năm 1997 lương trung bình thực tế Đài Loan là 46646 đài tệ một tháng
tháng 7 năm 2014 lương lao động trung bình ở Đài Loan là 46786 đài tệ một tháng - cho nên người ta tìm đường đi Úc hoặc Mỹ hoặc Trung Quốc
Bẫy thu nhập
trong một nền kinh tế, vốn tư bản và nhân công sẽ kết hợp để tạo ra sản lượng kinh tế: sản lượng đầu ra ấy sẽ trở thành thu nhập hoặc lợi nhuận hoặc... - dù sao thì ấy là lợi ích khi ta phối hợp vốn đầu tư và nhân lực với nhau
thu nhập này cần được chia sẻ giữa chủ sở hữu vốn tư bản, là những cổ đông, và chủ sở hữu sức lao động là những nhân viên của công ty - người làm công ăn lương, tài xế Uber, chuyên gia phân tích học việc...
có thể chia lịch sử kinh tế Đài Loan ra 3 giai đọan: đầu tiên là giai đoạn tăng trưởng nhanh từ năm 1981 đến 1990
thứ hai là tăng trưởng vừa phải từ năm 1991 đến 2000 và thứ ba là kinh tế khựng lại từ năm 2001 đến 2012
từ năm 2001 đến 2012 tăng trưởng kinh tế trung bình là 3.25% mỗi năm - giảm từ 6.25% hồi thập niên 1990 và 7.65% thập niên 1980
Tại sao bẫy thu nhập
dữ liệu của chính phủ Đài Loan cho thấy phần chia thu nhập dành cho lao động đã suy giảm kể từ thập niên 1980
các nước OECD đã chứng kiến phần chia thu nhập cho lao động suy giảm hàng thập kỷ
so với những nơi khác ở châu Á, Singapore và Hồng Kông là đặc biệt khi chia sẻ thu nhập lao động đã tăng 10% từ năm 1980 đến 2011 trong khi Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản thì chia sẻ thu nhập lao động đã tụt giảm nói chung
kết quả là khi lương thực lĩnh căn bản đã xa rời khỏi sản lượng kinh tế: nền kinh tế chung có thể tăng tốc hoặc chậm lại nhưng thu nhập đầu ra thì không đến tay nhân viên - cho nên công nhân không cảm thấy là tăng trưởng kinh tế có tác dụng gì hết
Công nhân đang bị lừa?
ta có thể nghĩ ra một số lý thuyết giải thích tại sao phần chia thu nhập bị suy giảm
đầu tiên có thể là: mặc dù công nhân đã thành thạo hơn nhưng vì một lý do nào đó họ không được trả lương tương xứng - giống Hồng Kông và Nhật Bản kể từ thập niên 1990
Hồng Kông tệ hơn: công nhân làm việc vất vả hơn và năng suất hơn nhưng được trả càng ít cho mỗi giờ làm thêm
Singapore và Hàn Quốc thì ngược lại: được trả thêm cho mỗi giờ làm thêm
vậy cấu trúc lao động tổng thể của Đài Loan như thế nào? Khá ổn định: không tốt không xấu [not great not terrible]
người Đài Loan phần lớn được trả tương xứng với giá trị thực tế họ đóng góp
Chất lượng nhân lực
tức là ám chỉ người Đài Loan nhìn chung không năng suất lắm
đầu tiên là hệ thống giáo dục Đài Loan không tạo được nhân lực chất lượng có khả năng cạnh tranh cao
có thể kiến thức mà trẻ Đài Loan học được thì không thích hợp cho công việc
có thể kỹ năng tiếng Anh của trẻ Đài Loan kém hơn người Hồng Kông hoặc Singapore, kể cả người Hàn Quốc cũng giỏi tiếng Anh hơn
có thể chương trình học Đài Loan lạc hậu - không dạy những kỹ năng thích hợp với nền kinh tế hiện đại
Chảy máu chất xám
chảy máu chất xám vẫn là vấn đề của mọi quốc gia ngoại trừ Mỹ
Đài Loan đặc biệt dễ tổn thương vì Trung Quốc láng giềng gần gũi về cả ngôn ngữ và xã hội
Năng suất công ty
các công ty Đài Loan hoạt động trong những ngành mà năng suất lao động không thể dễ được tận dụng
các công ty Đài Loan phần lớn là những nhà sản xuất phần cứng lâu đời [legacy] hoặc doanh nghiệp dịch vụ nhỏ như nhà hàng, hơn là những công ty phần mềm
phần mềm là cú đột phá lớn cho năng suất lao động và kinh tế vì ưu thế hoạt động cao - tức là chỉ một người hiệu quả [siêu lập trình viên] có thể tạo được gấp nhiều lần sản lượng đầu ra
tài chính là một ví dụ nữa của ngành công nghiệp có ưu thế hoạt động cao [high operating leverage] - không cần đầu tư xây một nhà máy để thu hàng triệu đôla tiền phí tài chính
Chia nhóm nhân lực kém năng suất Đài Loan
nhìn tổng thể nhân lực kém năng suất và chia ra theo độ tuổi và giới tính: thế hệ cao tuổi Đài Loan thì không được giáo dục bằng giới trẻ - mọi người trẻ đều có bằng đại học trong khi người già chỉ có bằng cấp ba là hết
tuy nhiên, hoá ra lương lao động trả trên năng suất cho người già thì khá thoải mái - tức là các công ty trả lương cho những người cao tuổi ấy khá cao, đặc biệt nếu so với người trẻ
vì những công ty lớn hoặc không thể hoặc không muốn trả lương người trẻ, những công ty nhỏ cũng làm tương tự: cho nên người trẻ Đài Loan không dễ thăng tiến xã hội như người già
có thể vì văn hoá làm việc Đài Loan tôn trọng người cao tuổi? Hay vì người già hiểu được những ngóc ngách của mỗi công ty và có những mánh để duy trì công ty hoạt động?
liệu pháp luật có biện hộ được cho việc đề nghị những người già này bỏ việc chỉ vì họ được trả lương quá cao? Chỉ để trống những vị trí lại cho người trẻ hơn? Làm thế sẽ thành phân biệt đối xử với người cao tuổi
Hậu quả
tình hình lao động và vốn tư bản ở Hồng Kông thì tồi tệ hơn: một lý thuyết rằng dân số Trung Quốc có vẻ thờ ơ cả chính trị lẫn xã hội vì chính phủ Trung Quốc có khả năng cung cấp những lợi ích kinh tế lâu dài - căn bản là nói gì cũng vô ích
nhưng nếu chính phủ thất bại, đánh đổi sẽ là gì? Ấy là Hồng Kông: nền kinh tế và chính phủ không thể cải thiện được điều kiện sống của người dân - tạo một thế hệ trẻ đã 'từ bỏ' cuộc sống vật chất mà từng được coi là liên hệ với thành công
thay vào đó, thế hệ trẻ tập trung vào những mục tiêu tâm linh như dân chủ, tự do biểu đạt hoặc công lý xã hội
chính phủ vận hành quốc gia, nếu không muốn bạo loạn xã hội, thì hẳn là không thích
liệu giá trị nào cho thế hệ suy thoái ngày nay sẽ thể hiện trong tương lai? cho Đài Loan, Hồng Kông và cả thế giới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét