dân số Malaysia đa số là người Mã Lai và lượng lớn dân thiểu số người Hoa và người Ấn
cộng động người Hoa ở Malaysia là một trong những nơi dân số người Hoa hải ngoại đông nhất thế giới
nền kinh tế Malaysia tăng trưởng bình quân 6.5% mỗi năm
hơn nửa thế kỷ từ khi giành độc lập, nền kinh tế Malaysia được dầu mỏ tiếp sức, nhìn chung, đã phát triển tốt, ổn định xã hội giữa các sắc tộc là khá tươm tất
nhưng tình hình đã từng tệ, cuối thập niên 1960 Malaysia bị kẹt trong xáo trộn sắc tộc
năm 1971 chính phủ Malaysia cam kết vào một chương trình 20 năm tái cơ cấu triệt để nền kinh tế và toàn bộ xã hội
kế hoạch có tên là chính sách kinh tế mới NEP
NEP viết lại khế ước xã hội giữa người Mã Lai và người Hoa
Bạo động sắc tộc
năm 1951 có 2.6 triệu người Mã Lai, 2 triệu người Hoa và nửa triệu người Ấn
dưới luật pháp thuộc địa Anh sau thế chiến 2, quốc gia xảy ra bạo loạn sắc tộc giữa người Mã Lai và người Hoa
người Mã Lai chiếm đa số được trao vị thế chính trị ưu ái trong hiến pháp Malaysia
phần lớn người Mã Lai sống ở nông thôn và khá nghèo
năm 1970 người Mã Lai chiếm 74% hộ nghèo ở Malaysia
người Hoa là đối tác chính trị yếu thế hơn nhưng áp đảo thịnh vượng và kinh tế của quốc gia, thường sống ở thành thị và có thu nhập trung bình tháng mỗi hộ gia đình 387 ringgit đem so với 178 ringgit của người Mã Lai
hơn nữa, người Hoa sở hữu nhiều cổ phần các công ty của Malaysia hơn: sở hữu 34.4% cổ phần so với 2.4 cổ phần của người Mã Lai - đương nhiên đều thấp lẹt đẹt so với 63.3% cổ phần sở hữu bởi cựu thực dân Anh
bất bình đẳng gây bực bội giữa 2 cộng đồng và kích động bạo loạn, cũng đã là nguyên nhân Singapore tách khỏi liên bang Malaysia năm 1964
nếu ta còn nhớ thì Singapore là nhà nước đa số người Hoa, căng thẳng giữa các đảng lãnh đạo Singapore và Malaysia không thể dàn xếp: đảng hành động nhân dân Singapore kêu gọi bình đẳng giữa tất cả người Malaysia, đảng Tổ chức Dân tộc Mã Lai thống nhất [UMNO] thì coi ấy là chống đối vị thế ưu ái của người Mã Lai
bất hoà đã dẫn đến Singapore tách ra và viễn cảnh u ám về những đợt bạo loạn lớn hơn nhiều nổ ra 5 năm sau đó
năm 1969 bạo loạn đã cần đến can thiệp quân sự và đã gây hàng tá thương vong
đảng Tổ chức Dân tộc Mã Lai thống nhất [UMNO] đã tiên phong tạo nên kế hoạch NEP
chính trị mà nói, ta có thể coi đảng UMNO là chủ nghĩa kinh tế quốc gia cứng rắn, cụ thể bênh vực lợi ích của người Mã Lai
tâm lý cứng rắn chống lại người Hoa ấy là khá nguy hiểm trong bối cảnh bạo loạn mới đây, cho nên UMNO đã tìm kiếm, không nhiều, số ít phản hồi từ cộng đồng doanh nhân người Hoa về phương cách thực hiện cải cách NEP
thêm nữa, nhiều lãnh tụ UMNO như cựu thủ tướng Tunku Abdul Rahman ngả về tự do hoá, nhờ được người Anh nuôi nấng và giáo dục, họ không dung túng ý tưởng "cướp của Peter chia cho Paul"
cho nên, kế hoạch kinh tế mới lần đầu trình lên quốc hội Malaysia tháng 7 năm 1971
Mục tiêu rối rắm của NEP
NEP kéo dài đến 20 năm, việc thực hiện của chính phủ đã cải thiện và điều chỉnh theo thời gian nhưng mục tiêu gốc thì giữ nguyên
năm 1971 NEP được trình bày ra 2 mục tiêu lớn: một là xoá đói giảm nghèo cho mọi người dân Malaysia bất kể sắc tộc, hai là tìm cách tái cơ cấu toàn bộ xã hội Malaysia - chính phủ xếp hạng lại mọi người Malaysia thành 2 nhóm sơ lược: nhóm một bao gồm người Mã Lai và người bản địa bumiputra, nhóm hai là những người không phải bumiputra
ý tưởng căn bản của mục tiêu số hai là để nâng vị thế kinh tế của người bumiputra, đặc biệt tập trung vào người Mã Lai, để mang người bản địa sánh với người không phải bumiputra
2 phương án để đạt được: những mô hình tuyển dụng 'chính sách đặc cách' và việc tái cơ cấu quyền sở hữu cổ phần doanh nghiệp
NEP đề nghị chính phủ tích cực can thiệp vào nền kinh tế để dần nâng số sở hữu cổ phần của người Mã Lai từ 2.4% lên thành 30% vào năm 1990, và của người Hoa được nâng từ 34.4% lên 40% là tối đa
cổ phần sở hữu của khối ngoại có lẽ sẽ là những người chịu thiệt, hạ từ 63.3% còn 30%
có thể thấy đây là động thái khá triệt để
Thực hiện NEP
cộng đồng người Hoa Malaysia mới đầu NEP đã nuốt nước mắt chấp nhận việc thực hiện vì một số lý do
một phần là người Hoa muốn hoà hợp sắc tộc và chấm dứt bạo động, thứ hai là chính phủ công khai loại trừ việc tái phân phối theo phong cách cộng sản: tỷ lệ cổ phần sở hữu sẽ được thành tựu nhờ tăng thêm 'miếng bánh' thay vì cắt nhỏ xuống
các chính trị gia đã tuyên bố rõ là muốn thực hiện để 2 bên cùng có lợi [win-win]
thứ ba, NEP bắt đầu chậm và thận trọng, tuyên bố một loạt ý tưởng trước mà không có con số kế hoạch cụ thể
chính phủ đã thử một số chương trình nhẹ nhàng, không mở rộng: yêu cầu những công ty địa phương phát hành và chào bán cổ phần từ 10 lên 30% đặc biệt cho người bumiputra - chương trình không thành công lắm vì ít công ty tham gia, vì không bị bắt buộc
bấy giờ, NEP có vẻ khó, một thế hệ mới của tổ chức dân tộc Mã Lai thống nhất [UMNO] là những người cứng rắn kinh tế, cũng như những thành viên của khu vực tư nhân Mã Lai đã thúc giục chính phủ cố gắng thêm, cho nên năm 1975 chính phủ ra mắt đạo luật hợp tác công nghiệp ICA để thực sự ban hành lệnh bắt buộc hiện thực hoá mục tiêu thứ 2 của NEP
đạo luật được thông qua sau khi bộ trưởng tài chính Tan Siew Sin, là người Hoa, thoái chức, ICA yêu cầu những doanh nghiệp đủ lớn phải đăng ký một giấy phép sản xuất trình cho chính phủ một tài liệu về những hoạt động của doanh nghiệp, khiến việc mua lại công ty trở nên khó hơn
sau đó các công ty bị yêu cầu phải pha loãng 30% cổ phần cho người bumiputra và tuyển dụng nhân viên Mã Lai để khớp với tỷ lệ người Mã Lai trong dân số
cộng đồng người Hoa phản đổi mạnh mẽ, cho nên sau đó những hạn chế đã được sửa và dịu bớt, nhưng sau rốt vẫn được thực hiện
cổ phiếu được mua bởi người bumiputra cũng không còn được nắm giữ bởi những tổ chức quỹ tín thác nữa
từ năm 1971 đến 1975 các quỹ tín thác đã giàu to, tăng quyền sở hữu cổ phiếu trên lý thuyết của người bumiputra từ 4.3% lên thành 9.2% nhưng tầng lớp bình dân bumiputra thì không hưởng lợi vì những cổ phiếu này được giữ "trong quỹ tín thác" chứ không phân phối ra
luật mới đã chỉnh sửa bằng cách buộc các quỹ tín thác phải bán trực tiếp và chỉ được bán cho người bumiputra
Điều chỉnh
ICA mở ra thời gian khó khăn cho người Hoa thiểu số, NEP không chỉ tước đi tài sản của người Hoa, mặc cho nền kinh tế dầu mỏ ăn nên làm ra, mà còn hạ thấp tầm ảnh hưởng và văn hoá người Hoa trong xã hội Malaysia
NEP không chỉ là chính sách kinh tế, nó còn thay đổi xã hội: tiếng Mã Lai trở thành ngôn ngữ chính để ra lệnh, quảng bá những giá trị và tư tưởng Hồi giáo, tham dự của tiếng Trung bị hạn chế
các doanh nghiệp Mã Lai bắt đầu lớn mạnh và cạnh tranh với người Hoa, đặc biệt ở lĩnh vực công nghiệp và xây dựng
một số là cạnh tranh sòng phẳng, nhưng cũng có số không
ví dụ: những dự án xây dựng từ chính phủ bị đặt nhiều vào tay người Mã Lai, một số giấy phép như in ấn, làm gỗ và làm cá được giành đặc cách cho người Mã Lai
ICA năm 1975 khiến bối cảnh rơi vào ảm đạm, tổ chức dân tộc Mã Lai thống nhất [UMNO] đã xét lại chính sách để nới lỏng yêu cầu và xoa dịu tình hình: giảm thuế được phân phát cho những doanh nghiệp tuân thủ NEP, để tạo động lực [con thỏ và củ cà rốt]
năm 1984 những chính sách tự do hoá được thực hiện để đối phó một cuộc suy thoái nhẹ
dần dần, những điều chỉnh này đã xoa nhẹ tâm lý chủ nghĩa dân tộc Mã Lai trong NEP: ví dụ năm 1985 người ngoại quốc đã có thể sử hữu 80% cổ phần của công ty Malaysia, nếu công ty xuất khẩu hơn nửa số hàng hoá của mình ra nước ngoài thì công ty không cần giành cổ phần nào cho người bumiputra
Kết quả
năm 1991 chính phủ tuyên bố kết thúc NEP: tỷ lệ sở hữu cổ phần của người Mã Lai đạt 20% năm 1990
NEP được vạch ra để tái cân bằng những sai lệch kinh tế, căn bản để mang lại hoà bình giữa các sắc tộc
năm 1970 giá trị toàn bộ thị trường chứng khoán là 530 triệu ringgit thì năm 1990 đạt 110 tỷ ringgit, và giá trị cổ phiếu của người bumiputra đã tăng gấp 22 lần
một tầng lớp trung lưu và khởi nghiệp Mã Lai mới đã lớn mạnh, và về phía người Hoa cũng đã kiếm bộn nhờ liên doanh với tiền của người Mã Lai, bao gồm cả những lãnh đạo của tổ chức dân tộc Mã Lai thống nhất [UMNO]
ví dụ tỷ phú Robert Kuok hợp tác với đế chế khách sạn Shangri-la
nhưng về phía xã hội thì người Hoa không vui, đầu tiên là những chương trình giáo dục: các trường người Hoa của Malaysia bị mất ưu tiên trong tài chính và trở nên quá tải, người Hoa càng lúc càng bị xa cách khỏi những cơ hội giáo dục đại học, từ 48% năm 1970 xuống còn 26.5% năm 1980 ở 3 trường đại học hàng đầu Malaysia
người Hoa nhận được ít học bổng hơn, ít cơ hội du học hơn, nhiều người Hoa đã gửi con cái đi học ở vùng văn hoá nói tiếng Anh [anglosphere] Đài Loan hoặc Nhật Bản
giai cấp nghèo và người lao động chịu thiệt nhất: NEP giúp người Mã Lai tìm việc ở những lĩnh vực ít họ hiện diện nhưng cơ hội ấy không giành cho người Hoa
thập niên 1980 hơn 1 triệu người Hoa sống dưới mức nghèo ở làng xã Malaysia, cơ hội tham dự chính trị và tuyển làm cho chính quyền cũng bị thu hẹp
người Hoa bất mãn đã khiến chảy máu chất xám: hơn 4 vạn người Mã Lai nhập cư vào Mỹ, Canada và New Zealand từ năm 1983 đến 1990, 15 vạn làm việc ở Singapore - quốc gia Singapore đặc biệt hưởng lợi tiếp nhận những người Hoa nhập cư từ Malaysia, ít nhất và về mặt kinh tế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét