ngành bán dẫn Malaysia đã tăng trưởng ấn tượng
theo chân những láng giềng châu Á, quốc gia đã thành công gây dựng mình làm điểm đến hấp dẫn cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, và tận dụng ấy để đặt vị thế riêng trong ngành bán dẫn
rồi ngành bán dẫn Malaysia bị kẹt ở lưng chừng, không thể đầu tư vào tương lai: cộng đồng địa phương những doanh nghiệp bán dẫn của quốc gia đã kẹt ở một vị trí thấp tẹt trong chuỗi cung - chỉ vài khía cạnh [prospect] tích cực
Khởi nghiệp sớm
thập niên 1970 Malaysia khởi nghiệp lắp ráp điện tử với kế hoạch Malaysia lần thứ hai 1971-1975
kế hoạch để thúc đẩy việc tạo thành những đặc khu thương mại tự do để tạo ra việc làm sản xuất xuất khẩu công nghiệp nhẹ
các công ty bán dẫn phương tây chọn Malaysia thay vì những lựa chọn rẻ hơn như Thái Lan hoặc Indonesia vì những lý do:
một, nhân lực Malaysia bấy giờ được coi là kỷ luật và khả năng tiếng Anh tốt hơn các nước láng giềng
hai, chính phủ ưu đãi thuế: miễn thuế 10 năm, giảm bớt thuế xuất nhập khẩu [tariff], ít quan liêu chính phủ [bureaucratic red tape] và can thiệp pháp lý nhẹ hơn
chính sách kinh tế mới NEP có bắt buộc phân phối cổ phiếu cho người Mã Lay bản xứ [dân Bumiputera] nhưng để xoa dịu những lo ngại của những ngành phương tây và khởi động khu vực sản xuất xuất khẩu mong muốn thì chính phủ Malaysia đã phần lớn cho qua những yêu cầu tuyển dụng dân tộc thiểu số và chia sẻ cổ phần của NEP
đầu tư lớn đầu tiên vào Malaysia là từ National Semiconductor và Intel
năm 1972 Intel mở nhà máy lắp ráp nước ngoài đầu tiên ở đảo nhỏ bang Penang miền nam
công ty như AMD, Hewlett Packard và Hitachi sớm theo chân
Penang ngày nay vẫn là khu vực bán dẫn trọng điểm của Malaysia
những nhà máy thuở đầu tập trung vào lắp ráp và thẩm nghiệm
Front-end và back-end
những công đoạn sản xuất bán dẫn - chưa bao gồm nghiên cứu phát triển và thiết kế - có thể phân loại chung thành 2 mục: front-end và back-end
công đoạn đầu tiên: front-end là fab lên một wafer bán dẫn - sử dụng những đèn laser tinh vị và những thiết kế hình in để khắc lên một lát [slice] silic
TSMC, SMIC và xưởng Samsung có những fab cả tỷ đôla chủ yếu làm việc front-end ấy với wafer
sau đó là cắt miếng bánh wafer đã in ấy thành những chip và thẩm nghiệm để đảm bảo chất lượng: những bước này gọi tên là 'lắp ráp' [assembly] - hoặc còn gọi là 'đóng gói' [package] - và thẩm nghiệm [test] tất cả được gọi là back-end
công nhân phải xử lý những vật liệu đặc biệt hoặc vận hành một cỗ máy: công việc buồn tẻ và lặp lại - đồng thời cần khéo léo và tỉ mỉ
nữa, năng suất khá thấp: theo McKinsey thì 50-70% thời gian, nhân viên rảnh ngồi chơi đợi máy chạy
cho nên về mặt lịch sử, những tiến trình back-end được miêu tả là khá thấp giá trị so với front-end - ngày nay đã khác vì nhiều thứ thú vị đã thực hiện trong việc 'đóng gói'
thuê ngoài lắp ráp và thẩm nghiệm bán dẫn [OSAT - outsourced semiconductor assembly and test] là ngành lớn và đa dạng: những công ty ở Đài Loan cũng làm dịch vụ ấy - lớn nhất là tập đoàn ASE
TSMC cũng có thể làm nhưng phần lớn khách hàng, trong đó có Apple, chọn bên khác làm sau
Kết quả lẫn lộn [mixed result]
người ta có thể tranh luận rằng đầu tư bán dẫn sẽ mang lại kết quả lẫn lộn: tạo việc làm và xuất khẩu tăng - bán dẫn góp 15% tăng trưởng thường niên ở ngành điện tử và điện Malaysia, từng chiếm 20% tổng GDP của Malaysia
năm 1978 Malaysia xuất khẩu 658 triệu đôla bán dẫn vào Mỹ - sánh ngang Singapore và Hàn Quốc - gấp 3 lần Đài Loan
từ năm 1973 đến 1985 việc làm tăng trưởng trung bình 61% hằng năm: tỷ lệ thất nghiệp Malaysia thập niên 1970 đạt 8% và nghèo lan rộng - con số tăng trưởng sẽ có ích
năm 1980 tỷ lệ thất nghiệp đã tụt xuống còn 4%
nhưng việc làm thì không dễ: điều kiện làm việc trong những nhà máy thẩm nghiệm và lắp ráp thì không lý tưởng lắm - các quản lý nhà máy không giám sát đúng mực những quy định an toàn
công nhân, phần lớn phụ nữ, phàn nàn về suy giảm thị lực và áp đặt quy định [discipline] nặng nề từ quản lý
việc làm cũng trả lương thấp, mặc dù cao hơn nhiều việc nhà máy khác và dệt may bấy giờ
năm 1973 lương trung bình giờ ở Nhật Bản là 13 ringgit, ở Mỹ là 12 và chỉ 1.43 ở Malaysia
giờ làm việc cũng áp lực: chính phủ Malaysia chỉnh sửa luật lao động trước ấy cho phép 24 giờ làm một ngày - chia 3 ca
trả lương ngày nghỉ, lương nghỉ ốm và nghỉ thai sản là tối thiểu
tỷ lệ thất nghiệp cao nên các công ty cũng có thể sa thải nhân viên tuỳ ý mà không có hậu quả
công nhân phàn nàn bị sa thải không báo trước: áp lực cao
tệ nhất là công nhân không học được gì
từ phía người làm chính sách thì mục tiêu quan trọng của thu hút công ty đa quốc gia đến mới cửa hàng là để 'nâng cấp' kiến thức và bí quyết của người Mã Lai
cách thức những công ty này thành lập nhà máy và quyền sở hữu cổ phiếu đã ngăn việc chuyển giao công nghệ: công nhân không thấy được cả công đoạn từ đầu đến cuối - bị phân mảnh và cô lập làm một nhiệm vụ duy nhất mà không thấy được gì khác
giờ làm cũng quá nặng nên không học được gì
chính phủ Malaysia nhận ra rằng ngành bán dẫn nội địa sẽ chẳng tự nâng cấp được mình và quyết định xác định lại[calibrate] chính sách
nhưng thị trường đã tự xác định lại trước: giữa thập niên 1980 mở ra một cơ hội trong cảnh đau thương [lương thấp, ngành không tự nâng cấp...]
Tái điều chính [recalibrate]
một làn sóng thừa sản lượng đã nhấn cả ngành điện tử và bán dẫn vào một cuộc khủng hoảng: chu kỳ suy thoái đã kích hoạt làn sóng sa thải và sát nhập khắp thế giới
ở Penang tuyển dụng bán dẫn giảm từ 19000 năm 1983 xuống còn 18226 năm 1985 rồi 13100 năm 1986
công nhân biểu tình chống bị cắt giảm nhân sự và cảnh sát đã phải được gọi đến lập lại trật tự
những công ty thiếu hiệu quả bị tiếp quản: một số công ty hiệu quả đã sử dụng khủng hoảng làm cơ hội nâng cấp hoạt động - thêm tự động hoá và chuẩn bị cho chu kỳ tăng trưởng
năm 1985 thoả ước Plaza buộc tăng giá đồng yên, tân Đài tệ và đôla Singapore trước đồng đôla Mỹ - có nêu hậu quả trong bài viết về ngân hàng Nhật Bản mua cổ phiếu
vậy là nhiều nhà đầu tư nước ngoài bỏ Nhật Bản, Đài Loan và Singapore đến Malaysia
chính phủ hạ giá đồng ringgit và mở rộng ưu đãi thuế đầu tư: thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản, Đài Loan và Singapore - tuyển dụng và xuất khẩu hồi phục
nhưng suy thoái ngăn chính phủ Malaysia làm được như Singapore và Đài Loan: nâng cấp vị thế của ngành trên chuỗi giá trị
nhiều năm, thay vào đó thì chính phủ tập trung vào cải thiện lương và điều kiện làm việc của công nhân bán dẫn
thập niên 1990 chính phủ mới có bước tiến lớn khi nâng cấp công nghệ với Silterra
Bán dẫn Silterra
năm 1985 kế hoạch chủ [master] công nghiệp lần thứ nhất của Malaysia trải dài từ năm 1986 đến 1995 nhấn mạnh vào nâng cấp kỹ năng, những hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa các công ty đa quốc gia và doanh nghiệp nội địa, và thành lập những công ty cung cấp [supplier] địa phương
mục tiêu cao nhưng ngưỡng con số thực tế đặt ra cho kế hoạch thì bị ở mức thấp, phần vì suy thoái đang diễn ra
năm 1985 chính phủ thành lập học viện hệ thống vi điện tử Malaysia [MIMOS - Malaysia institute microeletronic system]
mới đầu là văn phòng của thủ tướng và tách ra [spin-off] làm tổ chức độc lập năm 1993, tổ chức là phiên bản Malaysia của bộ ngoại thương và công nghiệp [MITI - ministry international trade industry] ở Nhật Bản hoặc học viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp [ITRI - indutrial technology research institute] ở Đài Loan
năm 1995 học viện MIMOS ra mắt kế hoạch hành động cho phát triển công nghệ công nghiệp [APITD - action plan indutrial technology development] trình ra con đường xây dựng một tập đoàn quốc gia bán dẫn bên trong những khu vực thiết kế chip và fab wafer sử dụng mô hình công nghiệp Đài Loan
Malaysia quyết định gây dựng TSMC riêng để mở rộng danh mục khỏi những công nghệ 'đóng gói' back-end
năm 1995 MIMOS khai trương công nghệ wafer Sendirian Berhad, công ty khởi nghiệp mà sau này đổi tên thành Silterra
ý tưởng ra mắt Silterra lần đầu nổi lên năm 1995 nhưng công ty thực tế thì phải năm 2000 mới hoàn thiện xưởng fab đầu tiên ở công viên công nghệ cao Kulim
MIMOS đã thử tìm một đối tác công nghệ nước ngoài cho việc ra mắt nhưng không ai nhận và cho nên Silterra khai trương với chỉ riêng những công nghệ nội địa đã lạc hậu so với công nghệ mũi nhọn
trong khi Morris Chang có ý tưởng TSMC giữa thập niên 1980 và công ty khai trương năm 1987 với tiến trình 3 micromet chỉ muộn 1 đến 2 thế hệ sau công nghệ mũi nhọn
và TSMC khởi nghiệp với tham dự công nghệ và bảo vệ bằng sáng chế từ công ty điện tử Philips ở Hà Lan
Thiếu vốn
Silterra khởi nghiệp khá muộn và lạc hậu trong ngành
SMIC cũng chỉ khởi nghiệp cùng lúc ấy và cũng lạc hậu như thế: SMIC đã có thể tiến bộ những tiến trình bước [node] mũi nhọn và 'đuổi kịp' rất nhanh
tuy nhiên Silterra thiếu nhiều lợi thế của SMIC: quan trọng nhất là SMIC tiếp nhận nguồn nhân lực khủng - sáng lập Richard Chang đã mang theo cùng mình một đội ngủ khủng để giúp tăng quy mô những nhà máy và bắt kịp tốc độ nhanh hơn bất cứ xưởng fab khởi nghiệp nào từng làm được
nhân lực là điểm yếu lớn nhất của Silterra: TSMC có Morris Chang, SMIC có Richard Chang làm giám đốc điều hành và bấy giờ đã khởi nghiệp xưởng fab thứ hai
ban lãnh đạo ban đầu của Silterra thiếu kiến thức ngành [tacit] và kinh nghiệm trong ngành bán dẫn front-end
đây không phải chuyện hiếm: Chartered Semiconductor của Singapore cũng phải mang tài năng ngoại từ nước ngoài về - nhiều lãnh đạo bán dẫn Malaysia tài năng như Loh Kin Wah là tộc người Hoa
không rõ là lý do chính trị hay gì mà Silterra từ chối mang tài năng nước ngoài về: kết nối yếu giữa ngành công nghiệp và trường đại học cũng thêm ngắt [stem] nguồn tài năng nội địa - do đó công ty thất bại không gây dựng được chỗ đứng trong ngành bán dẫn siêu cạnh tranh ấy
ngày nay Silterra là xưởng độc lập thuần tuý gia công lớn thứ 16 thế giới
thường thấy ở những xưởng fab thứ hạng thấp thì Silterra chủ yếu thua lỗ: lỗ thường niên lên đến 100 triệu đôla theo thời báo Business
từ năm 2008 đến 2017 tổng lỗ của Silterra chỉ sau hãng hàng không Malaysia
năm 2019 biên lợi nhuận ròng của Silterra giảm 40% điểm và lỗ 41 triệu đôla
lỗ buộc Silterra tái tập trung vào nghiên cứu phát triển và tìm cách có lãi
Silterra được sở hữu bởi quỹ tài sản 'chủ quyền quốc gia' [sovereign] Khazanah Nasional của Malaysia và đã có tin đồn đang được rao bán từ đầu năm 2011
năm 2021 Bloomberg báo tin rằng Khazanah đã bán số cổ phần lớn ở Silterra cho một hiệp hội [consortium] những nhà đầu tư Malaysia và Trung Quốc lấy 150 triệu đôla
các nhà đầu tư đã tuyên bố một kế hoạch xoay chuyển tình thế và một đợt bơm vốn nữa để giúp Silterra 'great again'
Kẹt giữa lưng chừng đồi
tích cực là mọi người vẫn muốn hàng điện tử và dịch vụ Malaysia
năm 2019 ngành chiếm 34% những đơn hàng xuất đi nước ngoài: cao hơn những ngành xăng dầu và dầu dừa - xu hướng tăng trưởng vẫn tăng cao với năm 2019 cao lên từ năm 2015
Penang chiếm 8% sản lượng bán dẫn back-end toàn cầu
và hiện hữu một số công ty bán dẫn Malaysia được niêm yết đại chúng: 2 công ty được thị trường định giá hơn 1 tỷ đôla là Inari Amertron Berhad công ty công nghệ được niêm yết lớn nhất Malaysia - làm việc thuê ngoài lắp ráp và thẩm nghiệm bán dẫn [OSAT - outsourced semiconductor assembly and test] cho đài radio và sản phẩm quang điện tử [optoelectronics] ở 9 nhà máy khắp châu Á
Inari là công ty lớn nhất trong bộ tứ ông lớn Malaysia: MPI, Unisem và Globetronics Technology
và Vitrox là công ty làm thiết bị lớn nhất Malaysia: nhà cung cấp thiết bị thẩm nghiệm tự động cho ngành 'đóng gói' bán dẫn - đồng sáng lập và giám đốc điều hành Chu Jenn Wang
nhưng lắp ráp và thẩm nghiệm thì giữ giá trị thấp trong chuỗi cung: trong khi có những thử thách từ cả cao cấp và thứ cấp
cao cấp, những công ty như tập đoàn ASE thúc đẩy những công nghệ đóng gói chip và chiếm thị phần
TSMC cũng chào bán giải pháp đóng gói chip tiên tiến
thứ cấp, những đối thủ từ Trung Quốc, Việt Nam và Philippines tìm cách lấy thị phần
không có khả năng chi nghiên cứu phát triển hoặc tìm nhân lực đủ đáp ứng sẽ tiếp tục là khó khăn chính
các doanh nghiệp nội địa không đủ tiền trả lương cao cho nên những nhà khoa học và kỹ thuật viên tài năng Malaysia sẽ đi Úc, Singapore hoặc Mỹ
để cạnh tranh, các doanh nghiệp bán dẫn Malaysia sẽ phải nhập khẩu nhân lực rẻ, tài năng từ nước ngoài: chính phủ thì đã ngăn chặn cho đến gần đây
ngày nay, Malaysia đón chào nhiều nhân lực nước ngoài nhất ở Đông Nam Á, khoảng 4 triệu người theo ước tính năm 2013 nhưng một nửa là bất hợp pháp
cuối cùng, ngành vẫn thống trị bởi những công ty đa quốc gia: thiếu chuyển giao công nghệ vẫn là vấn đề hôm nay
những doanh nghiệp OSAT nội địa như Inari là ngoại lệ, không phổ biến: phần lớn vẫn là sở hữu nước ngoài - tình huống mà chính phủ đã không thể giải quyết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét