nghĩ đến một cái loa nhỏ chỉ một chip vi tính, như đồng xu được chế tạo hoàn toàn bằng silicon. Ấy là phép thuật mà MEMS mang lại
MEMS viết tắt cho microelectromechanical system là một vi hệ có chức năng của cả điện và cơ học, được xây dựng dựa trên công nghệ vi mạch tích hợp tiên tiến ngày nay, MEMS đã có mặt khắp nơi
Tuy nhiên ngành công nghiệp đã từ lâu gặp khó với nhiều vấn đề trở ngại kinh tế lớn, trước hết là công đoạn chế tạo những vi hệ cơ học.
Máy in HP
Người ta vẫn mơ ước chế tạo những thứ rất nhỏ
Năm 1959 Richard Feynman thuyết giảng tại đại học công nghệ California bài giảng “Còn rất nhiều điều cần nghiên cứu trong thế giới siêu nhỏ” theo đó ông nói về việc trực tiếp thao túng từng hạt nguyên tử để tạo ra những công cụ hữu ích
Faynman lúc ấy treo giải 1000 đôla cho ai xây dựng được một động cơ siêu nhỏ có thể đặt vừa khít trong một khối lập phương cạnh dài 0.4 milimet.
Chưa đến một năm, William McLellan (ảnh trên) kỹ sư trường đại học công nghệ California đã giành được giải thưởng mà chỉ cần sử dụng các công cụ (kiến thức và thiết bị) có sẵn, khiến lòng nhiệt tình của người treo giải bị chưng hửng (không ngờ nhanh thế)
Mãi đến năm 1967 Hervey Nathanson thuộc tập đoàn đồ điện Westinghouse sử dụng kỹ thuật máy móc siêu nhỏ cận đại để phát triển nên một mẫu bóng bán dẫn (tranzito) mới: tranzito cổng cộng hưởng, dài 1 milimet làm bằng vàng, điều đặc biệt của nó là nó có thể di chuyển. Sử dụng điện, các nhà khoa học có thể kiểm soát khoảng cách giữa cổng và điện cực. Bởi vì nó chỉ phản hồi lại một khoảng tín hiệu đầu vào hẹp, nó hữu ích trong việc lọc tần số - là sản phẩm hệ vi cơ điện tử đầu tiên
Phải đến năm 1979 MEMS mới gây được chú ý khi công ty Hewlett-Packard (HP) sử dụng kỹ thuật máy móc siêu nhỏ silicon để phát triển một máy in lỗ kim bơm mực để áp dụng công nghệ phun mực nhiệt. Lỗ kim bơm mực (nozzle) ấy có lẽ vẫn là ứng dụng thành công nhất của công nghệ cho đến tận ngày nay.
Công nghệ phun mực làm việc như sau: đầu tiên đun nóng nhanh chóng mực lên 100 độ C tạo nên những bong bóng đẩy mực ra, thông qua một lỗ kim (nozzle) đã được cơ học hoá (micro-machined), lên giấy. Khi bong bóng vỡ, nó tạo một lực hút hút thêm mực vào.
Bản thân lỗ kim (nozzle) không phải cơ học, không di chuyển. Nhưng kỹ thuật MEMS tạo nên nó, kích cỡ siêu nhỏ cho phép công ty HP tập hợp những lỗ kim ấy lại cho ra đời máy in mang lại cấu hình rõ nét.
Thập niên 1990 ngành công nghiệp MEMS khám phá ra ứng dụng thương mại lớn mới là cảm biến cho gia tốc, áp lực và định hướng, hữu ích trong các lĩnh vực công nghiệp, y tế và điện tử
Cảm biến túi khí ôtô
Lúc đầu cảm biến túi khí là một thiết bị cơ học. Căn bản là một quả bóng lăn trong ống, lớn, nặng, phức tạp và đắt đỏ tốn kém hàng trăm đôla
Năm 1991 công ty Analog Devices của Mỹ tạo ra cảm biến gia tốc MEMS thương mại đầu tiên bé hơn 1 centimet khối, chứa nhiều “ngón tay” cảm biến điện dung sâu khoảng 0.06 milimet. Những “ngón tay” ấy gắn lên một ‘mass’ di chuyển khi gia tốc xảy ra. Những “ngón tay” chạm thay đổi giá trị điện dung, khi đó sẽ được chip nhận biết và truyền tín hiệu thông báo cho ECU (engine control unit – đơn vị kiểm soát động cơ) tương ứng
Công ty Analog Devices đã đặt cảm biến gia tốc và các thiết bị điện tử theo kèm lên một duy nhất một chip bán dẫn ADXL-50
Chip có thể nhận biết gia tốc đột ngột lên đến 50 m/s2 chạy hoàn thiện và đáng tin cậy chi phí chế tạo chỉ có 5 đôla tiết kiệm hơn nhiều hệ thống cũ mất 20-100 đôla
Cảm biến gia tốc mới ấy là một trong những nguyên nhân túi khí nhanh chóng trở nên phổ biến.
Một chiếc xe ôtô được gắn hàng tá những thiết bị cảm biến xây dựng dựa trên MEMS (hệ vi cơ điện tử) bên trong hệ thống chống bó phanh ABS, hệ thống treo chủ động, hệ thống dẫn đường, hệ thống ngăn ngừa lật xe...
Chỉ riêng túi khí đã có hơn 60 triệu cảm biến dựa trên MEMS được chế tạo và bán ra.
Cảm biến áp suất trong y tế
Cảm biến áp suất là ứng dụng lớn tiếp theo của kỹ thuật MEMS được sử dụng để giám sát huyết áp trong bệnh viện, kết nối với một dây truyền tĩnh mạch của bệnh nhân.
Thời kỳ đầu, cảm biến huyết áp ngoại vi tốn hơn 600 đôla và cần phải được khử khuẩn và hiệu chuẩn lại cho mỗi lần tái sử dụng. Phiên bản MEMS ra mắt chỉ tốn 10 đôla chủ yếu cho chi phí lắp ráp – khiến nó trở thành thiết bị dùng một lần và đơn giản hoá công tác y tế.
Về mặt cơ học, thiết bị khá dễ hiểu, sử dụng kỹ thuật MEMS, ta nhồi silicon vào một màng mỏng, đóng vai trò như một màng ngăn.
Sau đó ta lấy 4 điện trở nhỏ bằng silicon đa tinh thể nhạy cảm với áp lực, còn gọi là piezoresistor và đặt chúng dọc theo hai đầu cạnh của màng ngăn.
màng ngăn khi ấy được treo lơ lửng trong một khoang chân không để tạo thành một cảm biến áp lực tuyệt đối.
Khi áp lực xảy ra, nó thay đổi cấu trúc vùng năng lượng electron của silicon và thay đổi trở kháng của tinh thể, ấy là nhận biết và tín hiệu truyền cho các bên liên quan.
Ngày nay, ngành công nghiệp cảm biến dựa trên MEMS trong lĩnh vực y tế được ước tính đáng giá hơn 6 tỷ đôla, trong đó cảm biến huyết áp đóng góp vai trò đáng kể
Cảm biến quán tính
Các nhà sản xuất sau rốt đã xây dựng cảm biến quán tính và thiết kế cảm biến gia tốc để tạo một loạt các cảm biến linh hoạt giá thành rẻ. Những cảm biến quán tính dựa trên MEMS hiện nay nằm trong tất cả các thiết bị điện tử thời thượng nhất
Ví dụ máy chơi game Nintendo Switch, bên trong máy và bộ điều khiển là các cảm biến quán tính siêu tiết kiệm điện với khả năng cảm biến con quay hồi chuyển và gia tốc kế - chiếc SH627 của công ty đa quốc gia Pháp-Ý STMicroelectronics
Hay ví dụ MEMS trong bàn phím switch quang học, khi những tấm gương siêu nhỏ được dùng để hướng đường đi tia sảng từ sợi quang này sang sợi quang khác.
Chế tạo MEMS
Ý tưởng cho phần lớn các công đoạn sản phẩm MEMS thương mại là sử dụng kỹ thuật mạch tích hợp năng suất cao – ví dụ quang khắc – để bổ sung hoặc loại bỏ các lớp trên một tấm nền phẳng (2D) cho đến khi ta có được hình thù 3D mong muốn
Nhưng như ta có thể tưởng tượng, có rất nhiều phương pháp và thích ứng trong ngành. Tuỳ công ty tìm giải pháp sản xuất phù hợp và tiết kiệm
Ví dụ chế tạo máy dùng điện hoá ECM, ban đầu được ra mắt là công nghệ sản xuất bảng điện PCB, ECM có thể tạo nên một MEMS bằng cách tuỳ chọn khắc kim loại bằng một đầu điện cực.
Các phương pháp chế tạo máy cơ học siêu nhỏ khác bao gồm khắc tia laze, khắc loại bỏ hạt mang điện và LIGA (Lithographie Galano-formung Abformung)
Cố nhiên các công ty muốn giảm giá thành chế tạo máy siêu nhỏ. Tuy nhiên quy trình đúc MEMS quy mô lớn chỉ là một phần của hệ sinh thái. Phần khác là thiết kế và các bước ra sản phẩm cuối
Thiết kế MEMS
Có thể thấy MEMS và mạch tích hợp có nhiều điểm chung. Nhưng hai cái chẳng liên quan gì đến nhau.
Thiết kế MEMS cần chuyên biệt và tinh vi. Ví dụ, lực ma sát mạnh hơn nhiều quán tính, hoặc các khoảng không dòng chảy nhỏ thì nhạy cảm hơn nhiều với các đập ngăn dung dịch, cần cải thiện. Một số sản phẩm khác, một số chip sinh học có thể dùng trường điện để đẩy cao điện kháng xung quanh con chip, chỉ thực hiện được bằng hiệu ứng thẩm thấu điện ở tầng siêu hiển vi.
Bên cạnh đó, có những triết lý khác nhau căn bản giữa thiết kế bán dẫn và cơ học. Dự án VLSI đã cách mạng hoá thiết kế bán dẫn thành cách tiếp cận xếp hình nhiều khối thành những thiết kế hệ thống lớn, có sẵn thư viện những mảnh ghép tiêu chuẩn riêng độc lập với sản phẩm, đảm bảo sản phẩm mới tiến bộ và dựa trên nền tảng sẵn, giống TSMC và các tiến trình mới của họ.
Thiết kế cơ học không có điều kiện như vậy, ngoại trừ đinh vít, chốt, ống nối và sơn của các nhà thầu phụ cung cấp dựa trên cân nặng, kích thước và hạn mức tiêu thụ điện năng của sản phẩm cụ thể
Đối tượng của dự án VLSI cũng chỉ làm một việc duy nhất – xử lý tín hiệu, thường là logic. Đối tượng cơ học, mặt khác, phải có cả chất lỏng, xoay trục, trượt, hoặc các tải phụ - bình thường là tất cả cùng một lúc – khiến thiết kế cơ học, trong đó có MEMS phải cực kỳ tuỳ chỉnh
Nhờ thế, có những công ty làm những bộ phần mềm CAD (computer aid design) và tự động thiết kế cho ngành công nghiệp MEMS. Ví dụ Coventorware và IntelliCAD đã giúp các nhà thiết kế MEMS nhiều trong việc am hiểu thiết kế hiển vi và cách hành xử điện cơ của nó.
Lắp ráp (package) MEMS
Được coi là khâu cuối và chèn chip vào sản phẩm hoàn thiện, lên đến 75-80% giá thành cảm biến dựa trên MEMS là cho khâu cuối này, trái ngược với mạch tích hợp.
Ví dụ cảm biến áp lực HVAC (máy sưởi và điều hoà), một cảm biến áp lực HVAC bình thường giá thành 20-30 đôla, phần lớn trả cho khấu lắp ráp cuối các ‘die’. Một ‘die’ thô chỉ tốn 50 xu mỗi miếng
Hiểu đơn giản thì một mạch tích hợp là hệ thống riêng rồi nên việc lắp ráp chỉ là phụ, chủ yếu để bảo vệ khỏi hư hỏng tiếp xúc bên ngoài, hầu hết chỉ cần đặt vào một khung nhựa hoặc gốm
MEMS mặt khác phải tương tác thân thiết với thế giới ngoài, không thể chỉ vứt một cảm biến áp lực MEMS lên một tấm nhựa cứng, nó sẽ nhận biết áp lực thế nào được?
Cho nên lắp ráp mỗi ‘die’ MEMS phải đặc thù tình huống cụ thể. Một cảm biến áp lực cần lắp khác với một dãy gương siêu nhỏ. Một MEMS điều hướng dòng chảy chất lỏng siêu nhỏ, khác với một bộ cần truyền động tĩnh điện... cho nên giá thành cao cho khâu lắp ráp
Vấn đề kinh tế
Nhớ lại Analog Devices là công ty bán dẫn lớn đầu tiên đầu tư vào MEMS với sản phẩm cảm biến gia tốc siêu nhỏ, bắt đầu nghiên cứu từ thập niên 1980 đặc biệt ngành công nghiệp cảm biến túi khí, xây dựng cơ sở sản xuất nội bộ để mở rộng quy mô, mà phải mất đến 9 năm để thành công, vì vấn đề giá thành.
Ngay từ đầu Analog Devices đã quảng bá sản phẩm của mình là có lợi thế giá đáng kể so với đối thủ. Cho nên khi Analog ký hợp đồng cảm biến xe ôtô đầu tiên với Siement cho sản phẩm MEMS, họ đã phải xây trong tình huống giá tự động giảm trong 6 năm từ 11 đôla mỗi đơn vị xuống 6 đôla. Analog làm vì họ nghĩ có thể cải thiện hiệu quả sản xuất. Giống ngành công nghiệp mạch tích hợp, tỷ lệ lỗi là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất cho giá sản xuất. Tỷ lệ không lỗi 10% tức là 9/10 sản phẩm MEMS làm ra không xài được. Gấp đôi tỷ lệ ấy là giảm nửa giá thành, nhưng không dễ đạt được, dẫn đến viễn cảnh bi quan và giá thị trường thì không phản ánh khoản đầu tư thực tế vào toàn bộ tiến trình: phát triển, sản xuất, lắp ráp và kiểm thử
Giá thành tăng hàng năm lên đến 3-5% mỗi quý đã ăn hết lợi nhuận và không khuyến khích được khả năng đầu tư vào công nghiệp MEMS
Ví dụ công nghệ vi động lực cho vệ tinh khối cỡ nhỏ hoặc các tấm gương LIDAR cho xe không người lái hoặc cảm biến cho Internet of Things...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét