Thái Lan và vùng Đông Nam Á hưởng lợi từ phong trào thuê làm ngoài của Mỹ bắt đầu vào thập niên 1960 và 1970. Singapore là nước đầu tiên hưởng lợi từ làn sóng thuê ngoài, sau đó đã lan sang Malaysia và Thái Lan sau khi chi phí nhân công và giá trị tiền Singapore được đẩy cao.
Dần dà, Thái Lan đã tạo được cho mình một chỗ đứng trong ngành sản xuất xuất khẩu ổ đĩa cứng trên máy tính, nhờ nhu cầu lắp ráp máy tính rộng khắp cả khu vực lẫn quốc tế, và Thái Lan đã thành chuyên gia trong tiến trình sản xuất linh kiện phức tạp này.
Dù ổ đĩa cứng truyền thống là một linh kiện phức tạp, ngành công nghiệp sản xuất linh kiện này vẫn vô cùng cạnh tranh. Mỗi doanh nghiệp sản xuất đều bị người mua liên tục ép giá, vòng đời sản phẩm rất ngắn trong khi mỗi năm công nghệ và tính năng mới lại được bổ sung thêm. Ngành này đã chứng kiến nhiều lượt sát nhập phũ phàng, tối thiếu từng xuất hiện 223 công ty tham gia sản xuất ổ đĩa cứng, hầu hết đã biến mất do phá sản hoặc bị mua lại, để giờ đây ta chỉ còn lại 3 nhà sản xuất chủ lực Seagate, Toshiba và Western Digital.
Cụ thể năm 1985 có hơn 60 công ty sản xuất ổ đĩa cứng, đến năm 2007 chỉ còn 6 và hiện nay là 3 công ty kể trên.
Ổ đĩa cứng được sản xuất trên dây chuyền tự động hóa lớn nên chỉ chi tỷ lệ đầu tư nhỏ thuê lao động, nhưng tiền thuê nhân công cũng đủ ảnh hưởng đến lợi nhuận, do ngành cạnh tranh rất khốc liệt, cắt giá thành cắt giá bán dù chỉ một ít cũng đủ làm động lực cho các công ty tìm thuê ngoài nhân công rẻ, và Thái Lan có lợi thế.
Ví dụ Seagate từng đặt nhà máy ở Thung lũng Scott, California là hãng đầu tiên đóng cửa cơ sở ở Mỹ và di dời đến Singapore, không phải vì thuê nhân công rẻ, vì Thái Lan và Malaysia lương còn thấp hơn nhiều, mà vì Singapore có chính phủ nhiều tham vọng chịu hợp tác, hạ tầng tốt và nhân công có tay nghề qua đào tạo. California thì thiếu cả ba nhân tố trên, theo một trong những đồng sáng lập Seagate từng than vãn: “Chúng ta có quá nhiều vận động viên lướt sóng, nhưng không có đủ kỹ sư”
Động thái này gây ra chuyển dịch rộng khắp và lâu dài đến nền kinh tế Đông Nam Á. Singapore nhanh chóng chiếm được thị phần toàn cầu trên lĩnh vực sản xuất ổ đĩa cứng. Cụ thể từ 1986 đến 1996 Singapore giữ 45-50% thị phần và bắt đầu tạo lập được hệ sinh thái chuỗi cung trong lòng thành phố (Singapore) với một số là công ty nước ngoài, nhưng phần nhiều là công ty nội. Singapore ngạo nghễ trên đỉnh dây chuyền sản xuất ổ đĩa cứng Đông Nam Á, dù ngay từ giữa thập niên 1980, chi phí thuê lao động tăng và giá trị đôla Singapore tăng đã đẩy các công ty đi tìm kiếm vùng đất mới loanh quanh Đông Nam Á, mục đích để giữ chuỗi cung ứng gần. Và Thái Lan bước vào cuộc chơi, cùng nhiều nước Đông Nam Á khác.
Tùy vào công ty nhìn thấy nơi nào có lợi hơn, Seagate chọn Thái Lan, Hitachi chọn Philippines trong khi Western Digital chọn Malaysia.
Thái Lan châm ngòi nỗ lực chuyên canh ổ đĩa cứng từ 1983 khi Seagate di dời dây chuyền lắp ráp tay truyền động của mình từ Singapore qua ngoại ô Bangkok. Lưu ý rằng tay truyền động là linh kiện nhiều chi tiết và đắt đỏ, cần qua nhiều khâu lắp ráp nhất, cần nhiều nhân công nhất trên cả dây chuyền sản xuất ổ đĩa cứng, và do đó là tiến trình đầu tiên cần thuê ngoài (cho rẻ). Khoảng 80% sản phẩm được chuyển đến Thái Lan, lắp ráp và chuyển thành phẩm hoàn thiện về lại Singapore tiếp tục ráp vào sản phẩm cuối cùng. Chính phủ Thái đã miễn Seagate khỏi thuế xuất nhập khẩu cao. Malaysia cũng làm tương tự với ngành gia công linh kiện bán dẫn.
Cuối cùng vào năm 1987, dây chuyền lắp ráp của Seagate đã chuyển hết về vùng đông bắc Thái Lan, nhờ gói miễn thuế nhiều năm từ chính phủ. Toàn ngành sản xuất ổ đĩa cứng cũng theo sau đó. Suốt thập niên 1990 toàn ngành dần dà mở rộng hoạt động sản xuất ở Thái Lan để có chỗ đứng trong chuỗi cung ứng, càng nhiều ổ đĩa cứng được làm tại đây, bao gồm cả các chi tiết đầu chống rung, động cơ quay… qua đó người Thái nắm được thêm nhiều kiến thức kỹ thuật trong những công đoạn sản xuất này, nhiều công ty bản địa ra đời đánh bật công ty nước ngoài khỏi từng công đoạn, tạo nên một chuỗi những thành công.
Lúc đầu, đến 80-90% chi tiết của ổ đĩa cứng phải được nhập vào Thái Lan để lắp ráp, giờ chỉ còn 50% nhờ đó giữ vững cho Thái Lan một chỗ đứng trong nền kinh tế xuất khẩu, trước sự trỗi dậy của Trung Quốc trên nền kinh tế toàn cầu. Trung Quốc là kẻ xuất khẩu ổ cứng lớn nhất với hơn 30% thị phần (nếu tính gộp cả Hong Kong). Tuy nhiên Thái Lan nhập khẩu ổ cứng ít hơn rất nhiều Trung Quốc.
Năm 2019 và 2020 Trung Quốc chịu thâm hụt thương mại trong lĩnh vực ổ đĩa cứng, không phải tin mới vì Trung Quốc vẫn thâm hụt ở ngành này ít nhất từ năm 2003. Có thể nói dù Trung Quốc là nơi lắp ráp cuối cùng cho sản phẩm máy tính như macbook hay máy tính bàn Dell, ổ đĩa cứng của Trung Quốc vẫn không cạnh tranh được với sản phẩm làm từ Thái Lan.
Tuy vậy thống kê cho thấy trỗi dậy của Trung Quốc là công xưởng xuất khẩu cũng đã thu hút lượng lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài rời khỏi Đông Nam Á. Trung Quốc vẫn là lựa chọn hàng đầu cho các công ty công nghệ ngoại quốc đầu tư, mặc kệ thương chiến.
Ngành công nghiệp ổ đĩa cứng Thái Lan sẽ phải nỗ lực hơn để vượt qua định kiến trên của các nhà đầu tư và duy trì chỗ đứng trên thị trường. Tình hình dù vẫn khả quan, ngành đã bộc lộ điểm yếu nằm ở công đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Dù các công ty, kỹ sư Thái đủ khả năng tiếp nhận một bản thiết kế sản phẩm mới và đem ra sản xuất thực tế, việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới lại diễn ra chủ yếu bên ngoài Thái Lan, thường ở những trụ sở phương Tây của các công ty đa quốc gia chuyên sản xuất ổ cứng, do đó những tiến trình giá trị cao và tiên tiến nhất định được giữ lại ở nước mẹ của những công ty đó.
Ví dụ Seagate chế tạo cánh tay lưỡi từ ở Minnesota và Bắc Ai-len.
Có thể tự nghiên cứu và phát triển công nghệ và sản phẩm mới cho thị trường là cột mốc thiết yếu trong phát triển công nghiệp quốc gia, đòi hỏi chính phủ can thiệp làm cầu nối hợp tác giữa khu vực học thuật nghiên cứu và khu vực kinh doanh tư nhân.
Và ta đến với điểm yếu của ngành công nghiệp ổ đĩa cứng Thái Lan: Chính phủ
Qua nhiều năm, chính phủ Thái đã tập trung vào kiến thiết được loạt chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và để thị trường tự điều tiết. Và hậu quả là giờ đây họ bị trễ ở cũng những chính sách thu hút, nhưng ở ngành công nghiệp nặng về nghiên cứu phát triển, những ngành đã giúp Singapore Trung Quốc Hàn Quốc và Đài Loan đạt vị trí hiện tại.
Và do đó, năm 2004, cơ sở cộng tác chính thức đầu tiên giữa nghiên cứu và công nghiệp, học viện ổ đĩa cứng HDDI hard disk drive institute ra đời ở công viên khoa học Thái Lan, sau hơn hai thập kỷ Seagate đầu tư vào đất nước; trong khi Singapore chỉ mất chục năm để mở Học viện lưu trữ dữ liệu data storage institute.
Mục tiêu của HDDI để khoét sâu vào lợi thế quốc gia về kỹ năng trong công đoạn chế tạo; nghiên cứu phát triển bằng cách xây dựng nguồn nhân lực, họ muốn những công ty như Western Digital gửi các kỹ sư Thái qua Mỹ đào tạo một năm rưỡi. Họ cũng giúp thiết lập ra những trung tâm hợp tác nghiên cứu giữa các trường đại học và ngành công nghiệp, cấp tài trợ cho nghiên cứu kỹ thuật sản xuất chi tiết linh kiện ổ đĩa cứng tiên tiến và công nghệ lưu trữ mới. Họ cũng có học bổng cho trung tâm đào tạo.
Dù những động thái trên là cần thiết, chính sách vẫn hụt hơi trong theo đuổi năng lực tự thân về công nghệ (nói cách khác, chạy theo thị trường, không dựa trên kiến thức nguồn đã có) và kể từ năm 2007, chương trình hợp tác trên có vẻ đã bị đình trệ. Ngày nay, mối quan hệ giữa trường đại học và ngành công nghiệp duy trì ở mức yếu ớt. Khuyến khích và tài trợ của chính phủ chưa đủ thích hợp, dân kinh doanh địa phương không đóng góp được giá trị cao, các công ty đa quốc gia nắm quyền quyết định công nghệ nào sẽ được chuyển giao. Dù những công ty đa quốc gia đã sốt sắng hợp tác và quan tâm chu đáo trong giúp đỡ đào tạo, con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Kết
Bên cạnh ngành công nghiệp ôtô thì ngành ổ đĩa cứng của Thái Lan là một trong những thành công lớn của quốc gia. Từ năm 1987 đến 1996 Thái Lan đã chứng kiến tỷ lệ tăng trường GDP bình quân đạt 9.5% nhờ đóng góp lớn từ tăng trưởng của lĩnh vực điện tử. Sau khủng hoảng tài chính năm 1997, con số tăng trưởng cắt còn nửa. Từ năm 2000 trở về, tăng trưởng GDP chỉ còn bình quân 2.8%
Thực tế là đất nước này đã bị bẫy thu nhập trung bình, thành công của ổ đĩa cứng là hình ảnh thu nhỏ của thành công kinh tế Thái Lan, giống như Malaysia và ngành công nghiệp bán dẫn, những doanh nghiệp của người Thái không đóng góp được nhiều giá trị và không đủ sức đầu tư nghiên cứu phát triển, đã bị phụ thuộc nặng nề vào những công ty đa quốc gia, đã gặp khó khăn trên con đường tìm kiếm tăng trưởng.
Toàn bộ ngành công nghiệp ổ đĩa cứng đã bắt đầu thoái trào. Lượng hàng đặt mua toàn cầu giảm khi máy tính dần chuyển sang dùng ổ cứng thể rắn. Dù ổ đĩa cứng vẫn cần cho máy trạm và trung tâm dữ liệu, cải tiến kỹ thuật đang ngừng dần. Diễn biến mới đe dọa tiến bộ của Thái Lan trong công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử thiết yếu này. Người Thái sẽ cần chính sách ngoại thương mới, hành động gần đây của chính phủ Thái cho thấy khởi đầu mới khi họ giới thiệu ưu đãi cho sát nhập công ty công nghệ Office of National Higher Education Science Research and Innovation Policy Council (nxpo.or.th), tập trung vào một số nhánh ngành công nghiệp cụ thể ví dụ như chế biến thực phẩm… phản ánh hướng đi mới.
Đứng từ góc độ điều hành, chính phủ có thể phải cam kết vào thay đổi trong triết lý đã đóng khuôn vào nhiều thập kỷ ra chính sách, đồng thời cũng cần duy trì ổn định bộ máy hành chính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét