Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Hàn Quốc và vấn đề tham nhũng

một trong những thế mạnh kinh tế lớn nhất Hàn Quốc cũng là một trong những điểm yếu kinh tế lớn nhất
nền kinh tế quốc gia được định nghĩa bởi một loạt các tập đoàn kinh doanh khổng lồ có những cái tên quá quen thuộc như Samsung, Hyundai và LG
những nhóm này truyền lực nền kinh tế xuất khẩu và len lỏi vào cuộc sống hằng ngày của nhân dân
họ cũng thao túng nền kinh tế Hàn Quốc để đoạt lợi thế riêng và chi trả hàng triệu đôla để duy trì quan hệ thân mật với những cấp quyền lực cao nhất Hàn Quốc

Ra đời chaebol
tham nhũng ở Hàn Quốc có từ trước kỷ nguyên hiện đại
nhà nước thuộc địa Nhật Bản và nền kinh tế nông nghiệp cũng khá tham nhũng và bất bình đẳng
những địa chủ lớn kiếm được tất cả thu nhập và lạnh lùng bóc lột những người nông dân
chính quyền ấy kết thúc nhờ thế chiến 2
tuy nhiên phần lớn di sản được truyền lại cho chính phủ Hàn Quốc mới, rơi vào vòng ảnh hưởng của phương Tây
tổng thống đầu tiên Lý Thừa Vãn cũng là tổng thống thứ 3 của Hàn Quốc - do đó là một kẻ cứng nhắc chống cộng
trước hết, ông Lý thực hiện một loạt cuộc thảm sát chống lại những kẻ tình nghi là cộng sản, đã dẫn đến 10 vạn người chết
thảm sát liên đoàn Bodo năm 1950 là đặc biệt độc ác
thứ hai, ông Lý Thừa Vãn tạo nên các tập đoàn chaebol vì cần gây quỹ cho chiến tranh liên Triều
bắt đầu từ năm 1946 và đỉnh điểm thập niên 1950 chính phủ ông Lý đã rao bán nhiều tài sản đã tịch thu được từ nhà nước Nhật Bản cũ cùng với một số chủ thể sở hữu nhà nước đáng tự hào khác
giá bán để tư hữu hoá những tài sản công này được quyết định thông qua đàm phán riêng chứ không phải đấu giá công khai - một vụ cướp nếu đánh giá theo bất cứ tiêu chuẩn đầu tư nào
công ty đáng giá như công ty bia Tongyang ngày nay là hãng bia OB Oriental Brewery, công ty dệt Daeham, công ty xi măng Tongyang là trái tim của tập đoàn Tongyang
giống như các tập đoàn công nghiệp và tài chính zaibatsu của Nhật Bản thì những ai thâu tóm những tài sản lớn này, sau rốt, đã trở thành những tập đoàn chaebol

Tư bản thân hữu
năm 1961 ông Phác Chính Hy dẫn dắt một vụ đảo chính quân sự chấm dứt đệ nhị cộng hoà
ngay sau khi đảo chính, Park bắt giữ những người đứng đầu các chaebol dựa theo tội danh đã tích luỹ tài sản theo cách tham nhũng (loạt ảnh dưới: biểu tình phản đối Park đảo chính)
sớm sau đó, chính phủ đã đàm phán một thoả thuận chủ nghĩa tư bản thân hữu với các chaebol
Park muốn bắt chước tiến trình công nghiệp hoá của Nhật Bản và tìm kiếm trợ giúp của các công ty
các chaebol sẽ ủng hộ chính sách của Park trong thay thế nhập khẩu và sau đó, xuất khẩu
chính phủ Hàn Quốc sẽ, đổi lại, cho các chaebol vay ưu đãi những khoản vay ngoại hối với lãi suất thấp hơn thị trường, để chaebol mua được công nghệ nước ngoài và phát triển được công suất sản xuất trong những ngành công nghiệp ấy
chưa hết, chaebol cũng sẽ góp tiền gây quỹ cho chiến dịch bầu cử tổng thống 200 triệu đôla sắp tới của Park - số quỹ dưới dạng hoa hồng cho vay 10-15% - có thể coi là đút lót
các công ty nhận thấy cách tốt nhất để được rót vốn lãi suất thấp [giá rẻ] và làm giàu là đánh bạn với ngài tổng thống
ví dụ ông Phác Chính Hy duy trì thân giao với sáng lập Trịnh Chu Vĩnh của Hyundai và sáng lập Kim Woo Choong của Daewoo
tiền đút lót cũng tăng lên theo năm tháng
tính theo thời giá năm 1990 thì 5 chaebol hàng đầu đã góp hơn 800 triệu won hằng năm cho chính phủ Park trước năm 1972
sau năm 1972 tiền đút lót hằng năm là 1.5 tỷ won (ảnh trên: Ly Miêng Pắc ngồi giữa là người đứng đầu hội sinh viên trường đại học Hàn Quốc, bị bắt tù cùng các đồng môn tham gia biểu tình)

Phát triển
trong hơn 20 năm, chính phủ và các chaebol đã vận hành xã hội Hàn Quốc với tư cách là những người ra quyết định
các công ty gây quỹ những chiến dịch chính trị của chính phủ và thoả mãn vai trò xã hội của nó [chính phủ - chaebol] trong tăng trưởng kinh tế
chính phủ, đổi lại, trao cho các chaebol đặc quyền và dùng vũ lực để áp đặt những chi phí của những sự quá mức của chaebol lên xã hội bên ngoài
ví dụ năm 1971 các chaebol lâm vào nợ nần và yêu cầu được giải cứu tài chính
chính phủ Hàn Quốc chuyển đổi tất cả các khoản vay thị trường tư nhân của chaebol thành những khoản vay công 5 năm và đóng băng lãi suất cho vay tư nhân
các chủ nợ nhỏ [người gửi tiền] bị lừa vì lãi suất công khai danh nghĩa cho những khoản vay công như thế không vượt quá được lạm phát
thập niên 1980 Hàn Quốc lâm vào hỗn loạn và độc tài quân phiệt dần dà tuột mất thế độc quyền quyền lực
mối quan hệ đối tác bắt đầu rung lắc vì cán cân quyền lực bắt đầu chuyển dịch

Quyền lực của chaebol
giữa thập niên 1980 tình hình biến chuyển có lợi cho chaebol
50 chaebol hàng đầu chiếm gần 20% GDP và 45% sản lượng khai khoáng/sản xuất
10 chaebol hàng đầu sở hữu trung bình 8.6 doanh nghiệp sản xuất - tổng cộng 20 đến 40 doanh nghiệp
chiến lược xoay quanh chaebol của Hàn Quốc đã bóp nghẹt khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa
từ năm 1966 đến 1976 số công ty sản xuất ở Hàn Quốc tăng trưởng chỉ 10% nhưng kích cỡ bùng nổ 176%
so với Đài Loan theo đuổi một mối quan hệ nhà nước-doanh nghiệp ít thân mật hơn với các tinh hoa tập đoàn và cũng không chịu chiến tranh, số công ty sản xuất tăng 150% và kích cỡ chỉ tăng 29% trong cùng thời kỳ
mất cân bằng lớn giữa chaebol và phần còn lại của Hàn Quốc đã bắt đầu trở thành vấn đề
người dân Hàn Quốc không chấp nhận quyền lực quá mức của những nhóm doanh nghiệp lớn này
người dân giàu lên và họ muốn lương cao hơn, quy định môi trường và điều kiện làm việc tốt hơn và điều kiện sống tốt hơn
chính phủ, hiện tại, dân chủ hơn, phải phản ứng, chuyển đổi từ bên lập trường ủng hộ sang bên lập trường luật hoá

Tham nhũng trong gây quỹ
vấn đề là những lãnh đạo chính phủ vẫn cần đóng góp tài chính của chaebol để duy trì quyền lực
ai nắm quyền cũng thế
ông Phác Chính Hy bị ám sát và một lãnh đạo quân sự khác là Chun Doo-whan lên lãnh đạo Hàn Quốc
dưới thời chính quyền mới, chaebol tiếp tục góp 15-25 tỷ won cho những chiến dịch chính trị cấp cao và 21-25 tỷ won cho chính quyền tiếp nối của tổng thống Lư Thái Ngư [Roh Tae-woo]
thoả thuận tham nhũng này giữa chính phủ Hàn Quốc và doanh nghiệp tiến triển như thế một phần bởi vì các đảng chính trị của Hàn Quốc khá yếu ớt
trong kỷ nguyên độc tài quân phiệt, các đảng phục vụ như những vỏ bọc đơn giản cho các ứng viên
người dân bầu cho đảng đơn thuần vì họ muốn bầu cho ứng viên
năm 1987 Hàn Quốc dân chủ hoá, lần đầu tiên tổ chức những cuộc bầu cử tự do và cởi mở
sau nhiều năm dưới độc tài quân phiệt, đã không kịp phát triển những thói quen vận động chính trị thích hợp
không có hệ thống tài chính thẳng thắn, các đảng và ứng viên đói tiền và khiến họ dễ 'tham nhũng' nghĩa là chaebol vẫn có thể đàm phán để được chính phủ viện trợ dưới hình thức: dễ tiếp cận vốn, quy định ưu tiên và bảo hộ cạnh tranh

Khủng hoảng tài chính
khủng hoảng tài chính đã phô diễn hậu quả của Hàn Quốc không thể kìm cương con ngựa chaebol
năm 1987 dân chủ hoá và 10 năm sau đó, các chaebol giành được quyền lực chính trị đáng kể
ví dụ năm 1988 tập đoàn Daewoo có thể buộc được quốc hội sửa luật để cho phép chính phủ giải cứu tài chính hãng đóng tàu Daewoo đang dặt dẹo
chaebol cũng dùng quyền lực ấy để bắt những cải cách tự do hoá nhanh chóng phải viện trợ cho tăng trưởng và mở rộng [của chaebol]
một trong những cải cách ấy là cho phép chaebol được dễ dàng tiếp cận vốn tài chính ngoại hơn, nghĩa là được vay ưu đãi tiền ngoại tệ
cải cách, sau rốt, đã kích hoạt một vụ nổ hụi lớn và kết thúc trong khủng hoảng tài chính châu Á
một cải cách lớn khác đã cho phép chaebol nắm cổ phần sở hữu giới hạn ở các công ty tài chính không phải ngân hàng
cái cách này đã khuyến khích những cấu trúc sở hữu chéo siêu phức tạp để che khuất quy mô thực sự [của chaebol]
ví dụ tập đoàn Samsung: gia đình Lee sở hữu một thiểu số những cổ phần trong các công ty liên kết với Samsung, nhưng chỉ qua phần chia nhỏ ấy, họ thực hiện kiểm soát hoạt động lên phần lớn tất cả những công ty đó
những cấu trúc càng lúc càng phức tạp của những công ty này đồng nghĩa rằng không ai biết được công ty con nào kiếm được tiền và công ty con nào đốt tiền
những công ty có lãi đã bắt đầu phải chống đỡ cho những công ty yếu, dẫn đến những phi hiệu quả thị trường và quá cung trong một số ngành công nghiệp
tất cả dẫn đến sự cố buộc thay đổi năm 1997 và phần lớn vào ăn mòn quyền lực của chaebol - mở ra cánh cửa cải cách, khuyến khích một "nền thịnh vượng chung" hơn

Một nhát dao đâm vào cải cách
nhiều cải cách đã được áp đặt lên những chaebol dặt dẹo bởi nội các của cả cựu tổng thống Kim Tê Chung và Lô Vũ Huyền
mục tiêu là ngăn một khủng hoảng tài chính khác xảy ra lần nữa bằng cách quy định trần nợ và cấu trúc cổ đông chéo
một số cải cách thành công nhưng không phải không gây loạt hậu quả
ví dụ công ty vận tải biển Hanjin Shipping phải cắt giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ xuống dưới 200% buộc Hanjin bán tàu và còn lại đem cho thuê để duy trì công suất, chuyển đổi chi phí tài chính thành chi phí vận hành
cải cách đã cắt giảm được mỡ thừa cho ngành xe Hàn Quốc
năm 1997 có 5 công ty xe độc lập thì sau đó chỉ còn Hyundai
các chaebol thu hồi lại các công ty liên kết và chia tách thêm
năm 1997 một chaebol được khảo sát cho thấy có 819 công ty liên kết thì năm 2000 con số còn 544
trả cổ tức cho những cổ đông thiểu số - những người chịu thiệt nhất bởi cấu trúc quỹ chéo - tăng từ 2.2 nghìn tỷ won năm 2001 thành 10.8 nghìn tỷ won năm 2006
khủng hoảng cũng giúp tạo ra một tập đoàn xuất khẩu khổng lồ - nhận thấy môi trường trong nước thù địch, Samsung tận dụng một loạt các hiệp ước thương mại tự do trong thập niên 2000 để rẽ ra nước ngoài và thành công lớn
năm 2013 đến 86% doanh thu của Samsung là từ nước ngoài - thành tựu đã lèo lái hồi phục kinh tế Hàn Quốc
từ năm 1998 đến 2010 kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng trung bình 5% một năm

Bất bình đẳng
con số tăng trưởng ấn tượng ẩn dấu một loạt những vấn đề xã hội nhức đầu
ấy là lợi ích từ tăng trưởng GDP rơi xuống một nhóm lợi ích rất nhỏ
một khoảng cách giàu nghèo bị nới rộng trong xã hội Hàn Quốc
năm 2013 các chaebol mang về hơn 50% doanh thu và giá trị gia tăng trong khu vực sản xuất nhưng thuê làm chưa đến 20% nhân lực [của khu vực sản xuất]
một phần của những thoả thuận trong kỷ nguyên cải cách sau năm 1997 là chính phủ muốn chaebol kiếm thêm lãi để họ [chaebol] có thể trả nợ dễ hơn - chaebol đồng ý nhưng muốn được thoải mái sa thải nhân viên hơn - chính phủ Hàn Quốc đồng ý
hàng trăm nghìn người mất việc, nhiều trong số ấy không bao giờ tìm được việc lương ổn định sau đó mà thay vào đấy phải làm thời vụ
người già nghèo ở Hàn Quốc leo cao gấp 4 lần trung bình các quốc gia OECD
phần chia thu nhập cho 1% dân số Hàn Quốc hạng đầu tăng từ 7% trước năm 1997 lên thành 12% giữa thập niên 2010
người Hàn Quốc nhận ra bất bình đẳng này, rằng họ chứng kiến và không được chia phần từ những thành công của những tập đoàn đáng tự hào của quốc gia

Quay sang phe bảo thủ
ấy là lý do người Hàn Quốc chuyển hướng phiếu bầu năm 2007
tổng thống Ly Miêng Pắc là một người bảo thủ theo đường lối Phác Chính Hy, là cựu doanh nhân và giám đốc điều hành công ty xây dựng Hyundai
chiến dịch tranh cử năm 2007 của ông Ly Miêng Pắc nhấn mạnh hồi phục kinh tế sau cái ông gọi là "thập kỷ thất bại của chính sách tự do"
nhưng kinh tế Hàn Quốc vẫn tăng trưởng 5% mỗi năm từ năm 1997 đến 2007 cơ mà?
thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 thì huy hoàng hơn nhưng con số chưa tệ
chiến dịch tranh cử của Ly tuyên bố lời hứa "747" cho cử tri Hàn Quốc
với phong cách giám đốc điều hành, Ly hứa tăng con số tăng trưởng GDP lên thành 7% và đạt thu nhập bình quân 40 000 đôla và biến Hàn Quốc thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới
Ly thắng cử với cách biệt cao nhất trong nhiều năm, nhưng thống kê thấy tỷ lệ đi bỏ phiếu thấp hơn, phản ánh rằng người Hàn Quốc bắt đầu mất niềm tin vào khả năng của chính phủ có thể kiềm chế những bất bình đẳng xã hội của quốc gia và "mang thời đại tươi đẹp trở lại"

Thất bại chính sách của Ly Miêng Pắc
về căn bản, những chính sách doanh nghiệp của Ly phản ánh rằng ông cảm thấy 10 năm vừa qua đã kiềm chế khả năng của chaebol có thể cạnh tranh lại những tập đoàn khổng lồ đa quốc gia khác
nghĩa là không phải "doanh nghiệp lớn" quá lớn cho Hàn Quốc mà là "doanh nghiệp lớn" quá nhỏ cho thế giới
Ly hạ thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống còn 20%, tăng trần cho đầu tư tài chính không phải ngân hàng và ân xá một số giám đốc bị kết tội trong khủng hoảng tài chính [năm 1997]
Ly cũng giám sát việc tiếp tục những cải cách theo hướng thị trường, trao thêm quyền quyết định cho ngành công nghiệp
có ý cho rằng mục tiêu của ông Ly Miêng Pắc là trở về kỷ nguyên của cựu tổng thống Phác Chính Hy tăng trưởng kinh tế và phát triển nhanh
Ly đã dựa theo tâm lý ấy, đặc biệt bổ sung những nhà hoạch định kinh tế thời Phác Chính Hy vào nội các
khác với Phác Chính Hy thì ông Ly Miêng Pắc không bắt buộc các chaebol rót lợi nhuận vào những ngành công nghiệp mới và rủi ro như máy tính lượng tử, điện gió ngoài khơi hay điện hợp hạch, những mảng mà chaebol không thực sự mó tay
chính phủ thất bại không làm được, thay vào đó rót tiền vào những ngành cổ lỗ sĩ như xây dựng và hạ tầng
sau rốt, chính quyền ông Ly Miêng Pắc không thực tế được con số tăng trưởng đã hứa
thập niên 2000 tăng trưởng GDP tiếp tục giảm
năm 2018 ông Ly Miêng Pắc bị bắt tội danh hối lộ, biển thủ và trốn thuế
cuộc bầu cử tổng thống năm 2012 bà Phác Cận Huệ của phe bảo thủ đã đưa ra thông điệp nghiêng về phe cánh tả khi kết hợp trường phái hoài cổ lại những năm huy hoàng của cha bà Phác Chính Hy với nhấn mạnh vào phúc lợi xã hội
nhưng đáng chú ý là bà Phác Cận Huệ không vận động cho tăng thuế thu nhập vốn, là then chốt gây ra khoảng cách giàu nghèo Hàn Quốc đang nới rộng

Tham nhũng lạm quyền
tham nhũng hiện đại mà các chaebol vi phạm được thực hiện để tối đa hoá tài sản [của chaebol] và sức mạnh thị trường ở cả Hàn Quốc và nước ngoài
hai khu vực được soi cụ thể là: duy trì kiểm soát đế chế - chủ yếu thông qua cách thao túng thuế và làm luật - và tham nhũng lạm quyền
ngày nay, nhiều người chọn một góc nhìn "hư vô" [nihilistic] cho chênh lệch giàu nghèo và vấn đề tham nhũng doanh nghiệp lớn
"Ai quan tâm chứ? Chúng ta có làm được gì đâu. Họ [chaebol] dắt mũi tất cả chính khách rồi"
thực tiễn là những hành động này đều có hậu quả, đã hiển hiện trong tai nạn chìm phà Sewol giết 304 mạng sống trong đó phần lớn là học sinh cấp 3
chiếc phà đã khá cũ, là tàu chở hàng mua lại từ Nhật Bản và được chuyển đổi thành tàu chở người và hôm tai nạn đã bị chở quá tải - tỷ lệ tử vong cao vì quy định an toàn và giải cứu bị lờ đi từ lâu
từ lâu, uỷ ban làm luật và công ty đã làm việc thân cận với nhau để lờ đi những vi phạm và giữ nguyên hiện trạng vận hành có lãi
hiện trạng trong đó có việc tiếp tục xoay đổi nhân viên chính phủ vào ngành công nghiệp và công ty phà tiếp tục đặc quyền độc quyền kinh doanh tuyến đường phà nối thành phố Incheon và đảo Jeju
nếu không có áp lực hoặc từ chính phủ hoặc từ thị trường, tại sao một công ty phà cần phải cố gắng? Có công ty nào sẽ nỗ lực?

Kết
Hàn Quốc vật lộn với những tập đoàn lớn sẽ tiếp diễn
nội các của bà Phác Cận Huệ chấm dứt trong một loạt bê bối tham nhũng và bị luận tội
năm 2017 tổng thống Văn Tại Dần [Moon Jae-in] nhậm chức đã phản ứng bằng một số cải cách kinh doanh và tăng thuế và có vẻ đã cải thiện, ít nhất trong mắt công chúng
tuy nhiên, nền kinh tế Hàn Quốc, khá giống Đài Loan, hiện nay khá phụ thuộc vào số đếm trên đầu ngón tay những công ty toàn cầu siêu to khổng lồ
có vẻ như cải cách lớn sẽ gây hại đến vị thế của chaebol trên thị trường thế giới trước những đối thủ ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc
xã hội dân chủ Hàn Quốc đã càng trở nên phân cực như mọi nơi khác trên thế giới
vấn đề sẽ được tranh cãi không khoan nhượng
cải cách chaebol và việc cần làm sẽ tiếp tục là vấn đề trong chính trị tổng thống Hàn Quốc - sánh ngang với việc cần làm cho Bắc Triều Tiên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét