Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Úc và dự án nước thung lũng sông Ord thất bại vì lý do kinh tế

miền bắc Úc là tiền tuyến cuối cùng và cũng là bài toán phát triển kinh tế phiền toái nhất
từ lâu, người ta đã mong muốn biến vùng đất hoang rộng lớn ấy thành rổ lương thực - khả thi nhưng khó
hơn 30 năm từ thập niên 1960 chính phủ Úc đã xây dựng một loạt những đập để làm trệch hướng 650 km tương đương 405 dặm sông Ord để lấy nước tưới
từ năm 1950 dự án đã tiêu tốn hơn 1 tỷ đôla và sau rốt thì nước có chảy nhưng, có lẽ, thứ đáng ngạc nhiên xảy ra là nông dân không kiếm được tiền

Rổ bánh mỳ
miền bắc Úc là một trong những vùng lớn nhất ở nhiệt đới - đây là chí tuyến nam [tropic of Capricorn] - trải dài miền tây Úc, miền bắc và Queensland
rộng 3 triệu km vuông tương đương 1.2 triệu dặm vuông, miền bắc Úc to bằng Ấn Độ - tự thân đã lớn thứ 7 thế giới
rộng lớn nhưng dân số bắc Úc chỉ một triệu người, phần lớn sống ở thành thị như thành phố Darwin
ở nơi rộng lớn này là thung lũng sông Ord, vốn nắm ở miền Kimberley bang miền tây Úc
Harry George Ord là thống đốc bang Tây Úc từ năm 1877 đến 1880
từ thập niên 1870 đồng bằng sông Ord đã có kế hoạch xây đập
nhà thám hiểm Alexander Forrest lần đầu tiên khảo sát khu vực và ghi chú lại rằng sợi bông và mía đường có thể trồng ở đây
thập niên 1940 trạm nghiên cứu Kimberley được thành lập để tìm hiểu tiềm năng nông nghiệp khu vực
các nhà khoa học đã lưu ý hiện diện của sâu bọ gây hại và đã đặt câu hỏi liệu một dự án tưới tiêu có khả thi kinh tế
mặc những nghi ngờ ban đầu, chính phủ Tây Úc đã đề nghị chính phủ liên bang cân nhắc chương trình sông Ord và năm 1958 Khối thịnh vượng chung đã thông qua một kế hoạch lưỡng đảng - phần động lực bởi những cuộc bầu cử sắp tới

Dự án
kế hoạch ban đầu thập niên 1960 thì Dự án sẽ thực hiện 3 giai đoạn
đầu tiên là tạo ra một đập trệch hướng để tưới 10 000 hacta đất
sau đó là xây dựng đập chính, một dự án tạo nên một bể chứa lớn dài hạn: hoàn thiện, bể sẽ thêm 60 000 hecta đất chất lượng nông nghiệp cho khu vực
cuối cùng là xây dựng một trạm thuỷ điện
giai đoạn 1: đập trệch hướng sau đó đã lấy tên là đập Diversion ở Kununurra bắt đầu năm 1963 và xong sau 2 năm - tốn 6 triệu đôla Úc tương đương 83 triệu đôla Mỹ thời giá năm 2013
chính phủ liên bang có 10 000 hecta đất chất lượng nông nghiệp: 31 nông trường sợi bông được thành lập để trồng hoa màu và thị trấn Kununurra được thành lập làm trụ sở công nghiệp cho ngành sợi bông

Huyền thoại miền bắc
năm 1965 nhà kinh tế Bruce Davidson xuất bản sách "huyền thoại miền bắc" chỉ trích dự án sông Ord: rằng nông nghiệp ở phía bắc Úc nhìn chung không hiệu quả kinh tế - đặc biệt hoa màu như sợi bông và lúa gạo
phía bắc đã có một ngành nông nghiệp lớn: những nông trại bò đất khô rộng lớn - chủ yếu trồng cỏ cho gia súc
hiện diện những nông trại gia súc lớn đã cho thấy vùng đất không có khả năng hỗ trợ những cây trồng giá trị cao công sức lớn như sợi bông và lúa gạo: kể cả nếu có nước
thập niên 1960 sản lượng sợi bông ở Ord bùng nổ nhưng sâu bọ gây hại tấn công những cánh đồng bông: nông dân chi nửa ngân sách để phun thuốc diệt sâu bọ - mỗi mùa 30 lần
thêm nữa, khu vực không có hệ thống vận tải đường sắt hiệu quả: cho nên hàng hoá chở bằng xe tải - tăng chi phí
nông dân chỉ tiếp tục buôn bán vì hiệu hữu công khai những ưu đãi giá và trợ giá từ chính phủ

Giai đoạn 2?
tình hình như thế có lẽ đã buộc thực hiện một cuộc xét lại cho toàn bộ dự án
tại sao tiếp tục những dự án thuỷ lợi đắt đỏ nếu nông dân cần ưu đãi để có thể tiếp tục kinh doanh?
nhưng chính phủ liên bang muốn tiếp tục dự án vì lý do chính trị: giữ lời hứa tranh cử - muốn phát triển việc làm nông nghiệp cho dân bản địa
người dân thì chưa bao giờ được tham vấn về giai đoạn 1 của dự án và kể từ đó đã nhận được đất cày [receive title to the area]
và giá trị an ninh quốc gia trong việc phát triển phía bắc Úc: rủi ro nếu khu vực quá hoang vắng - lo sợ bắt nguồn từ thế chiến 2 khi người Nhật Bản có thể xâm lược lục địa
năm 1969 chính phủ tiếp tục xây đập chính Ord nhưng giảm quy mô từ kế hoạch ban đầu
hoàn thành sau 3 năm, đập đã tạo nên một trong những bể chứa nước ngọt lớn nhất Úc là hồ Argyle với giá 48 triệu đôla Úc tương đương 700 triệu đôla Mỹ thời giá năm 2013
con đập đã mở rộng diện tích đất tưới tiêu lên 14 000 hecta
năm 1972 chính phủ liên bang loại bỏ trợ giá sợi bông và nông dân sợi bông mất khả năng cạnh tranh những người trồng bông nơi khác trên lục địa - những nông trại bông nhanh chóng dẹp tiệm
những nghiên cứu năm 1978 xác nhận rằng nông dân sợi bông không thể trồng có lãi ở khu vực mà không có trợ giá từ chính phủ bang Tây Úc
lý do là điều kiện khắc nghiệt, sâu bọ gây hại mùa màng và chi phí vận tải cao
kết quả khiến chính phủ xét lại và dự án thuỷ điện bị ngừng

Chậm tiến bộ
cải thiện so với giai đoạn 1 cùa dự án Ord thì không đáng khích lệ lắm
nhưng dần dần ngành nông nghiệp ở thung lũng đã bắt đầu gặt hái thành quả
những khuyến nghị của các nhà khoa học nông nghiệp đã mang lại cải thiện đa dạng hoá cây trồng và một chuyển dịch khỏi những cánh đồng trồng trọt rộng lớn
trồng thực vật lâu năm [perennial] và vườn tược [hỏticulture] thường niên như chuối, dưa vàng, dưa hẫu và xoài đã mang lại những thành công bước đầu
sau này, xuất hiện quản lý sâu bọ và những chủng GMO mới đã mang đến đậu gà [đậu răng ngựa], đậu tương và gỗ đàn hương Ấn Độ
thập niên 1980 và 1990 diện tích trồng trọt của thung lũng sông Ord tăng từ dưới 3000 hecta lên gần 13000
giá trị sản xuất nông nghiệp tăng tốc độ trung bình thường niên 21%
cũng có một số cải lùi: thành công ban đầu trong sản xuất mía đường đã có hứa hẹn - đường mía sớm trở thành hi vọng lớn cho thung lũng Ord
năm 1995 một xưởng đường được xây dựng
đỉnh điểm, xưởng làm ra và xuất khẩu 55000 tấn đường mỗi năm
giá đường thế giới giảm, xưởng quy mô nhỏ và chi phí chở xe tải đường đến cảng Wyndham đã khiến xưởng phải đem bán năm 2000 và hoàn toàn dỡ bỏ năm 2008
ngày nay, một nửa trong số 14000 hecta tưới tiêu ban đầu là trồng gỗ đàn hương Ấn Độ: cây gỗ thơm không cần quá nhiều công chăm sóc - nghĩa là không thuê làm quá nhiều người
theo wikipedia, gỗ đàn hương Ấn Độ mất một thập kỷ mới đủ tuổi thu hoạch

Ord
năm 2008 nội các chính phủ chấp thuân 220 triệu đôla mở rộng dự án Ord
hạ tầng nước và đường xá sẽ được xây dựng để phục vụ 8000 hecta đất
kế hoạch hoàn thiện năm 2011, việc xây dựng kéo dài 2 năm
mở rộng lần 2 được thêm sau đó một năm: là phần của một gói kích thích kinh tế 4.7 tỷ đôla - thông qua để ứng phó khủng hoảng tài chính toàn cầu
kế hoạch 2 dành ra 195 triệu đôla cho xây dựng 27 dự án hạ tầng xã hội: trong đó có những cơ sở giáo dục và y tế
động lực chính trị cho kế hoạch mở rộng thì vẫn là thung lũng Ord có thể làm vựa lúa nuôi tầng lớp trung lưu ở những quốc gia châu Á
dự án mở rộng sẽ củng cố nền kinh tế địa phương và cung cấp việc làm cho người bản địa ở đông Kimberley
năm 2012 chính phủ cho thuê 50 năm cho công ty đầu tư nông nghiệp Kimberley - một công ty con Úc của công ty Zhongfu Thượng Hải Trung Quốc - để phát triển khoảnh đất 8000 hecta này: sau đó đã mở rộng thành 13000 hecta nếu những kế hoạch mở rộng suôn sẻ
tuy nhiên, toàn bộ động lực mở rộng đã bị chậm trễ và đội chi phí

Đội chi phí và trì hoãn
dự án mở rộng thuỷ lợi 220 triệu đôla là chưa đánh giá được đủ quy mô [under-scoped] và thời gian hoàn thiện kế hoạch ban đầu 2 năm là phi thực tế
dự án hoàn thiện năm 2014 chậm so với kế hoạch xong năm 2011 - trì hoãn đã kéo theo hệ luỵ
thêm nữa, dự toán 220 triệu đôla bán đầu đã đội 52% chi phí lên thành 334 triệu đôla: phần lớn là chi phí xây dựng, quản lý dự án và hành chính
chi phí pháp lý và môi trường cũng như chi phí xây dựng một khu trại công nhân là những chi phí khác
khi Tổng kiểm toán [auditor general] yêu cầu thêm bóc tách chi tiết từng chi phí, tài liệu đã không thể được đưa ra: cho nên ta không chắc là đội chi phí cỡ nào - cần ít nhất thêm 91 triệu đôla từ chính phủ liên bang
nông nghiệp Kimberley ban đầu đề xuất một khoản đầu tư tương lai 700 triệu đôla trong đó có 425 triệu đôla cho một xưởng đường công suất thường niên 500 000 tấn đường và rượu ethanol
năm 2016 phần vì trì hoãn dự án tưới tiêu, chưa kế hoạch nào được thực hiện
công ty đã khai khẩn 1600 hecta với nửa số đất được sử dụng để trồng hạt chia và cao lương ngọt
phần 2 của kế hoạch mở rộng là những dự án xây dựng hạ tầng xã hội 195 triệu đôla đã xong đúng dự toán nhưng vẫn chậm trễ - ngày xong ban đầu là năm 2010 nhưng hoàn thiện cuối cùng là tháng 5 năm 2013
về hậu quả xã hội của dự án mở rộng, có những lợi ích hiển hiện không ai đo lường: cuộc sống được cải thiện cho công đồng nhờ những toà nhà mới - như mở rộng một trường học địa phương
200 người bản địa Úc [aboriginal] làm việc cho dự án tưới tiêu - 21% số việc làm là đã vượt kỳ vọng

Kết
chính phủ liên bang tiếp tục đánh giá những đầu tư tiềm năng mới trong khu vực
trong đó có những đánh giá lên 30000 hecta ở Cockatoo Sands và 9070 hecta ở Mantinea
cho nên có vẻ những chính quyền kế nhiệm vẫn giữ hi vọng rằng những dự án tưới tiêu có thể, sau rốt, dẫn đến thành công nông nghiệp ở Ord
về khía cạnh nào đó, chính quyền có thể đúng: có thể nghĩ đến những vùng phủ xanh mọc lên những nơi từng là đất hoang hoá
đồng thời, những chính phủ này đã rót nhiều tiền vào những dự án mà dường như không nhiều lý lẽ [with seemingly little to be had for it]
chỉ tính tiền công, hơn 1 tỷ rưỡi đôla Úc đã được đầu tư từ thập niên 1950
ngày nay ngành chăn nuôi vẫn thống trị Wyndham và đông Kimberley cả khía cạnh sản lượng nông nghiệp và tuyển dụng - không khác những thập kỷ trước đây
căn bản thì Davidson đã nói thập niên 1960 rồi: nông nghiệp thung lũng Ord bất lợi trên thị trường và thiếu khả thi kinh tế - không thay đổi kể cả có nước
đất miền bắc Úc không đủ màu mỡ để trồng nhiều cây giá trị cao, quá xa để chở xe tải và thiếu nhân công giá rẻ để chăm sóc: đặc biệt với ngành khai thác mỏ ở trong khu vực nữa
về phía doanh thu, nông dân Ord cạnh tranh với nhân lực giá rẻ ở nhiệt đới châu Á [Asian tropic]
xoài Úc cạnh tranh xoài Indonesia
và cạnh tranh những nông dân nhiều kinh nghiệm ở nam Úc đã canh tác cả thế kỷ
doanh thu không bù được chi phí nếu chính phủ không trợ giá: chính phủ sẽ phải quyết định liệu ấy có phải cái họ muốn tài trợ - đem so với những cơ hội khác
bắc Úc nhìn chung vẫn tiếp tục thu hút đề xuất phát triển nông nghiệp, nhưng cần nghiên cứu kỹ càng hoặc nếu không dự án rổ bánh mỳ có thể trở thành cái hố đen hút tiền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét