Úc đang có 6 tàu ngầm hạng Collin được làm bởi công ty ASC Limited từng là Australian Submarine Corporation, từ thập niên 1990 đầu thập niên 2000
những chiếc tàu ngầm là một trong những cỗ máy gây tranh cãi và đắt đỏ nhất từng được xây dựng trong lịch sử Úc, đến nay đã đến lúc cần thay thế
Úc và tàu ngầm
trong lịch sử, Anh bán cho Úc tàu ngầm từ thế chiến 1
Joseph Cook là thủ tướng thứ 6 của Úc từng hỏi:
"liệu tàu ngầm có thể được làm trên đất Úc"
một cố vấn bộ trưởng hải quân đã trả lời:
"tàu ngầm là một hạng tàu thuyền không thể xây dựng ở Úc"
không ai phản đối: ở Úc không đủ nhân lực kỹ thuật cao và những chức năng cần thiết nhất định trong tàu ngầm như pin và thiết bị điện sẽ phải nhập khẩu - cho nên làm tàu ngầm sẽ chỉ là việc lắp ráp hạ cấp và đắt đỏ
Thế chiến 2 và Oberons
thế chiến 2 nổ ra và ngành đóng tàu Úc xây dựng nhiều tá tàu khu trục và tàu hộ vệ, nhưng tàu ngầm vẫn chưa khả thi bất chấp hiệu quả của tàu ngầm trong đe doạ tàu Nhật Bản
mặc dù chất lượng công việc cao, năng xuất thấp và quan hệ lao động kém đã thường xuyên làm chậm sản lượng
hậu thế chiến, hải quân hoàng gia quyết định đóng quân đội tàu ngầm nhỏ ở Sydney: buộc bãi tàu đảo Cockatoo từ điều tiết để chứa chấp tàu ngầm - học hỏi được kinh nghiệm
năm 1963 người Úc tuyên bố sẽ mua 4 tàu ngầm Oberon chạy dầu diesel lai điện từ Anh - lập tức gây tranh cãi rằng tại sao mua từ Anh mà không tự phát triển lấy 2 chiếc
hải quân phản đối ý tưởng xây dựng Oberon ở Úc: chủ yếu vẫn lý do cũ - cho rằng dự án ấy sẽ tốn kém điều sang Úc một vài trăm nhân viên bãi tàu
năm 1970 những tàu ngầm hạng Oberon đầu tiên được ra mắt: chạy rất yên tĩnh - hãi quân Úc lắp với hệ thống vũ khí Mỹ trong đó có một tên lửa chống thuyền Harpoon
ý định ban đầu là huấn luyện quân chống tàu ngầm của hải quân, những chiếc tàu ngầm đã phục vụ chiến tranh Lạnh, hoạt động lâu ngoài khơi xa khỏi căn cứ
năm 1978 đã đến lúc xem xét những lựa chọn thay thế để lên lịch cho năm 1990: lần này Anh không còn bán nữa - hải quân hoàng gia Anh bắt đầu chuyển khỏi sử dụng tàu ngầm diesel điện nữa, sang chi sử dụng tàu ngầm điện hạt nhân
Úc muốn tránh bị lôi vào vấn đề điện hạt nhân: cụ thể, đảng lao động Úc mạnh mẽ phản đối chương trình thử hạt nhân Pháp ở Thái Bình Dương
bấy giờ nền kinh tế Úc rơi vào vị thế kỳ cục: khủng hoảng dầu mỏ và lạm phát cao đã dẫn đến suy thoái kinh tế sau thời gian thịnh vượng hậu chiến tranh - chính sách bảo hộ đã xói mòn công suất công nghiệp quốc gia và buộc phải cân nhắc lựa chọn mới để khôi phục khả năng cạnh tranh
huỷ hợp đồng một tàu sân bay đã để lại khiếm khuyết cho sức mạnh hải quân: được ủng hộ chính trị, hải quân quyết định mua một thiết kế tàu ngầm chạy dầu diesel từ nước ngoài và sau đó xây dựng nội địa
Kỳ vọng cao
phát triển vất vả và lịch sử của hạng Collins đã nói nhiều trong sách vở và trên Wiki: nhìn chung đây là dự án khó ngay từ đầu - chính trị nội địa yêu cầu ít nhất 70% thuyền sẽ được xây dựng trong nước nhưng Úc chưa bao giờ có kinh nghiệm xây dựng và chưa bao giờ tự bảo trì một hạng tàu ngầm nào trước đó
quá ít nhà thầu và thầu phụ đủ chất lượng hay được chứng nhận
bấy giờ những thay đổi lớn cho quân quốc phòng Úc cả trong và ngoài: ít năm trước đó, ngài Arthur Tange đã tích hợp những đạo quân quốc phòng Úc thành một bộ quốc phòng - các đạo quân khác nhau vẫn đang loay hoay hợp tác
chiến tranh Lạnh mới chấm dứt: bỏ đi một kẻ thù lâu đời - đặt ra câu hỏi hiện sinh cho quốc phòng "còn tác dụng gì trong thời kỳ mới nữa"
rắc rối hơn, Collins sẽ phải thay thế tàu ngầm hạng Oberon tiền nhiệm vẫn chạy tốt, trong khi hải quân đặt tham vọng lớn cho những chiếc Collin: muốn nhanh hơn, lặn sâu hơn, yên tĩnh hơn và cần ít người điều khiển hơn
mục đích mông lung của hải quân cho tàu ngầm là yếu tố chính dẫn đến tương lai hỗn loạn của những chiếc Collin
Xây dựng hỗn loạn
tàu ngầm đầu tiên trong 6 chiếc bắt đầu xây dựng năm 1990 và bàn giao năm 1996
chiếc cuối bàn giao năm 2003: cả dự án tốn 5 tỷ đôla Úc - một trong những dự án quốc phòng đắt đỏ nhất quốc gia
dự án vấp phải những trở ngại kỹ thuật: 3 vấn đề lớn nhất
đầu tiên là những lỗi trong phần mềm hệ thống đánh trận: cung cấp bởi một liên minh các nhà cung cấp - đứng đầu bởi Rockwell, Mỹ
từ đầu, hệ thống đã quá tham vọng: những hệ thống liên lạc kém chất lượng - khiến quan hệ đối tác với các nhà cung cấp trở nên chua chát
mỗi linh kiện sẽ hoạt động ổn nếu đứng một mình nhưng tích hợp vào nhau thì đổ vỡ loảng xoảng
ASC thử tuyên bố đương sự Rockwell tố tụng vắng mặt [in default] nhưng chính phủ ngăn cấm: họ cố gắng sửa nhưng sau rốt phải thay toàn bộ bằng một hệ thống được phát triển chung với Mỹ - tổng cộng tốn kém 1.2 tỷ đôla Mỹ
thứ hai, những mối hàn ở vỏ tàu có những khuyết tật: công ty thiết kế tàu ngầm Kockums làm việc hàn ở Thuỵ Điển - làm với vật liệu thép mới từ BHP và hạn chót thì rất sít sao để kịp giờ đưa sang Úc làm hoàn thiện
một số người Úc, trong đó có một đô đốc, giám sát dự án và chỉ ra những vấn đề: Kockums chối không cho rằng khuyết tật là nghiêm trọng - lời qua tiếng lại đã nảy sinh
thứ ba, Collins chạy ồn [noise profile] phần vì cách thiết kế thân vỏ: yên tĩnh không phải một chú trọng trong điều khoản hợp đồng cho nên ASC không thực sự nghĩ đến trong công đoạn lên kế hoạch - muốn nhấn mạnh vào cải thiện hệ thống định vị thuỷ âm
sau rốt, hải quân Úc đổi ý, có lẽ vì một sự kiện năm 1997 máy bay New Zealand phát hiện được chiếc Collin đang diễn tập vì chạy nhanh quá ồn
hải quân Mỹ và doanh nghiệp Mỹ là Electric Boat đã cộng tác với người Úc để khắc phục
chính trị Úc thì khắt khe như thường lệ: năm 1999 bộ trưởng quốc phòng yêu cầu một báo cáo độc lập từ lãnh đạo của tổ chức chính phủ CSIRO - báo cáo McIntosh-Prescott tháng 6 năm 1999 nêu chi tiết nhiều nhược điểm
bấy giờ báo chí bắt đầu gọi Collin là những "tàu ngầm vô dụng" [dud sub] và mọi người liên quan đều liên tục bị hỏi tiến độ
sau rốt, Collin có vấn đề nhưng là nằm trong dự đoán cho bất cứ dự án nào quá tham vọng và phải bắt đầu từ cái lò công nghiệp nguội lạnh: họ đã vượt khó và sản phẩm tàu đã đủ năng lực - sánh ngang hàng Mỹ
Hậu Collins
những chiếc Collins sẽ được lên lịch nghỉ hưu năm 2025
ban đầu, Úc cân nhắc một lựa chọn là mua thêm 2 tàu ngầm hạng Collin: sau khi 6 chiếc đã được bàn giao, chính phủ từ chối vì đội vốn và trễ hẹn - mặc dù thực tế đã khá nhỏ - và ồn ào chính trị bủa vây dự án
Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng cường hiện diện ở những vùng nước, bên cạnh những quốc gia cũ như Nhật Bản và Mỹ: những tàu ngầm tinh vi - đắt nhất
Trở về với tàu ngầm
kế hoạch ban đầu đặt ra năm 2009 là thiết kế và xây dựng 12 tàu ngầm cổ điển mới trong nước: ý tưởng đã có tiếng vang lớn trong chính trị Úc - bấy giờ Úc mất đi ngành sản xuất ôtô và người ta lo ngại về tình hình sản xuất nước nhà
có luận điểm cho ASC thiết kế và xây dựng những tàu ngầm tiếp theo của Úc trong nước: dù sao Collin là tàu ngầm tốt - nhưng trong những lý do phản đối thì có chi phí cao
ASC thất nghiệp sau khi hợp đồng làm tàu ngầm thứ 7 và 8 bị chính phủ huỷ: ASC là công ty sở hữu chính phủ - quốc hữu hoá năm 2000 - đã chuyển đổi từ làm tàu ngầm sang bảo trì tàu ngầm
sau đố ASC có một hợp đồng mới xây dựng 3 tàu khu trục hạng Hobart: dự án AWD [Air Warfare Destroyers] bị đội vốn thêm 1.2 tỷ đôla Mỹ và trễ hẹn hợp đồng gần 3 năm
ASC không còn kinh nghiệm làm tàu ngầm trong 15-20 năm qua: trong khi Mỹ đã đi từ tàu ngầm hạng Los Angeles đến hạng Seawolf rồi hạng Virginia
ASC có thể lấy lại kinh nghiệm nhưng hẳn sẽ có vấn đề, và tàu ngầm mới chắc chắn sẽ không kịp ra mắt khi những chiếc Collins được bỏ [decommission]
Luyên thuyên
năm 2013 chính phủ Abbott hứa sẽ có quyết định cho vấn đề tàu ngầm trong vòng 18 tháng: tin đồn về tiềm năng hợp tác Nhật Bản - Abbott và thủ tướng Shinzo Abe có quan hệ tốt
mua và sử dụng tàu ngầm hạng Soryu sẽ tiết kiệm 10-15 tỷ đôla Mỹ so với lựa chọn ASC làm trong nước: Abbott bảo vệ quan điểm rằng làm thế sẽ có trách nhiệm tài chính hơn
bộ trưởng quốc phòng David Johnston đã lên trang nhất các báo, nói:
"các bạn hỏi là tại sao tôi lo lắng về ASC và hàng mua từ ASC bằng tiền thuế người Úc, các bạn hỏi tại sau tôi sẽ không tin tưởng giao ASC việc dù chỉ là xây dựng một chiếc xuồng [canoe]?"
nhưng lấy tàu ngầm Nhật Bản sẽ bội ước lời hứa tranh cứ của Abbott và đảng của ông: cụ thể với người dân miền nam Úc
năm 2015 đảng viên đảng của Abbott đã lãnh đạo một cuộc đảo chính nội bộ đảng [leadership spill] chống lại thủ tướng
để giữ quyền lãnh đạo đảng, Abbott nói rằng ASC sẽ được phép có cơ hội đầu thầu trong một cuộc gọi thầu mở [open tender] cho dự án: chả ai hiểu ý Abbott là gì
dù sao thì nó cũng ngăn lựa chọn mua tàu ngầm Nhật Bản được thông qua
năm 2015 một tiến trình đánh giá cạnh tranh mà Nhật Bản, Đức và Pháp tranh hợp đồng tàu ngầm 50 tỷ đôla Mỹ: tất cả đồng ý xây dựng ở Úc
năm 2016 thủ tướng Turnbull tuyên bố Naval Group của Pháp sẽ xây dựng 12 tàu ngầm ở thành phố Adelaide
Chuyển
năm 2016 dự án Pháp đã chua chát: năm 2015 chi phí được công khai ước tính là 50 tỷ đôla nhưng dần dần, giá thành đã nâng lên hơn 80 tỷ đôla - tạo hình ảnh không tốt trước công chúng
nữa, tàu ngầm hạng Attack mới đã bị trì hoãn: năm 2021 việc xây dựng vẫn còn 2 năm chuẩn bị khởi công
rõ ràng là những chiếc Collin sẽ phải nâng cấp để mở rộng vòng đời hoạt động
nữa, là một thay đổi về ưu tiên: kể từ năm 2016 tình hình địa chính trị đã thay đổi - căng thẳng Trung Quốc và phương tây leo thang
những chiếc tàu vận tải hàng tỷ đôla hàng hoá đi qua những tuyến đường biển thương mại bị tranh chấp ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
dần dà, người Úc nhận ra họ cần một tàu ngầm mới đi xa và yên tĩnh hơn: tàu ngầm chạy điện hạt nhân - đủ nhanh để hộ tống những thuyền đi qua những vị trí án ngữ, nhiều tự do hoạt động hơn và có thể chạy dài ngày
tàu chạy dầu diesel của Pháp không đáp ứng được nên người Úc tự ý 'quay xe': cuộc chia tay um sùm tháng 9 năm 2021 người Úc huỷ hợp đồng mua tàu ngầm hạng Attack và ký một hiệp ước an ninh 3 bên với Mỹ và Anh
đương nhiên là Pháp tức giận mất một dự án 66-80 tỷ đôla Mỹ: tác động nội địa cho ngành công nghiệp quốc phòng Pháp - lập tức triệu tập các đại sứ ở Mỹ và Úc về nước
Tàu ngầm hạt nhân Úc
động thái của hải quân chuyển từ tàu ngầm cũ sang hạt nhân là tham vọng: một tài liệu viết năm 2009 tuyên bố việc ấy căn bản bất khả thi - cần cuộc chuyển đổi khổng lồ về nhân sự, hoạt động, hậu cần và công suất sản xuất
Úc chưa bao giờ có nhà máy điện hạt nhân: lò phản ứng bị cấm ở nhiều bang
động cơ đẩy phản lực hạt nhân Mỹ sẽ trang bị cho tàu ngầm mới, cho nên tàu sẽ không bao giờ cần được nạp lại nhiên liệu: nhưng các kỹ thuật viên hạt nhân vẫn cần thiết cho hoạt động - chìa khoá là gây dựng và duy trì một đội nhân sự trong mảng công nghệ hạt nhân
chuyên gia sẽ cần được nhập khẩu từ nước ngoài: mặc dù Úc là địa điểm định cư hấp dẫn - nhà khoa học hạt nhân thì không dễ kiếm
dư luận Úc thì tiêu cực với điện hạt nhân: thập niên 1970 đã nổ ra một phong trào phản đổi hạt nhân lớn - ngăm cấm thử vũ khí hạt nhân và xuất khẩu uranium
ý kiến số đông đã chuyển dịch trong những năm gần đây vì lo ngại về khí thải cacbon, nhưng điện hạt nhân vẫn gây tranh cãi và không nhiều ủng hộ
hải quân Úc đã gặp khó tuyển dụng nhân lực cho tàu ngầm hạng Collin sức chứa 58 thuỷ thủ, sức chứa của tàu ngầm hạt nhân có lẽ còn lớn hơn
Kết
Úc đã mất công nhiều năm cho ý tưởng 'làm ở Úc': hạng Collin cho thấy quốc gia vẫn đủ sức tự làm hàng ngon trong nước - nhưng không có nghĩa là nên làm
tuy nhiên không thể nói công khai, sẽ là tự sát chính trị nếu thừa nhận
hiệp ước an ninh về căn bản đã tái khởi động dự án tàu ngầm: vẫn còn ít thông tin được hé lộ - ta chỉ có thể hóng
ASC vẫn làm dự án nâng cấp Collin trị giá 6 tỷ đôla để chờ tàu ngầm hạt nhân Úc - ASC có lẽ cũng sẽ làm với cả dự án tàu ngầm hạt nhân
còn khúc mắc về quyền sở hữu của ASC nhưng tương lai có vẻ xán lạn: những chiếc Collin sẽ trường tồn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét