Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

EUV năm 1999 công ty Mỹ bỏ rơi Nhật Bản, đi đêm với Hà Lan

TSMC là xưởng đúc bán dẫn độc lập lớn nhất thế giới với 50% thị phần, đáp ứng nhu cầu thiết kế mạch tích hợp của chip xử lý cho khách hàng như Apple, Nvidia, Qualcomm và AMD
Bản thân TSMC cũng có mối cung hàng riêng, đó là người bán những cỗ máy khắc đúc bán dẫn đời mới nhất mà TSMC vận hành cường độ 24/7. ASML công ty đa quốc gia trụ sở Hà Lan là nguồn cung thiết yếu nhất của TSMC, là nhà chế tạo thiết bị siêu tia cực tím cần thiết cho hai tiến trình xử lý 7nm và 5nm.
ASML là nhà cung cấp thiết bị hàng đầu cho công nghiệp bán dẫn. Công ty thành lập năm 1984 hợp doanh giữa ASM international Hà Lan và Philips. Máy đầu tiên máy khắc dập PAS 2000 ra đời năm 1985, một thiết bị giống với máy trình chiếu, chiếu ảnh của một bản thiết kế mạch tích hợp lên một tấm nền bán dẫn. ASML xoay xở bán được 50 chiếc.
Mười năm đầu tiên ra đời, công ty ASML vất vả cạnh tranh trong lĩnh vực quang khắc bán dẫn. Công nghiệp thiết bị khắc đúc bán dẫn gặp nhiều trắc trở do nền kinh tế nhiều thăng trầm. ASML thua lỗ sáu năm đầu tiên và đến năm 1990 bị tách ra hoạt động độc lập. Năm 1991 ASML mới có sản phẩm thành công đầu tiên máy khắc dập i-line sử dụng ánh sáng bước sóng 365 nanomet cho phép in thiết kế mạch tích hợp kích thước nhỏ hơn, duy trì luật Moore
Thành công của máy khắc dập i-line giúp ASML có thể bán chứng khoán lần đầu ra công chúng vào năm 1995, quyên tiền đầu tư cho phát triển thế hệ máy mới. Sau khi mua lại một số công ty quang khắc Mỹ, công ty tăng trưởng thành một tập đoàn độc quyền, sánh với hai công ty Nikon và Canon của Nhật Bản.
Đến giữa thập kỷ 2000, với hai sản phẩm thành công nữa, ASML dẫn đầu thị trường. Đầu tiên là hệ thống quang khắc quét nước đôi năm 2001 cho phép khách hàng là các xưởng đúc tăng tốc độ quang khắc axit lên tấm nền. Nikon và Canon không bắt chước được đã phải chịu để ASML chiếm ngôi đầu thị phần vốn của người Nhật Bản.
Thứ hai là kỹ thuật quang khắc nhúng nước, tóm tắt là sử dụng nước làm thấu kính để co gọn bước sóng của tia laser dùng khắc axit tấm nền. Kỹ thuật khám phá bởi tiến sĩ Đài Loan Burn-Jeng Lin từ thập kỷ 1980 đã kéo dài luật Moore thêm vài năm mà không cần thay ánh sáng nguồn có bước sóng nhỏ hơn, đồng thời giúp ASML ngạo nghễ có được 83% thị phần.

EUV
Năm 2003 ngành công nghiệp bắt đầu thảo luận ý tưởng áp dụng EUV để khắc bán dẫn những sản phẩm chip xử lý thế hệ mới. Trở ngại kỹ thuật vẫn là nguồn sáng sẽ cần phải hoàn toàn được tái thiết kế lại từ hư không, khách hàng như Intel, Samsung và TSMC sẽ phải tái trang bị lại xưởng. Đắt đỏ nên nhiều người trong ngành đã bàn lùi, cho rằng kỹ thuật quang khắc nhúng nước và đa dạng mẫu chip vi xử lý là đủ để tăng trưởng doanh số. Đầu tư vào EUV có thể sẽ lãng phí…
ASML may mắn có đủ tiền để mạo hiểm. Độc chiếm được thị phần hiện thời, công ty đổ tiền phát triển EUV. Từ năm 2008 đến 2014 ASML chi 4.6 tỷ euro cho đầu tư phát triển. Thời điểm năm 2010 những tay chơi lớn Intel TSMC và Samsung đều đã bị thuyết phục vào tính thực tiễn của EUV và ASML đã nhân cơ hội đó cướp khách sộp Intel từ đối thủ Nikon.
Năm 2012 ASML thuyết phục shark Intel mua 15% cổ phần với giá 4.1 tỷ đôla. Tiền đó đã giúp công ty phát triển thiết bị EUV. Đáng ngạc nhiên là Intel đã không mặc cả được độc quyền sản phẩm mới này. Do đó TSMC và Samsung sau đó đã có thể nhảy vào.
Dù sao thì, được tiền đầu tư từ khách hàng, ASML có sức hoàn thiện công nghệ. Năm 2016 những máy EUV đầu tiên được xuất khỏi Hà Lan, sau 30 năm chỉ trên lý thuyết, trì hoãn hơn 10 năm sau mẫu trưng bày năm 2007.
Có lẽ nếu không có đầu tư từ ba khách hàng lớn trên, ASML đã chịu số phận như Nikon hàng thập kỷ không được nâng cấp dẫn đến phá sản.
Tại sao chính quyền Mỹ có quyền chặn công ty Hà Lan bán máy EUV cho Trung Quốc?
ASML là công ty Hà Lan. Vậy cơ sở nào Mỹ có quyền can thiệp?
Năm 2012 cựu CEO ASML tuyên ngôn Intel là khách hàng đầu tiên đóng góp vào đầu tư thiết bị bán dẫn, nhờ đó tất cả các nhà sản xuất bán dẫn khác cùng hưởng lợi không hạn chế.

Không hạn chế.
Tuy vậy, EUV hóa ra là công nghệ phát hiện bởi người Mỹ. Công ty trách nhiệm hữu hạn EUV đồng sáng lập năm 1997 bởi hai công ty bán dẫn Intel và Micron để cộng tác với Bộ Năng lượng Mỹ nhằm thương mại hóa nghiên cứu EUV. Công ty TNHH EUV [EUV LLC] đã chi 250 triệu trong 3 năm đầu tiên, do đó thu về phí bản quyền trên doanh số EUV.
Tháng 2 năm 1999 ASML đàm phán nhận được một giấy phép bản quyền từ công ty TNHH EUV cho kỹ thuật EUV, lúc đó Nikon và Canon vẫn nắm 54% thị phần, ASML nắm 34%. Người Mỹ không có cửa, đã bán bản quyền cho Hà Lan chứ không bán cho Nhật Bản.
Can dự này của công ty TNHH EUV cho phép ASML vượt mặt người Nhật và nhận được tiền đầu tư tài trợ từ khách sộp Intel TSMC và Samsung. Canon lẫn Nikon không nhận được giấy phép bản quyền, sau rốt không phát triển được EUV như đối thủ. Canon năm 2007 gặp khủng hoảng tài chính. Nikon tiếp tục theo đuổi cải tiến kỹ thuật cũ, đã bị bỏ rơi phía sau.
Cũng phải công nhận rằng ASML đã mạo hiểm nhiều tiền đầu tư và may mắn nắm đúng cơ hội hái trái ngọt. Người châu Âu, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan đều có đóng góp vào EUV nhưng Mỹ đã phát hiện và dẫn đầu kỹ thuật này.
Một chương trình châu Âu tài trợ là EUCLIDES theo đuổi EUV nhưng đã không thành công được như công ty trách nhiệm hữu hạn EUV của Mỹ. Và ở những công ty khởi nghiệp công nghệ, tiếng nói của người sáng lập vẫn quan trọng nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét