Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023
Hàn Quốc với Naver vượt trội Google
năm 2020 Google chiếm 90% thị phần toàn cầu, phục vụ 5.4 tỷ lần tìm kiếm mỗi ngày.
Số ít những quốc gia Google không thống trị, một là Tàu, hai là Hàn Quốc.
Cổng thông tin Tìm kiếm số 1 Hàn Quốc Naver mở trung tâm công nghệ đầu não tại Việt Nam - CỘNG ĐỒNG KINH DOANH VIỆT NAM (vietnambusinessinsider.vn)
Tại Hàn Quốc công cụ tìm kiếm của tập đoàn Naver chiếm hơn 70% thị phần, là một trong những công ty internet lớn nhất Hàn Quốc, sở hữu một bộ sưu tập tài sản trực tuyến ấn tượng có khả năng cạnh tranh với Google cho đến ngày nay.
Khởi nghiệp
Năm 1999 tập đoàn Naver thành lập bởi một số cựu nhân viên Samsung, ra mắt cổng thông tin điện tử - là một loại trang web chứa đường dẫn đến nhiều loại nguồn thông tin khác (tin tức, giải trí, tài chính…) – một điểm giao truy cập mọi thứ khách hàng muốn trên mạng lưới web.
Ví dụ Mỹ có cổng thông tin điện tử như Yahoo hay America Online
Năm 2000 Naver ra mắt công cụ tìm kiếm, cổng thông tin điện tử đầu tiên của Hàn Quốc thực hiện dự án như vậy.
Daum, Yahoo và Lycos nhanh chóng nhảy vào cạnh tranh
Daum và KakaoTalk từ nay sẽ không hiện từ tìm kiếm liên quan cũng như tìm kiếm đang trending - TinNhac.com
Lycos trình làng 2 công cụ tìm kiếm mới - VnExpress Số hóa
Google cũng nhảy vào Hàn Quốc năm 2000, đẩy thị phần Naver xuống vị trí thứ 3 sau Yahoo và Daum
Năm 2001 Naver sát nhập Hangame một công ty trò chơi điện tử. Hangame sở hữu một chuỗi webgame thẻ bài nổi tiếng mang lại lợi nhuận cao.
Công ty hợp nhất tên là NHN – Next Human Network – lên sàn chứng khoán KOSDAQ
Đặc điểm Thị trường OTC Hàn Quốc (Kosdaq) - Dân Kinh Tế (dankinhte.vn)
Tuy vậy hai công ty làm việc độc lập, không cộng tác mấy.
Năm 2013 hai công ty tách nhau ra. Tuy vậy, nguồn tiền mặt lợi nhuận của Hangame cũng kịp giúp Naver ra mắt một số sản phẩm kế theo, giúp công ty lấn lướt được Google ở Hàn Quốc
Năm 2002 Naver ra mắt dịch vụ Knowledge Search, 3 năm trước khi Yahoo ra mắt dịch vụ hỏi đáp
Vì sao Yahoo Hỏi & Đáp phải đóng cửa? (thanhnien.vn)
Knowledge iN là một trong số những trang web đầu tiên có tính năng để người dùng tạo nội dung. Những năm đó Hàn Quốc không có nhiều nội dung internet
Tháng 10 năm 1999 chỉ có 159 525 tên miền được đăng ký ở Hàn Quốc, số lượng trang web chứa thông tin hữu dụng chỉ khoảng 50 000
Bên cạnh đó số lượng lớn trang web Hàn Quốc chặn Google thu thập dữ liệu nội dung, nói rằng muốn chặn Google phát lộ thông tin “riêng tư”
Cuối năm 2012 gần nửa trang web chính phủ vẫn chặn Google không cho phân loại tìm kiếm.
Tự tạo nội dung
Dù Google có kỹ thuật tốt hơn trong thu thập và liệt kê trang web, internet Hàn Quốc lúc đó nhỏ bé cùng với rào cản ngôn ngữ Triều Tiên đã không nâng tầm được lợi thế kỹ thuật tìm kiếm của Google.
Cho nên cổng thông tin điện tử như Naver và Daum đã nắm được thị phần bằng cách tạo ra thư viện độc quyền riêng bằng tiếng Triều Tiên, cơ bản chăm nom trải nghiệm tìm kiếm của khách hàng
Năm 2003 Knowledge iN giúp Naver vượt Yahoo, năm 2004 vượt Daum
Năm 2005 đến nay Naver là trang web nổi tiếng nhất Hàn Quốc
Tải Naver TV - Ứng dụng truyền hình Hàn Quốc (thegioididong.com)
Năm 2006 Naver bổ sung vào thư viện web tính năng tìm kiếm sách, thông tin vùng địa phương và tác giả nhật ký blog, bản đồ và nội dung công ty có sẵn là dịch vụ truyện tranh Webtoon
Naver càng thêm nhiều nội dung vào mảnh vườn của mình, tìm kiếm của nó càng hữu ích hơn đối thủ. Những mảnh vườn này thu lợi nhuận cực lớn cho Naver, Daum và những cổng thông tin điện tử khác.
Hàn Quốc phạt công cụ tìm kiếm Naver 23 triệu USD vì hành vi gian lận | Công nghệ | Vietnam+ (VietnamPlus)
Naver tạo doanh thu bằng tìm kiếm và hiển thị quảng cáo trên tài sản nội dung của mình, người dùng ở lại trong mảnh vườn Naver càng lâu thì công ty càng kiếm được tiền.
Lợi nhuận quảng cáo giúp Naver ra mắt thêm tài sản nội dung số, tăng tính hấp dẫn, lượng người dùng vượt Google và cũng trung thành hơn.
Naver ra biển lớn
Naver cũng nhanh chóng mở rộng thị phần ra thế giới, ra mắt Naver tìm kiếm Nhật Bản năm 2000 nhưng thất bại trước cổng thông tin điện tử Yahoo và Google
"Google Hàn Quốc" lần thứ 3 tiến vào thị trường Nhật Bản - ICTNews (vietnamnet.vn)
Cuối cùng Naver cũng đạt thành công ở nước ngoài, không phải dịch vụ tìm kiếm, mà với ứng dụng chat Line, chỉ sau thất bại đầu tiên của Naver Talk ở Hàn Quốc
Line của Hàn Quốc dẫn đầu bảng xếp hạng thương hiệu có giá trị tăng trưởng nhanh tại Nhật Bản l KBS WORLD
Năm 2011 Line được phát triển độc lập bởi Naver Nhật Bản sau trận động đất, đã trở thành ứng dụng nhắn tin thống lĩnh thị phần Nhật Bản, Đài Loan và Thái Lan
Thảm họa kép năm 2011 tại Nhật Bản – Nỗi đau chưa nguôi ngoai | baotintuc.vn
Yahoo Nhật Bản có thể sẽ hợp nhất với Line của Hàn Quốc, để trở thành một siêu ứng dụng mới (genk.vn)
Line nổi tiếng đi tiên phong phương pháp thu tiền bán vật phẩm số ví dụ như sticker, ngày nay đã có chức năng xem tin tức, cửa hàng, thanh toán…
Đã có thể comment sticker lên Tinh tế không cần nội dung | Tinh tế (tinhte.vn)
Cyworld – số phận của mạng xã hội Hàn Quốc
Naver có thể đem so với mạng xã hội Cyworld, thành lập năm 1999, đến năm 2003 Cyworld đã ghi danh được một nửa số người dùng internet Hàn Quốc
Cyworld và hiệu ứng “nghiền” mạng xã hội (thegioididong.com)
Người dùng Cyworld có thể viết nhật ký blog, tham dự câu lạc bộ và chia sẻ hình ảnh, có cả một phòng riêng nhỏ để trang trí vật phẩm trả tiền, khá giống Animal Crossing
Animal Crossing có gì mà ai cũng chơi vậy? | Vietcetera
Tuy nhiên Cyworld chưa bao giờ ra mắt quốc tế??? Ngoại trừ… năm 2007:
Cyworld Vietnam - Mạng xã hội trực tuyến chính thức ra mắt tại Việt Nam - Báo Công an Nhân dân điện tử (cand.com.vn)
Cyworld sở hữu bởi SK Telecom một trong những công ty viễn thông thống trị Hàn Quốc. Nhưng có vẻ chính Sk T cũng không biết cần làm gì với sản phẩm đặc biệt này, từ chối không cho phép Cyworld mở rộng sang ứng dụng nhắn tin, vì tiềm tàng mối họa ảnh hưởng mảng kinh doanh tin nhắn điện thoại 2 tỷ đôla Mỹ của chính công ty.
SK Telecom cũng không muốn tài trợ cho Cyworld mở rộng ra thế giới.
Cyworld nằm thoi thóp, như Fox và MySpace, trước khi Facebook dứt điểm, lúc đầu lôi kéo người dùng Hàn Quốc muốn nói chuyện với bạn ở nước ngoài, sau đó đến ứng dụng trên điện thoại SK Telecom cũng ngăn cản Cyworld chuyển đổi
Tập đoàn viễn thông lớn nhất Hàn Quốc SK Telecom đầu tư 10 triệu đô la vào ConsenSys - VIC News
Sức ép từ đối thủ Mỹ
Năm 2020 hầu hết các trang web xếp hạng truy cập đồng ý rằng Naver vẫn là tài sản web phổ biến nhất Hàn Quốc với 29 triệu người dùng độc lập mỗi tháng
Năm 2020 Youtube và Google vẫn là trang web truy cập nhiều thứ 3 và 4 ở Hàn Quốc, trong khi toàn cầu thì Google dẫn 90% thị phần 180 tỷ usd doanh thu 40 tỷ lợi nhuận, Youtube cũng chực chờ tiếm quyền mảng kinh doanh quảng cáo của Naver
Thị trường OTT Hàn Quốc cũng trở thành sân chơi riêng của Youtube·Netflix…Các dịch vụ OTT nội địa Hàn đang ở đâu? (ajunews.com)
Gói cước dữ liệu di động rẻ và nội dung khổng lồ người dùng toàn cầu tự tạo ra, Youtube đã vượt thị phần quảng cáo chèn vào video, người dùng dành nhiều thời gian xem ứng dụng Youtube hơn Naver hay KakaoTalk
Đối thủ mới Coupang
Coupang - 'Amazon của Hàn Quốc': Giao hàng trong 1 ngày, mở rộng nhanh gấp 3 lần tốc độ thị trường, bí mật nào đứng sau kỳ lân hiếm hoi của xứ sở toàn chaebol? (cafebiz.vn)
Coupang bắt đầu nhảy vào tranh phần của thế hệ những người khổng lồ web Hàn Quốc đầu tiên, nhận được 2 tỷ usd đầu tư từ SoftBank, Coupang đã lên sàn chứng khoán Mỹ và được định giá 60 tỷ
Hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất Hàn Quốc nhận 2 tỉ USD từ SoftBank (thanhnien.vn)
IPO Coupang có vẻ như một bom tấn đối với công ty thương mại điện tử Hàn Quốc (cungcau.vn)
Coupang đi theo lối chơi của Amazon, xây dựng mạng lưới cấp dịch vụ cho phép giao hàng thần tốc, mua lại Hooq thành phiên bản Amazon Prime của riêng mình để chuẩn bị đấu lại Netflix thị trường dịch vụ xem phim trực tuyến.
Đại gia TMĐT được SoftBank tài trợ Coupang sắp sửa mua lại tài sải của Hooq – Khởi Nghiệp Đồng Nai (startupdongnai.gov.vn)
Naver lĩnh vực thương mại điện tử
Naver làm trang web Smart Store để mua bán, ký hợp đồng mua lại siêu thị Emart của nhà bán lẻ khổng lồ Hàn Quốc Shinsegae
Naver Hàn Quốc đầu tư 8,6 triệu USD vào cửa hàng bán thịt trực tuyến | TGROUP Du lịch Thông minh SMARTOURISM
Emart từ bỏ toàn quyền kiểm soát Starbucks Hàn Quốc (doanhnghiepvadautu.net.vn)
Sau khi bán mảng kinh doanh ở Việt Nam cho Thaco, E-Mart mua hơn 80% cổ phần EBay Hàn Quốc (vietnambiz.vn)
Ebay Korea dự kiến được bán cho Naver và Shinsegae với giá 3,6 tỷ USD (thuonggiaonline.vn)
Coupang rõ ràng là động lực cạnh tranh phía sau những động thái mới này, cho thấy công nghiệp internet Hàn Quốc dã man như thế nào. Không con hào kinh tế nào bảo vệ được lợi thế độc quyền.
Google học theo Naver
Những năm gần đây Google bị buộc tội “chơi bẩn” giống Naver khi bắt đầu đẩy nội dung và trang web của chính mình lên kết quả tìm kiếm, như quảng cáo Google Shopping, kết quả tìm từ Youtube, liệt kê trên Google map… mặc kệ sáng lập Larry Page nói năm 2004: “Chúng tôi chỉ xếp hạng các bạn vào đúng chỗ càng nhanh càng tốt, không gian lận”
Câu trả lời nào đáng tin cậy – cây nhà lá vườn hay đẽo cày giữa đường?
Dù sao, Naver, cổng thông tin hùng mạnh tự xây dựng cơ sở dữ liệu nội dung độc quyền, cũng khiến ta nghĩ về ảnh hưởng (và giá trị) từ sản phẩm đối nghịch Wikipedia của internet phương tây.
Thập kỷ 1990 internet tiếng Anh và internet Hàn Quốc rất khác biệt, nhưng nhu cầu vẫn là tìm kiếm câu trả lời đáng tin cậy cho câu hỏi của người dùng.
Naver xây dựng bộ cơ sở dữ liệu riêng nội dung số, cho phép họ dựng rào bao quanh thế giới web Hàn Quốc.
Google chưa bao giờ có cơ hội, vì Wikipedia đã làm trước, trang web thường vẫn được coi là am hiểu tường tận nhất về một chủ đề được hỏi.
Chớ vội tin hoàn toàn vào Wikipedia (nongnghiep.vn)
Google có những nguyên tắc riêng [phân loại tìm kiếm một cách khách quan], có lẽ cũng đã ngăn họ thử [xây dựng cơ sở dữ liệu và nội dung số của riêng mình]
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét