cuối thập niên 1980 Đông Đức chơi tất tay vào nhiệm vụ chính trị là nội địa hoá ngành sản xuất bán dẫn
quyết tâm bán dẫn này đã thất bại và hàng tỷ mark Đức chi ra cho nỗ lực ấy đã làm phá sản nền kinh tế quốc gia
Đông Đức thừa hưởng lợi thế, có lẽ là công nghệ xịn xò nhất mà người ta có thể "cướp" được, nhưng họ vẫn thất bại
Khởi đầu
thập niên 1950 nhà nước Đông Đức tìm cách tái thiết thiệt hại chiến tranh
được thừa hưởng nền tảng công nghiệp mạnh mẽ từ nước Đức cũ nhưng dân số chỉ bằng 1 phần 3 người anh em Tây Đức
đảng cầm quyền là SED [đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất] đã áp dụng kế hoạch nhà nước trung ương và phân bổ hạn ngạch vào nền kinh tế
những hạn ngạch công việc lớn, có lẽ là bất khả thi, này đã không được hưởng ứng - năm 1953 công nhân khắp quốc gia đã đình công và khiến Liên Xô cho xe tăng và quân đội đến đàn áp biểu tình
nổi dậy năm 1953 ở Đông Đức đã khởi đầu cho vấn đề nhập cư, đã tồn tại dai dẳng và đóng vai trò quan trọng cho Đông Đức: xuất cư
trong lịch sử, nhân lực tháo vát và thông minh nhất của quốc gia vẫn liên tục tìm đường nhập cư vào Tây Đức
để thu hút chất xám, đảng SED đã hứa hẹn tương lai xán lạn thông qua áp dụng công nghệ
hơn cả Liên Xô, Đông Đức đã ngả về công nghệ thông tin làm con đường phát triển kinh tế và tương lai xã hội chủ nghĩa huy hoàng
tinh hoa của đảng đã tự đặt mình vào một cuộc đua công nghệ với phe tư bản chủ nghĩa để xem ai sẽ phát triển được một xã hội tốt hơn
lãnh tụ Walter Ulbricht đã kêu gọi cho một cuộc "chuyển đổi công nghiệp" với mục tiêu đích là "bắt kịp và vượt mặt chủ nghĩa tư bản về phương diện công nghệ"
ngành máy tính phát triển là cần thiết để hiện thực hoá lý tưởng này, và để sản xuất được những máy tính siêu việt ấy, Đông Đức cần học hỏi và làm chủ được công nghệ vi điện tử
Bán dẫn
chưa đến 4 năm sau khi người Mỹ phát minh bóng bán dẫn germani, Đông Đức nhanh chóng phát triển riêng được loạt bóng bán dẫn thế hệ đầu tiên
năm 1952 việc phát triển đã bắt đầu trong những dự án VEB làm linh kiện điện tử cho công nghệ liên lạc [WBN] ở thị trấn Teltow gần thành phố Berlin - nâng vị thế quốc gia lên ngang Tây Đức, nhà máy bán dẫn đầu tiên của Tây Đức đã ra mắt năm 1952 là của Siemens
nhóm 74 người đã nhanh chóng tăng thành 625 thập niên 1960 dẫn dắt bởi nhà vật lý Matthias Falter
tiến sĩ Falter là nhà vật lý thể rắn xuất sắc nhưng kỹ năng lãnh đạo và quản lý kém
WBN thiếu hợp tác giữa ngành công nghiệp và ngành nghiên cứu hàn lâm, nhóm sản xuất thiếu kỷ luật và kinh nghiệm thực tiễn, không nhận thức được quy mô và độ khó của nhiệm vụ họ gặp phải
trong một sự cố, nhóm đã đổ tro nóng ra bên ngoài cửa sổ nhà máy, nơi họ đang sản xuất một đợt thử nghiệm bán dẫn, tro đã huỷ hoại chính những chất bán dẫn ấy mà nhóm không hề hay biết phải làm tiếp như thế nào cho đợt sản xuất hàng loạt
có lẽ đáng kể nhất là chính phủ đã thất bại không trao được cho nhóm bán dẫn non trẻ đủ nguồn lực cần thiết
ban quản lý - cụ thể là kế toán trưởng - có vẻ không quan tâm lắm đến bán dẫn: khi nhóm yêu cầu tiền mua dép bông để ngăn tĩnh điện tích tụ trong phòng sạch, kế toán trưởng đã từ chối yêu cầu
thiếu hỗ trợ là bối cảnh chung trong những ngày đầu của ngành vi điện tử Đông Đức
Chuyển giao công nghệ từ phương Đông
lý tưởng mà nói, Đông Đức cần được chuyển giao công nghệ để có được chỗ đứng, và may mắn là Liên Xô tình cờ là một trong những tiên phong điện toán trên thế giới
nhưng, mặc dù là bên hậu thuẫn chính trị chính của Đông Đức, Liên Xô kỳ lạ là đã ngần ngừ
năm 1958 hai nhân viên WBN đã đi Liên Xô để làm trao đổi kỹ thuật và sau một năm trở về phàn nàn là có rất ít hợp tác
phần lớn những gì Liên Xô phát triển là cho mục đích quân sự, cho nên họ lo ngại nếu chuyển giao thì Đông Đức có thể rò rỉ bí mật vì các nhà khoa học sẽ đào ngũ sang phương Tây
năm 1959 Walter Ulbricht viết trực tiếp cho lãnh tụ Nikita Khrushchev đề nghị gửi chuyên gia Liên Xô sang và Liên Xô gửi sang 3 người
những chuyên gia này đã thăm quan và viết báo cáo nhưng Liên Xô tiếp tục ngồi im
Chuyển giao công nghệ từ phương Tây
Liên Xô hững hờ nên Đông Đức quay qua phương Tây: những việc theo đuổi thương lượng bản quyền, mua sắm thiết bị và "mượn" bất cứ gì có thể cần biết để học được cách làm bán dẫn
Mỹ là tiên phong trong ngành bán dẫn - là lựa chọn hiển nhiên - nhưng vấn đề nảy sinh, là công nghệ bán dẫn hiển nhiên được ứng dụng quân sự, cho nên khối phương Tây đặt lệnh cấm xuất khẩu lên các quốc gia phe Liên Xô: hiệp ước được gọi tên là uỷ ban hợp tác về quản lý xuất khẩu đa phương [COCOM]
Mỹ thuộc COCOM nhưng bấy giờ không phải quốc gia phương Tây nào cũng thuộc COCOM - ví dụ nước Anh
nên năm 1959 một phái đoàn 10 người Đông Đức đi Anh thăm một số nhà máy bán dẫn và mua thiết bị
được chính khách Arthur Lewis của đảng lao động giới thiệu, phái đoàn đã chứng kiến những nhà máy sở hữu của Philips chi nhánh Anh, Siemens-Edison và Thompson-Houston chi nhánh Anh
Thompson-Houston sau này sát nhập vào Vickers là công ty bán thiết bị làm dầu mỏ cho Liên Xô đầu thế kỷ 20
chuyến thăm thành công rực rỡ, phái đoàn đã mua thiết bị cho những bóng bán dẫn tần số thấp, một công nghệ "sườn sau"
Một khoảng cách
mặc dù chuyến thăm năm 1959 thành công, ngành bán dẫn Đông Đức chưa có nền móng vững: những khoảng cách lớn vẫn còn trong kho kiến thức ngành, nhân lực có trình độ vẫn rời bỏ sang Tây Đức, dự trữ ngoại hối eo hẹp - trong khi đó ngành vẫn tiếp tục tiến bộ
năm 1958 WBN sản xuất 10 vạn bóng bán dẫn, đi-ốp và mạch chỉnh lưu germani, nhưng đến 98% sản phẩm làm ra ấy, sau rốt, cần được thay thế trong vòng đời sử dụng
cũng năm 1958 Mỹ đã sản xuất 27.8 triệu bóng bán dẫn
năm 1960 Mỹ sản xuất 131 triệu bóng bán dẫn
năm 1961 Texas Instruments bắt đầu bán ra mạch tích hợp, trong khi năm 1960 Nhật Bản đã xuất khẩu 10 triệu đài phát thanh bóng bán dẫn TR-55 của hãng Sony sang Mỹ
Khoảng cách không thể khoả lấp?
không phải là Đông Đức không nhận thấy yếu điểm của mình khi chuyện xảy ra: một cuộc thanh tra năm 1958 đã đưa ra một báo cáo chỉ trích gay gắt
Erich Apel là trưởng ban kinh tế của bộ chính trị và là một nhà cải cách: ông đã viết cuối tháng 4 năm 1959 rằng
"So với người Mỹ, Nhật Bản, và ngành công nghiệp Tây Đức, thì chúng ta nằm trong tình trạng tụt hậu khó ước tính được... tụt hậu này sẽ không giảm, ít nhất trong năm 1961, mà sẽ tăng"
một cuộc thanh tra năm 1960 khác đã nhận định thêm những vật phẩm bị tụt hậu trong sản xuất bán dẫn: công nhân thường sử dụng "nguyên tắc ngón tay cái" [thể hiện là "ok" ổn rồi] thay vì công cụ đo lường
nhiều dây chuyền nhà máy không hợp tác với nhau
điều thú vị là, khi báo cáo kết quả này lên uỷ ban kinh tế của bộ chính trị, vị thanh tra đã nói giảm nói tránh kết quả: trong ghi chú trình lên chức sắc nhà nước, Erich Apel nói là Đông Đức bị tụt hậu 5-6 năm, nhưng trong những phân tích của ông trình lên uỷ ban kinh tế có trách nhiệm chính trị cao hơn thì Erich chỉ đề cập 3-4 năm, căn bản đặt Đông Đức ở hạng mục học sinh "học nhanh" theo chân những quốc gia Nhật Bản, Tây Đức, Pháp và Ý
Bức tường Berlin
năm 1960 hơn 3.5 triệu giới trẻ Đông Đức đã bỏ đi sang phương tây và khiến Đông Đức thành một xã hội lão hoá nhanh
mới đầu, để ngăn chảy máu chất xám, năm 1961 Đông Đức xây dựng bức tường Berlin
đối với ngành bán dẫn, bức tường đã bóp nốt chút ít công nghệ mà Đông Đức đã nhập khẩu từ phương tây
phản ứng mới đầu là Đông Đức cần rúc lại gần hơn nữa với Liên Xô, nhưng quan hệ bấy giờ căng thẳng vì Liên Xô chỉ trích Đông Đức thiếu chuyên môn hoá và đặt câu hỏi liệu Đông Đức có sẵn lòng đóng đúng vai trò của mình
đổi lại, Đông Đức cảm thấy họ bị lợi dụng để khoả lấp khoảng trống Liên Xô bị thiếu trong công đoạn sản xuất
sau khi bức tường được dựng lên, Liên Xô nhận thấy, có lẽ chính xác, rằng Đông Đức không còn lựa chọn nào khác
Liên Xô bắt đầu chậm trễ việc cung dầu cho người Đức và vẫn ngần ngừ việc chia sẻ công nghệ điện toán
năm 1965 Đông Đức ký một hiệp ước thương mại bất công với Liên Xô, có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến Erich Apel tự sát ngay hôm ký
Nội địa hoá
Liên Xô chơi chó, Đông Đức khởi động một chương trình hợp tác để mua lại và phát triển sản lượng nội địa riêng
năm 1963 lãnh tụ Walter Ulbricht khởi động chương trình có tên là hệ thống kinh tế kế hoạch mới, để mang thêm những yếu tố thị trường vào nền kinh tế Đông Đức: giờ đây, những tập đoàn công nghiệp không phải doanh nghiệp nhà nước có thể thực sự quyết định cách chi tiền
cải cách cũng nâng tầm vị thế của những khu vực công nghệ như sản xuất bán dẫn trong nền kinh tế: chi nghiên cứu phát triển đã tăng hơn 1 phần 3 từ năm 1959 đến 1963
năm 1965 gần 40% điện tử của Đông Đức sản xuất, tính theo giá trị, là chất bán dẫn: trị giá 82 triệu mark trên tổng số 223 triệu mark
năm 1969 con số tăng gấp 4, nhiều bóng bán dẫn ấy được trang bi vào những hàng kỹ thuật tiêu dùng như đài phát thanh, tivi và tủ lạnh
năm 1971 sản xuất bán dẫn đạt 535 triệu mark, tính theo giá trị, năm ấy Đông Đức bắt đầu sản xuất mạch tích hợp đầu tiên
vậy là cải cách của Ulbricht đã mang lại đôi chút hiệu quả, nhưng cuối thập niên 1960 chương trình đuối dần: những bất bình đẳng kỳ cục trong chính sách kế hoạch đã khiến tivi màu thì bày bán thoải mái trong khi bàn chải đánh răng và giấy vệ sinh thì thiếu
năm 1971 SED quay xe về đường lối bảo thủ, Ulbricht không còn giữ chức tổng bí thư nữa mà nhường chỗ cho Erich Honecker
đảng SED mất kiên nhẫn đã chấm dứt đầu tư nghiên cứu phát triển đắt đỏ và bắt đầu cắt giảm chi phí, ví dụ bằng cách sao chép công nghệ
Thiết bị gián điệp
một hôm năm 1967 bộ trưởng kỹ thuật điện và điện tử đã xuất hiện ở một doanh nghiệp điện tử Đông Đức, mang theo một vali đựng những mạch tích hợp của hãng Texas Instruments và bảo mọi người sao chép chính xác lại những sản phẩm ấy
bộ an ninh nhà nước - được gọi tên là Stasi - đã thực hiện gián điệp khoa học công nghệ từ thập niên 1950, chủ yếu là kỹ thuật hạt nhân và khoa học khác
năm 1969 khu vực khoa học kỹ thuật của Stasi đã tái cơ cấu và mở rộng mục tiêu lấy được những công nghệ quân sự
sau khi Honecker nắm quyền năm 1971, việc của Stasi chuyển từ lấy kiến thức khoa học sang những công nghệ cụ thể: chủ yếu nhờ người nằm vùng ở phương tây phát hiện và chuyển giao những hàng hoá này cho Đông Đức
một người nằm vùng ấy là Hans Rehder một nhà vật lý làm cho công ty Telefunken và AEG ở Tây Đức, đã tuồn bí quyết kỹ thuật trong hơn 28 năm mà không bị phát hiện
chức sắc Stasi đã đưa cho Rehder một "danh sách mua sắm" vật liệu họ muốn, đánh dấu mức độ quan trọng: ưu tiên cao nhất chủ yếu là những công nghệ quân sự và điện toán
Rehder nhận và trao hàng cho nhân viên hồ sơ ở ga Friedrichstrasse là nhà ga duy nhất ở Đông Berlin mà đường ray tàu điện ngầm Tây Berlin đi qua - là điểm biên giới nổi tiếng với những hoạt động gián điệp
sau khi tiếp nhận, Stasi "rửa" công nghệ: gỡ bỏ nhãn mác và chuyển cho những công ty như VEB Robotron và VEB Carl Zeiss Jena
cuối thập niên 1960 khối xã hội chủ nghĩa đã sao chép hệ thống IBM 360 cho loạt máy tính Unified - một nỗ lực không những phải thu mua nhiều máy tính, mà còn phải cài điệp viên trong nội bộ IBM, là việc Stasi đã làm
các công ty phương tây đương nhiên biết, một ví dụ nổi tiếng là một chuyên gia chip GDR khi nhìn vào một con chip bị trộm từ công ty Digital Corporation của Mỹ đã thấy một tin nhắn viết bằng tiếng Nga dịch nghĩa là: "khi nào các anh muốn ngừng ăn cắp thế? Tự thiết kế vẫn hơn"
Hiệu quả hay không?
hiệu quả chung của những vụ ẵm công nghệ nước ngoài của Stasi thì chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ biết được - Stasi đã phá huỷ phần lớn những tài liệu nước ngoài ngay sau khi bức tường Berlin sụp đổ
những tài liệu chúng ta khám phá được thì ám chỉ rằng việc ăn cắp và sao chép của Đông Đức đã tiết kiệm cho quốc gia này hàng tỷ đôla tiền nghiên cứu phát triển trong khi cũng cho phép Đông Đức thu hẹp khoảng cách đáng kể so với phương tây
tuy nhiên, hiển nhiên là công nghiệp Đông Đức cũng vật lộn để hấp thụ thông tin - vì Stasi là chuyên gia gián điệp, không phải chuyên gia kỹ thuật, nên họ thường yêu cầu nhầm sản phẩm
phương pháp Stasi "rửa" công nghệ trước khi chuyển đi cũng gây khó khăn để hiểu được cách sử dụng
thắt chặt cấm vận từ phương tây cũng tác động đến phát triển công nghiệp: những sản phẩm phương tây Stasi trộm được đã trở nên càng lúc càng cũ và thêm đắt đỏ
cấm vận đã cho các quốc gia khác cơ hội để lừa Stasi, thường cộng thêm tỷ lệ lợi nhuận từ 30 đến 80%, thậm chí 100% giá bán - rút cạn ngân sách nghiên cứu phát triển đã hạn hẹp của Đông Đức
một máy tính VAX 8800 đang được xe tải chở từ Yugoslavia đi qua Hungary và Tiệp Khắc nhưng bị phát hiện sử dụng giấy tờ Bulgari và bị tịch thu - đã buộc Stasi chi thêm 2.15 triệu đôla Mỹ để, sau rốt, lấy được hàng máy tính một tháng sau đó
việc ăn cắp số lượng lớn cũng hạn chế khả năng xuất khẩu hàng của Đông Đức - Stasi không muốn để quốc gia khác thấy cái họ lấy được, và kể cả nếu xuất khẩu thì lô hàng cũng sẽ bị chặn vì luật xâm phạm bản quyền sáng chế
và cuối cùng thì bán dẫn đã cải tiến đến mức các kỹ thuật viên Đức vất vả bắt chước - đầu năm 1976 hình thù vật lý của mạch tích hợp đã không còn giữ bí mật cách sản xuất nữa
Mê tín
năm 1981 Đông Đức vẫn tụt hậu 7-10 năm so với phương tây trong phát triển vi điện tử - Erich Honecker tuyên bố một chương trình 10 điểm để đến năm 1985 sẽ sản xuất phần lớn linh kiện bán dẫn trong nước
thập niên 1970 là thời kỳ khó khăn cho Đông Đức: cấm xuất khẩu bị thắt chặt, khủng hoảng dầu mỏ, vay mượn nhiều từ phương tây, giảm sản lượng và khả năng cạnh tranh
trưởng ban kế hoạch nhà nước Gerhard Schurer đã thuyết phục Honecker rằng đầu tư vào bán dẫn sẽ mang quốc gia thoát khỏi vũng lầy kinh tế - mới đầu thì ý tưởng không hẳn sai: sản xuất và thiết kế có-trợ-giúp-máy-tính đang lớn mạnh toàn cầu và các công ty sản xuất Đông Đức cần nhảy vào
nhưng góc nhìn kỹ thuật-kinh tế thực dụng này đã biến thành mê tín: bán dẫn trở thành "điều kiện tiên quyết để tiến lên chủ nghĩa cộng sản" và sẽ đấu lại chủ nghĩa đế quốc từ phương tây
Vụ trộm
nguồn lực tài chính vẫn eo hẹp, lệnh cấm xuất khẩu COCOM vẫn bị áp đặt và Liên Xô đang mải rán những con cá khác lớn hơn, cho nên Đông Đức đã sa đà sâu hơn vào gián điệp để ăn cắp và sao chép công nghệ phương tây
những thương vụ xịn nhất của Stasi đã xảy ra trong giai đoạn này: năm 1985 một trong những điệp viên xịn nhất là Gerhart Ronneberger đã ký một hiệp ước chuyển giao công nghệ với Toshiba
đổi lấy 25 triệu mark thì Toshiba - đối tác công nghệ từ lâu với Đông Đức - sẽ trang bị cho Đông Đức những thiết kế cho những chip bộ nhớ 256 kilobyte tiên tiến, và hướng dẫn cách sản xuất
bấy giờ Đông Đức vẫn khó khăn sản xuất bộ nhớ 64 kilobyte
thương vụ đáng lẽ mang tính bước ngoặt thì năm 1987 Toshiba bị túm được đang bán thiết bị truyền động cánh quạt tàu ngầm cho Liên Xô - một bê bối lớn
lo sợ lại bị phát hiện, Toshiba đã đề nghị Stasi được hoàn tiền 95% để phi tang chứng cứ và Ronneberger đồng ý
tháng 7 năm 1988 Ronneberger được hoàn tiền và đã phân huỷ những thiết kế chip trong một bể axit trước mặt nhân viên Toshiba - nhưng tin điệp viên sao được, ấy chỉ là bản sao, được sản xuất chỉ cho mục đích lừa Toshiba
nhưng cuộc phiêu lưu cũng chỉ đến thế: trong một cuộc họp, một người nằm vùng của Stasi đã bảo với sĩ quan hồ sơ rằng
"tôi trao cho các anh những công nghệ tốt nhất thị trường, tại sao các anh không thể sử dụng nó?"
Tất tay
cho nên, mặc cho nỗ lực và đầu tư đáng kể thì Đông Đức vẫn tụt hậu
năm 1987 Mỹ có bình quân 215 hệ thống thiết kế và sản xuất được máy tính hỗ trợ, trên mỗi 1000 nhân viên, Tây Đức có 111 hệ thống và Đông Đức chỉ có 8
năm 1986 chính phủ Đông Đức quyết định chơi tất tay, bắt đầu một chương trình gọi tên là "tích hợp cao nhất" mục tiêu là áp dụng VLSI và mang Đông Đức đến công nghệ tiên tiến chỉ trong 3 năm
từ năm 1986 đến 1990 chính phủ Đông Đức đã chi 14 tỷ mark vào nghiên cứu phát triển bán dẫn, tương ứng 20% tổng ngân sách nghiên cứu phát triển quốc gia
40 vạn nhân viên làm trong nỗ lực vi điện tử: sản xuất, nghiên cứu phát triển, nhiệm vụ hỗ trợ - tương ứng một trên mỗi 8 nhân viên trong toàn bộ nhân lực công nghiệp của Đông Đức là có liên quan đến bán dẫn
Thất bại cuối
"tích hợp cao nhất" bao gồm nhiều chương trình
ví dụ doanh nghiệp sở hữu nhà nước VEB vi điện tử Erfurt đã được giao nhiệm vụ sản xuất một vi xử lý 32 bit năm 1990 chậm 9 năm sau khi Intel làm năm 1981
chương trình lớn nhất là VEB Carl Zeiss Jena phát triển chip bộ nhớ 256 kilobyte và 1 megabit, đã chi hơn 1 tỷ mark để xây dựng một cơ sở mới ở thành phố Dresden
mẫu chip 256 kilobyte đã hoàn thiện năm 1987 nhưng không thể đưa vào sản xuất hàng loạt - dù sao thì Zeiss Jena cũng hướng đến 1 megabit - và tháng 9 năm 1988 tổng giám đốc của Zeiss là Wolfgang Biermann đã tự hào ra mắt Erich Honecker mẫu đầu tiên con chip 1 megabit: chiếc U61000
Honecker nói rằng con chip là: "bằng chứng đanh thép rằng Đông Đức đang duy trì vị thế làm một quốc gia công nghiệp phát triển"
Dresden chỉ sản xuất được 35 nghìn chip từ năm 1988 đến 1989 với tỷ lệ đạt 20%, kế hoạch tăng quy mô lên 10 vạn chip 1 megabit mỗi năm, trong khi Toshiba làm ra 10 vạn chip ấy chỉ trong một ngày
tháng 11 năm 1988 tiến trình tiên tiến lại tiến bộ thêm, Toshiba bắt đầu chào bán DRAM 4 megabit, hướng đến sản xuất 1 triệu chip mỗi tháng vào tháng 3 năm 1989
bấy giờ thì nền kinh tế Đông Đức đã hỗn loạn, kế hoạch sẽ vỡ nợ đầu năm 1990
tháng 5 năm 1989 Hungary mới cửa biên giới với Áo và người Đông Đức chen lấn đổ vào Tây Đức
tháng 11 năm 1989 bức tường Berlin sụp đổ
Kết
sản phẩm bán dẫn của Đông Đức là ngõ cụt công nghệ nhưng di sản xã hội vẫn còn
hàng tỷ mark được đầu tư vào thành phố Dresden biến nó thành một trong những miền sản xuất silic hàng đầu châu Âu hôm nay, đón rước những công ty như GlobalFoundries, Infineon và có lẽ cả TSMC
thập niên 1970 sản xuất bán dẫn tiên tiến thì lớn hơn bất cứ quốc gia đơn lẻ nào, Đông Đức đã thử và bị huỷ hoại
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét