ngày nay, châu Âu chỉ sản xuất và tiêu thụ chip bán dẫn số lượng ít: doanh nghiệp châu Âu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong ngành thiết kế, fab và lắp ráp bán dẫn
châu Âu có một số công ty thiết bị và chất hoá học hàng đầu thế giới: như ASML, STMicroelectronics và Infineon
thập niên 1960 người Nhật Bản đã làm được nhiều bóng bán dẫn hơn người Pháp
Khởi đầu
năm 1947 Bell Labs tạo ra bóng bán dẫn đầu tiên
nửa năm sau, năm 1948 hai nhà khoa học ở Paris ra mắt sản phẩm tương tự
thế chiến 2, Herbert Matare và Heinrich Welker nghiên cứu vật liệu bán dẫn để làm bộ tiếp nhận tín hiệu vô tuyến cho chương trình radar Đức: nỗ lực bám đuổi công nghệ của hệ thống radar phe Đồng Minh
Matare làm cho các phòng thí nghiệm ở Berlin của công ty Telefunken: khi chiến tranh sắp kết thúc, quân Liên Xô tiến sát thủ đô và phòng thí nghiệm buộc phải sơ tản về miền trung Đức - thiết bị bị bỏ lại
trong thế chiến, Welker làm ở trường đại học Munich nghiên cứu những đặc điểm điện của Germani độ thuần khiết cao: tháng 10 năm 1944 quân Đồng Minh ném bom phá huỷ phòng thí nghiệm
kết thúc thế chiến 2, Matare và Welker bị tái định cư về Pháp để tiếp tục nghiên cứu vật liệu bán dẫn ở Paris với tài trợ của công ty Westinghouse
Tạo ra bóng bán dẫn
nhiệm vụ đầu tiên là thành lập một dây chuyền sản xuất hàng loạt những mạch chỉnh lưu germani cho ngành viễn thông và quân sự
mạch chỉnh lưu là thiết bị điện chuyển đổi điện xoay chiều sang một chiều
trước khi chiến tranh kết thúc, Welker đã phát hiện và thí nghiệm một hiệu ứng điện: xây dựng một dụng cụ tạm [contraption] có 2 điện cực cách nhau chỉ 100 micromet, chạm một mảnh germani độ thuần khiết cao
họ phát hiện rằng nếu ta thay đổi điện áp ở một điện cực, ta có thể kiểm soát và khuếch đại điện trường ở điện cực kia: mặc dù 2 điện cực cách xa nhau - ngày nay, dụng cụ tạm ấy được gọi tên là bóng bán dẫn điểm tiếp xúc [point contact] ý tưởng rất giống sản phẩm Bell Labs phát triển năm 1947
sau khi Bell Labs công bố phát minh năm 1947, hai người nhận ra cái mình phát hiện được và đem khoe cho thư ký bộ bưu điện, điện thoại và điện báo Eugene Thomas thúc giục họ đăng ký bản quyền: đề nghị cái tên "bóng bán dẫn"
Thành công đầu tiên
tháng 5 năm 1948 Thomas tổ chức họp báo lớn tuyên bố phát minh bóng bán dẫn: giải thích ưu việt của bóng bán dẫn hơn ống chân không - biểu diễn ứng dụng cho những bộ tiếp nhận sóng vô tuyến chất lượng cao
bằng sáng chế được trao cho bóng bán dẫn ở cả Mỹ và Pháp lần lượt năm 1951 và 1952
cuối năm 1949 Westinghouse xây dựng một nhà máy ở Pháp đạt công suất hàng vạn bóng bán dẫn mỗi tháng để sử dụng cho mạch chỉnh lưu trong hệ thống điện thoại
nhưng sau đó vụ thả bom hạt nhân Hiroshima xảy ra và chính phủ Pháp quyết định tập trung nguồn lực để phát triển công nghệ hạt nhân: ngành viễn thông bị bỏ lại cho tư nhân
Heinrich Welker trở về Đức làm cho phòng thí nghiệm nghiên cứu phát triển Siemens: làm những công việc tiên phong mở đường cho đèn điốp phát quang - nghỉ hưu năm 1977 và mất năm 1981
Herbert Matare cũng trở về Đức khởi nghiệp một công ty sản xuất bán dẫn nhỏ Intermetall và sau này đã bán công ty: rồi ông di cư sang Malibu bang California nghỉ hưu - thập niên 1990 tiếp tục nghiên cứu bán dẫn và mất tháng 9 năm 2011
Thập niên 1950 mất mát
nỗ lực bán dẫn châu Âu thập niên 1950 xoay quanh nước Pháp: đầu thập kỷ này Tây Đức bị hạn chế công nghệ bởi quân Đồng Minh chiếm đóng
tuy nhiên, Pháp liên tục gặp khó với việc sản xuất: những bất ổn khó tiên đoán đã khiến những nhóm sản xuất đã cẩn trọng quay qua nghiên cứu trừu tượng và lý thuyết
Quây lại những bất ổn khó tiên đoán
ngành bán dẫn Mỹ đã quây lại [corral] bất ổn khó đoán [unpredictability] mới đầu này: mới đầu, kiến thức sản xuất bán dẫn đã nhanh chóng lan truyền khỏi Bell Labs ra một loạt các công ty
Bell Labs đã tổ chức những hội thảo học thuật mở để giải thích chi tiết kiến thức sản xuất và tự do trao bản quyền: phần vì những quy định chống độc quyền - công ty cũng có niềm tin vào phổ cập kiến thức
một phó chủ tịch công ty AT&T đã nói: "nếu sản phẩm này lớn như chúng ta nghĩ thì chúng ta cũng không thể giữ khư khư cho riêng mình... vì lợi ích của chúng ta để lan rộng nó. Nếu ta đúc [cast] bánh mỳ trên nước, đôi khi ta sẽ thu lại được miếng bánh bông lan thiên thần"
người tham dự và người nhận bản quyền có những công ty đương làm ống chân không và doanh nghiệp điện tử: nhiều người nhận bản quyền đã đóng góp những cải tiến mới riêng - có bóng bán dẫn tiếp diện [junction] và bóng bán dẫn khuếch tán [diffuse] của hãng Texas Instruments
thứ hai, các nhóm Mỹ thì liên ngành hơn các nhóm Pháp: ví dụ nhóm '8 kẻ phản bội' sáng lập bán dẫn Fairchild - ban đầu được William Shockley tuyển dụng
Shockley là một trong những nhà phát minh bóng bán dẫn thuở đầu ở Bell Labs và đã cố ý tuyển dụng một nhóm liên ngành: chỉ Robert Noyce có sơ yếu lý lịch chính thức được đào tạo bán dẫn - còn lại được học về vật lý, kỹ sư cơ học hoặc quang học
thứ ba, Shockley thúc giục các đồng sự tự tay xử lý những tiến trình công nghệ: để họ tự nhìn và nghĩ ra cách mới cải thiện sản xuất
ví dụ tiến sĩ Jean Hoerni gốc Thuỵ Sĩ là một trong '8 kẻ phản bội' học toán và vật lý, không phải kỹ sư điện: làm cho Shockley nên Jean có cơ hội thăm thú xưởng bán dẫn và quen thuộc với những tiến trình đang nhanh chóng tiến bộ của gia công bán dẫn
Jean thường xuyên vẽ ý tưởng vào sổ tay: ngày 1 tháng 12 năm 1957 ông vẽ ra ý tưởng mà sau này trở thành tiến trình phẳng - sau đó Jean mang ý tưởng ấy cùng đến Fairchild giúp hãng sản xuất những bóng bán dẫn đáng tin cậy ở quy mô lớn
Chương trình hợp tác
lý do nữa Pháp xoay sang lý thuyết trừu tượng là vì thiếu những dự án hợp tác doanh nghiệp với chính phủ để mang nền tảng lý thuyết ra thị trường
nhà vật lý Pierre Aigrain (ảnh dưới: người thứ 3 nghiêng đầu sang phải) là một người bảo trợ không chính thức cho chương trình nghiên cứu bán dẫn Pháp: học ở Mỹ và trở về Paris thành lập phòng thí nghiệm vật lý thể rắn ở trường đại học Ecole Normale Superieure
Pierre quan tâm đến nhiều thứ nhưng không có công nghiệp: ông đào tạo một thế hệ những nghiên cứu sinh bán dẫn - phần lớn tiếp tục làm mảng lý thuyết
mặt khắc, doanh nghiệp Pháp đầu tư dưới mức vào nghiên cứu phát triển: khảo sát 34 công ty Pháp từ năm 1880 đến 1940 cho thấy dưới một phần tư công ty có phòng thí nghiệm nghiên cứu phát triển nội bộ
ngành điện tử Pháp tiếp tục sử dụng công nghệ ống chân không lỗi thời nhưng quen thuộc: trang bị bóng bán dẫn cho những đài vô tuyến Pháp đã không phổ biến trước năm 1958 - quá muộn
Pháp thất bại
năm 1957 đến 1958 Pháp nếm trải một loạt khủng hoảng kinh tế và chính trị: phần vì chiến tranh Algerie
bất ổn khiến bộ trưởng tài chính Antoine Pinay thực hiện loạt chính sách thắt lưng buộc bụng: ngành bóng bán dẫn Pháp bấy giờ phụ thuộc 90% vào chính phủ - có những chương trình đang chờ duyệt để bán những bộ tivi được trang bị bóng bán dẫn
không được chính phủ đầu tư vào linh kiện điện tử làm-bởi-người-Pháp nên những công ty điện tử tiêu dùng đã tìm đến hàng nhập khẩu: nhưng bấy giờ đồng tiền franc mất giá - mất biên lợi nhuận và mất triển vọng đầu tư tương lai - cái vòng luẩn quẩn
cuối thập niên 1950 ngành bán dẫn Pháp đã mất lợi thế tiên phong nghiên cứu lúc đầu: tụt sau Nhật Bản và cả những đối thủ cùng châu lục khác
Thập niên 1960 mất mát
thập niên 1960 nổi lên mạch tích hợp: đồng phát minh năm 1958 bởi Texas Instruments và bán dẫn Fairchild
trước đó, các kỹ sư phải tỉ mỉ chế tạo và tối ưu một thiết kế mạch rời, thì mạch tích hợp là một hộp đen mà tất cả quyết định đã được làm xong: đây là lúc quân đội Mỹ đóng vai trò quan trọng cho định hướng ngành bán dẫn Mỹ - thập niên 1960 quân đội Mỹ mua nửa tổng công suất của ngành bán dẫn
tên lửa xuyên lục địa Minuteman II phóng năm 1962 cần những máy tính dẫn đường mạnh mẽ hơn: đã tìm mua mạch tích hợp
rồi chương trình Apollo: từ năm 1961 đến 1965 là khách mua mạch tích hợp lớn nhất - con số vẫn tranh cãi giữa các nguồn tin
nhu cầu quân sự Mỹ thuở đầu ấy đã tạo đà ảnh hưởng lớn cho định hướng của ngành: quân đội muốn thiết bị nhỏ hơn, tiết kiệm điện hơn và, quan trọng nhất, đáng tin cậy - để doanh nghiệp bán dẫn Mỹ phát triển và rèn rũa kỹ thuật cho những thiết bị ấy
Nhu cầu tiêu thụ ở châu Âu
thập niên 1960 nhu cầu bán dẫn từ mảng tiêu dùng, thay vì chính phủ hay quân đội: năm 1960 quân đội chiếm nửa thị trường bán dẫn Mỹ trong khi năm 1963 chiếm 29% ở Pháp và chỉ 8% ở cả Tây Đức và Ý
năm 1963 khách tiêu dùng chiếm 56% nhu cầu bán dẫn Tây Đức, 35% ở Pháp và nửa ở Ý trong khi năm 1960 chỉ chiếm 5% ở Mỹ
thị trường tiêu dùng sẽ khắt khe về giá bán hơn là chính phủ hay quân đội mua sắm: công ty như Philips và Siemens đã tích hợp dọc và coi bán dẫn là một phần trong cỗ máy thành phẩm, thay vì chỉ là một sản phẩm đầu ra riêng - cho nên tập trung vào những cải thiện mang tính cách mạng cho những công nghệ bóng bán dẫn nội bộ
bóng bán dẫn khuếch tán sau-hợp-kim của hãng Philips đã cải thiện bóng bán dẫn chuyển tiếp hợp kim germani: sản phẩm bóng bán dẫn khuếch tán sau-hợp-kim phải được sản xuất lẻ và bị hạn chế kỹ thuật về hiệu năng - nhưng rẻ
Philips và Siemens nghĩ rằng silic chỉ thích hợp cho ứng dụng nhiệt độ cao: như linh kiện bán dẫn điện lực - cho nên họ chỉ cải thiện bóng bán dẫn germani
ở Mỹ, ngành bán dẫn đầy rẫy những công ty khởi nghiệp và chia tách [spin off]: bán dẫn Shockley, Fairchild, Intel và AMD làm ra bán dẫn là sản phẩm đầu cuối
Fairchild bắt đầu sản xuất hàng loạt những bóng bán dẫn phẳng silic, sản phẩm mới đã làm lạc hậu toàn bộ mảng bóng bán dẫn chuyển tiếp hợp kim
Nhật Bản đuổi kịp
châu Âu vẫn có ý tưởng: chỉ là không đuổi kịp - Nhật Bản bắt đầu ở vị thế tương tự Pháp và Đức nhưng ngành điện tử tiêu dùng đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ bóng bán dẫn để bắt kịp
đài vô tuyến bóng bán dẫn của hãng Sony đã tăng trưởng nhờ nhu cầu nội địa: thập niên 1950 và 1960 chính phủ Nhật Bản khuyến khích phổ biến đài phát thanh và truyền hình - giữa thập niên 1960 thì 85% hộ gia đình có một chiếc tivi với 1239 kênh truyền hình
chính phủ cũng bảo hộ ngành công nghiệp nội địa: tập hợp những doanh nghiệp lớn nhỏ - khỏi hàng nhập khẩu - để gây dựng năng lực sản xuất bán dẫn
năm 1955 sản xuất bán dẫn quy mô lớn đã bắt đầu và tăng 125 lần trong nửa cuối thập niên 1950 - đến năm 1962 đã sánh ngang quy mô Mỹ - những sản phẩm như tivi màu và đài phát thanh trang bị bóng bán dẫn đã được thị trường quốc tế đón nhận nhiệt liệt
các công ty Nhật Bản ký những hợp đồng bản quyền với các công ty nước ngoài: hơn 250 hiệp ước như thế ký từ năm 1952 đến 1968 - nhanh chóng thành thạo những cuộc sát nhập
giữa thập niên 1960 Nhật Bản đã sản xuất những cải tiến riêng cho những hợp tác sát nhập trên: đánh dấu cho cuộc chuyển giao công nghệ thành công
thập niên 1960 Pháp và các nước châu Âu cũng có những công ty như IBM và Texas Instruments xây dựng nhà máy ở châu Âu nhưng chuyển giao công nghệ thành công thì không xảy ra: có thể vì xu hướng chuyển dịch lao động bị hạn chế ở châu Âu - hoặc vì châu Âu không đề nghị
Pháp lựa chọn
năm 1961 chính phủ Pháp lập ra một kế hoạch hỗ trợ ngành máy tính và máy điện toán nội địa: nỗ lực đã khiến ngành máy điện toán Pháp 'quay xe' chống lại ngành bán dẫn non trẻ của chính nước Pháp - khi ngành bán dẫn nỗ lực xin nhà nước hỗ trợ, họ bị ngành máy điện toán quở trách, nói rằng không thấy linh kiện bán dẫn Pháp đủ sức cạnh tranh cả số lượng hay chất lượng
năm 1966 Pháp mở chương trình phát triển máy tính "kế hoạch Calcul" để phản ứng những yếu tố bên ngoài: IBM thống trị thị phần máy điện toán châu Âu
năm 1963 chính phủ Mỹ từ chối thương vụ bán máy điện toán cho uỷ ban năng lượng nguyên tử Pháp
năm 1964 General Electric định mua lại công ty Cie. des Machines Bull chế tạo máy điện toán nhưng bị chính phủ Pháp chặn thương vụ sát nhập
kế hoạch Calcul tìm cách có một máy điện toán quốc gia càng sớm càng tốt: mục tiêu chính ấy đã đẩy ngành bán dẫn nội địa Pháp về thứ yếu - và toi
Tất cả là tại quy mô sản xuất
khoảng cách bán dẫn của Pháp thì không liên đới gì đến những cải cách đột phá: giữa thập niên 1960 vẫn sớm và mạch tích hợp mới được phát minh gần 10 năm
các hãng gia công chip Pháp không thể tăng được quy mô gia công đủ lớn để bắt kịp khả năng cắt giảm chi phí quyết liệt của các đối thủ nước ngoài: năm 1964 Fairchild của Bob Noyce bán mạch tích hợp với giá thấp hơn mạch lẻ [discrete] tương đương những điốp, bóng bán dẫn và kháng trở - giá bán thấp hơn giá thành nhưng Noyce đặt cược rằng giảm giá bán sẽ kích thích nhu cầu thị trường và Fairchild sẽ tìm cách cân bằng số sách kế toán sau
năm 1965 Fairchild nhận một đơn hàng nửa triệu mạch tích hợp
năm 1966 hãng chế tạo máy điện toán Burroughs mua 20 triệu mạch tích hợp Fairchild
những hãng bán dẫn châu Âu vẫn hoạt động ở thị trường ngách như mạch tín hiệu tuần tự [analog]: cuối thập niên 1960 Philips phát triển một mạch tích hợp tiếp nhận tín hiệu tuần tự cho tivi - Philips và Siemens tiếp tục lớn mạnh trên thị trường ngách tín hiệu tuần tự
Thập niên 1970 bước ngoặt
năm 1971 Intel thúc giục kỷ nguyên mới nhanh chóng tăng độ phức tạp: ra mắt vi xử lý đầu tiên Intel 4004 thiết kế bởi Federico Faggin người Mỹ nhập cư từ Ý
trước đó, hoạt động logic và toán được xử lý bởi chip lẻ [discrete] chế tạo chuyên biệt cho mục đích cụ thể ấy: kiểu như mỗi lần lắp ráp một chiếc ôtô thì lại phải tái phát minh ra động cơ - vi xử lý sẽ củng cố những chức năng ấy vào một đóng gói [package] có thể hoán đổi [swappable] lấy dữ liệu đầu vào từ bộ nhớ, chạy câu lệnh lên những dữ liệu đầu vào và gửi đầu ra cho bộ nhớ
nhanh chóng, vi xử lý đã tăng trưởng số câu lệnh mà vi xử lý có thể xử lý: bằng cách nhét hàng vạn bóng bán dẫn lên một chip - độ phức tạp càng tăng vì Intel thúc đẩy hiện thực hoá luật Moore
kỷ nguyên mới của những hệ thông quy mô lớn [LSI - large scale system] khiến bất cứ ai muốn thâm nhập thị phần sẽ phải đầu tư nguồn lực đáng kể chỉ để tung toé lên [splash] thôi: ngành bán dẫn đã trưởng thành
Nhu cầu ở châu Âu
năm 1969 máy điện toán đã vượt nhu cầu chính phủ và quân đội để trở thành động lực cầu lớn nhất: mua 44% thị trường mạch tích hợp Mỹ
nhu cầu bán dẫn máy điện toán sẽ khác cho tên lửa, đồng hồ điện tử, tivi và đài phát thanh: cần hiệu năng cao
nhược điểm lớn của châu Âu không chỉ thiếu những năng lực sản xuất để làm những thiết bị LSI hiệu năng cao mà còn thiếu đầu ra cho sản phẩm: những công ty máy tính châu Âu nhỏ hơn Mỹ nhiều - Mỹ có IBM
khách quen khác của ngành bán dẫn là quân đội, viễn thông và điện tử tiêu dùng thì không thể sộp bằng: nhu cầu quân sự và điện tử hàng không châu Âu thì thấp, cụ thể Tây Đức - và thường ưa chuộng một tập hợp nhỏ những doanh nghiệp lớn đã thành danh, sẽ không đếm xỉa đến những công nghệ đột phá
thị trường viễn thông thì nhu cầu bị xé lẻ vì mỗi hãng viễn thông lớn lại làm đồ riêng
chỉ còn những công ty điện tử tiêu dùng như Philips và Siemens mua đồ bán dẫn: chip không nhất thiết phải công nghệ mũi nhọn
Nhật Bản lại bám đuổi
sau điểm xuất phát mạnh thập niên 1950 và 1960 ngành bán dẫn Nhật Bản cũng tụt hậu lại Mỹ với những hệ thống LSI
năm 1974 sản lượng mạch tích hợp Nhật Bản chỉ đáng giá 560 triệu đôla trong khi Mỹ là 2.1 tỷ đôla
năm 1978 Nhật Bản chiếm 20% thị phần mạch tích hợp toàn cầu trong khi Mỹ chiếm 74% và châu Âu chỉ được 6%
năm 1976 bộ ngoại thương và công nghiệp [MITI - ministry of international trade and industry] đã tái cơ cấu ngành máy tính nội địa và tổ chức dự án tích hợp quy mô rất lớn [VLSI - very large scale integration] bơm hàng trăm triệu đôla vào đoàn kết các hãng chế tạo máy tính Nhật Bản hợp tác phát triển công nghệ VLSI thế hệ mới: mục tiêu sản xuất một máy điện toán một chip trước hãng IBM
dự án không giúp Nhật Bản sản xuất được chiếc máy tính một chip nhưng cũng giúp các hãng bán dẫn Nhật Bản rèn rũa những kỹ thuật cần thiết để nhét hàng vạn bóng bán dẫn lên một chip: đẩy Nhật Bản lên vị thế dẫn đầu cả thế hệ - cùng với vốn đầu tư từ những ngân hàng có quan hệ và lựa chọn kỹ thuật ngẫu nhiên CMOS thay vì NMOS thì dự án VLSI đã tái sinh ngành sản xuất và thiết bị bán dẫn Nhật Bản
Tây Đức
chính sách công nghiệp Tây Đức khác với những đồng sự châu lục là định hướng thị trường và phi tập trung [decentralize] hơn: ngoại trừ một số ngoại lệ thì chính phủ Tây Đức không can thiệp thị trường - mảng công nghệ được cậy vào những hãng cao cấp [flagship] như Siemens tiên phong kỹ sư năng lượng và thiết bị viễn thông, và AEG công ty điện lực lớn trên thế giới
năm 1972 Siemens và AEG chiếm lần lượt 26 và 12% thị phần nội địa Tây Đức nhưng thua người Mỹ đáng kể: bản thân Siemens ước tính cuối thập niên 1960 là bị người Mỹ bỏ lại một thập kỷ - khoảng cách càng bị LSI và VLSI nới rộng
chính phủ Tây Đức có nhấn mạnh vào mảng vi điện tử: dự toán ngân sách 1.4 tỷ đôla từ năm 1974 đến 1979 dành riêng cho tiến bộ ngành bán dẫn nội địa - nhưng từ năm 1974 đến 1981 Siemens nhận 1.3 tỷ đôla và AEG nhận 0.4 tỷ đôla
quá phụ thuộc vào nhóm nhỏ doanh nghiệp lớn đã gây khó chịu: Siemens đặc biệt bảo thủ, đầu tư vào trái phiếu thay vì công nghệ, đã bị chế giễu là "một ngân hàng có phòng điện tử kèm theo"
đầu thập niên 1970 mảng điện tử tiêu dùng AEG mất khả năng cạnh tranh và nửa cuối thập niên 1970 AEG thua lỗ: năm 1974 lỗ 664 triệu mark Đức và năm 1979 lỗ 968 triệu mark Đức
công đoàn, các ngân hàng và chính phủ đã buộc AEG bán cho công ty Thomson Brandt ở Pháp và bị chia rẽ
thập niên 1970 Tây Đức là thị trường bán dẫn lớn nhất châu Âu: năm 1978 thị phần nội địa của Siemens tụt từ 26% còn 21% và của AEG từ 12% còn 9%
Thập niên 1980
đồ bán dẫn hiệu năng cao vẫn được chế tạo ở châu Âu và có một số hãng chế tạo bán dẫn lớn: nhưng khó tìm được công ty nào thách thức được người Mỹ
một thập kỷ khuyến khích các nhà làm chip nước ngoài trong thập niên 1970 để vượt hàng rào thuế quan và xây dựng nhà máy ở châu Âu đã chỉ tạo thêm áp lực cho những công ty nội như Siemens hay Philips
các nhà làm chính sách bắt đầu lo lắng về ngành công nghệ thông tin nước nhà: thập niên 1980 châu Âu bị thâm hụt thương mại công nghệ thông tin lớn và tăng - năm 1980 thâm hụt 4.1 tỷ đôla và năm 1985 gần 7 tỷ đôla
năm 1985 Siemens là hãng duy nhất lọt top 10 doanh nghiệp sản xuất mảng phần tử logic [gate array] và không doanh nghiệp châu Âu nào trong số 10 công ty làm công nghệ CMOS silic
thâm hụt ấy cũng phần vì các công ty công nghệ châu Âu có khuynh hướng ký kết liên minh công nghệ với người Mỹ: ví dụ Ericsson của Thuỵ Điển sở hữu công ty con Radioindustrins Fabriksaktiebolag sản xuất đài vô tuyến tín hiệu tuần tự và đồ viễn thông - thế mạnh cũ của châu Âu
thập niên 1970 RIFA ký hợp đồng liên minh với National Semiconductor và thập niên 1980 RIFA chuyển sang GEC-Plessey, AMD và sau rốt Texas Instruments
sau rốt, những hợp đồng liên minh đã giúp Ericsson xây dựng một xưởng fab châu Âu hiếm hoi ở Kista phía bắc Stockholm
rồi Philips mua Signetics và hợp tác với AMD, RCA và Texas Instruments
Siemens ký liên minh với Intel, Toshiba và Fujitsu
chỉ 25% số công ty công nghệ thông tin châu Âu ký hợp đồng liên minh với một công ty châu Âu khác
Tài trợ nghiên cứu phát triển quốc gia
thập niên 1960 và 1970 tiền chi xây dựng và tài trợ những "nhà vô địch quốc gia" không được tiết lộ, các nhà làm chính sách châu Âu đã quay xe
năm 1982 tổng thống Francois Mitterrand đưa ra kế hoạch vi điện tử 5 năm sẽ chi 4.5 tỷ franc một năm để nghiên cứu phát triển chip, gây dựng mối quan hệ giữa ngành công nghiệp và trường đại học, và tài trợ thua lỗ của các doanh nghiệp Pháp: mục tiêu giành lại thị phần nội địa máy điện toán nhỏ và những công cụ gia công bán dẫn - như người ta nói "một dự chi lớn, nhưng độc lập thì phải trả giá"
họ không rõ rằng dự chi sẽ cần lớn đến đâu: tài trợ Pháp có thu hút đầu tư mới - nhưng chẳng đáng gì so với sức mạnh kinh tế của người Mỹ và Nhật Bản
năm 1984 đầu tư bán dẫn của các công ty Pháp chỉ bằng 1.4% tổng số toàn cầu: không chỉ gặp vấn đề nhân lực và công nghệ mà còn liên tục thiếu vốn
năm 1984 chính phủ Tây Đức mở chương trình nghiên cứu phát triển bán dẫn: trao 1 tỷ mark Đức trong 4 năm để hỗ trợ nhiều dự án - nổi bật là 'siêu dự án' [mega projekt] nỗ lực liên doanh Tây Đức với chính phủ Hà Lan sẽ giúp Siemens và Philips phát triển một DRAM 4 megabit và SRAM 1 megabit năm 1988
'siêu dự án' được ca ngợi là "cơ hội cuối cùng của châu Âu... chống lại xâm lược chip Nhật Bản" - bấy giờ Toshiba và phần còn lại của Nhật Bản đã vượt trước ít nhất 3 năm
tháng 3 năm 1987 Siemens ra mắt chip 4 megabit được hoan nghênh nhiệt liệt là nỗ lực hợp tác giữa các nhà khoa học và nhà công nghiệp châu Âu đã, sau rốt, có kết quả: nhưng bất lợi là, một, Siemens phải mua bản quyền DRAM 1 megabit từ Toshiba
Philips cũng tự dự phòng [hedge] - hợp tác với Matsushita cho sản phẩm SRAM 1 megabit
hai là lĩnh vực tiến bộ quá nhanh: tháng 3 năm 1987 NTT của Nhật Bản đã ra mắt chip DRAM 16 megabit và Samsung của Hàn Quốc cũng tăng quy mô gia công
năm 1989 siêu dự án đã đổi tên thành chương trình silic dưới kích thước micromet hợp tác châu Âu [JESSI - joint Europe submicron silicon initiative] là hiệp hội [consortium] phát triển DRAM 16 megabit và chip tuỳ chọn [custom] tiên tiến: chương trình JESSI hoạt động thêm 7 năm - gặp nhiều vấn đề
năm 1990 Philips rút lui hoàn toàn khỏi thị trường bộ nhớ vì khó khăn tài chính và ICL của Anh bị đá sau khi đa số cổ phần bị Fujitsu mua lại
rồi Siemens chơi lớn làm bán dẫn châu Âu trầm trồ: ký hợp đồng liên minh với IBM và từ bỏ kế hoạch linh kiện bộ nhớ 16 megabit
qua các năm, dự toán cho JESSI càng đắt đỏ đã cản trở hoạt động, bất chấp vụ hợp tác đã được thai nghén và công bố với SEMATECH [semiconductor manufacture technology] của Mỹ năm 1991
tài trợ nghiên cứu phát triển vi điện tử ở Bỉ đã dẫn đến thành lập trung tâm vi điện tử liên trường đại học [IMEC - interuniversity microelectronics centre]
thập niên 1980 những trách nhiệm đặt mục tiêu chính sách đã bắt đầu di chuyển từ từng nước riêng sang liên minh châu Âu
Cạnh tranh gia tăng
năm 1979 các nhà sản xuất châu Âu chiếm 16% sản lượng bán dẫn thế giới thì năm 1985 còn 12% và năm 1991 chỉ còn 10%
năm 1991 các công ty châu Âu chiếm chưa đến 30% thị trường nội địa
thập niên 1990 rào cản kỹ thuật và tài chính để khởi nghiệp bán dẫn đã cao vọt và tiếp tục tăng: bấy giờ một xưởng fab bộ nhớ 250 nanomet đã tốn 1-2 tỷ đôla Mỹ trả trước - cạnh tranh càng lớn vì những TSMC, Chartered Semiconductor và Samsung ở gần chuỗi cung điện tử châu Á
TSMC tiên phong mô hình xưởng độc lập đã mở khoả ngành thuê ngoài [outsource] gia công bán dẫn: càng nhiều công ty không xưởng [fabless] mua dịch vụ TSMC thì TSMC càng tích luỹ được thêm quy mô
các doanh nghiệp Hàn Quốc thì được các chaebol đỡ đầu chi trả những khoản lỗ thuở đầu của mảng bán dẫn
các doanh nghiệp châu Âu mất mảng điện tử tiêu dùng về tay các doanh nghiệp châu Á, chi tiêu quân sự và chính phủ sụt giảm sau khi Liên Xô tan rã, và điện toán vẫn của các doanh nghiệp Mỹ: vị thế của châu Âu vẫn duy trì khoẻ ở mảng công nghiệp, viễn thông và xe hơi - nhưng không chiếm được đa số thị trường
Kết
cuối thập niên 1940 Mỹ và châu Âu phát hiện công nghệ bóng bán dẫn nhưng thập niên 1950 châu Âu tụt hậu sau người Mỹ
thập niên 1960 quân đội Mỹ đẩy mạnh chi mua bán dẫn đã đẩy tới tiến trình công nghệ: gây dựng quy mô và năng lực cần thiết để giành thị phần - hơn nữa, chi tiêu quân sự Mỹ là mua từ những công ty tách ra [spin off] và khởi nghiệp sáng tạo, thay vì những tập đoàn tích hợp dọc cũ
thập niên 1970 năng lực bán dẫn đã bắt đầu sinh lãi kép: chính sách châu Âu tập trung phát triển những máy điện toán lớn để xứng tầm với IBM - sai lầm khi coi nhẹ bán dẫn tiên tiến, không nghĩ ấy là tập trung tương lai - Nhật Bản không coi thường bán dẫn
thập niên 1980 và 1990 bất chấp những thành công nghiên cứu phát triển, xu hướng thuê ngoài gia công bán dẫn và tăng trưởng của chuỗi cung châu Á đã làm căng cạnh tranh thị trường, đẩy những nhà sản xuất châu Âu về những thị trường chuyên biệt [specialty]
năm 2021 châu Âu tuyên bố đạo luật chip bán dẫn trị giá 47 tỷ đôla Mỹ kế hoạch xây dựng "tự chủ chiến lược" bằng cách tăng tham dự của châu Âu vào fab chip cao cấp: mục tiêu nhân đôi thị phần của châu Âu trong sản xuất bán dẫn từ 10% hiện tại lên thành 20% - thị phần 10% đã bền vững từ năm 1990 đến nay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét