trong hàng thập kỷ, người Anh sở hữu những doanh nghiệp ở thuộc địa cũ Malaya đã xây dựng những đồn điền dầu dừa, cao su và chè
nhân công thuê ngoài làm việc cho những đồn điền với tiền công rẻ mạt, tạo lợi nhuận lớn cho các cổ đông ở Luân Đôn
được yêu cầu phải chia sẻ một phần thịnh vượng ấy cho quốc gia Malaysia mới thành lập, họ [cổ đông Anh] tìm cách lẩn tránh
cho nên Malaysia đã lộn cái bàn
một buổi sáng tháng 9 năm 1981 Malaysia tổ chức một cuộc tấn công tài chính gây bất ngờ cộng đồng doanh nhân Anh và chiếm lại hàng nghìn mẫu Anh diện tích đồn điền ở Malaysia cho người Malaysia
Khởi đầu
năm 1957 liên bang Malaya giành được độc lập từ người Anh
lưu ý là đến năm 1963 quốc gia mới có tên Malaysia sau khi Malaya sát nhập liên bang với miền bắc Borneo, thuộc địa hoàng gia Sarawak và Singapore
nền kinh tế thuộc địa Malaya không khác thuộc địa các nơi
các nhà đầu tư người Anh khởi nghiệp bóc lột, thu hoạch và khai thác tài nguyên thiên nhiên màu mỡ của vùng
từ năm 1900 đến 1950 diện tích đất nông nghiệp của thuộc địa Malaya tăng gấp 5 và hàng Malaya xuất khẩu như cao su, dầu dừa và chè bán rất chạy trên thị trường quốc tế
những công ty này cực kỳ lãi. Giữa thập niên 1930 tỷ suất lợi nhuận ròng của cao su và dầu dừa đã trên 50%
mặc dù ngành làm cao su, sau rốt, thoái trào vì cao su tổng hợp ra mắt thập niên 1940, những công ty đồn điền chuyển sang tăng quy mô dầu dừa và tiếp tục lãi
Lợi nhuận đồn điền
số lãi có được nhờ nhân lực hợp đồng thuê ngoài, phần lớn nhập khẩu lao động từ miền nam Ấn Độ vì nhân công rẻ mạt hơn người Trung Quốc [người Hoa]
được hứa hẹn lương cao, nơi ở và cơ sở chăm sóc y tế, người lao động Ấn Độ chịu nhiều vất vả để đến được Malaya và phải làm việc đồn điền với đồng lương rẻ mạt
năm 1886 nhân công Ấn Độ được trả 12 xu tiền Malaya mỗi ngày và bị đe doạ trừ lương nếu vi phạm hợp đồng
chính phủ thuộc địa Anh ở Ấn Độ đã vận động và giành được một số cải cách lao động
năm 1927 lương nhân công đã tăng lên 50 xu một ngày một nam công nhân, 40 xu một nữ công nhân
những điều khoản hợp đồng lao động mới như trường học, nghỉ thai sản có lương và tài trợ chi phí xuất nhập cảnh được đưa vào quy định [luật pháp]
tuy nhiên, thoái trào của ngành cao su cũng khiến nhiều người bị cắt lương và, sau rốt, mất việc
dù sao thì, xu thế nhập khẩu lao động kéo dài hàng thập kỷ đã ảnh hưởng dài lâu đến bình ổn sắc tộc của quốc gia trong tương lai
người Malaya là dân tộc chiếm đa số nhưng người Hoa và người Ấn cũng hiện diện lớn
chưa kể, những chủng tộc này không hoà nhập nhau
người Hoa làm ở mỏ thiếc và điều hành những doanh nghiệp ở nội đô
người Malaya sống ở nông thôn làm cá và nông nghiệp tự cung tự cấp
người Ấn Độ làm cho những đồn điền người Anh sở hữu
thiếu hoà nhập và giao thoa sắc tộc đã gây hậu quả xấu sau đó
Độc lập
căng thẳng trong tiến trình giành độc lập của Malaya khiến những công ty người Anh sở hữu và điều hành trở nên lo ngại cho những tài sản ở châu Á
nhiều công ty tìm cách chuyển đổi danh mục đầu tư ra khỏi thuộc địa Malaya
ví dụ: công ty liên hiệp đồn điền UP [United Plantations] đã bán tháo tài sản Malaya, mua chứng khoán và trái phiếu Anh và thành lập những công ty con ở miền nam châu Phi và Ecuador
không ngạc nhiên, nhiều vụ đầu tư mạo hiểm đã thất bại
những nhà đầu tư người Anh quay xe đã cho phép những doanh nhân người Hoa có móc nối chính trị lên nắm quyền kiểm soát những tài sản đáng giá ấy
ví dụ: Lee Loy Seng nghị sĩ đảng công hội người Hoa Malaysia là con trai một thợ mỏ thiếc, đã mua nhiều đồn điền cao su lớn nhất Malaysia từ doanh nghiệp Anh với giá hời và trở thành một trong những tỷ phú của Malaysia
một công ty khác tiếp tục lớn mạnh là tập đoàn Guthrie là công ty thương mại Anh thành lập đầu tiên ở Đông Nam Á
ra đời đầu thập niên 1800, phòng thương mại Guthrie đã mở rộng thành một loạt các công ty trực tiếp quản lý các bất động sản đồn điền, điều hành một mạng lưới chằng chịt những cổ đông chéo
năm 1958 công ty Guthrie, đứng đầu là quý ngài John Hay một giám đốc người Scotland theo trường phái bảo thủ, đã sở hữu 2 mỏ thiếc và 150 000 mẫu Anh đồn điền, tổng trị giá tài sản hơn 35 triệu bảng Anh
công ty Guthrie tận dụng thời thế xã hội nhiễu nhương để tăng danh mục đầu tư ở Malaysia - thập niên 1960 đã tích luỹ thêm 25 000 mẫu Anh vào danh mục đồn điền cao su, dầu dừa, cô ca và chè năm 1970
Ổn định?
ban đầu, thương vụ của Guthrie có vẻ ngon khi liên bang Malaya không tái cấu trúc nền kinh tế quá nhiều trong 15 năm mới lập quốc
khác biệt với những quốc gia khác, ví dụ Burma [Myanmar ngày nay] chính phủ đã quốc hữu hoá rừng gỗ teak và tài nguyên thiên nhiên khác chỉ nửa năm giành độc lập
Indonesia giành độc lập khỏi người Hà Lan năm 1948 và chỉ mất 8 năm để quốc hữu hoá tất cả tài sản Hà Lan và trục xuất doanh nhân Hà Lan
chính phủ Malaya chọn lối đi khác vì hai lý do:
1 - thế hệ lãnh đạo đầu của Malaya là những người thân Anh, con cháu hoàng gia được giáo dục ở Anh về, có bạn bè người Anh, thích đánh golf và hút thuốc
Tunku Abdul Rahman thủ tướng đầu tiên của Malaya và nội các cũng đã ngần ngại [dễ hiểu] thay đổi diện rộng và phá huỷ trật tự xã hội cũ
đáng lưu ý, thay đổi có thể đã ảnh hưởng đến cộng đồng những lãnh đạo doanh nhân người Hoa
mặc dù năm 1970 người Anh sở hữu 63% tài sản doanh nghiệp Malaya/Malaysia thì người Hoa cũng sở hữu 34.4% trong khi người Malaya chỉ sở hữu 2.4%
người Hoa đã đánh cược số tài sản ấy lên thành quyền lực chính trị và không muốn một âm mưu quốc hữu hoá toàn quốc diễn ra
cho nên, có thể thấy tại sao lãnh đạo quốc gia mới đã tìm đến những thoả thuận phi thuộc địa hoá ít gắt gỏng hơn
các công ty sở hữu nước ngoài đã né được quốc hữu hoá nhưng đổi lại bị mong chờ sẽ nội địa hoá nguồn nhân lực kỹ sư và quản lý, và phải chuyển trụ sở công ty về Malaysia
một số cho rằng phương án này mang lại ổn định, số khác gọi nó là chủ nghĩa thực dân kiểu mới
tuy nhiên, sau rốt, căng thẳng sắc tộc đã thắng thế
tháng 5 năm 1969 một cuộc bạo động sắc tộc lớn giữa người Malaya và người Hoa đã hé lộ thiếu sót của hệ thống
thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Malaysia mất tín nhiệm và thoái lui
năm 1971 chính phủ tuyên bố chính sách kinh tế mới NEP
Chính sách kinh tế mới NEP
NEP là nỗ lực tái cấu trúc toàn bộ xã hội Malaysia
mục tiêu của NEP là xoá đói giảm nghèo và cải thiện giao thoa sắc tộc bằng cách tạo nên một danh mục tộc người Malay và người bản xứ gọi tên là người "bumiputra" dịch nghĩa đen là "người dân của vùng đất"
chính phủ Malaysia mới đã làm chính sách ưu tiên người bumiputra và nâng tầm tình trạng kinh tế của họ - mục tiêu công khai là để người Malaysia sở hữu 70% tài sản kinh tế và người bumiputra sở hữu 30% vào năm 1990
phương án để người bumiputra nắm cổ phần trong các doanh nghiệp là ngân hàng Bumiputra và một quỹ tài sản quốc gia tên là Permodalan Nasional Berhad hay PNB
ngân hàng Bumiputra và quỹ PNB được giao nhiệm vụ đạt mục tiêu cổ phần tài sản bằng cách mua lại cổ phần của các công ty không tuân thủ - hoặc thông qua thương lượng hoặc trực tiếp mua trên thị trường mở
những thương vụ bán cổ phần ấy bị pháp luật quy định bắt buộc nhờ đạo luật điều phối công nghiệp thông qua năm 1975
Guthrie trong cải cách NEP
là công ty đồn điền sở hữu nước ngoài lớn nhất thì Guthrie từ năm 1965 đã đối mặt tiềm năng bị Malaysia hoá và công ty đã thông báo cho các nhà đầu tư ở Luân Đôn về tương lai ấy
tuy nhiên, Guthrie và các công ty khác muốn duy trì kiểm soát tài chính lên những tài sản độc nhất vô nhị của họ ở Luân Đôn và tránh bị đoạt lấy bởi cả Malaysia, người Hoa Malaysia hay bất cứ cổ đông do-Mỹ-tài-trợ nào khác
kế hoạch của Guthrie là thành lập một công ty con tên là Guthrie Ropel sở hữu một số đồn điền cao su và dầu dừa, một ban giám đốc người Malaya và có 49% cổ phần được liệt trên sàn chứng khoán Malaysia - nhưng quyền kiểm soát tài chính vẫn thuộc về công ty mẹ trụ sở Luân Đôn vì nắm giữ 51%
kế hoạch đã đầu xuôi đuôi lọt với ngân hàng trung ương Malaysia
nhưng thời thế thay đổi, chủ nghĩa kinh tế nội của Malaysia bắt đầu lớn mạnh, nhưng ban giám đốc ở Luân Đôn của Guthrie vẫn khăng khăng muốn tiếp tục làm cổ đông đa số của tài sản ở Malaysia, trực tiếp đối ngược lại chỉ thị 70% của chính phủ [chính sách NEP]
tồi tệ hơn, công ty con Guthrie Robel sau đó bị phát hiện ra rằng chỉ được sở hữu những đồn điền sâu trong đất liền giá trị thấp - khiến người Anh bị mất uy tín
Nỗ lực đầu tiên
năm 1976 chủ tịch người Anh của công ty đồn điền Sime Darby từ chức
ban lãnh đạo công ty bị phát giác đã cuỗm hàng triệu đôla của công ty, dẫn đến tháng 9 năm 1973 một giám đốc kiểm toán tự sát để lại 2 lá thư tuyệt mệnh tố cáo chủ tịch Dennis Pinder
sau bê bối, chủ tịch được thay bởi cựu bộ trưởng tài chính Tun Tan Siew Sin người giữ chức bộ trường tài chính Malaysia lâu nhất
ban giám đốc người Anh bị sa thải và thay bởi người châu Á
năm 1979 toàn bộ công ty chuyển về Malaysia
Sime Darby sau đó đã ngang nhiên tiến hành chiếm công ty Guthrie - là công ty có cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán Luân Đôn - bằng cách mua gần 30% cổ phần trên thị trường chứng khoán, nhưng nỗ lực mua lại thất bại
sau đó, Sime Darby bán lại số cổ phần Guthrie để quay xe sang quỹ tài sản quốc gia PNB
sau vụ pha loãng cổ phiếu, PNB bấy giờ có 25% cổ phần của Guthrie và là cổ đông thiểu số lớn nhất
Quan hệ xuống dốc
quan hệ Anh-Malaysia thoái trào thập niên 1970
thập niên 1980 càng thêm bi đát bởi thế hệ lãnh đạo chính phủ mới
tháng 7 năm 1981 tiến sĩ Mahathir Mohamad trở thành thủ tướng thứ 4 của Malaysia
khác biệt với những người tiền nhiệm, tiến sĩ Mahathir không phải hoàng gia Malaysia, học đại học ở Singapore chứ không phải Anh, và không ưa người Anh
người Anh cũng chằng mặn mà gì, mang thái độ hạ cố, kiêu ngạo với cựu thuộc địa
năm 1979 chính phủ Thatcher rút lại những khoản trợ cấp tài chính cho 16000 người Malaysia du học Anh - gây tranh cãi ngoại giao
trong khi ấy, PNB không thể chen chân vào ban giám đốc Guthrie
Guthrie tiếp tục chiến lược đa dạng hoá tài chính đáng ngờ của mình, chức sắc Malaysia bị lờ đi mặc dù là cổ đông thiểu số lớn nhất
Tiếm quyền buổi bình minh
tiếm quyền lúc bình minh là cuộc tiếm chiếm bất ngờ của công ty khi người tiếm chiếm mua lại một số cổ phần, ngay sau khi tiếng chuông mở cửa thị trường chứng khoán trong ngày vang lên, để nằm quyền sở hữu quá bán
Malaysia đã kế hoạch từ lâu cho vụ tiếm quyền Guthrie lúc bình minh, cho thấy am hiểu với cách vận hành của thị trường chứng khoán Luân Đôn, lợi thế được hưởng thụ nền giáo dục Anh
Guthrie, khác với các công ty khác trong ngành, dễ bị tiếm quyền lúc bình minh vì cổ phiếu bị phân tán
PNB đã xoay xở tìm được một số lớn cổ phiếu Guthrie từ các nhà đầu tư như văn phòng đầu tư Kuwait và ngân hàng NM Rothschild
PNB ra giá 9 bảng một cổ phiếu và buổi sáng ngày 7 tháng 9 năm 1981 PNB tuyên bố đã mua đủ cổ phần để nắm quyền đa số
buổi trưa, Malaysia đã giành lại được quyền kiểm soát cái họ coi là di sản thuộc địa của công ty: một quỹ đất hơn 200 000 mẫu Anh diện tích đồn điền
toàn bộ vụ tiếm quyền là hợp pháp theo luật của Luân Đôn và Malaysia cũng trả đủ tiền mua cổ phiếu
Trật tự
Guthrie vẫn là công ty đồn điền sở-hữu-Anh hàng đầu
Guthrie rơi vào tay người Malaysia đã gây choáng cộng đồng doanh nhân
ban giám đốc không kịp phản ứng, chỉ phàn nàn với báo chí về một vụ quốc hữu hoá lén lút
Luân Đôn điều chỉnh luật để cản trở những vụ tiếm quyền lúc bình minh sau này
chính phủ Malaysia gọi vụ quốc hữu hoá kinh tế này là để thay mặt người Anh và đe doạ những động thái kế tiếp
dù sao thì thông điệp cũng đã đưa ra - 2 hãng đại lý lớn khác là Barlows và Harrisons & Crosfield đã vẫy cờ trắng, trực tiếp đàm phán và bán quyền cổ đông đa số của các hoạt động ở Malaysia cho chính phủ
PNB sau rốt đã sát nhập tài sản của Guthrie với của công ty khác trong đó có Sime Darby để tạo nên một công ty đồn điền lớn nhất Malaysia
công ty ấy đã mở rộng ra các thị trường khác để thành một tập đoàn lớn
những công ty đồn điền sở-hữu-châu-Âu còn lại cũng bán cho những cổ đông Malaysia - trong đó có công ty liên hiệp đồn điền United Plantations năm 1982
tuy nhiên, mối quan hệ thân thiện giữa công ty sở-hữu-bán-đảo-Scandinavi liên hiệp đồn điền United Plantations và người Malaya cho nên thời điểm chuyển giao được thoải mái hơn và giá bán rất hời
đến nay, liên hiệp đồn điền UP tiếp tục là công ty hiệu quả trong ngành dầu dừa
Kết
những công ty Anh ra đi mang theo những túi tiền nhờ bán những tài sản ở Malaysia
nhưng ít người sử dụng hay đầu tư số tiền ấy hiệu quả
qua nhiều thập kỷ, những công ty ấy là những chủ đồn điền chăm sóc một di sản để lại - họ còn biết làm gì khác?
ngày 6 tháng 10 năm 1997 sáng lập Michael Dell của công ty Dell nói về công ty Apple đang khó khăn: "Họ nên đóng cửa và chia tiền cho các cổ đông"
trong những ngày đầu của chính sách kinh tế mới, những hãng đại lý Anh cũ đã phàn nàn về khó khăn tìm được ứng viên cho ban quản lý bumiputra
nhưng đồn điền vẫn hoạt động sau khi đá đít người Anh, tạo được lợi nhuận lớn và tỷ lệ tăng trưởng cao cho chủ mới
tiếp lửa bởi xuất khẩu dầu dừa và sau đó là dầu mỏ, GDP thực của Malaysia tăng 7% một năm trong thập niên 1970
Malaysia chào đón nhà đầu tư nước ngoài, kể cả Anh, theo luật pháp nước sở tại
từ năm 1975 đến 1980 Malaysia là xếp vào 4 nước nhận đầu tư hàng đầu các nước đang phát triển
đầu tư nước ngoài vào tinh chế dầu dừa, lọc hoá dầu
trong khi ấy, với những nhân công người Ấn Độ, vụ tiếm quyền Guthrie đã ánh lên hi vọng tăng lương và thay đổi điều kiện làm việc, đã không xảy ra khi lương thực lĩnh đồn điền năm 2003 giữ nguyên như năm 1975
khi nhân công phàn nàn, đồn điền và giám đốc người Malaya nhập khẩu nhân viên Thái Lan và Indonesia
nhân công Ấn Độ già bị thải loại
tiếm quyền thực dân Anh có thể đã nội địa hoá đồn điền Malaysia nhưng không phải người Malaysia nào cũng hưởng lợi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét