Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Nhật Bản và tập đoàn Sharp sụp đổ sau 20 năm hoạt động

năm 2016 công ty Foxconn của Đài Loan chi 3.8 tỷ đôla mua lại tập đoàn Sharp đã hoạt động được 100 năm

Khởi đầu
nhà sáng lập Tokuji Hayakawa sinh năm 1893 ở Tokyo là con trai thứ 3 trong một gia đình làm nội thất
mẹ đau ốm và không thể nuôi Tokuji Hayakawa nên ông bị đưa đi nhận nuôi
bị mẹ nuôi đối xử tệ bạc, Tokuji bị buộc phải thôi học từ năm lớp 2 để làm việc
năm 8 tuổi, một quý bà đã nhận Tokuji vào học việc công nhân kim loại (ảnh dưới: Hayakawa 13 tuổi ngồi hàng đầu ngoài cùng bên phải)
học nghề và làm việc trong 7 năm, Tokuji đã tốt nghiệp và bắt đầu lao động ngay sau khi ông phát minh ra khoá thắt lưng tokubijo không cần bấm lỗ - sản phẩm bán được 4752 chiếc và đã phải mở rộng và tăng sản lượng để đáp ứng
Tokuji Hayakawa 19 tuổi đã mở cửa hiệu kim loại riêng ở Tokyo chỉ với 50 yên vốn đầu tư, trong đó 40 yên là tiền vay mượn

Cửa hiệu
năm 1915 một công ty sản xuất đặt hàng Hayakawa làm chi tiết kim loại bên trong một bút chì cơ khí
nhận thấy chất lượng dở tệ của chiếc bút chì cơ khí, Hayakawa đã tự làm ra một phiên bản chất lượng hơn: chiếc bút chì cơ khí Hayakawa đã được thị trường đón nhận
phần lớn bút chì bấy giờ nhập khẩu từ Đức nhưng bấy giờ Đức đang đánh thế chiến 1 nên bút chì Hayakawa được ưa chuộng
mảng kinh doanh tăng trưởng và anh trai Masaharu của Hayakawa cũng tham dự góp sức, năm 1923 hai anh em xây dựng một nhà máy rộng 990 mét vuông mới có 200 nhân viên

Trận động đất
11 giờ 58 phút sáng mùng 1 tháng 9 năm 1923 trận động đất Kanto nổ ra, gia đình Hayakawa và nhà máy sống sót qua được rung chấn ban đầu, nghe nói rung chấn hơn 4 phút, nhưng vợ và 2 con nhỏ của Hayakawa sau đó đã tử nạn trong vụ cháy lớn gây ra bởi động đất
hơn 10 vạn người chết trong thảm hoạ quốc gia ấy, chưa kể nhiều vụ thảm sát người gốc Triều Tiên bởi đám đông hỗn tạp gây ra [mod-driven] sau đấy
chịu thảm kịch lớn, nhà máy bút chì của hai anh em đã được thiêu huỷ nhưng Hayakawa vẫn nợ đơn hàng bút chì trị giá 2 vạn yên cho các đối tác phân phối
cho nên Tokuji đã chuyển đi tất cả những thiết bị làm bút chì và mở bản quyền miễn phí cho tất cả những phát minh của mình
Tokuji đã đi Osaka trong nửa năm để đích thân hướng dẫn sản xuất bút chì

Tái sinh và vô tuyến truyền thanh
Tokuji ưa thích Osaka nên quyết định tái dựng việc kinh doanh tại đây
năm 1924 kết thúc hợp đồng cố vấn, Tokuji thành lập phòng thí nghiệm kim loại và bắt đầu thử sản phẩm mới: vô tuyến truyền thanh [radio] tinh thể
bấy giờ radio mới xuất hiện ở Nhật Bản và phần lớn thiết bị nhận tín hiệu vẫn bị coi là đồ chơi, những công ty điện thoại và điện báo không mó tay vào nên thị trường chỉ có dân vọc vạch và dân đam mê
Hayakawa chi ra 7 yên rưỡi mua một radio nhập khẩu và tháo ra xem, mặc dù không biết gì về điện hay nguyên tắc hoạt động, ông và nhóm đã kỹ thuật đảo ngược được thiết bị
năm 1925 Hayakawa ra mắt chiếc radio tinh thể tự lắp ráp nội địa: chiếc Sharp rẻ hơn nửa yên so với sản phẩm đối thủ ngoại
chiếc Sharp ra mắt đúng lúc năm ấy trạm phát sóng Tokyo tiền thân của đài NHK bắt đầu phát sóng chương trình vô tuyến truyền thanh đầu tiên Nhật Bản
thập niên 1920 và 1930 lượng người theo dõi chương trình phát thanh từ đài Tokyo tăng dần

Vô tuyến truyền thanh phủ sóng
chiếc Sharp thành công nhưng Hayakawa cũng biết là radio tinh thể là một sản phẩm kém
radio tinh thể dựa vào sức mạnh của tín hiệu vô tuyến để sản sinh âm thanh, hạn chế khả năng bắt tín hiệu và âm lượng, trong khi radio ống chân không có thể tăng sức mạnh tín hiệu và âm lượng
sau khi áp dụng kỹ thuật đảo ngược và nhập khẩu được, Hayakawa ra mắt loạt sản phẩm radio Sharp Dyne, tuỳ mẫu có từ 3 đến 8 ống chân không chạy dòng điện xoay chiều
năm 1936 doanh số Sharp Dyne đạt 58000 chiếc nhưng năm 1939 đã tăng lên 130000 chiếc
Hayakawa xây dựng một nhà máy mới với dây chuyền chỉ mất 23 phút trên một băng chuyền sản xuất
năm 1942 công ty đổi tên thành công ty điện Hayakawa [Haikawa] sản xuất các loại radio từ đài tiếp sóng cho đến máy điện đàm cho máy bay quân sự
tuy gặp khó khăn vì chiến tranh và tái thiết hậu chiến, bán thiết bị quân sự đã giúp công ty duy trì hoạt động, ví dụ chiến tranh Triều Tiên thì quân đội Mỹ đã đặt mua số lượng lớn radio

Tivi
năm 1951 đài NHK và các công ty lớn khác của Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm phát sóng truyền hình
để quảng bá tiềm năng của công nghệ mới, các công ty đã lắp đặt những đài tiếp sóng ở nơi công cộng: những máy chiếu màn hình lớn đã được công chúng ưa thích
do đó, đài NHK tiến lên phủ sóng truyền hình, và cũng giống như đài phát thanh, công ty điện Hayakawa đã sản xuất đài tiếp sóng truyền hình để sẵn sàng cho dịch vụ mới
được công ty RCA cố vấn kỹ thuật, công ty Hayakawa đã kịp làm ra thiết bị cho buổi phát sóng truyền hình đầu tiên của NHK tháng 2 năm 1953: chiếc tivi tv3-14t bán ra đầu tiên ở Nhật Bản với giá 175000 yên
bấy giờ lương trung bình tháng của Nhật Bản là 8700 yên
3 giờ chiều ngày 1 tháng 2 năm 1953 chương trình truyền hình đầu tiên của đài NHK lên sóng đã giúp công ty điện Hayakawa chiếm vị trí thống trị thị trường tivi nội địa
giá thành sản xuất hạ và lương trung bình tháng tăng, những chiếc tivi không còn đắt đỏ nữa và doanh số tăng vọt
năm 1962 công ty ra mắt lò vi sóng đầu tiên Nhật Bản: chiếc r-10
cũng năm 1962 công ty ra mắt thiết bị điện tử dùng điện mặt trời đầu tiên Nhật Bản: một đài radio bóng bán dẫn [transistor] dùng điện mặt trời
thập niên 1990 công ty tiếp tục là nhà sản xuất pin mặt trời

Máy tính
năm 1960 công ty thành lập một nhóm thiết kế mạch logic và sau đó sản xuất máy tính
tuy nhiên, bộ ngoại thương và công nghiệp Nhật Bản đã quyết định không đăng ký công ty điện Hayakawa vào chương trình phát triển máy tính mainframe
không được chính phủ hỗ trợ, Hayakawa quyết định tập trung vào đồ điện tử tiêu dùng, phức tạp nhưng không lập trình được: máy in voucher, máy tính tiền và máy tính bỏ túi
năm 1962 công ty Bill Punch của Anh bắt đầu nhập bán chiếc máy tính để bàn Anita trang bị ống chân không
Hayakawa lập kế hoạch tự sản xuất chiếc máy tính để bàn 20 phím được trang bị bóng bán dẫn germani: chiếc compet cs-10a
máy tính cs-10a sử dụng 530 bóng bán dẫn, nặng 25 kg và bán giá 535000 yên tương đương 15000 đôla Mỹ thời giá hiện tại - đã bán hết 300 chiếc chỉ sau ít tháng
năm sau đấy, giá bóng bán dẫn silic đã bắt đầu tụt nhanh, cho phép Hayakawa sản xuất chiếc máy tính cs-20a tiết kiệm điện, tin cậy và rẻ hơn: mở bán lần đầu tháng 9 năm 1965
năm 1966 chiếc cs-31a ra mắt là máy tính để bàn đầu tiên trang bị mạch tích hợp: cắt giảm nửa số linh kiện, nửa cân nặng và rẻ đi một nửa
năm 1966 Hayakawa dẫn đầu ngành máy tính Nhật Bản với 44% thị phần, bán ra 24000 sản phẩm: một nửa doanh số là xuất khẩu sang Mỹ thông qua công ty con của Sharp cũng như những đối tác phân phối toàn cầu như Facit Thuỵ Điển

Sharp
năm 1970 công ty điện Hayakawa mới đổi tên thành tập đoàn Sharp và nhà sáng lập Tokuji từ chức chủ tịch để nhường cho Akira Saeki
năm 1980 Tokuji mất
thành công máy tính Sharp đã khiến hơn 50 nhà sản xuất Nhật Bản khác, chưa kể những đối thủ Mỹ, nhảy vào thị trường và kích hoạt 'chiến tranh máy tính' [calculator wars]
sau hàng thập kỷ, máy tính từng là máy để bàn đồ sộ trang bị hàng trăm ống chân không, đã biến thành thiết bị chạy pin trang bị mạch tích hợp: chiến tranh máy tính đã thúc đẩy Sharp và các đối thủ làm mọi cách để máy tính nhỏ đi, rẻ đi và nhanh hơn

Cải thiện màn hình
bấy giờ máy tính vẫn sử dụng những ống màn huỳnh quang hoặc những ống Nixie tia âm cực lạnh để hiển thị số: đắt đỏ, đồ sộ và ngốn điện
tháng 1 năm 1969 một nghiên cứu sinh Sharp đã xem một phim tài liệu của đài NHK về công ty RCA trình diễn một công nghệ mà họ tuyên bố năm 1968 là màn hình tinh thể lỏng ở chế độ năng động tán xạ
các nhà khoa học đã quan trắc những tinh thể lỏng từ năm 1880 - ấy là những vật liệu kỳ lạ: ở trạng thái giữa chất lỏng và chất rắn, khúc xạ ánh sáng như một tinh thể
đầu thập niên 1960 các nghiên cứu sinh RCA (ảnh dưới là George H.Heilmeier) nhận thấy những tinh thể lỏng có những đặc điểm quang điện và sau đó đã phát minh ra một cách có thể sử dụng điện để kiểm soát phương cách mà tinh thể lỏng phản chiếu ánh sáng - để làm công nghệ tạo ra màn hình
nhưng để tương thích với máy tính thì màn hình tinh thể cần cải thiện tỷ lệ tương phản và hoạt động được ở nhiệt độ phòng

Từ RCA đến Sharp
Sharp đề nghị giám đốc RCA là Bernard Valentine Vonderschmitt phát triển và sản xuất màn hình nhìn trực diện [downstage monitor DSM] hiển thị tinh thể lỏng [liquid crystal display LCD] cho máy tính của Sharp - lời đề nghị bị từ chối vì lý do không rõ
có thể RCA không mặn mà với LCD vì đang tập trung vào mảng kinh doanh màn hình ống tia âm cực CRT
bản thân Vonderschmitt cũng lo ngại về công nghệ LCD non trẻ cần chi phí nghiên cứu và tỷ lệ lỗi cao
Vonderschmitt là người hùng của thung lũng Silicon đã giảng dạy những phương pháp sản xuất bán dẫn của RCA cho nhóm chuyên gia Đài Loan đầu tiên; năm 1984 Vonderschmitt cùng Ross Freeman đồng sáng lập Xilinx mà AMD mới mua lại với giá 50 tỷ đôla giữa tháng 2 năm 2022
căn bản thì đối tác Nhật Bản của Vonderschmitt đã giúp ông gây dựng được công suất sản xuất ra thiết bị FPGA đầu tiên
năm 1971 Sharp đã mua một vài bản quyền sáng chế của RCA và lập ra nhóm s-734 để đưa màn tinh thể lỏng nhìn trực diện [DSM LCD] vào máy tính chỉ trong 1 năm
sau nỗ lực thử nghiệm hơn 3000 loại tinh thể lỏng và tổng hợp hơn 500 hỗn hợp, nhóm đã làm ra được hỗn hợp thích hợp cho một màn hình
tháng 6 năm 1973 Sharp mở bán chiếc máy tính el-805 làm chỉ từ một màn hình LCD và 5 mạch tích hợp IC trên một tấm nền kính duy nhất - một sản phẩm mang tính cách mạng, dày 2.1 cm, nặng 200 gam, sử dụng chỉ 1 phần 9000 điện năng so với những máy tính đương thời và có thể hoạt động được 100 giờ một lần sạc
Sharp tiếp tục ra mắt sản phẩm mới, trong đó có một máy tính chạy điện mặt trời năm 1975
đến năm 1985 lịch sử hãng đã bán được tổng cộng 200 triệu sản phẩm máy tính

Tập đoàn sản xuất LCD
Sharp tiếp tục nghiên cứu công nghệ tinh thể lỏng và giữa thập niên 1980 công ty phát hiện rằng IBM đã xác định được một công nghệ hiển thị đầy đủ màu sắc dựa trên silic mới có tên là LCD bóng bán dẫn [transistor] màng mỏng - tiềm năng thay thế CRT
năm 1987 Sharp vượt lên các đối thủ và thành công sản xuất ra màn LCD 14 inch đủ màu sắc đủ chuyển động
năm 1991 Sharp ra mắt chiếc tivi treo tường đầu tiên 9E-HC1
khách hàng bắt đầu thay thế màn CRT, tivi và những màn hiển thị khác bằng công nghệ LCD mới của hãng Sharp
không may, vị thế tiên phong ấy lại gặp trở ngại vì phần còn lại của công ty

Thập niên 1990 khó khăn
bong bóng bất động sản nổ ra, nền kinh tế nội địa Nhật Bản bị suy yếu vì tăng giá đồng yên, lương tăng và việc làm sản xuất bị đẩy ra nước ngoài
suy thoái về căn bản đã chuyển hướng đi của những công ty điện tử lớn Nhật Bản
hàng nhập khẩu giá rẻ đã thách thức những sản phẩm lâu đời của Sharp: máy fax, máy tính và lò vi sóng
Sharp ra mắt một loạt những sản phẩm tiên tiến: một số sản phẩm như camcorder [máy quay phim kết hợp] đã khá thành công và chiếm được 20% thị phần khi mở bán năm 1992
nhưng những mục hàng khác như máy quản trị điện tử [wizard electronic organizer] thì không nổi bật lắm, và những sản phẩm đã cũ như máy tính xách tay và máy tính cá nhân thì không kiếm đủ doanh số
Công ty chuyên môn làm tinh thể
lợi nhuận suy giảm hết thập niên 1990
năm 1998 thu nhập ròng của hãng Sharp giảm còn 24.8 tỷ yên tương đương 1.4% biên lợi nhuận và giảm 50% mỗi năm
hoạt động kém hiệu quả đã khiến chủ tịch Haruo Tsuji từ chức - công ty chỉ có một điểm sáng duy nhất là tấm nền LCD và những sản phẩm liên quan đến màn hình tinh thể lỏng LCD đã chiếm 30% doanh thu
năm 1998 chủ tịch mới Katsuhiko Machida đã tái định hướng hãng và đưa LCD thành mảng kinh doanh chính
trong cuộc họp báo đầu tiên của mình, chủ tịch nói:
"vấn đề của Sharp là ít nhận thức thương hiệu. Để làm thương hiệu, chúng ta phải thể hiện một 'bộ mặt rõ ràng' với khách hàng. Để làm được thế, ta sẽ đưa công nghệ LCD làm bộ mặt của công ty. Từ bây giờ trở đi, mọi sản phẩm Sharp sẽ liên quan đến công nghệ LCD"

Tivi
Sharp chuyển hướng về màn hình hiển thị là chiến lược mạo hiểm vì cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở châu Á, cụ thể là Đài Loan và Hàn Quốc
dù sao thì Sharp cũng tự tin vào công nghệ LCD của hãng: dẹp bỏ mảng tivi CRT đã kinh doanh từ năm 1953 để đầu tư tất tay vào tivi LCD - xây dựng thương hiệu tivi Aquos
năm 2001 Aquos chiếm được 80% thị phần toàn cầu tivi LCD non trẻ, tạo được gần 400 triệu đôla doanh thu
sau đó Sharp tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu mặc dù những hãng lớn của Nhật Bản và Hàn Quốc như Sony, LG và Samsung theo chân nhảy vào thị trường tivi
giữa năm 2003 Aquos chiếm 60% thị phần Nhật Bản
năm 2004 Sharp giữ 33% thị phần LCD toàn cầu
nhưng Samsung và các đối thủ cạnh tranh khác cũng bắt kịp rất nhanh: đầu năm 2002 Samsung đã gây ngạc nhiên cho Sharp và Nhật Bản khi tiên phong sản xuất được LCD thế hệ thứ 5


để củng cố vị thế dẫn đầu, Sharp bắt đầu đầu tư hàng tỷ yên và các nhà máy LCD transistor màng mỏng mới khắp Nhật Bản, lớn nhất là nhà máy Kameyama ở thành phố Kameyama tỉnh lỵ Mie
nhà máy Kameyama được xây làm 2 giai đoạn, hoàn thiện lần lượt năm 2004 và 2006 với kinh phí 4 tỷ đôla Mỹ, sản xuất hơn 1 triệu tấm panel mỗi năm, lớn nhất thế giới bấy giờ
Kameyama là ván cược lớn vào việc sản xuất tại Nhật Bản vì bấy giờ nhiều công ty Nhật Bản đã thuê việc sản xuất LCD ra những quốc gia rẻ hơn
tuy nhiên chủ tịch Machida và ban lãnh đạo đã tự tin vào công nghệ Sharp và tin rằng việc sản xuất nội địa là cần thiết để hãng giữ bí quyết
truyền thông địa phương đã ca ngợi nhà máy là một mô hình của vị thế Sharp trong sản xuất Nhật Bản, tấm panel của hãng là sản phẩm cao cấp: thương hiệu mô hình Kameyama đã giống như thịt bò Kobe của LCD bóng bán dẫn màng mỏng

Khó khăn tài chính
tuy nhiên, hàng tỷ yên chi vào nhà máy Kameyama đã gây khó khăn tài chính cho hãng: giống như nhiều công ty Nhật Bản khác thì Sharp có một quy định tài chính lâu đời là hạn chế khoản đầu tư của bất cứ phân nhánh đơn lẻ nào được vượt quá một tỷ lệ phần trăm nhất định trên doanh thu, thu nhập hoạt động và dòng tiền
vì tầm quan trọng của LCD với công ty nên những quy định ấy đã bị lờ đi
không may, nhà máy khai trương đúng lúc các cơ sở lớn khác của Au Optronics, Sony, Samsung và LG cũng xây dựng - ngành làm panel LCD bị thừa cung
năm 2004 một tấm panel tivi 32 inch có giá thành 865 đôla thì năm 2011 cũng tấm panel ấy chỉ tốn 149 đôla
thập niên 2000 thị phần tivi Sharp tụt từ 80% xuống còn dưới 10% vì các đối thủ đuổi kịp và tivi LCD bắt đầu trở thành một mặt hàng giá rẻ

Thành công nhỏ
để duy trì vị thế dẫn đầu, Sharp tuyên bố sẽ tập trung vào bán thêm tấm panel LCD cho những mảng kinh doanh khác
năm 2004 chủ tịch Machida nói:
"chúng tôi sẽ cố gắng nắm giữ hơn nửa thị phần trong sản xuất tấm panel LCD thế giới, một nửa sản lượng sẽ bán cho những công ty sản xuất tivi LCD khác và còn lại sẽ được sử dụng cho tivi của mình. Kế hoạch ấy có thể được thực hiện nếu ta tiếp tục đầu tư vào công suất"
chiến lược này sẽ cần thêm đầu tư tài chính, đã dẫn đến giai đoạn 2 của nhà máy Kameyama
để chi trả, Sharp đã chia một phần đầu tư cho đồ gia dụng: năm 2006 màn LCD chiếm nửa tổng doanh thu hãng
từ năm 2002 đến 2006 phân nhánh liên quan đến LCD đã liên tục tăng doanh thu
năm tài chính kết thúc tháng 3 năm 2008 thì hãng Sharp đã ghi nhận doanh thu kỷ lục 34.5 tỷ đôla với 1 tỷ đôla lợi nhuận - nhưng liệu việc kinh doanh ấy có lành mạnh?
Machida có nói là muốn 50% số panel sản lượng làm ra được bán ra ngoài nhưng con số thực tế chưa bao giờ vượt quá 20%

Sakai
năm 2007 Machida trở thành chủ tịch hội đồng cổ đông kiêm giám đốc điều hành [CEO], nhường chức chủ tịch vận hành kiêm giám đốc điều hành [COO] cho Mikio Katayama
năm 2007 Sharp tuyên bố xây dựng loạt nhà máy mới ở thành phố Sakai, Osaka và sẽ chi 3.4 tỷ đôla: dự tính lớn gần bằng với giai đoạn 2 của cơ sở Kameyama, 13 triệu đơn vị tương đương với tấm panel 32 inch, so với 20 triệu của nhà máy Kameyama
Sharp liên lạc với những nhà sản xuất tivi Nhật Bản như Pioneer, Toshiba và Sony
tháng 2 năm 2008 Sony bấy giờ là công ty sản xuất LCD lớn nhì, đã ký thoả thuận với Sharp để mua 33% cổ phần sở hữu những nhà máy Sakai
nhưng Sharp thất bại không quản lý đúng mực được những mối quan hệ giữa phân nhánh tivi và tấm panel hiển thị: câu chuyện giống như Samsung và Apple khi một phân nhánh của công ty đã cạnh tranh với những khách hàng của một phân nhánh khác
Sony nhận thấy bị trở thành ưu tiên thứ yếu, sau mảng kinh doanh tivi Aquos của chính Sharp, dẫn đến thiếu hụt và chậm trễ đã làm chọc giận Sony
sau rốt, Sony không thông qua kế hoạch mua 33% cổ phần nữa, chỉ mua chưa đến 7% và sau rốt đã bán toàn bộ cổ phần trong liên doanh lại cho Sharp
Sharp đã cố bán những tấm panel lớn hơn của các nhà máy Sakai sang Mỹ nhưng tivi 60 inch không hấp dẫn nhiều khách hàng

Sụp đổ
khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, doanh số tụt giảm dẫn đến thua lỗ
tháng 3 năm 2009 Sharp tuyên bố lỗ ròng, lần đầu tiên kể từ khi trở thành công ty đại chúng năm 1956
ban lãnh đạo thừa nhận sai lầm khi đầu tư vào sản xuất ở Nhật Bản nhưng tiếp tục đầu tư vào sản phẩm màn hình Sharp, đổi tên thành màn hình Sakai và giữ LCD làm nòng cốt trong chiến lược hoạt động, mặc kệ mảng kinh doanh tivi tiếp tục thoái trào
năm 2009 tivi Sharp giữ thị phần 6-7% ở vị trí thứ 5 mà vị trí thứ 3 là Samsung giữ 18.8%
công suất hoạt động cho nhà máy Sakai trị giá 3 tỷ đôla giảm còn chưa đến 50%
lưỡng lự giữa 2 mảng bán tấm panel và tivi đã khiến Sharp mất cả 2
năm tài chính kết thúc tháng 3 năm 2012, doanh thu Sharp giảm đi 10 tỷ đôla so với năm 2008
hãng lỗ ròng hơn 5 tỷ đôla và gần như phá sản
tháng 3 năm 2012 Katayama từ chức chủ tịch, nhường cho Takashi Okuda, nhưng Katayama và Machida vẫn duy trì ảnh hưởng vì là thành viên hội đồng cổ đông

Foxconn
năm 2012 Foxconn là công ty điện tử Đài Loan trị giá 150 tỷ đôla đã chi 854 triệu đôla mua 9.9% cổ phần Sharp
Foxconn cũng mua số cổ phần lớn hơn ở mảng màn hình Sakai [SDP - Sakai display product] - mô hình kinh doanh của Foxconn vẫn là mở rộng và tìm cách mua lại toàn bộ chuỗi cung sản xuất của một khách hàng
lắp ráp điện tử là một mảng kinh doanh có biên lợi nhuận rất thấp - Foxconn vắt lợi nhuận nhờ vào lợi thế quy mô và liên kết theo chiều dọc, cả ngược và xuôi trong mạng lưới chuỗi cung
càng nhiều linh kiện mà khách hàng của Foxconn mua từ một công ty con của Foxconn thì Foxconn càng thu lãi - với thiết bị điện tử như điện thoại thông minh thì linh kiện đắt nhất thường là màn hình
năm 2009 Foxconn đã giúp Innolux mua lại 2 công ty màn hình khác của Đài Loan để tạo nên một trong những nhà sản xuất tấm panel LCD bóng bán dẫn màng mỏng lớn nhất thế giới - bổ sung thêm sản lượng và công nghệ của Sharp sẽ củng cố chiến lược này
Foxconn đã yêu cầu tăng cường quan hệ đối tác, có thể cả mua bán sát nhập nhưng Sharp từ chối và tiếp tục khước từ trong nhiều năm thua lỗ

Suy sụp
chủ tịch Machida chủ trì việc thương lượng với Foxconn về thương vụ đầu tư, với Katayama và Okida vẫn có tầm ảnh hưởng trong công ty - đồn đại về tranh giành quyền lực đã làm xôn xao truyền thông trong cộng đồng doanh nhân
Akuda sa thải 11000 nhân viên sau khi những công ty điện thoại thông minh như Xiaomi trở thành đối tác lớn mua những tấm panel cỡ vừa và nhỏ của Sharp
năm 2012 Sony, Toshiba và Hitachi đã sát nhập phân nhánh LCD để tạo thành công ty Japan Display Inc [JDI]
JDI và Sharp cạnh tranh nhiều năm đã gây thiệt hại cả 2 bên - và Sharp đáng lẽ tiên phong công nghệ thì đã bỏ lỡ nhiều cuộc chuyển đổi công nghiệp quan trọng, trong đó là những cuộc chuyển hướng về những công nghệ hiển thị mới: LED backlit LCD và OLED
tháng 3 năm 2013 Sharp tuyên bố lỗ 5 tỷ đôla khiến Katayama, Machida và Nokida từ chức
năm 2013 Sharp và Fujitsu bắt đầu mất vị thế vững chắc ở thị trường điện thoại thông minh nội địa Nhật Bản, có lẽ là hi vọng cuối cùng của hãng trong ngành điện tử tiêu dùng

Tiếp quản
ngay từ thương vụ đầu tư năm 2013 thì Foxconn đã đề nghị Sharp một khoản đầu tư lớn hơn nhưng Sharp từ chối
năm 2016 Sharp đồng ý chào mời để Foxconn mua lại 66% cổ phần kiểm soát với giá 6.2 tỷ đôla nhưng Foxconn đã hạ lời đề nghị xuống còn 3.8 tỷ đôla khi biết được những khoản nợ tài chính mới
nhiều tổ chức đã ra mặt, trong đó có những tổ chức của chính phủ Nhật Bản, tuy nhiên những chủ nợ ngân hàng của Sharp sau rốt đã chọn Foxconn - trở thành thương vụ mua sát nhập [tiếp quản] đầu tiên của một công ty nước ngoài lên một công ty điện tử Nhật Bản hàng đầu

Hậu tiếp quản
Foxconn chỉ định Tai Jeng-wu người Đài Loan làm CEO mới
Tai Jeng-wu đã tìm cách cắt giảm chi phí, đóng cửa nhiều thương vụ đầu tư nước ngoài không có lợi nhuận, sa thải thêm nhân viên và dịch chuyển việc sản xuất khỏi Nhật Bản
năm đầu tiên dưới quyền lãnh đạo Đài Loan, Sharp đã thu được lợi nhuận nhỏ, lần đầu tiên sau 4 năm
Tai Jeng-wu đã tái định vị công ty trở lại sản xuất những sản phẩm điện tử thương hiệu như nhiều năm về trước
Foxconn cũng tái dựng mảng sản xuất bán dẫn đã thui chột của Sharp: trong đó có một xưởng fab 130 nanomet
tháng 2 năm 2022 Tai Jeng-wu nghỉ hưu nhường chỗ cho Po-Hsuan Wu từ Foxconn, trước đó làm trưởng phòng thương hiệu sản phẩm của công ty
Kết
công ty Sharp trở thành tập đoàn điện tử lớn không hẳn vì có công nghệ xịn xò nhất, mà bởi vì họ sử dụng công nghệ để làm ra những sản phẩm hữu ích và đúng thời điểm
hãng Sharp đã bị lún sâu vào LCD và bị hiệu ứng Dunning-Kruger quá tự tin vào tính ưu việt của công nghệ mình - nhưng hoá ra tấm hiển thị là mảng kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, biên lợi nhuận thấp và bất ổn
trong tương lai Foxconn tiếp tục quản lý Sharp, một thương hiệu vẫn mang lịch sử lâu đời cả trăm năm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét