năm 2016 hãng tàu công ten nơ lớn nhất Hàn Quốc là Hanjin nộp đơn xin được tái cơ cấu
công ty từng là niềm tự hào quốc gia, sánh vai với hãng hàng không Korean Air xịn xò
đột biến đã gây biến động thị trường và chao đảo toàn cầu trong ngành hàng hải
từng là hãng tàu công ten nơ lớn thứ 4 thế giới, năm 2016 hãng Hanjin có 97 tàu và đặt đại lý trên 90 cảng ở hơn 35 quốc gia
khủng hoảng tài chính toàn cầu đã thay đổi tình hình, phí vận tải biển tụt dốc và hãng Hanjin không thể trụ lại
ngay cả trang web Wikipedia cũng chỉ dám nói lướt qua sự kiện này, như thể không muốn nhắc đến
tập đoàn Hanjin
hãng tàu Hanjin là một nhánh của tập đoàn Hanjin, một trong những chaebol Hàn Quốc
năm 1945 ông Cho Choong-hoon sáng lập hãng Hanjin với chỉ một số xe tải
hợp đồng đầu tiên Hanjin nhận được là từ quân đội Mỹ, chở hàng hậu cần quân sự khắp quốc gia
ngay từ đầu, hãng chuyên về vận tải, hoạt động hiệu quả và nhận được thêm hợp đồng Mỹ hậu chiến tranh liên Triều
Cho Choong-hoon cần mở rộng quy mô kinh doanh để đáp ứng nhu cầu mới
nhưng vận tải là ngành rủi ro
để có vốn đầu tư cho mở rộng Hanjin, Cho Choong-hoon tìm đến chính phủ quốc gia
tổng thống Phác Chính Hy cần những công ty trung thành để gây quỹ cho kế hoạch tăng trưởng kinh tế của mình
những ai ký thoả thuận hợp tác sẽ nhận được vay ưu đãi từ các ngân hàng nhà nước
hãng Hanjin bỏ túi lợi nhuận lớn nhờ hợp tác và trung thành
thập niên 1960 Mỹ nhảy vào chiến tranh Việt Nam
cuộc chiến đã làm dấy lên nhu cầu lớn cho hậu cần để tiếp hàng cho chiến sự Việt Nam
chiến tranh là điều kiện kinh doanh thuận lợi cho hãng tàu Sealand của Mỹ
Malcolm McLean sáng lập Sealand là cựu lái xe tải, đã phát minh ra thực tiễn đóng gói hàng hoá vào các công ten nơ tiêu chuẩn để dễ tiếp nhận qua nhiều loại hình vận chuyển [tàu thuỷ, xe tải, đường sắt...]
chiến tranh Việt Nam giúp hãng Sealand thịnh vượng
năm 1966 Cho Choong-hoon lần đầu tiên chứng kiến và trải nghiệm tiềm năng của vận tải biển
năm 1977 Cho Choong-hoon thành lập hãng tàu Hanjin, cùng với hãng hàng không Korean Air mà tập đoàn Hanjin mua lại năm 1969, hãng tàu Hanjin trở thành viên ngọc quý của tập đoàn
Ngành công ten nơ đường thuỷ
nếu nền kinh tế phụ thuộc thương mại thì nền kinh tế cần có vận tải biển
vận tải biển chở đến 80% khối lượng hàng hoá của thương mại toàn cầu
tàu công ten nơ là một trong 3 hạng mục của ngành vận tải biển
2 hạng mục khác là tàu vận chuyển hàng rời và tàu chở hàng lỏng [tanker] chở dầu thô, hoá dầu
tàu chở hàng rời để vận chuyển những hàng không đóng gói được như than hoặc thóc lúa
tính theo tổng khối lượng, vận tải hàng rời và hàng lỏng lớn hơn nhiều so với công ten nơ
nhưng công ten nơ vận chuyển hàng hoá đắt tiền nên giá trị vận tải lại cao hơn
những kiện hàng có giá trị khiến ngành tàu công ten nơ khá cạnh tranh
ra đời hãng tàu Hanjin
năm 1972 Hàn Quốc chỉ có 3 tàu công ten nơ riêng
phần lớn thương mại công ten nơ được vận chuyển bởi hãng tàu nước ngoài
chính phủ Hàn Quốc quyết định cần phát triển công suất chở công ten nơ nội địa
những chính sách mới đã khuyến khích thế hệ những hãng tàu đầu tiên
sau 4 năm Hàn Quốc đã có 36 tàu và 5 hãng tàu chào bán dịch vụ công ten nơ quốc tế
nhưng 90% hàng công ten nơ xuất nhập khẩu Hàn Quốc vẫn do tàu nước ngoài đảm nhận
nên năm 1976 chính phủ Hàn Quốc bắt đầu công khai ưu đãi các hãng tàu công ten nơ trong nước, mặc dù không trợ cấp quá 1 triệu đôla [thời giá năm 1976] mỗi năm cho mỗi hãng
chính phủ cũng thành lập văn phòng hành chính đường biển và cảng Hàn Quốc để định hướng phát triển ngành
hãng tàu Hanjin gặp đúng thời cơ nhờ chính sách thúc đẩy quốc gia ấy
Hanjin mua những tàu mới để mở rộng loạt dịch vụ công ten nơ càng nhanh càng tốt
chỉ một năm thành lập, Hanjin chào bán dịch vụ chở hàng Trung Đông đầu tiên
năm 1979 Hanjin bắt tay với Sealand để chào bán dịch vụ vận chuyển giá cả phải chăng đi khắp Thái Bình Dương
năm 1979 nổ ra khủng hoảng dầu mỏ đã kéo chậm lại nền kinh tế vĩ mô
chính phủ Hàn Quốc sát nhập các hãng tàu từ 70 còn 20 hãng, và cứu trợ các hãng còn hoạt động
hãng tàu Hanjin không được chính phủ cứu nhưng năm 1986 hãng hàng không Korean Air của tập đoàn Hanjin đã phải tạm giơ tay ra cứu hãng tàu
hãng tàu Hanjin nhanh chóng hồi phục và có lãi sau đó
Cung cầu trong ngành công ten nơ
hãng tàu Hanjin thành lập năm 1977, tăng trưởng nhanh, nhưng chưa đến 10 năm đã cần một công ty khác cùng tập đoàn phải tương trợ tài chính
tình hình lãi lỗ đột nhiên quay ngoắt 180 độ như thế không hề hiếm trong ngành kinh doanh vận tải biển
nhu cầu trong ngành hàng hải đã bùng nổ qua nhiều năm
nhu cầu ấy phụ thuộc vào những nhân tố kinh tế vĩ mô như sức khoẻ của nền kinh tế thế giới, mùa vụ và những cú shock ngẫu nhiên
yếu tố mùa vụ thường chỉ trong ngắn hạn và có thể chuẩn bị sẵn
ví dụ: mùa nghỉ lễ, các doanh nghiệp bắt đầu chuyển hàng cho lễ giáng sinh
nhưng những cú shock ngẫu nhiên mới có thể làm rung chuyển ngành
nguồn cung tàu không thể dễ điều chỉnh nhanh như nhu cầu
nhu cầu có thể vọt lên hoặc tụt xuống 20% năm này qua năm kế
còn lựa chọn để các hãng tàu tăng hoặc hạ công suất chở hàng thì không thể linh hoạt như thế
ngắn gọn thì chỉ có 3 lựa chọn:
1 là mua lại một hãng đối thủ
hãng tàu càng lớn thì lợi thế quy mô càng lớn
nhưng thương vụ mua lại thì không hề dễ
chỉ một số ít công ty là giỏi việc sát nhập các hãng tàu khác
nếu các hãng không cẩn thận, thương vụ sát nhập có thể huỷ hoại cả hai
2 là đặt mua một tàu hoàn toàn mới được lắp ráp ở xưởng đóng tàu
nhưng đóng tàu mới sẽ mất vài năm, sẽ cần căn thời gian và định giá
nếu hãng chi ra hàng triệu đôla đặt làm 1 tàu mới, tàu có thể hạ thuỷ vào đúng thời điểm khó khăn nhất của chu kỳ kinh doanh
ngược lại là thanh lý tàu và cắt giảm quy mô hạm đội vào thời điểm nhu cầu vận tải biển thấp và thừa cung
3 là thuê tàu
người thuê sẽ lo đơn hàng và chi phí hải trình như nhiên liệu trong khi chủ sở hữu tàu lo chi phí vận hành và chi phí vốn như lãi vay
hợp đồng thuê tàu có thể kéo dài từ một vài tuần cho đến 20 năm
cả 3 lựa chọn đều có nhược điểm
các hãng phải ước tính và cân bằng thị phần và rủi ro khi quyết định mở rộng hoặc thu giảm hạm đội
quyết định sai là sml
hãng tàu Hanjin trỗi dậy
cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990 là bùng nổ xuất khẩu Hàn Quốc
từ năm 1987 đến 1997 giá trị thương mại quốc tế của Hàn Quốc tăng gấp 3
xu hướng làm lợi cho ngành vận tải biển Hàn Quốc tập trung vào giá rẻ hơn các hãng tàu phương Tây
trong giai đoạn này, chính phủ Hàn Quốc quản lý ngành hàng hải, kỹ càng như chăm cây [bonsai]
các hãng chỉ chạy trên những tuyến đường nhất định và những hãng mới không được phép thâm nhập thị trường nội địa
ví dụ: doanh nghiệp vận tải biển Hàn Quốc KMTC và hãng Hanjin có được những tuyến đường lộc lá từ Hàn Quốc đi bờ biển Tây Hoa Kỳ
Hyundai bị chèn ép chỉ được chạy tuyến hàng hải đi Nhật Bản và Đài Loan
từ năm 1986 đến năm 1990 Hanjin đã tăng được công suất chờ hàng từ 24856 TEU lên 53140 TEU
tăng trưởng đạt được tự thân và nhờ cả sát nhập với các hãng đối thủ
năm 1988 Hanjin được phép mua lại doanh nghiệp tàu biển Hàn Quốc [Korea Shipping Corporation] đang khó khăn, và trở thành hãng tàu container lớn 13 thế giới, lớn nhất Hàn Quốc
năm 1997 Hanjin mua lại hãng tàu DSR-Senator lớn nhì nước Đức và trở thành hãng tàu lớn thứ 4 thế giới, sau Sealand, Maersk và Evergreen
Mở cửa
năm 1997 là thiên thời địa lợi nhân hoà nhất cho hãng tàu Hanjin
sau đó, thuận lợi bắt đầu cạn và kinh doanh bắt đầu thoái trào
những năm bùng nổ xuất khẩu Hàn Quốc thập niên 1990 kết thúc bằng khủng hoảng tài chính châu Á
Hàn Quốc là một trong những kẻ thủ ác trong giai đoạn khủng hoảng và cần được giải cứu tài chính từ quỹ tiền tệ quốc tế IMF
tiền IMF rót cho Hàn Quốc với điều kiện: thay đổi chính sách để phù hợp với những niềm tin bấy giờ vào quản trị theo phong cách tân tự do
những niềm tin ấy có khôn ngoan hay mang lại lợi ích dài hạn hay không thì miễn bình luận
1 là chính phủ Hàn Quốc bị buộc phải 'thả tự do' cho ngành vận tải biển và mở cửa thị trường cho các hãng ngoại
bấy giờ Hàn Quốc đã tiến hành cắt giảm quy định kinh doanh rồi, nhưng IMF buộc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhanh hơn
các hãng tàu biển Hàn Quốc đột nhiên phải cạnh tranh trên thị trường mở
2 là chính phủ Hàn Quốc quy định rằng tất cả các tập đoàn kinh doanh phải cắt giảm tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần xuống dưới 200%, áp dụng tất cả các ngành và bối cảnh thị trường
hãng tàu Hanjing và nhiều hãng tàu Hàn Quốc nữa bị buộc phải bán bớt tàu để trả nợ, và thuê tàu để bù công suất
đôi khi, hãng bán tàu cho công ty thứ 3 và thuê lại chính tàu ấy về lại hạm đội
Hanjin làm thế với 29 tàu của hãng
thương vụ bán để thuê lại đã giúp cải thiện tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần, đổi lại thì hãng chịu chi phí hoạt động đắt đỏ hơn, vì ngân hàng và tổ chức thứ 3 tính phí ngắn hạn cao hơn
chi phí hoạt động tốn kém và cạnh tranh từ nước ngoài đã khiến các hãng tàu Hàn Quốc thoái trào trong dài hạn
Rối loạn quyền sở hữu
năm 2002 nhà sáng lập Cho Choong-hoon mất ở tuổi 82
báo chí tán dương hãng Hanjin là biểu tượng công nghiệp, và cả nghệ thuật, đã mang thịnh vượng đến cho Hàn Quốc, và Cho Choong-hoon là vị "bố già" của ngành vận tải
nhưng Cho Choong-hoon mất đúng lúc ông đang bị điều tra tội danh trốn thuế từ thập niên 1970
kế vị Cho cũng không uy tín bằng
Cho có 5 con, trong đó 4 con trai là những hoàng tử đã cạnh tranh nhau ngôi báu
con trai cả Cho Yang-ho được làm chủ tịch hãng hàng không Korean Air và tập đoàn Hanjin
các con trai thứ đã thừa kế mảng đóng tàu, chứng khoán và bảo hiểm, và đều tách ra khỏi tập đoàn Hanjin
Cho Soo-ho thừa kế hãng tàu Hanjin
năm 2014 con gái cả Cho Hyun-ah của Cho Yang-ho đã vướng vào bê bối "cơn thịnh nộ hạt mắc ca" vì nổi giận với tiếp viên phục vụ hạt mắc ca để trong túi nilon chứ không phải trên đĩa theo quy định
dù sao thì, hãng tàu Hanjin không còn trông cậy được vào các công ty cùng tập đoàn để tiếp trợ lúc khó khăn
như năm 1986 hãng hàng không Korean Air đã âm thầm cứu trợ tài chính
Chóng vánh
năm 2007 và 2008 kinh tế hồi phục nhẹ sau nhiều năm khó khăn
hãng tàu Hanjin thấy cơ hội tăng trưởng nên quyết định đầu tư, theo chân hãng Maersk sắm mới loạt tàu biển siêu lớn
trời phụ lòng người, tháng 9 năm 2008 ngân hàng Lehman Brothers phá sản và tháng 11 năm 2008 hãng Hanjin đã đặt mua số tàu biển có tổng trọng tải 25 vạn TEU để tăng 40% hạm đội
khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 kéo trì trệ nền kinh tế thế giới và kích hoạt khủng hoảng thừa cung công suất vận tải biển
thương mại Mỹ-Á giảm 10%
năm 2008 hai hãng lớn nhất là Maersk lỗ 2 tỷ đôla Mỹ và CMA-CGM lỗ 889 triệu
mất nhiều năm mới khắc phục được một cuộc khủng hoảng thừa, doanh nghiệp tiếp tục báo lỗ và nợ tăng vọt
năm 2012 hãng tàu Hanjin nợ 165 triệu đôla Mỹ
năm 2014 nợ tăng thành 375 triệu đôla
để trả nợ, hãng tàu Hanjin phải bán những tài sản giá trị nhất: những bến tàu nội địa và nước ngoài, phân nhánh tàu chở khí đốt hoá lỏng, phân nhánh tàu vận chuyển hàng rời [bulk]
hãng tàu Hanjin chỉ còn giữ lại tàu công ten nơ
ngân hàng phát triển Hàn Quốc KDB là chủ nợ lớn nhất
năm 2016 KDB đòi 615 triệu đôla nhưng hãng chỉ trả được 440 triệu
hi vọng cuối cùng là được chính phủ cứu trợ tài chính, giống như các quốc gia khác
ví dụ năm 2011 Đan Mạch cho Maersk vay 6 tỷ đôla, Đức cho Hapag-Lloyd vay 1.8 tỷ đôla, Pháp cho CMA-CGM vay 660 triệu đôla và Trung Quốc cho COSCO và China Shipping vay 9.5 tỷ
nhưng KDB cũng đang đau đầu với hãng tàu HMM [Hyundai Merchant Marine]
ngân hàng phát triển KDB yêu cầu hai hãng tái cơ cấu lại những hợp đồng thuê tàu, cắt giảm thêm nợ và huy động vốn từ các gia đình chủ sở hữu
Hyundai làm được nhưng Hanjin chịu
Sụp
chính phủ Hàn Quốc quyết định không cứu Hanjin vì lo ngại từ vụ ngân hàng Lehman phá sản năm 2008
có lý! Không ai lại đưa tiền thuế ra cứu tài phiệt doanh nghiệp, nhất lại là gia đình của công nương "nổi giận hạt mắc ca"
tháng 8 năm 2008 hãng tàu Hanjin vỡ nợ đã gây hiệu ứng domino lên thị trường hàng hải với 159 công ty không thể chuyển được lô hàng
Hanjin không trả được phí neo đậu và hàng hoá trị giá 14 tỷ đôla bị kẹt ngoài biển, trong đó có cả hàng xuất khẩu từ Hàn Quốc
hãng tàu Hanjin vận chuyển đến 40% đồ điện tử Samsung và 20% đồ LG
Walmart có 3000 công ten nơ ngoài biển hoặc đang neo đậu vào thời điểm Hanjin sụp đổ, đã phải mua thêm bãi tàu để chứa những thùng công ten nơ rỗng sau khi dỡ hàng
Hanjip vỡ nợ cũng gây thất nghiệp hàng vạn việc làm kho bãi tàu biển ở cả Hàn Quốc và Philippines vì hãng tàu Hanjin sở hữu bãi tàu vịnh Subic
các công ty thương mại và liên đoàn đã biểu tình phản đối nhưng chính phủ Hàn Quốc đã kiên quyết
Singapore cũng đã phải quyết định tương tự với hãng tàu công ten nơ quốc gia Neptune Orient Lines
hãng tàu Neptune Orient đã lựa chọn đầu tư khỏi ngành vì mệt mỏi sau nhiều năm thua lỗ hoạt động
ngay sau khi Hanjin vỡ nợ thì Neptune Orient cũng bị bán cho hãng CMA CGM của Pháp với giá 2.4 tỷ đôla
Hanjin vỡ nợ giúp phân nhánh Neptune Orient xoay được lợi nhuận ngay sau khi bị bán
quý 4 năm 2016 chính phủ Đài Loan cứu trợ tài chính 2 hãng tàu công ten nơ Evergreen và Yang Ming
Wang Kwo-tsai thứ trưởng bộ giao thông vận tải Đài Loan nói: "Quốc gia cậy nhờ vào các doanh nghiệp tàu biển để chuyên chở hàng hoá số lượng lớn, là chìa khoá cho phát triển kinh tế... [nó] cho ta thấy rằng chính phủ phải hỗ trợ cho ngành trước khi thiệt hại vượt tầm kiểm soát"
Kết
hãng tàu Hanjin lâm vào khủng hoảng vốn tài chính mặc dù vẫn sở hữu cả đống tài sản giá trị mang lãi cao
thực tiễn phải thuê tàu đã khiến công ty chỉ còn lại những tàu thua lỗ
sau khi sáng lập Cho mất, đế chế vận tải chia rẽ, không còn công ty cùng tập đoàn để nhảy vào cứu trợ tài chính nữa
và chính phủ Hàn Quốc quyết định không cứu hãng tàu Hanjin, trong khi các công ty khác cũng gặp vấn đề tương tự thì lại được các chính phủ hậu thuẫn
có lẽ nhiều năm ủng hộ ngành là ưu tiên quốc gia, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thôi, ngừng
sau khi được toà án giao trách nhiệm quản lý tài sản, hãng tàu Hanjin đã thử đàm phán với các đối tác chủ tàu và chủ nợ
nhưng còn nợ đến 1 tỷ đôla tiền thuê tàu, hãng tàu Hanjin bó tay và tuyên bố phá sản
tháng 3 năm 2017 chiếc tàu cuối cùng của Hanjin bị bán thanh lý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét