hơn 1 phần 3 đất nông nghiệp ở Philippines thuộc sở hữu của một số ít địa chủ
chính phủ Philippines có nhiều lần thử xử lý vấn đề bất bình đẳng ruộng đất này, nhưng sau nhiều thập kỷ thì cải cách ruộng đất vẫn thất bại
Khởi đầu
trước khi người Tây Ban Nha cập bến Philippines thì quần đảo Philippines rất thưa thớt, không nhiều ghi nhận để lại, ta chỉ biết rằng bất động sản thuộc sở hữu chung của các gia đình trong vùng
mỗi người được sở hữu riêng sản phẩm nuôi trồng được trên đất nhưng đất đai thuộc sở hữu toàn dân, hợp lý trên một hòn đảo ít người thì bất động sản là thoải mái và giá trị thực sẽ nằm ở sức lao động bỏ ra trên mảnh đất chứ không phải bản thân bất động sản
thực dân Tây Ban Nha xuất hiện và chiếm quần đảo từ năm 1565 đến 1898
như thực dân châu Âu vẫn thường làm là người Tây Ban Nha đã vẽ đường biên giới và chia bất động sản cho đồng minh
động thái đã chuyển đổi từ đất sở hữu chung của các gia đình sang quyền sở hữu tư nhân
Địa chủ và bần cố nông
cuối thế kỷ 18 người Tây Ban Nha đã biến nền kinh tế Philippines thành nền nông nghiệp trồng cây hoa màu, chủ yếu là thuốc lá, đường và ibaka (một loài cây gai dầu)
kinh tế trồng nông sản hàng hoá đã thổi tăng giá đất và khuyến khích các địa chủ mua thêm
di sản của chính quyền thuộc địa Tây Ban Nha để lại cho Philippines là một chế độ nông dân lĩnh canh sinh sống và làm cho ruộng đất thuộc sở hữu của giới siêu giàu
giới địa chủ được gọi tên là Principalia [chủ mướn/hiệu trưởng]
mới đầu, các chủ mướn là giáo sĩ chính quyền và nhân viên tin cẩn làm cho người Tây Ban Nha
người Tây Ban Nha chưa bao giờ thành lập một chính phủ toàn quyền cho thuộc địa xa xôi, thay vào đó người Tây Ban Nha uỷ nhiệm thẩm quyền lại cho các giáo sĩ và các Principalia
dần dà, những nhân viên ấy thâu tóm được quyền lực, ghi nhận năm 1897 ở khu tự quản Oas tỉnh Albay cho thấy 116 địa chủ, chỉ chiếm tỷ lệ 3.5% số hộ gia đình, đã sở hữu 60% ruộng đất trong khi 80% hộ không sở hữu bất cứ ruộng đất nào
ước tính 70% người Philippines làm việc trên ruộng đất thuê, là nông dân lĩnh canh
cho nên trong 300 năm bị đô hộ, quần đảo đã có đến hơn 100 cuộc khởi nghĩa vũ trang
năm 1896 cách mạng Philippines lật đổ được người Tây Ban Nha nhưng năm 1898 Mỹ đã thôn tính quần đảo
Mỹ
Mỹ thừa hưởng chế độ Tây Ban Nha và tìm cách cải cách để tránh bạo loạn nông thôn
ví dụ: ruộng đất của các thầy dòng, thời Tây Ban Nha các giáo sĩ đã tích luỹ được bao la ruộng đất
năm 1905 người Mỹ chi 7 triệu đôla để mua 20 vạn hecta ruộng đất để phân phối lại cho 6 vạn nông dân lĩnh canh
tuy nhiên, người Mỹ đưa ra giá bán lẻ, dựa trên giá sỉ, và đương nhiên các bần cố nông Philippines không đủ tiền mua
thế là ruộng đất của các thầy dòng được các Principalia và các tập đoàn Mỹ mua
năm 1913 Mỹ thông qua sắc thuế Underwood do nghị sĩ Oscar Underwood vận động hành lang để hạ thuế nhập khẩu, căn bản miễn thuế nhập khẩu đường Philippines vào Mỹ
luật mới đã thổi bùng nền công nghiệp đường ngọt Philippines, lập thêm 47 xưởng sản xuất đường và tăng sản lượng thêm 502% trong 2 thập kỷ
tập đoàn Mỹ thu mua đường đã vô tình dẫn đến nhu cầu mở rộng quy mô trồng mía và dẫn đến địa chủ tích thêm ruộng đất
thập niên 1920 và 1930 các phong trào chính trị của nông dân đã được chủ nghĩa chống thực dân hậu thuẫn và càng mạnh mẽ vì chính phủ hứa hão
cộng sản tổ chức biểu tình nhưng tình trạng bất bình đẳng ruộng đất thì không thay đổi
ở Đài Loan và Hàn Quốc, tình hình sở hữu bất động sản cũng giống Philippines nhưng cải cách ruộng đất thành công đã xoa dịu được căng thẳng
Đục khoét
tại sao Philippines không cải cách được ruộng đất?
bản thân chính quyền thuộc địa thì ở xa, người Mỹ bắt chước người Tây Ban Nha đã tìm những đối tác bản địa để cai quản ruộng đất
những đối tác đã chuyển sang bầu cử để lựa chọn những thành viên của giai cấp cai trị nhưng chính quyền hạn chế ai được bỏ phiếu và ai được ứng cử
cho nên, thắng cử là những tinh hoa địa chủ bản địa
vì tài sản của những địa chủ cầm quyền này có được từ sở hữu đất, không ngạc nhiên là không có đề xuất cải cách ruộng đất nào được tử tế
chưa hết, người Mỹ chưa bao giờ thoải mái với ý tưởng công khai phân chia lại ruộng đất, coi nó là động thái cực đoan
người Mỹ cam kết lý tưởng vào bảo vệ quyền sở hữu đất, và khác với Hàn Quốc hay Đài Loan thì ở Philippines không có đối thủ công sản đáng kể nào thúc đít
cho nên phần lớn các biện pháp cải cách ruộng đất đã tập trung vào chỉ cải thiện điều kiện sống của nông dân lĩnh canh, không loại bỏ hình thức lao động cũ
những sắc luât cải cách có thể đã hiệu quả, nếu không có những kẽ hở cứ "thần kỳ" xuất hiện trong luật
ví dụ: sắc luật lĩnh canh lúa gạo năm 1933 áp mức trần địa tô và cấm đuổi việc nông dân lĩnh canh mà không có lý do
kẽ hở của luật năm 1933 là: để có thể áp dụng ở một vùng nhất định, các thành viên hội đồng khu tự quản địa phương phải bỏ phiếu hiệu lực, nhưng phần lớn thành viên hội đồng là địa chủ
Độc lập
năm 1946 Philippines giành độc lập từ người Mỹ
người Mỹ bỏ đi nhưng chính quyền mới thì chẳng khác chính quyền cũ là mấy
tinh hoa địa chủ cũ đã thoải mái leo lên nắm quyền chính phủ trung ương
tổng tuyển cử hậu chiến đầu tiên bầu quốc hội, hơn 60% số 98 nghị sĩ có xuất thân từ những gia đình nắm quyền từ năm 1907 đến 1941
khác với Hàn Quốc và Đài Loan thì tinh hoa địa chủ đã thân thiết với thực dân Nhật Bản cho nên khi người Nhật Bản bị đá đít, những tinh hoa cũng bị đuổi đi, bỏ lại tài sản bị những lãnh đạo mới tịch thu
ở Philippines thì chính trị gia địa phương vẫn nắm và thậm chí còn củng cố quyền lực, có người còn trở thành lãnh chúa có cả quân đội riêng
chính phủ mới gặp khó trong việc tập trung quyền lực về trung ương và duy trì ổn định, nhất là vùng nông thôn
Khởi nghĩa
phần vì cảnh nghèo ở nông thôn Philippines nên thập niên 1950 nhiều khởi nghĩa nông dân lớn đã nổ ra
lớn nhất là phản loạn Hukbalahap mới đầu là một đội quân Nhật Bản kháng cự trong chiến tranh, quân phản loạn đã đấu với chính phủ hơn 1 thập kỷ
biết rằng cải cách ruộng đất là cần thiết để được nhân dân ủng hộ, chính phủ mới có nhiều đề xuất nhưng đều không qua ải quốc hội có địa chủ chiếm đa số
ví dụ sắc luật cải cách ruộng đất năm 1955 mới đầu kêu gọi bắt buộc mua lại số bất động sản sở hữu vượt quá 144 hecta, nhưng sau đó sửa đổi thành hạn mức 300 hecta sở hữu cá nhân và 600 hecta sở hữu doanh nghiệp
chưa hết, sở hữu vượt quá 300 hecta chỉ tính đất trồng lúa, chưa tính toàn bộ
cá nhân được sở hữu diện tích đất trồng cây khác lên đến 1024 hecta
không có áp lực nào, thập niên 1950 và 1960 các địa chủ duy trì vị thế tinh hoa qua thế hệ con cháu
Marcos
năm 1965 tổng thống Ferdinand Marcos nắm quyền
năm 1972 đối mặt biểu tình sinh viên lan rộng và bạo lực cách mạng nổ ra, Marcos tuyên bố thiết quân luật
tổng thống coi thiết quân luật là biện pháp cần thiết để đối phó với những tinh hoa tài phiệt và tạo nên xã hội mới theo tư tưởng Marcos
hứa hẹn sẽ nhanh chóng xử lý bất bình đẳng bất động sản, Marcos ban hành pháp lệnh 27 năm 1972 thi hành 2 chương trình để biến các nông dân lĩnh canh thành nông dân sở hữu đất
nếu địa chủ sở hữu nhiều hơn diện tích đất cho phép thì nhà nước sẽ mua lại phần đất vượt trội với mức giá bằng 2.5 lần vụ thu hoạch
nông dân lĩnh canh sẽ được sở hữu đất hoàn toàn sau 15 năm lao động
Pháp lệnh 27
chương trình mang tính bước ngoặt nhưng pháp lệnh vẫn có 2 kẽ hở
đầu tiên, chỉ áp dụng cho đất trông lúa và ngô, cho nên địa chủ chuyển sang trồng cây khác
thứ hai, luật chỉ áp dụng cho nông dân lĩnh canh, còn nông dân tự do không sở hữu đất thì không được quyền lợi, cho nên địa chủ chỉ cần đuổi việc nông dân là xong
chưa hết, cách trả tiền mặt cho địa chủ không hiệu quả vì hệ thống ngân hàng ngáng đường, làm tiến trình mua lại ruộng đất bị nhiều thủ tục hành chính kéo dài và mệt mỏi
thủ tục kéo dài đã khuyến khích các địa chủ tránh né việc bị mua lại ruộng đất
các nhà làm chính sách nhận thấy vướng mắc và đã tranh luận sôi nổi về việc Philippines nên theo gương Đài Loan: bồi thường cho địa chủ những cổ phần trong các doanh nghiệp sở hữu nhà nước
động thái có thể đã khuyến khích địa chủ tham gia vào quá trình công nghiệp hoá Philipines
những kẽ hở trên của pháp lệnh 27 nên chỉ 12 đến 14% tổng số đất canh tác ở Philippines được chia, tinh hoa địa chủ lách luật và chính phủ cũng không có động lực chính trị, dù đã thiết quân luật, để mạnh tay hơn
thực tế thì đạo luật còn giúp nhiều người ủng hộ Marcos củng cố quyền lực và mở rộng số bất động sản sở hữu
Aquino
chương trình cải cách ruộng đất của Marcos thất bại, nền kinh tế bệ rạc và tham nhũng tràn lan
năm 1986 cách mạng nhân dân đã lật độ chế độ Marcos
cuối thập niên 1980 phân bổ sở hũu đất nông nghiệp đã trở nên cực kỳ bất bình đẳng
chưa đến 2% địa chủ Philippines sở hữu 1 phần 3 số đất nông nghiệp
60% nông dân không có ruộng
chính phủ mới Corazon Aquino đặt bất bình đẳng ruộng đất làm khẩu hiệu tranh cử
bà Aquino hứa hẹn thông qua một chương trình "ruộng đất cho dân cày" - trong đó nhắm vào cả 6453 hecta đồn điền mía Hacienda Luisita của gia đình bà
năm 1988 chính quyền bà đã thông qua một chương trình cải cách nông nghiệp toàn diện [CARP]
CARP
năm 1988 chính phủ Philippines tài trợ CARP 50 tỷ pesos để mua và phân phối lại ruộng đất trong 10 năm
sau đó, quỹ có được bổ sung thêm từ khoản tiền phi pháp của chính phủ Marcos và thân hữu
mới đầu, chương trình nhắm vào 10.3 triệu hecta đất nông nghiệp được canh tác bởi 4 triệu nông dân tự do và nông dân lĩnh canh, tương ứng 80% dân số
chương trình CARP bị hạ hẹp khi thông qua quốc hội, các nghị sĩ toàn là những doanh nhân thành thị chuộng cải cách, nhưng quốc hội thì lại bị các địa chủ chiếm đa số
2 phe tranh cãi về cách thức thực hiện đạo luật mới
địa chủ bị nhắm vào được chọn hoặc là bán đất trực tiếp cho nông dân hoặc qua chính phủ theo giá thị trường
người mua được vay ưu đãi 30 năm do chính phủ hậu thuẫn
vì nền kinh tế khó khăn, chính phủ Philippines khó tài trợ được chương trình, vì là giá thị trường
bần cố nông không những phải chi tiền mua đất mà còn phải mua công nghệ mới như máy kéo, phân bón, chương trình đào tạo và hạt giống
CARP chỉ thành công hạn chế vì địa chủ, sau rốt, đã tự nguyện bán, nhưng vì địa chủ được đàm phán trực tiếp với nông dân nên đã xảy ra nhiều thoả thuận ngầm để địa chủ tiếp tục kiểm soát bất động sản, kể cả sau khi đã "bán"
chưa kể, những địa chủ lớn nhất đã từ chối bán bất động sản của mình và, hoá ra, dữ liệu chính thức đã che dấu quy mô sở hữu thực sự của họ [địa chủ lớn]
CARP có quy định bắt buộc bán, nhưng thực hiện khá miễn cưỡng vì những địa chủ ấy cũng rất quyền lực
CARP 2
các tinh hoa địa chủ quay sang chiến lược cũ: tăng hạn mức diện tích đất được sở hữu và trì hoãn
CARP lên kế hoạch thực hiện trong 10 năm nhưng thất bại
kể cả nông trường mía Hacienda Luisita của gia đình bà tổng thống Aquino cũng lách mục tiêu cải cách ruộng đất, bằng cách dùng biện pháp chia cổ phần
việc thực hiện bị sa lầy vào bộ máy quan liêu: hơn 20 uỷ ban nhà nước đã làm việc trong tiến trình cải cách ruộng đất
toà án bị quá tải với tranh chấp đất đai giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh: 462839 vụ kiện từ năm 1988 đến 2004
trong số vụ tranh chấp đất đai từ năm 1988 đến 1992 thì chỉ 45% vụ kiện được phân xử
năm 1998 đạt được 22.5% mục tiêu chia lại ruộng đất
năm 1998 chính phủ Fidel Ramos thông qua kéo dài thêm 10 năm thực hiện cải cách ruộng đất
năm 2008 chương trình CARP hoàn thành được 80%
5.9 triệu hecta đất được mua và chia lại cho 4 triệu hộ
năm 2008 chính phủ Gloria Arroyo lại mở rộng và tái cấp vốn cho chương trình, coi đây là cần thiết chính trị
năm 2016 vẫn còn hàng chục vạn hecta cần mua và chia lại
Kết
CARP là cuộc trường chinh 30 năm của Philippines
khác với Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trở nên giàu có sau khi chuyển đổi nền nông nghiệp, tập trung vào xuất khẩu và tích luỹ vốn tư bản cho công nghiệp nặng
không quyết liệt cải cách ruộng đất, các doanh nghiệp Philippines không xây dựng được những khu công nghiệp nặng mà chuyển hướng sang ngành dịch vụ: ngân hàng, tiện ích và phát triển bất động sản nhà ở
hậu quả là nền kinh tế Philippines năng suất thấp và phụ thuộc vào thổ địa vùng miền
những tinh hoa địa chủ Philippines có đủ quyền lực để trì hoãn cải cách ruộng đất thì không khó để họ có thể giành được nhiều ưu ái khác
nguồn gốc của cải cách ruộng đất kéo dài ở Philippines xuất phát từ hàng trăm năm bị đô hộ, sẽ tiếp tục là vấn đề chính trị mà nhân dân sẽ tiếp tục biểu tình
động lực để cải cách ruộng đất ở Philippines sẽ tiếp tục ... yếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét