Azerbaijan đánh bại Armenia năm 2020 trong 6 tuần, gây kinh ngạc giới phòng không thế giới
đó là vì lần đầu tiên thế giới được chứng kiến một quân đội quốc gia mang một phi đội phương tiện bay không người lái có vũ trang lên chiến trường. Và gây được ảnh hưởng lớn
sử dụng một đàn drone rẻ tiền Thổ Nhĩ Kỳ và máy bay cảm tử lưu động không người lái của Israel, Azerbaijan đã dẹp được quân phòng không Armenia và trải đường đến chiến thắng
Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ trong buổi diễn tập cho diễu binh Quốc Khánh ở Kiev ngày 20 tháng 8 năm 2021
kỹ thuật drone vũ trang rẻ tiền đang lan rộng như cháy rừng khắp thế giới.
bài viết này sẽ nói về ảnh hưởng của lực lượng drone mới lên chiến tranh hiện đại
Lịch sử
trong nhiều năm Azerbaijan và Armenia đã tranh nhau miền núi Nagorno-Karabakh dân số chủ yếu tộc Armenia. Hai nước nổ ra chiến tranh ngắn vào thập niên 1910 sau cách mạng Bolshevik (vô sản). Sau đó cả hai nước nhập vào Liên Xô trong thập niên 1920 và vùng Nagorno-Karabakh do đó được chỉ định cho người Azerbaijan Liên Xô năm 1921.
năm 1991 Liên Xô tan rã, quân Armania và Azerbaijan nổ ra cuộc chiến Nagorno-Karabakh đầu tiên kết thúc bằng thoả thuận ngừng bắn năm 1994 với chiến thắng của Armenia. 20 000 người thiệt mạng và hơn 1 triệu người tản cư tìm nơi khác sinh sống.
một hiệp ước hoà bình định rõ chưa bao giờ được ký. Cho nên năm 2018 hai nước duy trì một nền hoà bình bất ổn, điểm xuyết vài vụ xung đột bạo lực. Nagorno-Karabakh bị bỏ lại trong một vị thế mập mờ pháp định – căn bản là độc lập nhưng không được quốc tế công nhận.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
hai nước này từ lâu có lợi ích trong khu vực. Armenia từ lâu thân Nga, có một liên minh quân sự, và một căn cứ Nga ở Armenia. Nhiều người Armenia coi người Nga là vệ sĩ chống Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó với Thổ Nhĩ Kỳ thì người Armenia có một mối quan hệ bằng mặt không bằng lòng từ hồi Thế Chiến I
mặt khác người Azerbaijan có sắc tộc, văn hoá và lịch sử gần gũi với Thổ Nhĩ Kỳ. Hai nước gọi nhau là “hai chính quyền, một quốc gia”. Mối quan hệ ấy – cùng với mỏ dầu của Azerbaijan – giúp người Azerbaijan gồng lên ngân sách quân sự. Học viện Stockholm lưu ý chênh lệch quân sự - ngân sách quân sự Azerbaijan trong 10 năm qua tổng 24 tỷ đôla Mỹ còn Armenia chỉ có 4.7 tỷ đôla.
căng thẳng leo thang năm 2019, cho đến ngày 27 tháng 9 năm 2020 hai nước châm ngòi một cuộc xung đột mới, lý do còn nhiều tranh cãi. Dù sao, sáu tuần sau đấy đã trình diện một mô hình chiến tranh hoàn toàn mới, khá thú vị vì áp dụng những kỹ thuật mới nhất.
Bối cảnh chiến tranh
về quy mô thì hai nước có số quân ngang nhau. Azerbaijan có 57 000 lính còn Armenia có 62 000 lính nếu tính cả lính đóng ngay trong miền Nagorno-Karabakh
trước cuộc chiến, chức trách Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường bán thiết bị vũ trang cho Azerbaijan, 123 triệu đôla thiết bị quốc phòng và không quân trong 9 tháng đầu năm 2020, chỉ riêng tháng 9 đã bán lượng vũ trang đáng giá 77 triệu đôla Mỹ.
trong số ấy có những drone Bayraktar làm bởi Thổ Nhĩ Kỳ, súng phóng tên lửa và đạn dược. Arzebaijan cải tiến vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ thêm hoả lực từ Israel – bao gồm drone Orbiter vũ trang và đạn tuần kích Harop
cả hai phe đều có vũ trang Nga cung cấp vì Nga bán đồ cho cả hai, ấy là hệ thống tên lửa phóng hàng loạt Smerch, xe tăng, xe chiến đấu và trực thăng. Nga về phía mình không chọn phe trong xung đột này.
sau cuộc chiến Nagorno-Karabakh đầu tiên năm 1994, Armenia nắm quyền kiểm soát điểm cao của khu vực. Nghĩa là trong xung đột năm 2020, cuộc chiến thứ hai, quân Azerbaijan sẽ phải leo lên núi và xuyên qua được những vị trí địch án ngữ. Mục tiêu của quân Armenia sẽ là trừng phạt bước tiến của địch.
trong phần lớn các trường hợp, đây sẽ là một lợi thế chiến thuật lớn [cho phe thủ]. Tấn công sẽ cần vượt số lượng địch tỷ lệ 10 ăn 1 để có thể leo lên và chiếm điểm cao. Người Armenia có lẽ đã cảm thấy khá an toàn.
nhưng máy bay không người lái (drone) có vũ trang và đạn tuần kích đã thay đổi cục diện trận chiến.
Kỹ thuật drone vũ trang
drone về căn bản là bất cứ kỹ thuật máy bay nào không cần người lái hay hành khách ngồi lên.
có nhiều loại drone. Một số drone 4 động cơ nhỏ có thể mua ngoài siêu thị để chụp ảnh, thường cỡ bé không thể bay quá lâu và cần đồng bộ với một điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.
drone quân sự có yêu cầu kỹ thuật ngặt nghèo hơn, và yêu cầu lớn hơn cho cả hệ thống máy. Điểm thiết yếu của kỹ thuật là hệ thống động cơ, kỹ thuật tự động hoá và các cảm biến
động cơ là bộ phận quan trọng nhất trong bất cứ hệ thống vũ trang tân tiến nào, và cũng là bộ phận rào cản kỹ thuật nhất của hệ thống để có thể sản xuất
sau đó là các cảm biến và tự động, cần thiết để chuyển thông tin trực tuyến giữa thiết bị và trụ sở điều hành, ví dụ camera. Cần máy quay phim và băng thông rộng có đủ khả năng gửi dữ liệu phim ảnh chất lượng cao từ thiết bị bay xa hàng trăm dặm
đạn tuần kích là drone cảm tử, lai giữa tên lửa hành trình và drone có vũ trang, lơ lững trên một khu vực trong một khoảng thời gian nhất định, nếu không thấy gì sẽ bat trở về trụ sở. Nếu thấy gì đó, chúng sẽ bay xuống đánh phá.
chiến lược của Azerbaijan lúc đầu là nhằm vào phòng không Armenia. Họ độ thêm cho một số máy bay 2 tầng cánh Antonov An-2 từ thời Liên Xô Thế Chiến I bằng hệ thống điều khiển từ xa. Rồi họ điều khiển những máy bay 2 tầng không người lái ấy qua phòng tuyến Armenia. Như dự đoán thì những máy bay cũ chậm bị bắn hạ bằng tên lửa đất đối không cá nhân di động. Drone vũ trang ngay sau đó đánh vào, cụ thể những chiếc Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ đánh phòng không tầm gần.
sau khi loại bỏ được phòng không và radar, quân Azerbaijan chuyển sang nhắm vào xe tăng, pháo binh và phương tiện di chuyển trên chiến trường. Xong, drone nhắm tiếp các đơn vị bộ binh lẻ tẻ.
Azerbaijan đã thử chiếm thành phố Lachin nhưng thất bại sau khi bị phản kích khốc liệt. Sau đó họ đổi mục tiêu sang thành phố Shusha, vị trí nhìn được đường cao tốc kết nối Nagorno-Karabakh với Armenia. Sau đó một tổ đội lính đặc nhiệm Azerbaijan và bộ binh nhẹ, được pháo kích và drone yểm trợ, đã chiếm thành phố vào tháng 11 năm 2020. Sau đó người Nga đã đàm phán một lệnh ngừng bắn giữa hai nước.
Nhà nước hồi giáo Iraq và Cận Đông
thành tựu nhanh chóng của Thổ Nhĩ Kỳ trong kỹ thuật và chiến thuật drone vũ trang không chỉ bởi họ muốn thoát phụ thuộc kỹ thuật Mỹ, mà còn do một mối bận tâm chính trị nữa chưa đề cập ở đây. Nhưng cũng vì họ cần sử dụng những hệ thống này trong những sân khấu chiến tranh sát sườn.
đầu tiền ở miền đông nam Thổ chống quân du kích đảng lao động Kurdish nổi lên năm 2016.
rồi ở Syria nơi Thổ tổ chức chiến dịch quân sự chống nhà nước hồi giáo và chiến binh Kurdish,
rồi Libya
nội chiến loạn sứ quân của Syria là một điều kiện thử nghiệm cho chiến tranh bất thường và nhà nước hồi giáo đã có cơ hội cải thiện khả năng dùng drone vũ trang. Nhóm khủng bố đã vận dụng sáng tạo kỹ thuật hiện đại ấy để tạo yếu tố bất ngờ và đưa nó vào các chiến thuật đánh của mình.
Ví dụ năm 2015 họ đã phát triển được một máy ủi thiết giáp hạng nặng có thể dọn địa hình cho lính hành quân. Họ đã tấn công bằng xe chở bom tự sát hiệu quả vượt trước đây. Và họ đã độ drone thương mại để thả bom cỡ lựu đạn, được sử dụng kết hợp với bộ binh tạo được hiệu quả lớn – phát huy được chiến thuật của quân đội quốc gia.
Nhà nước hồi giáo Cận Đông sử dụng công ty ma để mua từng linh kiện đơn lẻ, ví dụ đơn vị chip đồ hoạ và máy quay phim từ châu Á, kích hoạt và lắp ráp ở Hoa Kỳ hoặc châu Âu trước khi được chuyển đến các chi nhánh của mình.
trong trận Mosul năm 2017, nhà nước hồi giáo tổ chức hơn 100 cuộc tấn công drone lên tiền tuyến mỗi tháng. Chưa hết, họ tiên phong sử dụng drone để đánh chiến tranh thông tin. Họ phát trực tiếp quay hình từ drone hoặc chia sẽ những đoạn phim ấy lên mạng xã hội, trở thành một chiến lược tuyển mộ người ủng hộ hiệu quả.
ngày 4 tháng 1 năm 2017 quân phản ứng nhanh bắt giữ drone ở Mosul, Iraq
những năm sau ấy, người Azerbaijan làm tương tự khi đăng Twitter hàng trăm đoạn ghi hình từ drone TB2 và đạn tuần kích IAI Harop của mình đánh vào xe thiết giáp và pháo binh địch, giúp Azerbaijan thắng chiến tranh thông tin, và đồng thời làm nhụt chí địch.
thực sự, nhiều bình luận trên mạng xã hội, nhất là Reddit, rất kỳ cục.
Azerbaijan dùng drone TB2 tấn công chớp nhoáng trực thăng trên không. Chiến thuật tương tự, nhưng hiệu quả vì drone rẻ tiền và cảm tử thoải mái, không tương xứng giá trị với những hệ thống phòng không đắt tiền
Hoa Kỳ và các nước nữa đang chi ra hàng triệu đôla cho những hệ thống phòng không tầm gần SHORAD để xử lý với đe doạ từ tên lửa. Nhưng drone vũ trang rẻ tiền thì là kiểu đe doạ khác mà SHORAD hiện thời không được thiết kế để phòng vệ.
tháng 9 năm 2019 một bầy drone và tên lửa hành trình tấn công các cơ sở dầu mỏ Aramco ở Ả-rập Xê-út. Các cơ sở dầu mỏ được bảo vệ bởi 3 xe phòng thủ tầm gần Skyguard và ít nhất một hệ thống tên lửa Patriot, nhưng drone bay quá thấp Patriot không phát hiện được và quá nhanh Skyguard không nhắm bắn được. Cuộc tấn công gây bất ổn thị trường dầu mỏ thế giới và thiệt hại hàng trăm triệu đôla.
Aramco
Skyguard
Patriot
hay hơn, những drone này rẻ. Chiếc TB2 Thổ tốn 1 đến 2 triệu đôla chế tạo và giá bán 5 triệu đôla. Chiếc IAI Harpy của Israel tốn chỉ 300 000 đôla mỗi chiếc, tức là nếu chi ngang giá một trực thăng Apache 14 triệu đôla thì bạn đã có thể thả rợp trời drone.
IAI Harpy
Apache
mặt khác mỗi hệ thống tên lửa Patriot tốn từ 1 đến 6 triệu đôla sản xuất.
việc quân đội chi tiền vào cái gì cho thấy cái họ lo lắng. Trong đợt cắt giảm ngân sách gần đây, chỉ hai lĩnh vực được tăng chi, là chiến tranh viễn thông và phòng không. Họ lo lắng vì hiện tại chưa có hệ thống phòng không nào đáng tin cậy xử lý được vấn đề này.
Phòng vệ: bảo vệ và phát hiện
không có phương pháp hoàn hảo, chỉ có thể có một chiến lược toàn diện, trước hết là bảo vệ
trong chiến tranh Nagorno-Karabakh lần hai, quân Armenia đã thử nguỵ trang pháo binh và xe tăng của mình. Nhưng vì nhiều số drone này có trang bị ghi hình tân tiến – có cả camera hồng ngoại – nên cách này không hiệu quả.
thói quen cố định các trụ sở đầu não sẽ trở nên nguy hiểm. Trong những năm tới, các đơn vị sẽ cần linh hoạt di chuyển. Nhà nước hồi giáo trong thời gian chiến tranh đô thị không có một trụ sở đầu não riêng nào.
bước nữa là phát hiện. Drone vũ trang khó bị phát hiện và đang trở nên tinh vi hơn, phần nhiều đang được trang bị công nghệ tàng hình radar và thường kích cỡ khá nhỏ.
công nghệ ba chiều LIDAR sử dụng một chùm sáng hội tụ để tìm các mối đe doạ trên không, rất chính xác nhưng đồng thời cần tầm nhìn do đó hạn chế tầm hiệu quả trong khu vực thành thị
cách nữa là thử phát hiện các dấu vết chạy điện hoặc thử nghe âm thanh động cơ. Nhưng, một lần nữa, drone nhỏ và có lẽ khó nghe được dấu vết âm thanh trên tiếng nền môi trường.
Phòng vệ: phá huỷ [mối đe doạ]
một khi phát hiện được bầy drone, cần phá huỷ chúng. Quân đội đang thử nghiệm nhiều biện pháp.
như đã nhắc đến khiếm khuyết của SHORAD, còn một số hệ thống nữa, một cách là chặn nghẽn tín hiệu vô tuyến, gián đoạn hoạt động của drone bằng cách chèn tín hiệu thông tin gây nhiễu và thử chiếm quyền kiểm soát từ tay người điều khiển drone. Tuy có thể làm được, nhưng cũng có thể bị địch khắc phục.
có ý tưởng tia laser và vũ khí tia sóng cực ngắn. Nhưng hiệu quả của laser bị phụ thuộc điều kiện thời tiết và có lẽ khó ngắm. Cũng rất đắt nữa. Và trong trường hợp đạn tuần kích, một khi nó nhận diện và bắt đầu xoáy về phía mục tiêu, nó quá nặng để laser hạ được.
những ý tưởng ít khả thi hơn là sử dụng lưới bắt cá hoặc huấn luyện đại bàng và chim ưng tấn công drone.
nhớ lại ở Việt Nam, Hoa Kỳ triển khai xe tăng M42 Duster vũ trang súng máy 12.7 mm để bảo vệ toán quân chống tập kích đường không tầm thấp và bộ binh Bắc Việt, những con xe có súng bắn tốc độ cao, tầm bắn xa và do đó dễ ngắm hơn, về căn bản bắn rợp trời đạn và đạn kích thước to mang lại hoả lực lớn để bắn vô hiệu hoá
những chiếc Duster cũng linh hoạt, có thể hạ mục tiêu bay thấp và sau đó có thể lập tức chĩa ngay vào bộ binh địch tấn công. Khá hợp lý nếu chiến lược địch là dùng drone trước và bộ binh theo sau
Kết
ảnh hưởng công nghệ của cuộc chiến tranh này sẽ dài lâu. Quân đội toàn cầu – quốc gia hay gì – sẽ muốn một chiến thuật drone ngay bây giờ.
mặc dù drone vũ trang đóng vai trò lớn trong Azerbaijan thắng cuộc chiến Nagorno-Kabarakh lần hai, con người vẫn phải chiến đấu. Lưu ý rằng thành phố Shusha thất thủ vì lính đặc nhiệm, không phải đánh drone. Chức trách nói 2920 lính Azerbaijan chết trận, gần bằng 3360 lính Armenia thiệt mạng.
có thể nói quân Azerbaijan thắng trận không chỉ vì họ có drone, mà còn nhờ đội quân huấn luyện bài bản, trang bị tốt và được chỉ huy tốt. Nhưng vẫn mất mạng gần 3000 lính.
bạn không thể cứ thế drone lối đến chiến thắng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét