Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Anh và ngành điện hạt nhân thua Pháp vì quá tự hào

tháng 10 năm 1952 Anh kích nổ quả bom nguyên tử đầu tiên, trở thành quốc gia thứ 3 làm được
thành tựu Anh có được độc lập, không nhiều giúp đỡ từ người Mỹ hậu thế chiến
thử nghiệm bom nguyên tử thành công, người Anh bắt đầu nghĩ đến khai thác kiến thức mới vào mục đích hoà bình
kỷ nguyên lạc quan, trái ngược với 2 quả bom thả ở Nhật Bản, các nhà khoa học thấy rằng nguồn điện mới có tiềm năng cách mạng hoá ngành điện Anh
bấy giờ, dự trữ dầu mỏ và mỏ khí đốt của Anh ngoài biển Bắc vẫn chưa được khám phá
cho nên Anh gần như phụ thuộc hoàn toàn vào những mỏ than trong nước để cấp điện và sưởi ấm
những mùa đông Anh thập niên 1950 chật vật
việc mỏ than thì vất vả và càng lúc càng thiếu lao động
năm 1953 Churchill tuyên bố uỷ ban nhà nước mới để kiểm soát và quản lý toàn bộ dự án phát triển hạt nhân quốc gia
năm 1954 cơ quan điện nguyên tử Anh [UK aea] được thành lập và độc quyền kiểm soát tất cả phát triển hạt nhân ở Anh
cơ quan UK aea căn bản cũng là nguồn mọi thông tin về hạt nhân cho giai cấp chính trị
thực tiễn trái ngược với Hoa Kỳ, nơi mà các công ty tư nhân như General Electric và Westinghouse tham gia vào nghiên cứu phát triển hạt nhân
Nhà máy điện nguyên tử Calder Hall
để chế bom, ta cần nguyên liệu phóng xạ thô
cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950 Anh thành lập nhiều nhà máy làm giàu uranium và plutonium quy mô lớn
những lò phản ứng được xây dựng định để cho quân đội, mục đích được công bố là để sản xuất plutonium hạng-quân-sự và những vật liệu phóng xạ khác
vật liệu này có thể làm điện nhưng hiệu quả kinh tế không cao
năm 1954 cơ quan aea soạn kế hoạch xây dựng một loạt các trạm điện hạt nhân, đến năm 1965 sẽ sản xuất được 1700 megawatt
thiết kế dựa trên một trạm điện hạt nhân bấy giờ ở Calder Hall
tháng 10 năm 1956 nữ hoàng Elizabeth II thanh tra Calder Hall đã phát biểu:
"Nguồn điện mới này, vốn đã chứng tỏ được là một vũ khí huỷ diệt kinh hoàng, được khai thác để lần đầu tiên được sử dụng cho lợi ích chung của cộng đồng."
Khủng hoảng điện
năm 1956 Ai Cập quốc hữu hoá kênh đào Suez
cuối tháng 10 năm 1956 người Anh, Pháp và Israel tổ chức chiếm lại kênh Suez bằng vũ lực, nổ ra khủng hoảng kênh Suez
bấy giờ khủng hoảng là vụ bê bối quốc gia lớn, gây biến động nguồn cung dầu mỏ toàn cầu, đặt câu hỏi về an ninh dầu mỏ Anh
bị dư luận thúc giục, chính quyền thủ tướng Harold Macmillan đã nhấn mạnh vào cần thiết cho độc lập năng lượng
bối cảnh chính trị không thể thích hợp hơn cho Anh phát triển điện hạt nhân
cơ quan hạt nhân Anh aea đã mở rộng chương trình điện lên thành 5 đến 6 nghìn megawatt với 19 trạm
nhờ ủng hộ lớn cho hạt nhân, ngành điện Anh quyết định không phản đối kế hoạch, mặc dù có một số lo ngại về hiệu quả kinh tế
nếu tất cả các trạm đều lắp đặt xong năm 1965, điện hạt nhân đã có thể cấp được 1 phần tư nhu cầu điện lực đảo quốc, thay thế 18 triệu tấn than bị đốt mỗi năm
tổng chi phí ước tính vào khoảng 750 triệu bảng Anh
những lò phản ứng sẽ sử dụng một thiết kế "Magnox" viết tắt cho magie không rỉ

Magnox
hầu hết các lò phản ứng được phân loại dựa trên 2 yếu tố khi xây dựng
1 là chất làm mát để tản nhiệt từ lõi lò phản ứng
2 là chất trung gian sử dụng để kiểm soát mức năng lượng của các hạt neutron trong lõi lò phản ứng
bấy giờ có 3 loại lò phản ứng hạt nhân thích hợp nhất cho thương mại hoá là lò nước nhẹ, nước nặng và hơi than chì
Magnox dựa trên thiết kế lò phản ứng được làm mát bằng không khí và chất trung gian than chì của Calder Hall, với một số chỉnh sửa
ngày nay người ta coi đấy là thế hệ lò phản ứng đầu tiên
dự án Manhattan sử dụng lò phản ứng nước nhẹ để tạo nên plutoni nhưng vì những lo ngại an toàn liên quan đến ăn mòn và không tìm mua được đủ nước tinh khiết, nên quân đội Anh đã chọn cách xây dựng những lò phản ứng than chì làm mát bằng không khí
quyết định đã dẫn đến những hậu quả sau này cho ngành điện hạt nhân dân sự Anh
trong khi những lò phản ứng làm mát không khí và nước nặng có thể an toàn hơn nước nhẹ, lượng điện sản xuất ra tương ứng với không gian những lò phản ứng chiếm dụng thì thấp hơn
đơn vị đo lường là hiệu suất nhiệt năng, càng cao thì hơi nước đi vào máy tuarbin càng nóng và càng nhiều điện sản sinh ra trên mỗi đơn vị giá thành nhiên liệu
Quay xe
năm 1957 ngành điện Anh bị tái cơ cấu, thành lập ban sản xuất điện trung ương CEGB
CEGB kiểm soát việc sản xuất điện và lưới điện quốc gia ở cả đảo Anh và xứ Wale trong hơn 40 năm
nhờ CEGB nên ngành điện Anh bắt đầu thu hồi lại tiến trình hạt nhân của AEA
những năm đầu AEA có quyền tự chủ đặc biệt và hậu thuẫn chính trị mạnh mẽ cho nên quyết định có nhiều trọng lượng
thời thế thay đổi, các thành viên cấp cao của CEGB bắt đầu chỉ ra những nhược điểm thiếu hấp dẫn của điện hạt nhân so với nguồn điện khác như than
khủng hoảng Suez ảnh hưởng đến giá dầu không được lâu
mỏ dầu mới được khám phá và tàu chở được đóng lớn hơn nên hải trình đi châu Phi tiết kiệm hơn
chủ trương chi tiền cho điện hạt nhân trở nên khó hơn vì cả than và dầu mỏ đều rẻ đi
kể cả theo ước tính lạc quan của CEGB thì điện hạt nhân vẫn đắt hơn than 25%, thậm chí đăt hơn đến 40% ở những vùng than rẻ
áp lực từ CEGB và kho bạc, sau rốt, đã buộc chính phủ hạ quy mô chương trình Magnox và trì hoãn dự án lại vài năm
từ năm 1962 đến 1972 tổng cộng 26 trạm đi vào vận hành và sản sinh 4200 megawatt điện

Vỡ kế hoạch
kế hoạch mở rộng hậu Suez của AEA là một tham vọng liều lĩnh
nhiều quyết định kỹ thuật quan trọng ban đầu cho dự án Magnox đã được đưa ra bởi một số cá nhân mà không cân nhắc nhiều đến hiệu quả kinh tế
nên dự án Magnox bị vỡ kế hoạch, đắt hơn ước tính ban đầu 10 đến 20% và lâu hơn 40%
đấy là chưa kể nhiều chi phí đáng kể khác như lãng phí bỏ hoang, lãi suất tăng và chi phí nghiên cứu phát triển
Anh nóng vội đưa kế hoạch vào thực tế, chính nhà máy Calder Hall mới vận hành chưa đến nửa năm mà đã tăng quy mô công suất lớn cho thiết kế
kỹ thuật viên chưa kịp am hiểu hoàn toàn thiết kế trước khi xây dựng trạm tiếp theo
chưa kể, Anh thành lập 5 tập đoàn khác nhau để xây dựng nhà máy điện, cho nên mỗi nhà máy về căn bản là một bông tuyết mỏng manh [snowflake] thiếu tiêu chuẩn hoá và thiếu hiệu suất tiềm năng khi tăng quy mô
trái ngược với ngành bán dẫn và cuộc chuyển đổi xưởng lên dùng cho wafer 300 milimet, để mượt mà việc xây dựng thì ngành đã làm việc với nhau và tiêu chuẩn hoá căn bản mọi khâu của việc xây dựng, đến những hệ thống máy mang vác chuyên chở wafer, tiết kiện thời gian và chi phí xây dựng
thiết kế của trạm điện Berkeley có lẽ là gần đạt chuẩn nhất với Calder Hall nhưng những thay đổi được bổ sung cho tải để tái nạp nhiên liệu, khả năng nạp nhiên liệu khi trạm điện vẫn đang hoạt động
nhưng Berkeley, Calder Hall và những trạm khác chỉ có hiệu suất nhiệt năng thấp hơn đáng kể hơn cần thiết để tạo nên đủ điện
nên trạm Sizewell và Bradwell đã bổ sung lò hơi và tăng áp lực chất làm mát
trạm Oldbury bổ sung một thùng áp lực bê tông làm biện pháp bổ sung phòng ngừa sự cố hỏng hóc nguy hiểm, nhưng việc này, đổi lại, cần tái thiết kế lớn để ngăn cách bê tông khỏi hơi nước nhiệt độ cao

Lãi suất
cùng lúc đó, lãi suất tăng và việc xây dựng nhà máy điện thì lâu và cần nhiều vốn
lãi suất tăng gây khó cho nhà máy đạt tỷ lệ hồi vốn cần thiết
cuối thập niên 1950 dự tính là 6% lãi suất sau đó tăng thành 10%, có lẽ quá thấp vì bấy giờ lãi suất ước tính ở Mỹ là 14%
giá vốn đã thêm 360 triệu bảng Anh vào giá thành xây dựng 7 trạm điện hạt nhân từ năm 1962 đến 1966
CEGB đưa giá vốn và giá thành xây dựng này trực tiếp vào giá bán điện
giá làm điện của trạm Berkeley và Bradwell tăng từ 150 bảng Anh một kilowatt lên thành 160 trước khi việc xây dựng bắt đầu

Plutoni
thiết kế làm mát bằng không khí của quân đội Anh, như đã nói, những lò phản ứng ấy thích hợp làm plutoni hơn là có hiệu quả kinh tế khi làm điện
AEA nói đây là bắt buộc
bấy giờ quân Anh xây dựng kho đạn hạt nhân để kiềm hãm ước tính 50 đến 200 quả bom nguyên tử của Liên Xô
nhà máy điện hạt nhân có thể bán plutoni cho quân đội Anh để tăng thu nhập
năm 1955 giá bán plutoni cao gấp hàng trăm lần so ngang khối lượng với vàng
nguồn plutoni mới từ Canada và Mỹ đã đánh tụt giá bán
plutoni cũng khó bán ra nước ngoài, nên thương vụ bán cho quân đội Anh không còn hấp dẫn nữa
với những dự trù không thành sự thật, vỡ kế hoạch 10% chi phí và 40% thời gian thì cũng không tệ lắm
vỡ kế hoạch vẫn xảy ra, cho cả những trạm nhiên liệu hoá thạch
hầu hết công nhận rằng Magnox có mục tiêu chiến lược và chính trị hơn và kinh tế
dự án Magnox sẽ xác lập vị thế Anh là tiên phong điện hạt nhân
chưa hết, trạm thực tế, mặc dù hơi hụt công suất, hoạt động hiệu quả và không phát sinh sự cố nào trong quãng đời vận hành
nhìn chung, nỗ lực có lẽ xứng đáng

Thế hệ 2
khi chương trình Magnox bắt đầu tem tém lại, chính phủ Anh khởi động chương trình hạt nhân thế hệ 2 vào tháng 4 năm 1964 để thay thế Magnox
chính phủ đề xuất thêm 5000 megawatt nhà máy hạt nhân được xây dựng từ năm 1970 đến 1976
3 tập đoàn đã nộp các gói thầu cho nhà máy đầu tiên, là mở rộng nhà máy điện hạt nhân Dungeness, loại Magnox
sử dụng nhiều thiết kế lò phản ứng, CEGB được trao nhiệm vụ quyết định giữa tiếp tục thiết kế lò phản ứng làm mát bằng không khí phong cách Magnox hoặc áp dụng thiết kế nước nhẹ Mỹ
AEA chủ trương thiết kế làm mát không khí
ban đầu, CEGB có vẻ ngờ vực, vì đã có kinh nghiệm với Magnox nên lo ngại sẽ có những hạn chế thiết kế nghiêm trọng
vấn đề là chính phủ Anh muốn, sau rốt, sẽ xuất khẩu những thiết kế lò phản ứng trong nước Anh ra hải ngoại
nhưng cộng đồng quốc tế thì ngày càng ưa thích thiết kế làm mát bằng nước phong cách Mỹ
tại sao nước ngoài lại muốn áp dụng thiết kế của AEA Anh nếu ngành điện của chính nước Anh lại không?
về bối cảnh chính trị, chính phủ đảng lao động mới bấy giờ đang quấn chân quân đội Anh, mới huỷ máy bay tiên tiến tsr-2 Anh và sử dụng chiếc f-111 của Mỹ
cho nên, trong khi CEGB đáng lẽ có quyền tự chọn lò phản ứng để sử dụng, chính phủ Anh chắc chắn có ý khác
cuối năm 1964 giám đốc CEGB là ngài Christopher Hinton nghỉ hưu
nam tước Hinton vùng Bankside vẫn nổi tiếng là ngờ vực điện hạt nhân, sau khi nghỉ hưu thì thái độ của CEGB cho lò phản ứng làm mát không khí mới chuyển đổi đáng kể
như đã nói, 3 tập đoàn nộp các gói thầu cho nhà máy điện hạt nhân Dungeness B
2 tập đoàn English Electric và Nuclear Power Group ưa chuộng thiết kế làm mát bằng nước của Mỹ
2 tập đoàn được hậu thuẫn bởi các công ty uy tín
nhưng trong giai đoạn ước tính giá thành của tiến trình lựa chọn gói thầu, AEA Anh đã tham vấn kỹ thuật một tập đoàn thứ 3 là Atomic Power Construction
Atomic Power Construction đang gặp khó khăn tài chính sau khi thua thầu cho trạm Magnox cuối cùng, căn bản là sắp phá sản
trong khi tư vấn kỹ thuật, Atomic Power đã ước lượng ngắn gọn tiềm năng gấp đôi những thanh kéo của thiết kế làm mát không khí ban đầu
phút cuối, Atomic Power đã nộp một gói thầu cuối cùng dựa trên tiềm năng này
CEGB quyết định lựa chọn gói thầu thứ 3 này và làm ngạc nhiên vài người
để bảo vệ quyết định, AEA Anh giải thích rằng dựa theo điều kiện Anh thì nhà máy Dungeness làm mát không khí sẽ sản sinh điện rẻ hơn 7% so với thiết kế làm mát bằng nước của Mỹ
tháng 5 năm 1965 khuyến nghị chính thức đưa ra để tiến triển lò phản ứng làm mát không khí tiên tiến AGR
những tập đoàn khác cũng phải làm AGR
Bộ trưởng điện Fred Lee nói với Viện Thứ dân rằng tôi khá chắc là chúng ta đã thắng lớn, một đột phá vĩ đại nhất lịch sử

Thất bại AGR
hoá ra AGR đơn giản là lựa chọn sai lầm
thiết kế đã tô vẽ màu hồng dựa trên những giả thiết phi thực tế
điện hạt nhân bị nâng tầm quá khả năng thực tế, để giành được gói thầu
tập đoàn Atomic Power Construction sụp đổ năm 1969
English Electric gom góp tàn dư
cả AEA Anh và CEGB không ngay lúc đấy đưa ra công trình phản ánh lập luận 7% rẻ hơn
bí ngữ được nhắc đến chỉ là "điều kiện nước Anh"
2 giả thiết mô hình tài chính căn bản là
giả thiết sai lầm đầu tiên là giá vốn, từng thấp hơn những dự án Mỹ tương đương bấy giờ mặc dù sử dụng một thiết kế không đáng tin bằng
giả thiết thứ 2 là rằng AGR có thể vận hành lâu hơn thiết kế Mỹ vì không cần tắt để nạp lại nhiên liệu - tái nạp nhiên liệu khi chạy [on load refueling]
giả thiết sai vì họ không thực sự thử thực hiện nạp lại nhiên liệu khi chạy trên một AGR kích cỡ hoàn thiện, chỉ thực hiện trên mẫu thử bé có công suất 33 megawatt, nhỏ bằng nhiểu lần công trình đề xuất
khi lần đầu thử nạp lại nhiên liệu khi chạy trên một AGR hoàn chỉnh, lò phản ứng bắt đầu rung lắc mạnh đến mức 3 nhân tố nhiên liệu đã vỡ ra từng mảnh
phải hơn 20 năm thì nạp lại nhiên liệu khi chạy mới thành công
năm 1967 người ta bắt đầu nhận thấy thiết kế AGR chưa sẵn sàng
thử thách kỹ thuật còn khổng lồ

Thử thách kỹ thuật
lý do AGR đáng lẽ hiệu năng cao hơn Magnox tiền nhiệm là vì hoạt động ở nhiệt độ cao hơn, dẫn đến hiệu suất nhiệt năng cao hơn 40%
tuy nhiên kỹ sư phát hiện rằng nhiệt độ cao làm ăn mòn magie sử dụng trước đó được tráng quanh nhiên liệu
hơn 10 triệu bảng Anh được chi ra để thử nghiệm thay thế
đầu tiên là Beryli, đã bị loại bỏ vì cacbon đi ô xit gây ăn mòn
sau đó là thép, cần thêm việc kỹ sư vì những đặc điểm hạt nhân nhưng bị coi là chi phí không thể tránh được
vấn đề nghiêm trọng thứ 2 là với sử dụng than chì để làm dịu lò phản ứng
nhiệt độ và tải phóng xạ đủ cao thì than chì sẽ vỡ, gây vấn đề
để làm mát than chì, một hệ thống thông mát mới phải được bày ra
thử thách kỹ thuật ở Dungeness nhà máy hạt nhân B vẫn tiếp diễn
lò phản ứng đầu tiên bắt đầu làm điện năm 1983
trạm điện không thể đạt công suất cao nhất cho đến tận 2004

Đắt đỏ
trạm Dungeness B là biểu tượng dài lâu cho ngành điện hạt nhân chật vật của Anh
7 trạm AGR khác được xây từ năm 1979 đến 1986 ít trục trặc hơn những vẫn vỡ kế hoạch chi phí và thời gian
ước tính do nhà kinh tế P.D Henderson công bố năm 1977 cho thấy thất bại AGR tiêu phí đảo quốc 2.1 tỷ bảng Anh theo thời giá năm 1975 tương đương hiện nay là 20 tỷ bảng Anh
năm 1977 trạm Dungeness B còn đến 6 năm hoang phí nữa nên chi phí còn phải hơn
trong khi đó, vấn đề sản xuất, bất ổn lao động và chậm trễ tiến độ xây dựng là thực tế mà thiết kế AGR ngay từ đầu thì căn bản đã thiếu sót
vụ thúc đẩy xây dựng trạm điện này của đảo Anh đã để lại một đám những trạm phi hiệu quả kinh tế

Than, dầu và thập niên 1970
khám phá những mỏ dầu khí khổng lồ ở biển Bắc đã mang lại những thử thách kinh tế mới cho điện hạt nhân
nhưng đối thủ đáng gờm nhất của ngành là than
than và điện hạt nhân rất dễ thay thế nhau
ngành than đã thoái trào, giảm 315 000 việc làm trong thập niên 1960 nhưng vùng vằng cũng ác chiến
đấu tranh để tồn tại, ngành than Anh và công đoàn càng lúc càng nhiều phần tử quá khích đã trở thành những người hoài nghi hạt nhân lớn nhất
những chỉ trích hẳn nhiên là mang tính bè phái nhưng cũng dựa trên hiệu quả kinh tế thực tiễn và đưa ra một tiếng nói bất mãn ở thời kỳ mà phần lớn mọi người đều tin vào những ước tính của AEA mà không suy nghĩ sâu sa
may mắn là khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970, chiến tranh Ả-rập Israel lần 4 và những loạt đình công nhỏ nhỏ vẫn gợi nhớ lại cho người Anh về những nguy hiểm cho an ninh điện lực khi không có điện hạt nhân
triển khai AGR là thất bại nhưng không có nghĩa là toàn ngành điện hạt nhân
chính phủ Anh lại muốn những trạm mới, nhưng lựa chọn thiết kế lò phản ứng nào đây?
lại thêm những tranh luận giữa AGR và thiết kế lò phản ứng làm mát bằng nước của Mỹ
lò làm mát bằng nước của Mỹ được chọn
lúc này thì công chúng Anh đã chịu nhiều năm trì hoãn và hứa hão, bắt đầu mất niềm tin và trở nên bi quan cho ngành điện hạt nhân, dấy lên nghi ngờ

Thatcher
năm 1979 Margaret Thatcher và chính phủ bảo thủ lên nắm quyền
cá nhân bà thủ tướng Margaret ủng hộ điện hạt nhân, ưa thích rằng không xả thải khí gây hiệu ứng nhà kính và là lựa chọn dự phòng cho ngành than
Margaret cũng là một nhà khoa học, ngưỡng mộ công nghệ đằng sau điện mới
cho nên thật mỉa mai vì chính sách của bà lại có hiệu ứng dài lâu đến ngành hạt nhân đảo quốc
thập niên 1980 những lo ngại an ninh năng lượng dần tan biến, chính phủ của bà Margaret tìm cách giảm can hệ vào chính sách điện
mới đầu, chính quyền của bà tin rằng điện làm từ hạt nhân rẻ hơn bất cứ phương pháp nào khác, chức sắc tuyên bố nhiều lần
cho nên tự do hoá thị trường sẽ không sao cả, đúng không?
đầu thập niên 1980 chính phủ tuyên bố kế hoạch mới cho một loạt lò phản ứng nước nén, tiếp nối quyết định kỹ thuật của chính phủ đảng lao động tiền nhiệm
trạm đầu tiên là Sizewell B và sau đó là 4 trạm nữa

Lo ngại tư nhân hoá
Thatcher thắng cử năm 1979 hứa hẹn sẽ chỉ tư nhân hoá những doanh nghiệp nhà nước như thép Anh
sau 2 nhiệm kỳ thì chỉ còn ngành điện 37 tỷ bảng Anh chưa tư nhân hoá
năm 1987 Thatcher thắng cử nhiệm kỳ 3 liên tiếp, hứa hẹn tư nhân hoá ngành điện và đảm bảo cho tương lai điện hạt nhân
nhưng 11 nhà máy điện hạt nhân đã hoàn thiện của Anh: 9 Magnox và 2 AGR - và 6 dự án xây dựng đang tiếp tục nữa, không mang lại hiệu quả kinh tế
năm 1980 chứng kiến thay đổi lớn nữa cho bối cảnh thị trường
giá dầu tụt dốc từ đỉnh thập niên 1970
chính phủ xử lý xong với các công nhân than và Anh Quốc bắt đầu sử dụng trạm điện khí đốt
thị trường trở nên cạnh tranh và nhà máy Sizewell B sẽ không bao giờ đậu bài đánh giá đầu tư của hai công ty khí đốt Anh hoặc than Anh, kể cả trước khi 2 công ty ấy được tư nhân hoá
tệ hơn, 9 lò phản ứng Magnox thế hệ đầu tiên đã gần cuối vòng đời sử dụng
hết hạn vận hành, những lò ấy sẽ cần chi phí ngừng sử dụng và xử lý chất thải phóng xạ lớn, 600 triệu bảng Anh cho mỗi trạm Magnox
các chuyên gia cho rằng các trạm điện hạt nhân phải được duy trì dưới quyền kiểm soát chính phủ
chính phủ bắt đầu cho nghỉ ban CEGB đáng kính, chính phủ cũng nhận thấy rằng không cổ đông tư nhân nào muốn tiếp quản món nợ trách nhiệm
cuối năm 1989 toàn bộ danh mục hạt nhân bị rút khỏi tư nhân hoá
2 công ty mới được thành lập để nắm giữ và quản lý các trạm là Nuclear Electric sở hữu các trạm điện hạt nhân Anh và Wale, công ty trách nhiệm hữu hạn Scottish Nuclear sở hữu các trạm Scotland
trạm Sizewell B vẫn tiếp tục hoạt động, ngừng sẽ làm mất mặt Thatcher
3 lò phản ứng làm mát bằng nước ở trạm Sizewell B thì bị gỡ
Thatcher muốn lò làm mắt bằng nước, tin rằng hạt nhân là công cụ quan trọng để chống biến đổi khí hậu nhưng kho bạc từ chối hợp tác

Hồi kết
rút khỏi tư nhân hoá là một vụ nhục quốc thể cho ngành điện hạt nhân Anh, xác nhận rằng những thập kỷ thuận cho những ước tính giá thành và những công bố của nhiều chức sắc năng lượng đã là sai
sau bình minh trời lại sáng
ít năm sau, 2 công ty đã cải thiện các lò phản ứng AGR và thành công ra mắt những thực tiễn quản lý mới
2 công ty cũng đóng cửa các lò phản ứng cũ, đàm phán giá cố định với các công ty sở hữu nhà nước là công ty trách nhiệm hữu hạn British Nuclear Fuels cho chi phí xử lý chất thải hạt nhân
động thái đã gạt được những bất ổn về những trách nhiệm tương lai của công ty
danh tiếng và hiệu năng tài chính của ngành được cải thiện
năm 1995 Scottish Nuclear kiếm được 182 triệu bảng Anh lợi nhuận hoạt động, còn Nuclear Energy lỗ hoạt động 33 triệu bảng Anh nhưng là vì một khoản chi phí lương hưu trả một lần
nên năm 1995 chính phủ đã tư nhân hoá 2 công ty, kết hợp với 7 trạm điện hạt nhân AGR mới nữa thành một công ty duy nhất là British Energy
các trạm Magnox sau đó bị chia vào công ty khác để ngừng hoạt động trong tương lai
nhưng chưa phải là chiến thắng cho ngành điện hạt nhân Anh
Scottish Nuclear và Nuclear Energy đã hy vọng rằng có thể hoàn thành một số nhà máy làm mát bằng nước khác, để kế tiếp Sizewell B
chính phủ nói rõ rằng sẽ không ủng hộ và tài trợ một quyết định như vậy
căn bản đánh dấu kết thúc cho ngành điện hạt nhân nội địa của đảo Anh

Kết
một phần vì quản lý tài chính kém và điều kiện thị trường khắc nghiệt, công ty British Energy sau đó chịu khó khăn tài chính năm 2002 và cần chính phủ Anh chi 650 triệu bảng Anh giải cứu
British Energy sau đó được một công ty điện Pháp mua lại và đổi tên thành EDF Energy
xét lại, người Anh không nên chọn con đường làm mát không khí, có lẽ đã quá tự hào về công nghệ gốc Anh
người Anh đã lãng phí mất thời đại lạc quan hạt nhân và làm đình trệ ngành chậm lại hàng thập kỷ
phía bên kia eo biển, người Pháp bỏ những thiết kế lò phản ứng làm mát bằng không khí và từ đó đã phát triển mảng kinh doanh xuất khẩu điện bùng nổ mà chính phủ Anh chỉ biết ước
bây giờ, Sizewell B tiếp tục là trạm điện hạt nhân được hoàn thành mới nhất của Vương quốc Anh
sau một giai đoạn tạm ngừng dài, Anh quyết định tìm cách nối lại chương trình
năm 2010 chính phủ tuyên bố một loạt trạm điện hạt nhân thế hệ 3
doanh nghiệp sở hữu nhà nước Trung Quốc là China General Nuclear Power Group góp quỹ và công nghệ
những lò phản ứng này sẽ sử dụng thiết kế EPR thế hệ 3, đã dùng cho nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn tỉnh Quảng Đông
nhà máy đầu tiên là Hinckley Point C kế hoạch hoàn thiện năm 2027 với tổng chi phí 25 tỷ bảng
một phần lý do tại sao ngành điện hạt nhân Vương quốc Anh sụp đổ ban đầu, là vì bất lực có hệ thống không thể cạnh tranh với khí đốt và điện than trên thị trường mở
mong là chính sách và công nghệ mới sẽ được ra mắt để cải thiện vấn đề này

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét