Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Hàn Quốc với người già lâm cảnh nghèo khó

trong số 38 quốc gia OECD thì Hàn Quốc có tỷ lệ người già nghèo nhất
năm 2019 có 46% dân số độ tuổi trên 65 sống trong nghèo khó
tỷ lệ cao bất thường trong khi những quốc gia xếp hạng nhì là Estonia chỉ 33.8% và Latvia là 34.5% và Litva là 28.7% và Mexico là 26.6%
Nhật Bản là quốc gia già hoá có tỷ lệ người già sống trong nghèo khó chỉ 20% trong khi trung bình các quốc gia OECD là 12-13%
Hàn Quốc là một trong những quốc gia giàu và hiện đại nhất thế giới
thiết bị và phim ảnh Hàn Quốc đều xịn
lịch sử Hàn Quốc bén rễ sâu sắc vào truyền thống Khổng giáo là đạo giáo tôn trọng người già
Dữ liệu
nghèo khó được OECD định nghĩa là thu nhập một người rơi xuống dưới thu nhập trung vị hộ gia đình
năm 1996 có 8.8% dân số Hàn Quốc lâm vào nghèo khó
năm 2019 con số tăng thành 16.7%
với người cao tuổi, con số lên từ 28.7% năm 1996 lên thành 40.8% năm 2014 và lên thành 46% năm 2019
Thu nhập lao động
có một số lý do phản ánh mạng lưới xã hội thất bại
ở Hàn Quốc nhiều người cao tuổi vẫn lao động trong điều kiện làm việc tồi tệ
nhìn chung người cao tuổi gặp rủi ro nghèo cao, phần lớn không thể tiếp tục làm việc khi già đi
trong các quốc gia OECD tỷ lệ đang làm việc trung bình trong độ tuổi 50-74 là 50% trong khi ở Hàn Quốc con số [mới tăng những năm gần đây] là 62%
người cao tuổi Hàn Quốc tiếp tục làm việc lâu hơn đồng trang lứa ở OECD - hơn 70 tuổi vẫn làm
đến 33% dân số độ tuổi 70-74 vẫn làm, gấp đôi tỷ lệ trung bình của OECD là 15%
một phần lý do là những chính sách nghỉ hưu sớm đã khiến phần lớn người lao động nghỉ làm trong độ tuổi 50 nhưng sau khi nghỉ hưu khỏi "sự nghiệp chính" thì người lớn tuổi Hàn Quốc bị tụt giảm lớn thu nhập, nghiêm trọng đến mức bắt buộc họ [người cao tuổi] phải bắt đầu "sự nghiệp thứ hai" - có thể phải làm thêm 20 năm nữa hoặc lâu hơn
Chất lượng công việc
dù đi làm có thể thích hợp với nhiều người hơn là nghỉ ở nhà, nhàn cư vi bất thiện
nhưng nhiều người cao tuổi Hàn Quốc lao động vì bất khả kháng
một nghiên cứu năm 2016 cho thấy gần 60% người đi làm chủ yếu để kiếm sống và chưa đến 10% nói lao động để giết thời gian hay để giữ sức khoẻ
chất lượng việc mà người già được làm cũng rất tệ vì thời những người cao tuổi còn trẻ thì giáo dục đại học chưa nhiều như bây giờ
năm 2016 chưa đến 20% người cao tuổi có bằng đại học
nhiều người cao tuổi chỉ đủ trình độ làm việc lương thấp và kỹ thuật thấp, công việc thời vụ chủ yếu là dịch vụ: bán lẻ, vận chuyển, nhà nghỉ, nhà hàng và quản lý cơ sở kinh doanh
người già làm việc nhiều giờ hơn nhưng chỉ làm hợp đồng bán thời gian hoặc việc tạm không kéo dài lâu
chỉ 33.9% người tuổi 55 đến 64 đang làm một công việc chỉ chưa đến 1 năm
họ là những người bán hàng rong, dịch vụ lau dọn, bảo vệ và lao công, những công việc vất vả người nghỉ hưu không ưa thích
Nước mắt chảy xuôi
người già sống tiết kiệm nên mặc dù nghề nghiệp bấp bênh và thu nhập thấp thì vẫn sống được qua ngày
vấn đề chính là nhà ở
cho đến những năm gần đây, người già sống với con cái đã lớn, thường với con trai lớn đã lấy vợ
năm 1990 tỷ lệ người trên 65 tuổi sống với vợ chồng con cái là 67%
trong những năm Hàn Quốc phát triển, nhiều cặp vợ chồng đã tiêu tiền tiết kiệm vào giáo dục và hôn nhân cho con cái với kỳ vọng rằng con cái sẽ nuôi lại họ trong những năm cuối đời - theo truyền thống Khổng giáo
tư tưởng ngày nay đã khác và thế hệ trẻ cũng gặp khó khăn riêng
năm 2015 số người cao tuổi sống cùng con lớn đã giảm về 32% và số người già sống xa con cái đã tăng thành gần 60% con số cao vượt con số 15% năm 1990
năm 2005 một khảo sát cho thấy 42% người già Hàn Quốc lâm vào nghèo khó vì chi tiền cho con cái
70% người già Hàn Quốc vẫn nhận được tiền gửi nuôi từ con cái nhưng trung bình số tiền chưa đến 331 đôla mỗi tháng - chỉ chiếm chưa đến 25% thu nhập vốn đã thấp của họ [người cao tuổi]
ý kiến của thể hệ con cái đã trưởng thành, nhìn chung, là rằng trách nhiệm chăm sóc người già nên được chia sẻ giữa các bên: chính phủ, con đã trưởng thành và tự thân người cao tuổi
Quỹ bảo hiểm xã hội tư nhân
Nguồn thu nhập chính thứ 3 cho người cao tuổi là tiền gửi cho những tổ chức khác - một quỹ hưu trí
có 2 loại quỹ hưu trí: những công ty tư và chính phủ
thuở đầu, hệ thống hưu trí Hàn Quốc bắt chước Nhật Bản
kỳ vọng là rằng, một người lao động sẽ nhận thu nhập từ một quỹ hưu trí lao động của một tập đoàn lớn - một chaebol
chính phủ sẽ cung cấp một quỹ hưu trí công thứ 2 nhưng chỉ phụ trợ chứ không phải chính
hệ thống của Hàn Quốc tương phản với hệ thống hưu trí công của Trung Quốc và Đài Loan nơi chính phủ cung cấp phần lớn lương hưu
Singapore và Hồng Kông vận hành hệ thống lương hưu khá giống quỹ 401Ks của Mỹ - tức là quỹ dự trữ hưu bổng được đóng góp bởi cả người lao động và người thuê lao động
phiên bản quỹ 401k của Singapore gọi tên là CPF
hệ thống giống nhau nhưng tỷ lệ người già nghèo Hàn Quốc cao hơn Nhật Bản vì:
1 là hệ thống quỹ bảo hiểm xã hội tư nhân đã thất bại không thực hiện được chức năng kỳ vọng
sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 chính phủ Hàn Quốc đã chỉnh sửa những quỹ hưu trí tập đoàn
đột nhiên một loạt công ty phá sản không thể trả số lương hưu họ đã hứa cho nhân viên và nhân viên thì có rất ít cậy nhờ để khôi phục lại số thu nhập bị mất ấy
chính phủ thông qua đạo luật bảo hiểm hưu trí quốc gia để cố gắng đền bù số thu nhập bị mất - nhưng quy mô của khủng hoảng 1997 đã buộc họ [chính phủ] cắt giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ 70% thu nhập tại chức năm 1988 về còn 40% năm 2007
chính sách này cũng gây bất lợi người già phụ nữ vì lương hưu được tính dựa trên thu nhập toàn bộ sự nghiệp, phụ nữ có gia đình bị ngắt quãng sự nghiệp vì thai sản
lý do 2 làm tỷ lệ người già nghèo Hàn Quốc cao hơn Nhật Bản là các quỹ bảo hiểm xã hội công của Hàn Quốc đã quá non trẻ và, nhìn chung, thiếu thoả đáng

Các quỹ bảo hiểm xã hội
các hộ gia đình và khu vực tư nhân không thể tự mình giúp đỡ được thế hệ người cao tuổi, nên chính phủ phải chịu phần việc
Hàn Quốc có 3 chương trình quỹ hưu trí công là:
quỹ bảo hiểm sinh kế căn bản quốc gia: cung cấp tiền và bổng lộc tương tự khác từ năm 2000
quỹ kế hoạch hưu trí quốc gia: ra mắt năm 1998 là quỹ bảo hiểm xã hội lớn nhất Hàn Quốc
quỹ hưu trí tuổi già căn bản BPS: một quỹ hưu trí trích từ tiền thuế, không phải quỹ đóng góp, ra đời năm 2008
năm 2021 quỹ BPS trả 252 đôla mỗi tháng tiền thu nhập bổ sung
hệ thống BPS cụ thể là quỹ hiệu quả nhất giúp xoá nghèo cho người cao tuổi, phân phối cho 70% người cao tuổi Hàn Quốc tương đương 4.9 triệu người già
những chương trình chỉ trả một mức thu nhập khiêm tốn và không đủ cải thiện mức nghèo chung
Hàn Quốc tiếp tục già hoá, chính phủ sẽ khó khăn hơn khi tìm tiền tài trợ quỹ
những quỹ hưu trí nhân viên quân đội và chính phủ đã thâm hụt
những quỹ bảo hiểm xã hội Nhật Bản lâu đời hơn nên người già nhận được lương hưu bằng 80% thu nhập tại chức
Hàn Quốc phát triển nhanh chóng không đủ thời gian làm được tương tự
Gìa quá nhanh
Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia già nhanh nhất thế giới
năm 1990 tỷ lệ dân số già chỉ 5% thì năm 2005 tăng thành 13% và năm 2021 tăng thành 16.5%
ước tính năm 2050 tỷ lệ người già Hàn Quốc đạt 43.9% dân số
xu hướng già hoá vì tỷ lệ thụ thai giảm, ít trẻ sinh ra
từ năm 2002 tỷ lệ sinh sản Hàn Quốc không vượt được 1.3 và tiếp tục giảm
tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ Hàn Quốc cũng tệ
ở Hàn Quốc cả người trẻ và già đều chỉ tìm được những việc lương thấp và bất ổn, không đủ tiền nuôi gia đình hay mua nhà
người trẻ có thể chọn cách quay lại trường học và đi làm muộn hơn, càng chậm có thu nhập và hạn chế sức mạnh kinh tế để trả gánh nặng tài chính phải tài trợ những quỹ hưu trí
xu hướng làm tăng giá giáo dục tư và thổi phồng vấn đề giáo dục quá nhiều ở Hàn Quốc
chi phí giáo dục tư ở Hàn Quốc cao đến mức một số mô hình dự đoán kinh tế chỉ ra rằng trong 20 năm tới thì tỷ lệ sinh sản thấp sẽ có lợi hơn tỷ lệ tử vong thấp [bớt tiền chi giáo dục sẽ tiết kiệm được nhiều hơn là bớt tiền trả lương hưu]
người già thì không có lựa chọn nào khác phải đi làm, người 70 tuổi làm những công việc dành cho người 20 tuổi
Giải pháp
trong ngắn và trung hạn, không phương án nào giúp người cao tuổi không cần làm việc
cho nên mục tiêu là cải thiện điều kiện làm việc cho những công việc phục dịch
nhà ở cần được xây dựng thích hợp riêng cho người già cùng với những chương trình đào tạo nghề và tạo việc làm
trong dài hạn, chính phủ Hàn Quốc nên tìm cách tài trợ và cải thiện mạng lưới trợ cấp xã hội
Nhật Bản là quốc gia đông Á duy nhất mà người cao tuổi không phụ thuộc vào con cái về thu nhập
tỷ lệ sinh sản tụt giảm như vậy, chính phủ phong cách Khổng giáo cần xem xét lại kỳ vọng rằng thế hệ người già mới sẽ được con cái nuôi [sẽ có nhiều người không có con hoặc 1 con phải nuôi cả bố và mẹ...]
Kết
Người già lâm vào nghèo khó là một vấn đề mà phần lớn các nền kinh tế đông Á sẽ đối mặt
Trung Quốc, Triều Tiên hai miền, Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam, Thái Lan và Philippin đều chung hoàn cảnh
tác giả ở Đài Loan đã chứng kiến nhiều người cao tuổi làm việc phân loại rác, quét đường và đi giúp việc
khái niệm nghỉ hưu chỉ mới ra đời gần đây nhưng truyền thống tôn trọng người già ở đông Á, tình hình kinh tế đan xen và những giải pháp đơn giản thì không thể đủ tài chính để duy trì

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét