Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Úc khó xử ngành khí đốt

Úc là quốc gia xuất khẩu khí đốt hoá lỏng LNG hàng đầu, năm 2020 xuất vào châu Á số khí đốt trị giá 25 tỷ đôla
tuy nhiên, Úc vẫn thỉnh thoảng bị thiếu hụt nguồn cung khí đốt nội địa, cho thấy Úc có diện tích rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú và chính trị năng lượng phức tạp

Kho dự trữ
Úc vẫn nổi tiếng là có những kho khí đốt lớn - 3 nghìn tỷ mét khối ở những kho dự trữ tiêu chuẩn
nếu tính cả những cánh đồng khí đốt phi tiêu chuẩn như khí vỉa than [coal seam gas] và dầu khí đá phiến [shale gas] thì Úc có tổng dự trữ lên đến 12 nghìn tỷ mét khối
nhưng phần lớn số khí đốt nằm tập trung, gần 80% nguồn khí đốt tiêu chuẩn nằm ở miền tây bắc
trong lịch sử, Úc vẫn xuất khẩu than cho các đối tác nước ngoài và giữ lại khí đốt để tiêu dùng nội địa
người Úc đã đào than từ thập niên 1800 và bắt đầu xuất khẩu than từ sau thế chiến 2
ngày nay Úc xuất khẩu than lớn nhì thế giới chỉ sau Indonesia
thập niên 1960 cánh đồng khí đốt thương mại đầu tiên của Úc ra mắt
khí đốt vẫn được coi là "nguồn nhiên liệu cao cấp" mang "đặc tính ít ô nhiễm" nhất là khi so sánh với than
người Úc bắt đầu sử dụng khí đốt để làm điện và phục vụ công nghiệp

Khí đốt
khí đốt là một hỗn hợp các hydrocacbon và phi hydrocacbon, chủ yếu là khí methan nhưng cũng có nhiều cả hexane, ethan, propane, butane, hydro sunfua...
khí đốt không màu không mùi và nhẹ hơn không khí
các nhà khoa học tin rằng khí đốt sinh ra từ vật liệu hữu cơ mắc kẹt trong những quặng trầm tích trong nhiều năm
giống như cá hồi thì khí đốt đi từ quặng nơi sinh ra xuống những tầng địa chất gọi tên là "đá chứa dầu"
các nhà địa chất phân loại các cánh đồng khí đốt ra 2 mảng tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn
khí đốt tiêu chuẩn là "khí đốt tự do" mắc kẹt trong những đá chứa dầu thủng lỗ chỗ như khí cacbonat, cát kết [sa thạch] và bột kết
khí đốt phi tiêu chuẩn là thuật ngữ gọi chung mọi loại khí đốt khác - một cách đặt tên lười biếng - thường được phát hiện khi tìm những nhiên liệu hoá thạch khác và khó khai thác hơn
khí đốt có thể bị mắc kẹt trong những lỗ hổng nhỏ trong đá phiến sâu dưới lòng đất - đá sét chứa khí đốt
hoặc khí đốt có thể bị hấp thụ và mắc kẹt gần bề mặt trong mỏ than - khí vỉa than

Hoá lỏng
một trong những vấn đề lớn mà khí đốt gặp phải là khó vận chuyển
dự trữ khí đốt thường nằm xa khỏi khu dân cư, nên cần phương pháp vận chuyển an toàn và tin cậy
gần một thế kỷ, ngành sử dụng ống dẫn, tiện lợi và tiết kiệm ở khoảng cách gần nhưng thiếu linh hoạt - việc xây dựng đường ống dẫn cũng thường liên lục địa và gây tranh cãi chính trị
qua khoảng cách xa, hơn 700 dặm qua biển hoặc hơn 2200 dặm đất liền thì khí đốt hoá lỏng sẽ tiết kiệm hơn
nếu làm mát khí đốt xuống âm 260 độ F dưới áp suất khí quyển, khí sẽ hoá dạng lỏng đặc sệt - khí đốt cô đặc lại chỉ còn 1 phần 600 và dễ chở bằng tàu chở dầu hoặc xe tải
nhược điểm của khí đốt hoá lỏng là cần xây dựng nhà máy hoá lỏng đắt đỏ - cần chi phí đầu tư xây dựng ban đầu
cách khác để vận chuyển khí đốt chỉ chiếm thiểu số so với đường ống và khí đốt hoá lỏng

Lệnh cấm xuất khẩu
Úc là một nước rất rộng không có một hệ thống đường ống quốc gia hợp nhất
hệ thống 47 000 km đường ống dẫn chắp vá bao gồm 3 hệ thống con riêng biệt: thị trường miền bắc, miền tây và miền đông
mỗi thị trường bị chia tách khỏi nhau, phụ thuộc vào cánh đồng khí đốt khu vực riêng và vận chuyển khí đốt qua hệ thống đường ống dẫn riêng
hệ thống chắp vá như vậy vì khoảng cách vật lý và nhiều chế độ pháp lý khác nhau - gây ra một vấn đề an ninh năng lượng quốc gia lớn
Úc không thể đưa khí đốt từ nguồn cấp đến nơi cần
thập niên 1960 và 1970 vấn đề đã nổi lên khi những cánh đồng khí đốt mới được phát hiện
một cánh đồng khí đốt ở miền trung Úc (thung lũng dừa Mereenie) đã thu hút đầu tư nước ngoài từ tận California
nhà đầu tư nước ngoài đã chọc giận chủ nghĩa kinh tế quốc gia nên năm 1970 chính phủ liên bang Úc bị cánh tả chiếm ưu thế đã áp dụng cấm vận xuất khẩu chung lên khí đốt hoá lỏng - để ưu tiên nhu cầu nội địa

North West Shelf
dự án Shelf tây bắc khởi nghiệp là một liên doanh giữa nhiều đối tác Úc như công ty xăng Woodside và công ty dầu mỏ trung đông [Mid-Eastern] cùng nhiều công ty đa quốc gia như công ty dầu mỏ Burmah, công ty Shell hoàng gia Hà Lan, công ty Petroleum Anh Quốc và công ty dầu mỏ California-Asiatic
giữa thập niên 1960 liên doanh nhận được giấy phép khai thác khu vực miền tây bắc Úc
sau nhiều năm thất bại, liên doanh gặp hạn chế tài chính, một số đối tác bỏ cuộc và một số khác nhảy vào
năm 1971 khí đốt được phát hiện ở Scott Reef là một bãi ngầm giống như một rạn san hô vòng dài 270 dặm ngoài bờ biển Tây Úc
những phát hiện lớn khác ở North Rankin và Goodwyn cách thành phố cảng Dampier miền Tây Úc 80 dặm về phía bắc
2 phát hiện mới được ước tính tổng cộng hơn 300 tỷ mét khối khí đốt
3 phát hiện mới là thừa thãi cho nguồn cung khí đốt cho thị trường Tây Úc, do đó, liên doanh đã khởi động một dự án 12 tỷ đôla xây dựng một nhà máy khí đốt hoá lỏng và bắt đầu xuất khẩu

Trở ngại
tuy nhiên, lệnh cấm vận xuất khẩu khí đốt vẫn có hiệu lực, chính phủ liên bang bấy giờ vẫn nghiêng về cánh tả và nhiều yếu tố nữa vẫn hậm hực với can thiệp của các công ty đa quốc gia ngoại quốc vào dự án khí đốt hoá lỏng
chính phủ liên bang yêu cầu tối thiểu một nửa cổ phần
dự án khí đốt thường phức tạp và tốn vốn - công ty Woodside nhà thầu chính của Shelf tây bắc là một công ty Úc nhưng cần vốn và chuyên môn ngoại để khai thác
miễn là lệnh cấm vận còn hiệu lực, dự án không thể tiếp tục, thị trường Tây Úc quá nhỏ để tạo nhu cầu đầu tư hàng tỷ đôla vào phát triển dự án
với 2 thị trường khác ở Úc thì quá xa và thiếu hệ thống đường ống hợp nhất
gần 3202 dặm từ Dampier đến Sydney trong khi từ Los Angeles đến New York chỉ 2445 dặm - quá xa để doanh nghiệp tư nhân có thể xây dựng một đường ống dẫn mang lại hiệu quả kinh tế - dẫn đến một dạng tắc nghẽn kinh tế
chính phủ liên bang Whitlam đã đề xuất được xây dựng một mạng lưới đường ống quốc gia
năm 1973 chính phủ tiếp quản một dự án đường ống 1200 dặm đang trong tiến độ từ Moomba đến Sydney để cho vào dự án mạng lưới
dự án ấy đã đối mặt những thử thách chính trị và môi trường lớn - mất 3 năm để hoàn thiện mà sau đó vẫn cần chỉnh sửa - lúc ấy thì làn gió chính trị đã lại đổi chiều

Thay đổi
năm 1975 chính phủ Úc thay đổi nội các và một chế độ cánh hữu thân thiện với việc kinh doanh hơn đã lên nắm quyền
chế độ mới hăng hái thúc đẩy các dự án năng lượng hơn, lần lượt dẹp bỏ các trở ngại
John Malcolm Fraser thắng cử liên bang năm 1975
đầu tiên là hạn mức quyền sở hữu địa phương - những đề xuất được ném ra để "tái định nghĩa" điều gì làm nên một công ty Úc
liên doanh đã đạt được hạn mức 50% sở hữu địa phương một cách tự nhiên - Burmah rốt cục đã bán cổ phần cho tập đoàn khai khoáng BHP
năm 1977 chính phủ liên bang đã gỡ bỏ cấm vận xuất khẩu và cho phép liên doanh North West Shelf đi tiếp - nói rằng: "Chính phủ đã quyết định sẽ tiếp tục chính sách cho phép xuất khẩu những lượng khí đốt nhất định nhưng xuất khẩu sẽ chỉ được cho phép sau khi chính phủ đã thoả mãn rằng những nhu cầu khí đốt và khí hoá lỏng nội địa đã được cân nhắc"
mới đầu, liên doanh North West Shelf được phép xuất khẩu một nửa sản lượng khí đốt
chính phủ bang Tây Úc đã rất nhiệt tình, tiếp nhận nguồn khí đốt dành cho Perth để thay cho cánh đồng Dongara đang sụt giảm
các chính phủ bang ở thị trường miền đông đã hi vọng dự án ống dẫn khí đốt quốc gia được tiến hành
để làm mượt thêm tiến trình, chính phủ mới đã khởi động một số ưu đãi thuế - mở rộng khoản 20% trợ cấp đầu tư thêm vài năm, giảm bớt thuế thu nhập và bỏ nhiều loại thuế dầu mỏ và tài nguyên khác
năm 1978 liên doanh ký hợp đồng với 8 khách sộp Nhật Bản để được bán khí đốt hoá lỏng
nhờ vào những điều kiện thuận lợi của thị trường dầu mỏ - cụ thể là cách mạng Iran năm ấy - dự án bắt đầu xây dựng năm 1980
Cánh đồng
liên doanh North West Shelf là dự án lớn nhất nước Úc bấy giờ và đã giữ ngôi vị dự án kỹ thuật lớn nhất thế giới trong một thời gian sau đấy
bao gồm 2 giai đoạn, dự án gây dựng những nền tảng ngoài biển, đường ống khí đốt ngầm dưới lòng biển, một nhà máy hoá lỏng khí đốt với công suất 12 triệu tấn khí đốt mỗi năm
các bồn chứa khí đốt hoá lỏng trị giá 800 triệu đôla Úc và một đường ống từ Dampier đến Perth
Úc từ lâu đã nhạy cảm với tỷ lệ vật liệu làm nội địa, các bồn chứa khí đốt hoá lỏng được làm ở nước ngoài nhưng phần còn lại thì hơn 75% nguồn nội
năm 1989 đơn hàng khí đốt hoá lỏng đầu tiên khởi hành đến Nhật Bản - sau này, đại lục là khách quen thứ hai - 2 khách quen mua đến 75% sản lượng LNG Úc
ngày nay, các cánh đồng khí đốt Tây Úc vẫn chiếm đến 80% những kho tiêu chuẩn
hơn 25 tỷ đôla Mỹ đã đầu tư vào dự án - bao gồm dự án khí đốt Gordon

Thị trường nội địa
dự án North West Shelf bị pháp luật quy định phải dự trữ một tỷ lệ lớn sản lượng cho sử dụng trong nước, nên khí đốt cấp 64% nhu cầu năng lượng bang
2 thị trường nội địa khác thì nguồn cung gặp khó hơn - cụ thể, miền đông có Brisbane, Sydney, Adelaide, Melbourne và Hobart đều là những thành phố lớn và tăng dân nhiều nhất
chưa hết, nhu cầu năng lượng Úc của hộ gia đình tăng nhanh - bình quân, tiêu thụ tăng 0.6% mỗi năm, tác động bởi nhu cầu công nghiệp
Úc là quốc gia đông dân thứ 55 thế giới nhưng tiêu thụ điện trung bình đứng thứ 19
nguồn điện Úc đã thay đổi lớn trong những năm qua để chuyển sang điện tái tạo - điện gió và mặt trời đã tăng tỷ lệ từ 2% năm 2010 lên thành 18% năm 2020
điện tái tạo đã lấn phần của than - điện than từ 81% còn 67% - và lấn một ít của khí đốt
kích thước và tốc độ tăng trưởng của thị trường điện Úc đã tạo động lực cho những phát triển mới trong khí đốt phi tiêu chuẩn, cụ thể là khí vỉa than

Vỉa than
miền nam và miền đông Úc thiếu cánh đồng khí đốt tiêu chuẩn nhưng nhiều than
hấp thụ vào những vỉa than tự nhiên này là lượng lớn khí methan
khai thác than làm bộc lộ số khí methan này, độc hại cho công nhân, nên các công ty đã thông khí vào bầu khí quyển
khí methan gây nguy cơ nóng toàn cầu gấp 21 lần khí cácbonnic
thập niên 1970 và 1980, các công ty như Conoco Úc, Mitsubishi và dầu mỏ và khoáng vật Houston đã thử khai thác số khí methan ấy để bán
năm 1996 BHP mới có đột phá ở Bowen Basin bang Queensland - mở ra kỷ nguyên khí vỉa than ở miền đông Úc
sản lượng khí đốt tăng gấp 9 lần vì thị trường miền đông tăng trưởng
quan trọng là, chính quyền bang đã thúc đẩy cú chuyển dịch từ than sang khí đốt - ví dụ chương trình khí đốt Queensland năm 2005 yêu cầu các công ty bán lẻ điện nâng từ 13% lên 15% công suất từ khí đốt

Xuất khẩu khí vỉa than
Bowen Basin là một trong những quặng than chính lớn nhất thế giới - dự trữ vỉa than có thể cấp cho thị trường miền đông trong nhiều năm
nhưng thị trường xuất khẩu lại mời gọi và chính phủ bang Queensland đã chấp thuận cho 3 tập đoàn xây dựng các nhà máy khí đốt hoá lỏng và xuất khẩu khí vỉa than vào các thị trường châu Á
nhà máy đầu tiên, do Santos vận hành, chạy tháng 12 năm 2014
nhà máy thứ hai của APLNG [khí hoá lỏng Úc Thái Bình Dương] khởi động tháng 1 năm 2016
ngày nay 3 nhà máy khí đốt hoá lỏng đang chạy ở đảo Curtis với tổng công suất 26 triệu tấn LNG một năm
sản lượng mới này đã mở khoá cho nhanh chóng nâng quy mô hạ tầng xuất khẩu năng lượng hiện hữu của vùng - miền đông Úc cũng khá gần châu Á, giúp sản phẩm khí đốt hoá lỏng được lợi thế giá để cân bằng lại giá lao động tương đối cao

Kết
năm 2020 Úc tiếm ngôi Qatar thành nhà xuất khẩu khí đốt hoá lỏng hàng đầu
Úc có năng lực xuất khẩu khí đốt hoá lỏng cùng với vị thế đồng minh phương tây tin cậy đã giúp ổn định thị trường năng lượng thế giới, nhưng thị trường nội địa đối mặt thiếu hụt năng lượng lớn và tăng giá - kiềm hãm tăng trưởng và gây khó xử chính trị
nhiều ý tưởng được đưa ra - một đường ống liên lục địa, một chính sách tiết kiệm khí đốt quốc gia...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét