dưới là bảo tàng quốc gia Nhật Bản
nửa cuối thế kỷ 1800 sau phục hồi Minh Trị, Nhật Bản hăm hở kết nối với phương tây và nghệ thuật đã trở thành một trong những lĩnh vực được giao thoa
nhưng sau đó người Nhật Bản nhận thấy phương tây coi nghệ thuật - những kỹ nghệ tạo tác quý báu đã lưu truyền qua nhiều thế hệ - chỉ là đồ nội thất
sau 3 hội chợ thế giới, Nhật Bản đã tìm kiếm công nhận quốc tế cho những vật phẩm lưu truyền lại của quốc đảo là mỹ thuật - một phép thử cho tầm ảnh hưởng và tự thân phát triển của Nhật Bản
Khởi đầu
người châu Âu lần đầu tiên tiếp xúc những vật phẩm Nhật Bản là năm 1862 ở thủ đô Luân Đôn của Anh: triển lãm mộc bản, chạm khắc ngà [voi hoặc răng động vật...] và tranh sơn mài - gọi tên là "sân [court] Nhật Bản trong triển lãm quốc tế"
tuy nhiên, buổi triển lãm ấy thì không chính thức, được tổ chức bởi Rutherford Alcock là bộ trưởng Anh đi Nhật Bản
triển lãm gặt hái thành công: khởi đầu cho trào lưu sính đồ Nhật Bản - Japonisme
Japonisme là thuật ngữ tiếng Pháp cuối thế kỷ 19 chỉ sự phổ biến của nghệ thuật và thiết kế Nhật Bản ở châu Âu và Mỹ
các nghệ nhân phương tây đã ấn tượng bởi thứ như in mộc bản: Ukiyo-e là những "bức tranh của thế giới hư ảo"
thể loại nghệ thuật 'phẳng một cách đáng ngạc nhiên' này có tuyệt tác tranh cổ "Sóng lừng" của Hokusai - ảnh hưởng đến cả Vincent Van Gogh lẫn biểu tượng [emoji] sóng đại dương của hệ sinh thái Apple
Vienna
năm 1871 chính phủ Minh Trị đồng ý lần đầu tiên tham dự hội chợ quốc tế Wiener Weltausstelling ở Vienna năm 1873
đấy là lần đầu tiên một triển lãm như vậy được tổ chức bên ngoài Anh hoặc Pháp
35 quốc gia tham dự: những nước không phải phương tây có Trung Quốc, Ai Cập và Ba Tư
mục tiêu tổng thể chính của Nhật Bản là tránh bị các lợi ích phương tây xâu xé: bấy giờ Trung Quốc đã có nhiều vùng ven biển như Hồng Kông trở thành đất nhượng cho nước ngoài
năm 1850 chính Nhật Bản cũng có 5 cảng nhường cho các chính phủ nước ngoài [Hà Lan, Anh, Pháp, Nga, Mỹ] qua một loạt những hiệp ước bất bình đẳng
chính phủ Minh Trị thúc đẩy hiện đại hoá để chuyển đổi khỏi văn hoá và kinh tế phong kiến... nhưng để có tiền tài trợ thì Minh Trị cần ngoại hối
với triển lãm này, Nhật Bản muốn 3 thứ: xem xét hàng hoá của quốc gia khác để tìm hiểu những kỹ thuật mà ngành công nghiệp nội địa của mình có thể áp dựng
hai là quảng bá thế giới rằng Nhật Bản là vùng đất màu mỡ có thể sản xuất hàng hoá xịn xò: muốn khởi nghiệp một thị trường xuất khẩu cho hàng nghệ thuật và tạo tác Nhật Bản - chính sách gọi tên là 'shokusan kogyo' nghĩa là 'quảng bá công nghiệp'
ba là đảm bảo cho những vật phẩm lưu truyền lịch sử của đảo quốc ở lại trong nước: mạc phủ Tokugawa sụp đổ đã nới lỏng những hạn chế và chính phủ mới muốn bảo vệ những kho tàng - muốn bán vật phẩm thương mại ra nước ngoài để thế chỗ
nhiều nỗ lực thu thập và bảo vệ ấy sau rốt đã đem về thành lập bảo tàng quốc gia Tokyo
Vật phẩm
việc chuẩn bị mất hơn 2 năm và được chỉ đạo bởi hội đồng nhà nước của chính phủ Minh Trị bấy giờ là cơ quan chính trị cao nhất
quốc đảo đã dành nửa triệu yên tiền ngân sách để sửa soạn cho hội chợ: thuê tư vấn phương tây - đáng chú ý có một chuyên gia riêng cho sự kiện triển lãm Vienna là tiến sĩ Gottfried Wagener
năm 1868 tiến sĩ đặt chân đến Nhật Bản mở một nhà máy xà phòng
ít năm sau, chuyện thường thấy bấy giờ, tiến sĩ giảng dạy một khoá học vật liệu gốm phương tây ở cơ sở mà hiện nay là trường đại học Tokyo
cho hội chợ triển lãm, tiến sĩ Wagener nhận thấy yếu điểm của Nhật Bản trong sản xuất quy mô lớn: lựa chọn những hàng hoá mà tiến sĩ cảm thấy phô diễn được tay nghề tạo tác của các nghệ nhân đảo quốc - những sản phẩm thủ công tinh xảo
những vật phẩm đem trình diễn là những kho báu lịch sử, công trình nghệ thuật và sản phẩm thương mại: bia lager từ một xưởng bia Osaka, áo giáp và vũ khí từ thời Edo và một thanh kiếm tương truyền Toyotomi Hideyoshi từng sở hữu [GLORIOUS NIPPON STEEL FOLDED OVER 1000 TIMES]
chính phủ Minh Trị xây dựng cả một vườn Nhật Bản - là công trình tiên phong lần đầu tiên xuất hiện ở châu Âu - và một thần điện Shinto
chính phủ Minh Trị đã cố gắng mang tượng Phật cao 15 mét từ chùa Todaiji ở Nara đi triển lãm nhưng không may bị cháy khi tháo dỡ đóng gói và chỉ còn cái đầu tượng
Mỹ thuật
hội chợ thế giới đã đặt nhiều kỳ vọng nhưng nhìn chung kết quả hơi đáng thất vọng: chủ yếu vì lũ lụt và dịch tả đã làm gián đoạn sự kiện
dù sao thì nhiều vật phẩm Nhật Bản đã bán chạy: cả khu vườn cũng được bán cho một công ty thương mại Anh - hàng bán chạy đến mức chính phủ Minh Trị đã thành lập công ty Kiritsu Kosho Kaisha chuyên xuất khẩu hàng Nhật Bản sang phương tây
một vấn đề nhỏ là khi soạn những bản dịch tiếng Nhật Bản chú thích những tác phẩm nghệ thuật, người ta đã gặp thuật ngữ "fine art" không tồn tại trong tiếng Nhật Bản và khái niệm mà người Nhật không hiểu
bấy giờ phương tây phân biệt giữa "fine art" [mỹ thuật] là những vật phẩm được làm duy nhất cho mục đích thẩm mỹ, với "decorative art" [trang trí] là những vật phẩm vừa đẹp vừa hữu ích
người Nhật Bản chưa bao giờ cân nhắc vấn đề ấy, không có cách nào lĩnh hội: ngôn ngữ có một cái tên chung chung ám chỉ nghệ thuật, bấy giờ là 'gigei' - không ám chỉ tính thẩm mỹ của vật phẩm, mà chủ yếu là về vật liệu, kỹ thuật và những kỹ năng tích luỹ mà người chế tạo sử dụng để tạo ra
mập mờ ấy bấy giờ không hiếm đã trực tiếp dẫn đến tạo ra từ 'bijutsu' trong đó có ký tự tiếng Trung Quốc nghĩa là 'đẹp' [beautiful] ám chỉ khái niệm thẩm mỹ của 'mỹ thuật'
năm 1890 người Nhật thêm thuật ngữ hiện đại mới để chỉ 'nghệ thuật trang trí' là 'kogei' dịch nghĩa đen là tạo tác [craft]
Vấn đề
sau hội chợ quốc tế Vienna năm 1873 và triển lãm Paris năm 1878, lãnh đạo Nhật Bản bắt đầu nhận ra rằng hàng hoá của mình bị xếp loại là 'nghệ thuật trang trí'
nghĩa là những vật báu Nhật Bản: gốm [ceramic], tranh sơn mài và vách ngăn xếp [bình phong] - bị coi là 'nghệ thuật bình dân' rẻ tiền
tác phẩm sơn mài bị rẻ rúng nhất: triển lãm năm 1878 chính phủ Minh Trị đã mang đến 'hộp nghiên mực vẽ hình cầu ván 8 nhịp' làm năm 1700 và được coi là một báu vật quốc gia
vật phẩm đã nhận ca ngợi từ một số công ty sản xuất đồ nội thất xịn xò nhất châu Âu như Albert Jacquemart (ảnh dưới) đã tán dương "sáng sủa, xuất sắc và căng đét" [bright, brilliant, intense]
có người ghét: như nhà phê bình nghệ thuật Ernest Chesneau (ảnh dưới) gọi triển lãm Nhật Bản chỉ là cóp nhặt [pastiche] những đồ thủ công [manual object] khoác lên những mô típ trang trí
hàng dài những chỉ trích đã âm ỉ từ tận hội chợ triển lãm đầu tiên năm 1862
năm 1883 Louis Gonse (ảnh dưới) xuất bản cuốn sách nổi tiếng L'Art Japonais
một số nhà phê bình cũng phản bác: Phillippe Burty người Pháp (ảnh dưới) đã nghĩ ra thuật ngữ Japonisme [sính Nhật] gọi triển lãm năm 1878 là thắng lợi lớn cho những đồ vật kết hợp cả nghệ thuật và chức năng
Vật lộn
chỉ trích này phải đặt vào bối cảnh thế giới nghệ thuật phương tây đã tranh luận lớn về giá trị [merit] giữa nghệ thuật trang trí và mỹ thuật
dù sao người Nhật Bản cũng hụt hẫng vì sản phẩm mỹ thuật của mình bị coi như đồ nội thất
thập niên 1880 xu thế xuất khẩu Japonisme đạt đỉnh cao: bất chấp những nỗ lực kiểm soát chất lượng năm 1882 thì dòng hàng kém chất lượng đã bắt đầu gây bão hoà thị trường
chính phủ Minh Trị muốn thể hiện Nhật Bản là quốc gia có văn hoá tạo tác tinh vi - không phải nơi làm trang sức rẻ tiền - cho nên đã nhanh chóng đưa ngành mỹ thuật lên hợp khẩu vị phương tây
nghệ thuật truyền thống ở Nhật Bản được thay đổi để đáp ứng tiêu chuẩn phương tây: mở trường mỹ thuật, cử nghệ nhân Nhật đi châu Âu học hỏi và khuyến khích tham dự trong những buổi trưng bày trình diễn [show] - kết quả đã nổi lên những nghệ nhân như Kuroda Seiki (ảnh dưới) nổi tiếng là "cha đẻ của hội hoạ phong cách hiện đại phương tây" ở Nhật Bản
và Takamura Koun (ảnh dưới) áp dụng kỹ thuật phương tây vào làm tượng gỗ Nhật Bản
hiện đại hoá nhanh chóng đã ảnh hưởng tâm lý: trong sự nghiệp của mình, Wagener đã nhiều lần thúc giục những chức sắc công nghiệp Nhật Bản chống lại nạn trơ trẽn sao chép sản phẩm phương tây
thay vào đó, "những nỗ lực nên được bỏ ra để tạo sân chơi cho những phương cách và bản sắc độc đáo của quốc gia" - căn bản nghĩa là không nên mất đi bản sắc Nhật Bản
Chicago năm 1893
triển lãm thế giới năm 1893 ở Chicago, Nhật Bản quyết định chọn lối đi riêng
sau một loạt kiểm tra thị trường từ năm 1885 đến 1890 phát hiện ngành xuất khẩu Japonisme đang thoái trào, chính phủ chuyển tập trung chính sách từ xuất khẩu nghệ thuật trang trí sang sản xuất công nghiệp
trước đó, những tổ chức như bảo tàng quốc gia Tokyo đóng vai trò trưng bày những đồ trang trí này, thay đổi đã chấm dứt và mục tiêu của bảo tàng được tái định hướng sang trưng bày và thúc đẩy mỹ thuật truyền thống
triển lãm năm 1893 người Nhật Bản cam kết 'nâng tầm' nghệ thuật trang trí lên ngang với mỹ thuật - một chính sách chính thức nói:
"công nhận chính thức làm công trình nghệ thuật sẽ được xếp loại là nghệ thuật mà không phân biệt giữa hội hoạ và nghệ thuật trang trí"
đấy là một khoe khoang [flex] rủi ro [high-stake] quyền lực quốc tế của Nhật Bản
năm 1894 những hiệp ước bất bình đẳng đến hạn quốc hội Mỹ sửa đổi: hiệp ước ngày 22 tháng 11 năm 1894 - Nhật Bản lo lắng muốn được coi là thành viên bình đẳng của uỷ ban quốc tế
Kết
nhìn chung, cộng đồng nghệ thuật phương tây chủ yếu vẫn vạch ranh giới giữa mỹ thuật và trang trí
mặc dù một số đồ Nhật Bản được triển lãm là mỹ thuật, những vật phẩm ấy được làm bởi nghệ nhân Nhật Bản được đào tạo theo phong cách phương tây
hạng mục nghệ thuật truyền thống tầm cỡ [high profile] nhất của quốc đảo là tranh sơn mài và gốm ceramic thì không xuất hiện trong 'cung điện' mỹ thuật: bị liệt vào mục 'sản xuất chế tạo'
dù sao thì chính phủ Nhật Bản cũng được bài học kinh nghiệm: trong đó có cách xây dựng sức ảnh hưởng trên diễn đàn quốc tế - bước quan trọng để Nhật Bản lớn mạnh đến nay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét