Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023
Đức và hai Carl Zeiss
Suốt gần nửa thế kỷ, đã có hai Carl Zeiss, một ở Cộng hòa liên bang Đức, một ở Cộng hòa dân chủ Đức.
Carl Zeiss CZ.2 70-200/T2.9: Ống kính chuyên nghiệp giá 20.000 USD (dientutieudung.vn)
Carl Zeiss ngày nay là phiên bản tây Đức có sản phẩm máy quang khắc và EUV đang mấp mé ngưỡng giới hạn vật lý của công nghệ nano.
Carl Zeiss đông Đức từng là một tập đoàn công nghiệp khổng lồ, thực hiện những nghiên cứu hàng đầu trong quang học, kỹ thuật quân sự và bán dẫn.
Nhân vật Carl Zeiss
Sinh năm 1816 trong một gia đình thợ thủ công, năm 1846 Carl mở một cửa hiệu sửa chữa thiết bị trường học, chế tạo kính hiển vi và bán lẻ dụng cụ khoa học như thấu kính và nhiệt kế.
Carl Zeiss | Nhà công nghiệp Đức (delphipages.live)
Năm 1866 Zeiss thuê Ernst Abbe nhà vật lý 26 tuổi từ trường đại học Jena. Abbe am hiểu về đường đi của ánh sáng qua thấu kính hiển vi cho phép công ty đi tắt đón đầu nhiều giai đoạn thử nghiệm sản xuất và mang lại lợi thế cạnh tranh trên thương trường.
Năm 1888 Zeiss mất. Abbe mua lại cổ phần công ty từ con trai Carl và chuyển giao số cổ phần cho quỹ Carl Zeiss. Lúc đó quỹ chưa có tên, không có chủ sở hữu hay cổ đông, mục đích chỉ duy trì hoạt động công ty sau khi Abbe chết và nhân viên có thể hưởng lợi từ lợi nhuận thu được.
Nhà vật lý "Ernst Abbe" là người nước nào? | Lazi.vn - Cộng đồng Tri thức & Giáo dục
Cẩm nang của quỹ phản ánh cải cách xã hội như bảo hiểm y tế, lương hưu, cổ tức, bình đẳng trong tuyển dụng, tiền làm ngoài giờ, và tối đa ngày làm 9 giờ. Lợi nhuận còn dư sẽ được đầu tư vào tầng lớp lao động thành Jena.
Tiến sĩ Abbe cũng để lại trăn trối không muốn trụ sở hoạt động của công ty rời thành Jena.
Thế chiến 2
Tháng 4 năm 1945 thế chiến 2 kết thúc, quân đội Mỹ chiếm đóng Jena. Thành phố nằm trong vùng Liên Xô quản lý, lính Mỹ phải rút lui vào tháng 7. Zeiss lúc đó đã là một hãng công nghiệp nổi tiếng. Một phần của chương trình thu nhận những nhà khoa học Đức về phía mình, người Mỹ bắt cóc 120-130 kỹ thuật viên và giám đốc công ty, đem về tái định cư ở Oberkochen tây Đức. Dù hứa hẹn sẽ mang trả tài liệu và thiết bị cho nhân viên Zeiss, người Mỹ đã biển thủ về Hoa Kỳ
Nhóm nhà quản lý và nhà khoa học tái định cư ở Oberkochen xoay xở để gây dựng lại sản xuất. Họ thành lập công ty Zeiss Opton đặt quỹ Carl Zeiss làm cổ đông lớn.
Chiều theo trăn trối của Abbe, chính quyền bang Baden-Wurttemberg ban hành một pháp lệnh chấp nhận quỹ Carl Zeiss có nơi cư trú thứ hai ở thành Oberkochen, cho phép quản lý công ty Zeiss Opton có quyền kiểm soát tất cả những tài sản của quỹ Carl Zeiss nằm bên ngoài vùng Liên Xô (quỹ cư trú ở Jena vùng Liên Xô, Oberkochen ở tây Đức nằm ngoài vùng Liên Xô)
Quyết định chưa có tiền lệ của chính quyền bang.
Số ít nhân viên Zeiss bỏ phiếu không muốn từ bỏ dây chuyền ở Jena. Đó là nhà của họ, tin rằng họ có thể nói chuyện với Liên Xô, rằng Liên Xô sẽ không dỡ bỏ những nhà máy nổi tiếng thế giới của Zeiss.
Liên Xô
Ngày 9 tháng 7 năm 1946 hội đồng bộ trưởng Liên Xô ra lệnh hoàn toàn tháo dỡ những nhà máy Zeiss, vận chuyển thiết bị cùng 300 nhân viên Zeiss về thành phố Krasnogorsk, một trung tâm nghiên cứu quang học quân sự Liên Xô.
Chính quyền quân sự thân Liên Xô ở Đức gửi yêu cầu phúc thẩm (xem xét lại) lên Stalin, sau đó đã ra lệnh hội đồng trả lại một phần nhỏ. Hội đồng chấp nhận trả lại 6% trữ lượng nhà máy
Bức màn sắt và cuộc thâu tóm Đông Âu thời kỳ 1944-1956 – lên đông xuống đoài (lendongxuongdoai.info)
Trước khi ban quản lý Opton rời Jena, họ chỉ định một số người trông nom cơ sở của công ty.
Trong một khoảng thời gian ngắn, hai công ty Opton và Jena – hội đồng quản trị hai bên đồng ý rằng ban trông nom Jena sẽ là đại diện duy nhất của công ty và quỹ Carl Zeiss cũ.
Hai bên đồng ý như vậy để không khiêu khích Liên Xô chiếm đoạt tài sản sót lại của công ty. Có thể Liên Xô cũng đã đe dọa, do hội đồng quản trị Opton trước đó có gia nhập đảng Đức quốc xã, liên can đến tội ác chiến tranh, sẽ phải đối mặt với tòa án xét xử thành Jena
Vở kịch không diễn ra lâu. Zeiss tái thiết một phần nhà máy Jena chỉ để năm 1948 nhà nước xã hội chủ nghĩa Đức xung công quỹ toàn bộ tài sản của quỹ Carl Zeiss, thành lập doanh nghiệp nhà nước Carl Zeiss Jena
Tranh chấp
Từ thập kỷ 1950 chế độ đông Đức dưới danh nghĩa quỹ Carl Zeiss bắt đầu tự nhận và muốn sở hữu bản quyền thương hiệu Zeiss, dù tài sản và nhân viên thực ra là của doanh nghiệp nhà nước Carl Zeiss Jena.
Quỹ Zeiss đông Đức tồn tại hoàn toàn với mục đích muốn nhận sở hữu bản quyền thương hiệu Zeiss.
Doanh nghiệp nhà nước và Opton kiện nhau ra tòa trong nhiều thập niên. Tòa án phương tây chống lưng cho Opton, khối Liên Xô chống lưng Jena.
Zeiss v. Zeiss - The Cold War in a Microcosm (smu.edu)
Sau hai thập niên kiện tụng, hai công ty chia thế giới làm đôi, đồng ý không dùng thương hiệu Zeiss ở nửa bên kia, kinh doanh bình thường, chỉ không dùng tên Zeiss. Zeiss tây Đức sẽ dùng tên Opton ở thị trường thân Liên Xô, Zeiss đông Đức lấy tên ausJena ở thị trường phương Tây.
Opton tiếp tục nghiên cứu lĩnh vực quang học.
Doanh nghiệp nhà nước Zeiss Jena tăng trưởng thành tập đoàn công nghệ khổng lồ, sau đó tái cơ cấu để nỗ lực chuyên biệt vào khoa học và thiết kế, đã đạt được thành công nhất định, năm 1952 ra mắt kính hiển vi điện tử, năm 1955 chế tạo Oprena chiếc máy vi tính thực tế đầu tiên của đông Đức để tính toán hệ thống thấu kính. Oprena được lên kế hoạch năm 1946
1908.09549.pdf (arxiv.org)
Oprena là máy tính rơle, có 8313 rơle, tốc độ xung nhịp 100 hz và có thể thực hiện phép tính căn bậc hai trong 1.2 giây
Rơle là gì? Chức năng và Có mấy loại rơle trong thực tế? (huphaco.vn)
Công ty chỉ làm ra hai chiếc, lỗi thời vì máy tính dùng kỹ thuật đèn điện tử chân không đã kịp xuất hiện.
Đèn điện tử chân không là gì? Chi tiết về Đèn điện tử chân không mới nhất 2021 | LADIGI
Thập kỷ 1960 đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức chuyển hướng công ty sang thuần túy kỹ thuật. Nhưng do cấm vận nhập khẩu và thiếu hụt nguồn cung, công ty không theo kịp các đối thủ phương tây. Những lỗ hổng nghiêm trọng trong kiểm soát chất lượng đã xuất hiện từ năm 1960. Đến năm 1968 công ty về cơ bản đã phá sản.
Thập kỷ 1970 và 1980 đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất dần tái cơ cấu kinh tế đông Đức thành các tập đoàn khổng lồ Kombinate. Zeiss Jena sát nhập với nhiều doanh nghiệp nhà nước nhỏ thành một Kombinate, tập đoàn mới được chỉ thị thực hiện nghiên cứu phát triển một loạt những công nghệ mới bao gồm robot, máy tính và, quan trọng nhất, vi điện tử.
Wolfgang Biermann
Bấy giờ, đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất và khối chủ nghĩa xã hội đang choáng váng trước tiến bộ nhanh chóng của phương tây trong kỹ thuật bán dẫn.
Tập đoàn Zeiss mới có nhiệm vụ chủ chốt là tận dụng chuyên môn của công ty trong lĩnh vực quang học để chế tạo thiết bị quang khắc tiên tiến cho ngành công nghiệp bán dẫn nội địa.
Nhiệm vụ được giao cho tổng giám đốc Wolfgang Biermann một nhà lãnh đạo kiên trung và độc đoán có ý chí bất khuất để thành công.
About Wolfgang Biermann: German politician (1927 - 2001) | Biography, Facts, Career, Wiki, Life (peoplepill.com)
Biermann là thành viên bộ chính trị, được điều hành Zeiss như một quốc gia riêng.
Dưới lãnh đạo của Biermann, sản lượng của Zeiss Jena tăng gấp đôi dù lực lượng lao động không đổi. 60% sản phẩm xuất khẩu, là tập đoàn Kombinate duy nhất đặt phòng kinh doanh tại Mỹ.
Công ty còn là lãnh đạo toàn cầu về quang học vũ trụ cấp hành tinh.
Tuy nhiên, công ty cũng không xoay chuyển được năng lực cạnh tranh tụt hậu của đông Đức. Dù chế tạo thành công thiết bị quang khắc cho những tập đoàn đồng chí của mình, những nỗ lực bán dẫn của đông Đức nhìn chung trong thời kỳ này đã tụt hậu so với phương tây và Nhật Bản.
Thoái trào
Cuối thập kỷ 1980 Kombinate Zeiss Jena thuê gần 70 000 lao động chia ra 25 công ty con, là Kombinate lớn thứ hai chỉ sau doanh nghiệp nhà nước Robotron nhà sản xuất điện tử lớn nhất đông Đức
Thiết bị văn phòng Robotron Sản xuất tại: Đức | META.vn
Liên Xô thoái trào, nhà nước đông Đức chỉ thị các tập đoàn mở rộng sản xuất công nghiệp quân sự từ 15.7% năm 1983 lên 28% năm 1990, ra đời những sản phẩm hay ho như đầu đạn tự hành quang điện tử cho tên lửa không đối không
Tên lửa không-đối-không MICA NG chưa ra mắt đã “hút” khách hàng (qdnd.vn)
Hay ống nhòm / máy ảnh quang trắc cho xe tăng T-72
Ống nhòm Đo khoảng cách Nikon Laser Rangefinder Forestry Pro II (tinduc.vn)
Tuyển Việt Nam không có biên chế xe tăng T-72 nhưng vẫn cực kỳ xuất sắc (vtc.vn)
Năm 1986 Liên Xô hết nhu cầu mua công nghệ quân sự sau khi chính sách giải trừ quân bị của Gorbachev có hiệu lực
26/04/1986: Tai nạn hạt nhân nổ ra tại Chernobyl (nghiencuuquocte.org)
Giải trừ quân bị (Disarmament) (nghiencuuquocte.org)
28/02/1987: Gorbachev kêu gọi ký hiệp ước vũ khí hạt nhân (nghiencuuquocte.org)
Vì sao Liên Xô sụp đổ: I. Đường lối cải tổ sai lầm và sự phản bội của Gorbachev | Hồ sơ - Sự kiện - Nhân chứng (dangcongsan.vn)
Zeiss Jena lại phải đổi hướng để chuẩn bị cho một tương lai tái hóa nhập nền kinh tế tự do.
Năm 1989 tường Berlin sụp, Zeiss Jena đã kịp bắt tay vào sản xuất chip nhớ 1 megabit U61000, chip đã được trình lên bộ chính trị đông Đức năm 1988, thời điểm chip nhớ 4 megabit của phương tây còn trứng nước.
The 1-megabit memory chip of the DDR | Blog (ddr-museum.de)
Thật đáng tiếc vì suýt chút nữa nước Cộng hòa dân chủ Đức đã trở thành nhà tiên phong toàn cầu trong công nghệ chip nhớ.
Thống nhất
Tháng 10 năm 1990 hai nước sát nhập, hai công ty sát nhập.
Sản lượng công nghiệp đông Đức sụt 51% qua từng năm. 3 triệu người mất việc.
Kombinate Zeiss đã tự tách ra trước thống nhất. 12 trong số 25 công ty con tự đứng ra hoạt động, đa số sa thải hàng nghìn việc làm.
13 công ty con còn lại dưới quyền tập đoàn Jenoptik Carl Zeiss Jena. Năm 1991 Opton mua đơn vị kinh doanh kính hiển vi và quang học của Jenoptik
Áp lực thừa kế khoản thua lỗ hàng triệu mark Đức, cạnh tranh từ đối thủ châu Á mới nổi, dù nhà nước đã hỗ trợ, Opton vẫn sa thải hàng trăm việc làm trong vài năm sau đó.
Phần còn lại của Jenoptik cắt đứt quan hệ với công ty Carl Zeiss cũ, trở thành công ty công nghệ đa ngành thuê 7000 nhân viên, hoạt động trong lĩnh vực bán dẫn, ánh sáng laser và tự động hóa. Công ty được cứu sau khi chính phủ mua 80% tài sản và trả lương cho hàng nghìn kỹ thuật viên tay nghề. Dưới quyền quản lý của tiến sĩ Lothar Spaeth cựu thống đốc bang Baden-Wurttemberg, Jenoptik tăng trưởng nhờ sát nhập, sau một thập kỷ, năm 1998 bán chứng khoán ra công chúng thu về 400 triệu usd
Lothar Späth - Wikipedia
Jenoptik hiện có giá thị trường 1 tỷ usd.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét