Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Philippine và tập đoàn thép Iligan

tập đoàn thép quốc gia NSC là một trong những công ty lớn nhất Philippine và là một ví dụ hiếm hoi một công ty sở hữu chính phủ vận hành tốt
Trong 20 năm, công ty thuê làm 4000 công nhân ở thành Iligan
Philippine có khởi đầu thuận lợn hơn hầu hết các nước châu Á khác trong ngành thép. NSC đã có thể thành một tập đoàn khổng lồ nhưng nhiều yếu tố đã dẫn đến lụn bại năm 1999
Khởi đầu
Sau thế chiến 2, kinh tế Philippine phần lớn nông nghiệp và nửa thuộc địa – do người ngoại quốc thống lĩnh.
Quốc gia thiếu dự trữ dầu mỏ mà láng giềng Indonesia và Malaysia có, bù lại Philippine có nhiều khoáng kim loại: sắt, đồng, vàng, nickel
Tổng thống Carlos Garcia kêu gọi công nghiệp hoá để tăng sản lượng kinh tế và làm giàu cho nhân dân, chính phủ coi khoáng kim loại là nhân tố xây dựng tương lai công nghiệp hoá mạnh mẽ.
Philippine bấy giờ thiếu nhà máy thép khiến họ phải xuất khẩu quặng sắt thô sang Nhật Bản để tái nhập khẩu thép thành phẩm
Song song với xây dựng các xưởng cán thép, quốc gia có thể tự đóng tàu, làm đường và nhà máy điện, mở ra cơ hội đúc hợp kim và chế phẩm hoá học công nghiệp như axit sulfuric, muối soda và phân bón
Làm thép
Ngày nay ngành công nghiệp sản xuất thép và các sản phẩm liên quan đến thép, sử dụng hai phương pháp:
Một là tinh chế quặng sắt thành thép sử dụng một quá trình tích hợp bổ dọc với 4 bước
Bước 1 là thiêu khiết: nung nóng (không đủ nóng để nung chảy) quặng mịn cùng với than mịn và một số chất khác để tạo thành một khối rắn
Bước 2 là làm gang thỏi, sản phẩm giàu carbon làm trung gian giữa thép và sắt
Bước 3 đặt gang thỏi vào lò cao để nung với nhiên liệu và oxi thành thép
Thép hiện đại có thêm một bước phụ: loại bỏ khí gas chưa phân rã và bổ sung hợp kim để tạo thành thép chất lượng cao
Bước 4 là làm thép bán thành phẩm trở thành các thỏi, tấm, dây và ống
Những bước trên đều thực hiện trong một nhà máy duy nhất – một xưởng thép tích hợp
Dần dần, một ngành công nghiệp mới trỗi dậy, làm ra thành phẩm từ kim loại tái chế
Kim loại vụn
Cách thứ hai làm thép là từ kim loại bỏ đi, không phải sắt, sử dụng xưởng xay nhỏ hoặc nhà máy thép nhỏ tạo ra nhiệt lượng lớn bằng điện, nung chảy kim loại tái chế, rửa trôi tạp chất và đúc lại thành các sản phẩm thép
Làm thép từ sắt vụn rẻ hơn quặng vì ít bước hơn, nhưng thành phẩm thường bị coi là kém chất lượng hơn.
Những xưởng thép nhỏ đầu tiên hồi thập niên 1950 và 1960 khởi nghiệp trong ngành thanh cốt thép, tỷ lệ lãi thấp, thích hợp cho thép tái chế chất lượng thấp của họ
Dần dà, các xưởng thép nhỏ tiến bộ trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng kim loại tái chế của họ, và đến thập niên 1970 họ lên đời, tiến vào thị phần của những xưởng thép tích hợp.
Clayton Christensen đã viết bài về vụ gián đoạn thương trường này
Xây dựng một ngành công nghiệp
Năm 1950 chính phủ Philippine thành lập tập đoàn đóng tàu và thép NASSCO, ở thành phố Iligan, là tập đoàn sở hữu nhà nước
Xưởng thép của tập đoàn chế kim loại vứt đi thành các thỏi, thanh bar, que và các hình thù thép nữa – phần lớn phục vụ cho tàu biển.
Lý thuyết để kết hợp kinh doanh thép và đóng tàu thành một công ty như vậy vì Philippine là một quốc đảo cần nhiều tàu, tự đóng tàu sẽ dần gom góp kinh nghiệm mở ra tiềm năng xuất khẩu
Năm 1955 chính phủ trao cho NASSCO 50 triệu peso để xây lắp nhà máy làm gang thỏi, một khi hoàn thiện sẽ là một xưởng thép tích hợp và NASSCO sẽ là cơ sở thứ hai ở châu Á, lúc ấy chỉ Nhật Bản mới có một xưởng thép tích hợp
Tư nhân hoá
Tuy nhiên ngay sau đó, đồng tiền Philippine chịu khủng hoảng đã ảnh hưởng đến kế hoạch NASSCO vì họ cần mua thiết bị làm thép từ nước ngoài, không có nhiều dự trữ ngoại tệ nên họ phải đi vay
Tổng thống Carlos Garcia cổ suý cho chính sách “nước Philippine trước tiên” đồng thời duy trì quan hệ thân cận với người Mỹ
Năm 1958 Garcia thăm Hoa Kỳ và hỏi vay
Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ chào bán khoản vay 62.4 triệu đôla với điều kiện tiền vay chỉ được mua thiết bị làm thép Mỹ
Điều kiện nữa là tư nhân hoá NASSCO - chính phủ có thể nắm 51% cổ phần nhưng 49% phải chào bán ra công chúng
Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ căn bản nằng nặc đòi vậy vì lý do “quan liêu” của các sáng kiến chính phủ trước đây, và hẳn là các công ty thép Mỹ cũng đưa ra yêu cầu muốn tự vệ
Do đó, IISMI liên doanh các xưởng thép tích hợp Iligan được thành lập và công ty thép Jacinto trúng thầu làm cổ đông tư nhân.
Năm 1962 nhà Jacinto mua hết cả tập đoàn
IISMI
Quá trình tư nhân hoá mất nhiều năm và trì hoãn đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
Nhà Jacinto nói với chính phủ rằng 62 triệu đôla không còn đủ để xây một xưởng thép tích hợp, chỉ đủ xây một xưởng cán nguội và cán nóng.
Nhận thấy lượng vốn lớn cần thiết để hoàn thiện nhà máy, chính phủ đứng ra đảm bảo cho khoản vay ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ.
Ngân hàng Philippine bấy giờ cho IISMI vay thêm 30 triệu peso để hoàn thiện xưởng thép tích hợp.
IISMI luôn phải vật lộn tìm kiếm lợi nhuận, không rõ lý do. Có ý cho rằng nhà Jacinto coi IISMI như máy rút tiền ATM, đem đầu tư vào những thương vụ khác của gia đình.
Ý nữa cho rằng chính phủ đã thất bại không bảo vệ hiệu quả được công ty thép, IISMI gặp cạnh tranh nội địa ngay trên sân nhà và không nhận được ủng hộ nhiều như các công ty thép khác ở châu Á.
Ví dụ: chính phủ Nhật Bản trợ cấp nguyên vật liệu thô, cấm nhập khẩu thép và ưu đãi thuế hào phóng cho tất cả 6 công ty thép nội
Dù sao, xưởng cán nguội và cán nóng đã hoàn thiện đâu đó giữa 1967 và 1969
IISMI tiếp tục hỏi vay thêm 70 triệu đôla để hoàn thiện lò cao năm 1972
Chiếm dụng
Thập niên 1970 là kỷ nguyên khủng hoảng giá dầu thế giới dẫn đến kinh tế bập bùng.
Năm 1970 đồng peso hạ giá từ 3.5 xuống 6.5 peso đổi một đôla Mỹ đã thổi giá hàng hoá nhập khẩu như thực phẩm và thiết bị công nghiệp
Mất giá đồng peso gây khó cho các nhà công nghiệp đang chịu nợ các khoản vay tính theo ngoại tệ và họ quay sang khóc lóc với chính phủ.
Chính phủ có giúp hay không thì phụ thuộc vào tổng thống.
Bấy giờ tổng thống Ferdinand Marcos không thích gia đình Jacinto nên ngân hàng phát triển Philippine phát mãi các khoản vay của IISMI và săn lùng tài sản công ty.
Thiết quân luật năm 1972, quân đội chiếm những tài sản ấy và trao cho NSC tập đoàn thép quốc gia – một công ty con của ngân hàng phát triển - tiến trình kết thúc năm 1974
NSC những năm huy hoàng
Ý định chính phủ tạo ra NSC là để ổn định ngành công nghiệp, bảo đảm hàng nghìn việc làm và cứu chủ nợ.
Cho nên những năm đầu, NSC đấu tranh sinh tồn, duy trì hoạt động
Các ngân hàng đã lỡ cho các nhà-máy-thép-địa-phương-bị-phá-sản vay đối mặt tiềm năng thiệt hại các khoản cho vay lớn nếu tài sản nhà máy không được tổ chức nào khác tiếp quản.
Cho nên NSC sát nhập với một số nhà-máy-thép-địa-phương-bị-phá-sản khác, mở rộng công suất từ 141 nghìn tấn năm 1974 lên 452 nghìn tấn sau 5 năm
Năm 1979 công ty không phải sinh tồn nữa, trở thành tập đoàn lớn thứ 11 quốc gia, là nhà sản xuất hàng đầu Philippine phôi kim loại, sắt màu và thép cán dẹt – giữ thế độc quyền ngành thép quốc gia trong hai thập kỷ
Chuyên môn của NSC là các sản phẩm thép dẹt, đủ chất lượng để xuất khẩu sang Trung Quốc, Indonesia và Mỹ, những thị trường ưu thích sản phẩm của NSC hơn cả xưởng nội, dù phải mất công vận chuyển đường biển.
Thành phố Iligan
Công ty là ông bầu hào phóng của thành Iligan.
Ví dụ: thập niên 1990 NSC góp đến 75% tổng doanh thu thành phố, chưa kể trả dịch vụ chăm sóc y tế và nhà ở cho 4000 nhân viên, trả lương cơ bản ít nhất là 14 000 peso một tháng, thời điểm mà lương theo giờ chỉ dao động 9-20 peso.
Chưa kể 10-15% tăng lương thường niên, thưởng mỗi 6 tháng và trợ cấp ốm đau.
Nhân viên NSC được ca tụng là “dân phố thép” – thành viên của một “làng đẳng cấp cao” – luôn gọi taxi, ăn mặc diện và phụ nữ ra ngoài tô nhiều lớp trang điểm
Mặc cho khó khăn thập niên 1980, công ty và nhân viên chỉ xảy ra một lần đình công duy nhất trong 22 năm. Số nhân viên nghỉ việc chưa đến 1% và ai cũng tự hào làm việc cho NSC.
Thập niên 1990
Thập niên 1980, cải cách thương mại đã hạ thuế quan thép về 3% và thép rẻ từ Đài Loan và Hàn Quốc xả lụt thị trường.
Mặc dù vậy, NSC lèo lái qua khó khăn và vẫn đạt lợi nhuận.
Năm 1983 công ty chi 27 tỷ peso để điện toán hoá hệ thống và nâng cấp khác.
NSC làm thế vì thị trường cho sản phẩm thép dẹt chủ đạo của họ bắt đầu thoái trào.
Năm 1991 NSC đạt 538 triệu peso lợi nhuận
Thị trường thép dẹt bị thép nhập Đài Loan và Hàn Quốc giá rẻ lấn lướt, nên sản xuất đương nhiệm cần được nâng cấp. Nhiều sản phẩm chuyển qua thép cuộn.
Lãnh đạo công ty nhận thấy họ cần đầu tư thêm để đón đầu xu thế thị trường. Lúc ấy NSC vẫn chưa trở thành một công ty thép tích hợp bổ dọc – thiếu khả năng chế tạo sắt và thép.
Công ty cần tiền để xây dựng những nhà máy ấy, nhưng chính phủ không có dư – vì đã phải chi trả quá nhiều cho quá nhiều tập đoàn sở hữu nhà nước.
Tổng thống Fidel Ramos công khai nói: chính phủ “không phải là để vận hành một công ty thép”. Và do đó NSC tìm đến một nhà đầu tư tư nhân
Tư nhân hoá 2
Năm 1993 chính phủ đấu giá phần lớn cổ phần sở hữu NSC.
Quỹ đầu tư Wing Tiek của Malaysia thắng thầu và năm 1995 thảm hoạ ập đến với nhiều nhân viên NSC.
Vấn đề là người mua, dù đúng là thuộc ngành thép, họ là thương gia nước ngoài, không phải công ty sản xuất. Ban lãnh đạo không biết họ đang làm gì, và chính phủ vẫn giữ 12.5% cổ phần thì không nhận ra.
Giám đốc điều hành còn không thèm chuyển đến Philippine mà đặt trụ sở tại Kuala Lumpur. Họ cho dừng các cuộc họp cổ đông, kế hoạch và cập nhật nên làm xói mòn lòng tin công ty giữ với nhân viên. Họ đổi nhà cung cấp sang các công ty thương mại của riêng họ.
Quý 4 năm 1995 ban lãnh đạo mới đã đặt mua một lượng lớn hàng thép thô ở mức giá đỉnh, gây thiệt hại công ty một lượng tiền lớn.
Đáng nói là, họ đóng lại nghĩa vụ công khai tài chính với các ngân hàng – mở ra cơ hội gian lận. Có gian lận thật hay không thì chưa rõ.
Lỗ tăng vọt. Năm 1995 công ty sa thải nhân viên lần đầu tiên kể từ năm 1974.
Năm 1996 - năm thăng hoa kinh tế nhất trong lịch sử Philippine – NSC lỗ 2 tỷ peso.
Đầu năm 1997 quỹ Wing Tiek bán NSC cho cty trách nhiệm hữu hạn Hottick Investment một công ty thương mại Malaysia khác.
Hottick hoá ra vay nợ rất nhiều – đã phải vay 800 triệu đôla Mỹ để chốt đơn mua – cho nên khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 khá chí mạng cho kế hoạch của Hottick, bám víu vào một đội lãnh đạo hàng đầu Malaysia khác lúng túng không biết mình đang làm gì.
Kế hoạch nâng cấp không được thực hiện. Nhưng nâng cấp thực hiện trước vụ tư nhân hoá năm 1995 rơi rụng vì thiếu bảo trì. Trong khi ấy, thép nhập ngoại rẻ tiếp tục tuồn vào.
Khủng hoảng dẫn đến cú mất giá đồng peso lớn nữa. Các khoảng nợ của NSC tính theo đôla Mỹ và vật liệu thô càng trở nên vô cùng đắt đỏ. Chủ nợ và nhà cung cấp cắt quan hệ với NSC. Nhân viên xin nghỉ hưu sớm, càng đè thêm gánh nặng tài chính
Một nỗ lực can thiệp từ thành phố đã thất bại.
Tháng 11 năm 1999 công ty ngừng hoạt động và 1800 nhân viên còn lại mất việc.
Doanh thu thành phố tụt mất 72 triệu peso năm ấy.
Cái kết buồn
Năm 2004 một đội từ Ấn Độ thành lập GSPI tập đoàn thép toàn cầu Philippine nhằm mua tài sản nhà máy của NSC, dù bỏ hoang 5 năm nhưng vẫn còn giá trị.
Về sau có hé lộ rằng nhóm nhà đầu tư Ấn Độ có quan hệ với công ty thép Mittal của ArcelorMittal là công ty thép lớn thứ nhì thế giới.
Dù vậy, công ty vẫn không vực dậy, có sản xuất và bán ra một số thép dẹt nhưng hoạt động rất cầm chừng. Bệnh thiếu tiền mãn tính và GSPI thất bại không thể hỏi được chính phủ trợ giúp, cũng như quan hệ đối đầu với cộng đồng và quan chức bản địa, đã dẫn đến đóng cửa, một lần nữa.
NSC thất bại đã lan toả năng lượng tiêu cực khắp thành Iligan và các ngành công nghiệp chủ chốt.
Lỗ cho các nhà bán hàng phụ trợ ước tính 1.4 tỷ peso một năm, những công ty thu nhặt kim loại bỏ đi, thầu dịch vụ và bán điện thiệt hại nặng nhất.
Hàng nhập khẩu giá rẻ gây ra cú tụt dốc của các ngành công nghiệp Philippine khác.
Ví dụ: xi măng Indonesia và Đài Loan dẫn đến đóng cửa nhiều nhà máy xi măng nội khắp Philippine.
Nhưng ngành thép khác, dù nhập khẩu góp phần hạ thị phần chủ đạo của NSC thì năm 1995 công ty vẫn có lợi nhuận. NSC sau cuối là nạn nhân của ban lãnh đạo yếu kém trước khi chịu cuộc khủng hoảng tài chính vô tiền khoáng hậu 1997.
Những lời đề nghị giải cứu đã thò ra nhiều lần nhưng không ai thành công.
Ngày nay, nhà máy rộng 145 vạn mét vuông kèm theo khu phức hợp 600 nhà ở liền kề – mới được trưng dụng làm khu cách ly covid – làm gợi nhớ cho tiềm năng quá khứ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét