và nồng ấm hơn nhiều
Tưởng Kinh Quốc là một nhà độc tài nắm quyền một chế độ an ninh độc đoán đã gây thương tích hàng nghìn người bị bỏ tù và hàng trăm người bị giết
chế độ của Kinh Quốc cũng chịu trách nhiệm ám sát người bất đồng chính kiến sống hải ngoại ở San Francisco và cũng bí mật phát triển chương trình vũ khí hạt nhân
trước đó nữa Kinh Quốc cũng làm việc với cha của ông thảm sát hàng nghìn người trong nội chiến, nên có thể coi là ông cũng làm những việc tồi tệ nhưng cũng cần thấy rằng ông đã chấp nhận tương lai của Đài Loan có một nền dân chủ và đã tiến lên phương hướng ấy theo cách tốt nhất mà ông biết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét