năm 1968 chính phủ Anh dàn xếp hôn thú giữa 3 nhà sản xuất máy điện toán để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn máy tính quốc tế ICL
Chính phủ hình dung ICL làm câu trả lời cho gã khổng lồ IBM bên kia Đại Tây Dương nhưng công ty đã thất bại không cạnh tranh được với người Mỹ lẫn đông Á và sau rốt phải bán mình cho Fujitsu
Bài này sẽ truy dấu lịch sử của ICL tập đoàn vi tính Anh từ thời đại thẻ bấm lỗ cho đến khi tàn lụi năm 2000
Khởi đầu
Thập niên 1880 Herman Hollerith người Mỹ phát minh một máy lập bảng cơ điện cho thẻ bấm lỗ, máy để điều tra dân số [10 năm một lần] Hoa Kỳ năm 1890
Herman ký được hợp đồng máy cho điều tra dân số nhưng phát hiện ra phải mất đến 20 năm mới đếm được hết thẻ
Máy lập bảng lấy cảm hứng từ máy tính tiền và máy gõ chữ nhằm tìm ra cách làm việc nhanh hơn bất cứ máy nào trước đây, là sản phẩm đầu tiên đã cách mạng hoá lĩnh vực
Herman khởi nghiệp TMC công ty máy lập bảng New York sau đó đã bán TMC cho một tập đoàn máy văn phòng là CTR công ty điện toán lập bảng và hồ sơ
Năm 1924 CTR đổi tên thành IBM công ty máy kinh doanh quốc tế
Công nghệ thẻ bấm lỗ
Những máy dùng những thẻ bấm lỗ để nhập, xuất và lưu trữ dữ liệu.
Máy Hollerith dùng thẻ chỉ để đọc và làm phép cộng dữ liệu bằng cách đếm những lỗ bấm
Thập niên 1920 máy bắt đầu thực hiện những thao tác toán cơ bản như phép nhân chia.
Máy cực kỳ hữu dụng cho kinh doanh, ví dụ đăng ký mua tạp chí, những thẻ bấm lỗ đăng ký theo dõi chứa thông tin về địa chỉ giao hàng, số lượng đặt mua, ngày hết hạn và loại hình đăng ký theo dõi [cơ bản / khách vip / only fan]
Khách đăng ký theo dõi điền vào mẫu hỏi và gửi cho công ty. Công ty xuất bản phân loại dựa theo thành phố, bang hoặc tên khách hàng, nhanh chóng hơn rất nhiều so với lọc thủ công
Thẻ bấm lỗ có ưu thế và cả bất lợi. Giấy tương đối bền nhưng có thể bị gấp và nhàu nát làm chậm việc nhập dữ liệu. Dung lượng lưu trữ cũng hạn chế: một chồng giấy cao 5 centimet thẻ bấm lỗ IBM lưu trữ được 40 640 byte dữ liệu
Về căn bản thì chúng là máy tính, giúp thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu, chưa chạy được chương trình hay chứa được ứng dụng
vượt Đại Tây Dương
năm 1907 một vài người bạn Anh của Hollerith mua bản quyền công nghệ của ông để thương mại hoá và chính phủ sử dụng
ngài R P Porter và ngài Raleigh Philpotts thành lập BTM công ty máy lập bảng Anh
Hollerith trao cho họ độc quyền công nghệ thẻ bấm lỗ trên toàn đế chế Anh ngoại trừ Canada để đổi lại 25% doanh thu, đề nghị được chào ra sau khi Porter và Philpotts không thể quyên đủ tiền trả lúc đầu đề nghị là 20 000 bảng Anh.
IBM sau này đã thừa kế lại thương vụ bản quyền này
Bộ lập bảng tự động đầu tiên ra mắt năm 1908 có thể xử lý 150 thẻ mỗi phút được bán cho nhiều tổ chức lớn như công ty đường sắt Lancashire và Yorkshire, công ty đường sắt Great Western...
Kỹ thuật bấm lỗ phủ sóng. Năm 1911 quản lý hộ tịch sử dụng máy để điều tra dân số đảo Anh và xứ Wales. Scotland theo sau đó, công tác đã phổ cập sử dụng công nghệ ấy và các công ty đã ra mắt phiên bản riêng
BTM và máy Powers
Thập niên 1920 cả IBM và BTM song hành đối mặt một kẻ địch chung Powers Samas tập đoàn liên doanh Pháp-Mỹ bán sản phẩm máy Powers làm kế toán bằng thẻ bấm lỗ
Mặc dù được tiếp cận tất cả các sản phẩm vượt trội, năng lực nghiên cứu phát triển và công suất sản lượng của IBM nhưng BTM không thể bán chạy được như đối tác
Lãnh thổ bán hàng của IBM không chỉ rộng gấp đôi của BTM mà còn gặt doanh thu cao gấp 20 lần
IBM dễ dàng nghiền nát đối thủ Powers, chiếm 90% thị phần Mỹ nhưng thị trường đế chế Anh thì cưa đôi giữa Powers Samas và BTM
Thomas Watson (1874-1956) giám đốc điều hành IBM đổ lỗi cho năng lực bán hàng kém cỏi của BTM, miêu tả phong cách bán hàng của BTM là quá khiêm tốn và điển hình của người Anh, như kiểu đặt kinh doanh làm ưu tiên thứ yếu sau thú vui câu cá, săn bắn.
BTM ngược lại đổ lỗi cho phí bản quyền quá cao 25% doanh thu là cái tròng đè đầu cưỡi cổ người Anh
Dễ thấy lãnh đạo hai công ty không ưa nhau. Năm 1937 Philpotts chủ tịch BTM hỏi Watson liệu IBM có giảm phí bản quyền để BTM bán thêm cổ phiếu được không?
Watson trả lời: “ừ, nếu cổ phiếu công ty ngài ế quá thì IBM sẵn lòng mua.”
Philpotts phản ứng: “ngài Watson à, bán cổ phiếu cho ngài sẽ là việc cuối cùng tôi làm.”
Thế chiến 2
Thập niên 1930 cả tập đoàn Powers Samas và BTM bắt đầu mở rộng ra khỏi lĩnh vực nhập bán. Phong trào ủng hộ hàng nội ở Anh đem lại hiệu ứng và khuyến khích BTM bắt đầu thiết kế máy riêng.
Thế chiến 2 nổ ra, BTM thuê 1200 nhân viên nhỏ hơn nhiều so với IBM
Thế chiến làm cả hai công ty máy bấm lỗ Anh ngừng đầu tư vào nghiên cứu phát triển, cơ sở được giao cho chính phủ Anh phục vụ chiến tranh, bắt đầu chế tạo thiết bị chính xác quân sự như sườn phi cơ ném bom và ống ngắm súng.
Sau thế chiến, hai công ty tái thiết tổ chức bán hàng cho quân giải ngũ
Tuy nhiên, những nhà quản lý của ngành hiểu rằng mọi thứ đã khác, giống những lĩnh vực khác, thế chiến đã tăng tốc phát triển điện tử và máy điện toán lưu chương trình, là tương lai của ngành
Ngành thẻ bấm lỗ hướng đến ngõ cụt
IBM và các thương gia bán máy thẻ bấm lỗ chưa nhận ra, máy điện toán bấy giờ vẫn được coi là những thiết bị đắt đỏ độc đáo chỉ chính phủ và tập đoàn lớn được dùng, tư tưởng khá hợp lý vì kích cỡ máy điện toán bấy giờ to bằng cả ngôi nhà và giá bán hơn 1 triệu đôla
Bán những máy điện toán giá tiền triệu to bằng ngôi nhà rõ ràng không phải hình mẫu kinh doanh mà IBM hay BTM hay Powers Samas mong muốn, họ muốn bán trăm đến nghìn máy tính nhỏ giá rẻ
Cho nên họ tiến thận trọng từng bước, tìm cách áp dụng những tính năng nhất định vào dàn sản phẩm bán ra.
IBM quảng cáo: “Tiến hoá, không phải cách mạng”
Bộ tính nhân điện tử IBM 603 là máy tính điện tử đầu tiên của công ty ra mắt tháng 9 năm 1946 có thể đọc 6000 thẻ mỗi giờ và làm nhanh nhiều phép tính, sản phẩm bán được hàng trăm chiếc
Năm 1948 công ty phát triển và chào bán bộ bấm tính điện tử IBM 604 không những làm nhanh được bước tính như phép nhân chia mà còn có khả năng thực hiện một số bước được lập trình sẵn.
Nhưng khả năng lập trình vẫn hạn chế, chèn một thẻ vào đằng sau để nó làm tính thông qua đèn điện tử lỗ chân không và bản cắm [điện] sau đó xuất câu trả lời ra một thẻ ở đằng trước
Do đó, chương trình bấy giờ bị hạn chế bởi thời gian từ lúc chèn thẻ đến lúc thẻ đó được rút khỏi máy
IBM 604 rất đắt hàng vượt mọi kỳ vọng ban giám đốc, hoạt động làm vừa ý khách trong nhiều năm
Năm 1974 vẫn còn hơn 400 máy IBM 604 được sử dụng
Năm 1949
Năm 1949 IBM và BTM tan đàn xẻ nghé, thống nhất xoá bỏ hiệp ước kinh doanh nhiều thập kỷ và đồng ý cạnh tranh công khai
BTM không còn được tiếp cận dàn sản phẩm và việc nghiên cứu phát triển của IBM nhưng cũng không cần trả phí bản quyền 25% doanh thu nữa, tăng gấp 3 lợi nhuận hoạt động
Năm 1949 BTM đạt 5 triệu bảng Anh doanh thu trong khi IBM đạt 400 triệu đôla Mỹ
Có lẽ BTM hơi hoang tưởng nghĩ rằng: “nỗ lực Anh” và “kỹ năng Anh” có thể thành công sánh vai đấu lại bất cứ công ty nào trong mảng kinh doanh, mặc cho đối thủ tầm quốc gia hay quốc tế
IBM năm 1949 cũng chưa trở thành gã khổng lồ công nghệ sau này và BTM cũng không tiên đoán được cuộc cách mạng máy điện toán sẽ sớm hoàn toàn tái tạo hình ảnh thế giới
Xét lại, thương vụ bản quyền ấy khá đặc biệt, không có ngày hết hạn, chỉ có thể thống nhất chấm dứt và trao cho BTM quyền truy nhập vào mọi thứ mà IBM bán ra bao gồm máy điện toán với giá bán cộng thêm 10%
Hiệp ước được duy trì nửa thế kỷ và đã giữ IBM đứng ngoài thị trường Anh
Nỗ lực hợp tác
Ngay sau khi thế chiến kết thúc, các nhà làm chính sách Anh bắt đầu lo ngại về năng lực quốc gia trong tận dụng những cải tiến khoa học công nghệ
Năm 1949 chính phủ đảng lao động thành lập NRDC hợp tác nghiên cứu phát triển quốc gia với mục tiêu hai lớp:
1 đảm bảo phát triển quốc gia về nghiên cứu công
2 mua lại và nắm bản quyền cho bất cứ phát minh nào từ nghiên cứu ấy
thượng nghị sĩ Halsbury tổng giám đốc đầu tiên của NRDC đến thăm IBM mùa hè 1949 và đã tin rằng công ty sẽ sớm phát triển và chào bán máy điện toán xử lý dữ liệu
Halsbury nói sau ấy: “các ngài à. Tôi có thể nói rằng nơi duy nhất các ngài sẽ tìm thấy thiết bị thẻ bấm lỗ trong 10 năm tới là ở trong bảo tàng Anh”
Halsbury rời nhiệm sở sau ít năm, phòng quản lý bảo hiểm xã hội Hoa Kỳ thì vẫn dùng thẻ bấm lỗ đến tận thập niên 1990
Halsbury cũng nhận thấy rằng ngành máy tính Anh bấy giờ không thể cạnh tranh được với gã khổng lồ Mỹ và bắt đầu thăm hỏi nhiều thành viên cộng đồng doanh nhân Anh với nỗ lực thuyết phục họ thâm nhập ngành máy điện toán
IBM và các đối tác bán thẻ bấm lỗ thì thờ ơ trước cuộc cách mạng máy tính, số ít công ty Anh đã mó tay vào mảng này trong đó có 3 công ty đáng chú ý
Ferranti nhà sản xuất điện tử Anh thành lập từ năm 1883 chế tạo radar và công cụ trong thế chiến nhưng đang lo ngại về kinh doanh thời bình.
Ferranti làm đối tác với trường đại học Manchester để phát triển một máy tính thương mại và được bộ hậu cần [Ministry of Supply] đặt 1 đơn hàng ủng hộ
Tháng 2 năm 1951 chỉ 4 tháng trước khi UNIVAC 1 ra mắt, máy tính Ferranti Mark 1 được cài đặt
Elliott Brothers là công ty Anh từ đầu thế kỷ 19
Năm 1947 phòng nghiên cứu của Elliott Brothers sản xuất được một máy tính lưu chương trình và định hoàn thiện thành sản phẩm thương mại
Năm 1953 Elliott Brothers là công ty thứ 2 ở Anh lắp đặt máy tính thương mại tuy sản phẩm yếu ớt và hạn chế nội dung
Sau đó công ty đã tập trung vào máy tính tiết kiệm điện chuyên dụng.
Cuối cùng là English Electric công ty trẻ nhất thành lập cuối thế chiến 1 là một nhà sản xuất đa dạng cả hàng không và xe lửa, công ty mở rộng sang máy tính và hợp tác với phòng thí nghiệm vật lý quốc gia.
Ferranti và Elliott là hai công ty Anh duy nhất theo đuổi mảng máy tính thương mại, sau rốt không cạnh tranh được với người Mỹ có những gã khổng lồ như GE, RCA và Honeywell từ tốn thăm dò phản ứng thị trường
Tuy nhiên không thương gia nào nghĩ rằng máy điện toán có nhiều tiềm năng thương mại lắm, cho đến giữa thập niên 1950 khi IBM cuối cùng đã ứng nghiệm với lời tiên tri của thượng nghị sĩ Halsbury và thâm nhập thị trường máy tính
Năm 1955 ra mắt IBM 650 máy tính sản xuất hàng loạt đầu tiên
Thập niên 1950 máy tính thông dụng mới này rất phổ biến và gặt hái lợi nhuận cho công ty
IBM 650 thành công nhưng vẫn chưa cập bến thị phần Anh, chỉ hai chiếc vượt biển vào đảo Anh trong cả thập niên 1950 và để ngỏ cơ hội lớn cho các công ty nội
BTM có triển vọng nhất, nhiều năm bồi đắp năng lực nghiên cứu phát triển trong mảng điện tử và đã sản xuất được một máy tính riêng nhờ hợp tác với trường đại học London là chiếc máy tính điện Hollerith HEC-1
Vậy nhưng hết cả thập niên BTM cũng không bận tâm lắm vào thâm nhập mảng điện toán. Năm 1956 họ ra mắt chiếc HEC-4 nhưng 90% doanh thu vẫn là bán máy thẻ bấm lỗ chủ yếu cho các phòng kế toán
Công bằng mà nói, ít chuyên gia kinh tế nào dám khuyên họ quay xe. BTM làm ra sản phẩm tốt và cũng là một mô hình kinh doanh lãi lớn. Ví dụ BTM gặt được 20% doanh thu trong thập niên 1950 chỉ bán thẻ bấm lỗ [chưa tính tiền máy], chỉ đến hết thập niên 1950 thì công ty mới tá hoả trước sức mạnh xuất khẩu từ IBM mặc dù không thâm nhập thị phần Anh nhưng IBM đã chiếm Úc, Nam Phi và Ấn Độ
Cạnh tranh gia tăng qua các năm đã suy yếu Powers Samas và đến năm 1958 công ty đã gần chết. BTM nhận thấy cơ hội sát nhập ngành nên năm 1959 mua lại và tạo thành ICT công ty trách nhiệm hữu hạn máy tính và máy lập bảng quốc tế
Sát nhập Powers gây đau đầu ban giám đốc BTM vì phải tiêu hoá phòng nghiên cứu phát triển chuyên lĩnh vực cơ học, đã trì hoãn tiến bộ nhiều năm, thời gian phí hoài có thể để nâng cấp máy lập bảng lên máy điện toán.
Quá khứ và tương lai
ICT và 17000 nhân viên gặp thử thách lớn nhưng vẫn tự tin ra mắt được sản phẩm cạnh tranh được
Một nửa chi nghiên cứu phát triển cho ngành máy tính
Năm 1956 IBM ra mắt máy IBM 1401 thay thế đèn điện tử chân không bằng bóng bán dẫn rẻ, nhanh và đáng tin cậy hơn bất cứ máy tính nào trước ấy
Chưa hết, máy IBM 1401 mang theo một hệ sinh thái phần cứng doanh nghiệp – thiết bị ngoại vi, máy in, thiết bị lưu trữ lớn và phần mềm ứng dụng – giúp máy IBM 1401 phục vụ làm một hệ thống xử lý dữ liệu hoàn thiện và thay thế hoàn toàn ứng dụng chủ đạo của toàn bộ ngành thẻ bấm lỗ
Chỉ trong 5 tuần, máy IBM 1401 đã được đặt mua hết, vượt kế hoạch doanh số trọn đời mà ban giám đốc công ty dự tính, sau đó tiếp tục bán ra hơn 10 000 máy
Năm 1962 hệ thống máy tính là sản phẩm quan trọng nhất công ty
Sát nhập
IBM 1401 với bóng bán dẫn đã làm lạc hậu mọi máy tính dùng đèn điện tử chân không, về căn bản là mọi sản phẩm máy tính thế hệ đầu ở Anh
Ai khởi nghiệp vào ngành máy tính, câu hỏi đặt ra là hoặc phải củng cố năng lực cả chất lượng sản phẩm và kinh doanh để thách thức IBM, hoặc là từ bỏ.
English Electric và tự động hoá Elliott tiếp tục kinh doanh, dù Elliott rút lui về một mảng chuyên biệt
Ferranti và GE rút lui
English Electric và ICT nhân cơ hội củng cố hoạt động bằng cách mua lại tài sản và nhân viên
Năm 1961 ICT mua lại bộ phận máy tính của công ty GEC Computers
Năm 1962 ICT mua lại bộ phận máy tính của EMI công ty ngành điện và nhạc – một cựu công ty âm nhạc
Năm 1963 ICT mua lại bộ phận máy tính của Ferranti và có được sản phẩn then chốt: máy làm từ Canada chiếc Ferranti Packard 600
Năm 1963 English Electric mua lại bộ phận máy tính của Leo Computers
Năm 1964 English Electric mua lại bộ phận máy tính của Marconi
Ví dụ: thập niên 1960 Nhật Bản sát nhập ngành xe ôtô lẻ tẻ, ép uổng cưỡng hôn các công ty lụn bại vào chỉ còn hai công ty lớn là Toyota và Nissan
Tuy nhiên trong ngành máy tính, mỗi công ty lại khác nhau trong phương thức tiếp cận của các kỹ sư, kỹ thuật áp dụng và hệ thống quản lý.
ICT làm quá nhiều sản phẩm máy tính, ngoại lệ là máy Ferranti Packard 600, sản phẩm đều tệ và không sản phẩm phần mềm hay phần cứng nào tương thích với nhau, để lại một lỗ hổng công nghệ lớn đã biểu hiện năm 1964
Phần mềm và hệ thống
Cách mạng bóng bán dẫn đã quét toàn bộ ngành điện tử
Các nhà sản xuất máy tính chạy đua thay thế “thế hệ đầu” sản phẩm đèn điện tử chân không sang dùng bóng bán dẫn.
Vấn đề mới nảy sinh: mỗi lần phần cứng mới được thay thế hoặc nâng cấp thì đội vận hành lại cần viết phần mềm mới tinh để chạy, cho nên giá thành viết phần mềm bắt đầu đội lên và trong vài trường hợp vượt quá cả giá mua thiết bị.
Chuyên gia gọi đây là “khủng hoảng phần mềm”
IBM quyết định cần bình ổn nền tảng nên đã đầu tư 500 triệu đôla vào phát triển System/360 là một loạt máy tính, 6 vi xử lý và 40 thiết bị ngoại vi để thay thế tất cả các sản phẩm IBM trước đó và chào bán một cấu trúc đơn lẻ có khả năng mở rộng
Nhờ đó khách hàng có thể viết và áp dụng phần mềm mà không lo sợ không tương thích phần cứng mới, chỉ cần nâng cấp sang một máy tính mới và chương trình họ viết đi theo
System/360 được coi là hệ thống máy tính thế hệ thứ 3 gây ngạc nhiên toàn ngành
ICT đã nghĩ đến ý tưởng sản phẩm về một họ máy tính từ lâu, nhưng kế hoạch ban đầu sẽ ra mắt năm 1968
ICT quyết định tái cơ cấu lại chiếc Ferranti Packard 6000 thành loạt máy tính từ phân khúc cao cấp cho đến phổ thông, loạt sản phẩm ICT 1900 và nhanh chóng chào bán, tận dụng thời cơ IBM bị chậm trễ sản xuất không thể chào bán ra thị trường Anh cho đến tận năm 1966
Và nhờ thế, loạt ICT 1900 đạt doanh số tốt mặc dù thực ra sức mạnh kém hơn
English Electric quyết định bán bản quyền cấu trúc máy tính RCA tương thích với sản phẩm System/360 và được kết quả là họ sản phẩm System 4 ra mắt năm 1965 trang bị bóng bán dẫn tiên tiến của Marconi và bán chạy, khách sộp bao gồm bưu điện Anh, cơ quan năng lượng nguyên tử Anh...
tuy nhiên sự kiện cũng đã kết nối sâu sắc một trong những công ty máy tính hàng đầu Anh với nghiên cứu phát triển thực hiện ở Hoa Kỳ và tạo bất đồng lớn trong tầng lớp chính trị
Can thiệp chính phủ
tháng 10 năm 1964 chính phủ Harold Wilson lên nắm quyền và một trong những hành động trước tiên là thành lập bộ công nghệ MinTech ưu tiên hàng đầu cho ngành máy tính Anh
Harold Wilson nói: “nếu không hành động nhanh, ngành máy tính Anh sẽ nhanh chóng lụi tàn giống như các nước châu Âu khác khi đối mặt cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất từ những người khổng lồ Mỹ”
Anh và Pháp, lãnh đạo chính trị đều gia tăng lo ngại về khoảng cách kỹ thuật nới rộng với Mỹ
Năm 1964 General Electric mua cổ phiếu có quyền điều hành của Bull công ty sản xuất máy tính lớn nhất Pháp
Giữa thập niên 1960 Hoa Kỳ khước từ giấy phép xuất khẩu của nhiều máy tính Mỹ với mục đích ngăn người Pháp hoàn thiện bom nhiệt hạch
Những lo ngại này đã thúc đẩy hai nước tăng tốc dự án máy bay siêu thanh Concorde và khiến Pháp chi 100 triệu đôla vào Kế hoạch Calcul tạo một tập đoàn Pháp cho máy tính
Kế hoạch Calcul thất bại giống nhiều chương trình tương tự ở châu Âu mà mỗi nước đều đã đầu tư nguồn lực đáng kể vào khởi nghiệp và vận hành IBM của riêng mình và đều không thể cạnh tranh được phiên bản authentic
ICL
Anh là một trong những pháo đài cuối cùng của châu Âu mà IBM chưa thống trị được thị phần
bộ MinTech tìm cách hợp nhất ngành và giữ vững hàng ngũ để cạnh tranh chống IBM, nghĩa là sát nhập hai công ty English Electric và ICT
năm 1964 chính phủ họp lần đầu với hai công ty ngay sau khi MinTech thành lập, lúc ấy hai công ty vẫn thấy tự tin cho nên đã thờ ơ trước đề xuất hôn thú.
Năm 1966 chính phủ Wilson tái đắc cử và quyết theo đuổi hi vọng về một tập đoàn quốc gia Anh trong ngành máy tính và lần này đề nghị 30 triệu bảng Anh là của hồi môn
Lúc ấy thì tình hình đã thay đổi, ICT kinh doanh tốt nhưng English Electric thì ngụp lặn với giá thành phát triển System 4
Năm 1967 hai công ty đồng ý sát nhập nhưng chậm trễ dàn xếp tài chính đã gây thiệt hại
Năm 1968 kinh tế Anh suy thoái dẫn đến trượt giá đồng bảng Anh và bộ MinTech rút lại 30 triệu bảng Anh của hồi môn, chỉ trả 13.5 triệu
Tháng 7 năm 1968 thì cuộc sát nhập vẫn tiến hành tạo nên ICL đạt 100 triệu doanh thu mỗi năm, tuyển dụng 34 000 nhân viên và là công ty sản xuất máy tính lớn nhất bên ngoài Hoa Kỳ
Ép hôn
Việc của ICL giờ đây là phân loại loạt sản phẩm máy tính, củng cố năng suất nghiên cứu phát triển và cạnh tranh IBM
ICL thừa kế hai họ sản phẩm chính từ người tiền nhiệm là loạt 1900 của ICT và System 4 của English Electric nhưng hai họ không tương thích với nhau
ICL mới đầu muốn cho nghỉ hưu loạt 1900 căn bản đã lỗi thời nhưng áp lực chính trị từ chính phủ đảng lao động đã ngăn quyết định ấy vì System 4 không phải người Anh làm ra
Công ty phát triển một loạt sản phẩm máy tính từ máy chủ mainframe mạnh nhất đến máy tính tiết kiệm điện.
ICL rốt cuộc đã bỏ mảng máy tính nhỏ và tìm cách bán máy tính mainframe cao cấp cho khách sộp như trường đại học Oxford
Can thiệp chính trị đã giữ ICL theo đúng hướng là công ty sản xuất máy tính mainframe, mỉa mai thay, cuối cùng đã kéo công ty xuống hố sâu bị ghẻ lạnh
Quá tập trung vào ngành máy tính mainframe đắt đỏ khiến ICL hoàn toàn bỏ lỡ cuộc bùng nổ máy tính cá nhân thập niên 1990, cũng giống gã khổng lồ IBM
Trả giá
Năm 1968 chứng kiến suy thoái đầu tiên của ngành máy tính đã loại bỏ General Electric và RCA khỏi mảng này, cả hai đã bán bộ phận máy tính cho các đối thủ thương mại
ICL hỏi chính phủ xin can thiệp và viện trợ
Năm 1970 Edward Heath và chính phủ đảng bảo thủ thắng cử thì không mặn mà lắm với bảo hộ như thế, đã sát nhập bộ công nghệ MinTech vào bộ công nghệ và công nghiệp và giữ quan điểm không can thiệp
Chính phủ Anh rốt cuộc có cứu công ty Rolls Royce tháng 2 năm 1971 khiến nhân dân chỉ ra rằng quan điểm chống can thiệp của Heath là bất hợp lý trong bối cảnh Pháp và Đức chi ra hàng trăm triệu bảng Anh viện trợ chính phủ cho ngành máy tính của họ.
ICL sa thải 3000 nhân viên và cắt giảm chi nghiên cứu phát triển năm 1971
Do đó, ICL cuối cùng cũng nhận 40 triệu bảng Anh vay chính phủ giúp trả tiền nghiên cứu phát triển từ năm 1972 đến 1977
Lúc này, đã thấy được rằng ICL không thể đủ tiền chi mạnh tay cho nghiên cứu phát triển đủ lực cạnh tranh trong ngành máy tính chủ Anh nơi ngân sách R&D hàng năm tăng 50% từ 1974 đến 1978
Cụ thể, có hai chi phí rất tốn kém
1 là giá viết phần mềm mới: hơn 1 phần 3 toàn bộ ngân sách R&D của ICL dành cho viết phần mềm
Mỗi lần một cấu trúc mới ra mắt, hệ điều hành mới phải được viết dành riêng cho nó
2 là vòng đời hẹp dần của sản xuất bán dẫn: không còn 5 đến 7 năm cho mỗi sản phẩm mới nữa, công nghệ sản xuất bán dẫn đang tăng tốc và ICL không cạnh tranh kịp
Có ý kiến chỉ ra rằng chi R&D chỉ bằng 7% doanh thu, do công ty thành công thâm nhập mảng kinh doanh nhỏ khi năm 1976 mua lại Singer Business Machines và loạt máy tính Singer System 10 rất thành công
Tuy nhiên, tất cả tập trung vào kinh doanh máy mainframe, được coi là “máy tính thực sự”, và ICL bị tụt hậu và bắt đầu tìm người hợp tác có thể đem bí quyết kỹ thuật thực sự lên bàn cân.
Fujitsu
Fujitsu là một trong nhiều công ty máy tính Nhật Bản dám thách thức IBM nhưng đều đã thất bại khi máy System/360 ra mắt
Fujitsu tìm cách trả đòn, đối tác với tập đoàn Amdahl để ra mắt loạt máy tính mới, Fujitsu cung cấp công nghệ bán dẫn tiên tiến cho máy tính mainframe tương thích chéo của Amdahl giúp nó có công nghệ sánh ngang những mainframe cao cấp của IBM, và bán chạy
Hồ hởi với thành công này, Fujitsu trực tiếp nhảy vào thị trường máy tính mainframe và tuyên chiến với IBM
Năm 1980 Fujitsu đã trở thành một trong số rất ít đối thủ đáng kể và là công ty duy nhất vượt doanh số IBM ở Nhật Bản
IBM phản ứng không nương tay với thử thách Nhật Bản, thắt chặt dây chuyền sản xuất bán dẫn, thay thế toàn bộ loạt máy System/360 và 370 bằng loạt IBM 4300 cải thiện gấp 4 lần hiệu năng trên giá bán hơn người tiền nhiệm, đã rúng động thị trường
ICL và Fujitsu
Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết, ICL từng chỉ chậm 3 năm công nghệ so với IBM, bị kẹt giữa làn đạn
Năm 1978 ước tính sơ bộ cho thấy chi R&D hàng năm sẽ phải gấp 3 lần lên đến 89 triệu bảng vào năm 1983 để cạnh tranh thị trường máy tính mainframe
Năm 1980 tung toé một suy thoái kinh tế khác, tỷ giá hối đoái giữa bảng Anh và đôla Mỹ trượt lên đỉnh 2.35 đôla một bảng Anh, ICL dự đoán thua lỗ 50 triệu bảng Anh do sụt doanh số cả nước ngoài và trong nước.
Ban lãnh đạo ICL lại tìm đến chính phủ xin giúp nhưng chính phủ mới thắng cử của thủ tướng Thatcher không thích thú lắm
Sau cùng, chính phủ chấp nhận khoản vay đảm bảo 200 triệu bảng Anh nhưng yêu cầu phải thay đổi ban lãnh đạo trước
Được vay, ICL vẫn phải cắt giảm 10 000 nhân viên từ năm 1980 đến 1985, chủ yếu phải xử lý chi phí nghiên cứu phát triển tăng vọt và nghĩa là cắt giảm gánh nặng bán dẫn, phải tìm đến Fairchild, LSI Logic và nhiều công ty khác để xin làm đối tác. Những công ty Mỹ ấy chỉ làm được 3000 cổng logic trên mỗi vi mạch nhưng vẫn tốt hơn 1000 cổng của ICL trong khi Fujitsu ngạo nghễ 5000 cổng
Fujitsu đế thêm: “nếu chúng ta làm đối tác, chúng tôi sẽ nói cho bạn kế hoạch 5 năm tới của chúng tôi để bạn có thể thiết kế một máy tính để sử dụng những chip mà bạn biết là còn chưa ra mắt, yên trí rằng chúng sẽ ra mắt.”
Năm 1981 ICL ký thoả thuận chuyển giao công nghệ với Fujitsu trong đó ICL chuyển cho công ty Nhật Bản một số công nghệ thiết bị ngoại vi tiên tiến nhất như đĩa nhớ, băng nhớ... và bán cho Fujitsu máy chủ tương thích IBM lớn nhất, đổi lại ICL được tiếp cận công nghệ bán dẫn của Fujitsu lúc ấy đã tiến bộ lên 8000 cổng
năm 1981 IBM ra mắt máy tính hộ gia đình, chính thức cho máy chủ mainframe vào viện bảo tàng
Năm 1984 ICL được STC điện thoại và truyền hình cáp tiêu chuẩn là công ty viễn thông Anh tiếp quản
Năm 1985 hai vi xử lý, một tầm trung và một cỡ nhỏ, được chào bán làm máy ICL Series 39
Kết
Fujitsu năm 1981 làm đối tác đã kết thúc hi vọng của công ty trở thành tập đoàn quốc gia, cắt giảm chi R&D và bắt đầu tìm đối tác là các nhà cung cấp bên ngoài để chế tạo sản phẩm văn phòng gia đình và doanh nghiệp
ICL đóng cửa các nhà máy sản xuất và tập trung cho chức năng bán hàng và tích hợp hệ thống, tiến hoá thành một nhà lắp ráp và phân phối để thích nghi
ICL đạt lợi nhuận tốt, làm ra 50% lãi gộp. STC sớm lâm vào khủng hoảng tài chính sau khi tiếp quản ICL, thật mỉa mai cho công ty sản xuất máy tính sau đó phải góp phần lớn lãi ấy cứu công ty tiếp quản
Nhưng dù sao phần lợi nhuận ấy cũng là nhờ công ty chỉ đơn giản tìm nguồn linh kiện rẻ nhất, lắp đặt lại và bán cho danh sách khách hàng có sẵn.
Năm 1990 Fujitsu mua ICL tạo địa chấn nhỏ ở Anh, công ty Nhật Bản hứa cứu đối tác, sau năm 2000 đã phải đóng cửa
Có một số xu hướng chung về thoái trào của ICL
Đầu tiên là không có dự phòng công nghệ: người Anh luôn theo chân IBM và tập đoàn Nhật Bản thì không thể giành vị thế tiên phong mảng kinh doanh bị địa chính trị tác động
Thứ hai là vụn vỡ ngành máy tính: người ta tiên đoán ngành máy tính sẽ giống viễn thông, những tập đoàn hợp nhất khổng lồ có bộ máy doanh nghiệp quan liêu như triều đình phong kiến
IBM đã tìm cách trở thành tập đoàn như thế nhưng cường độ cạnh tranh và quy mô của thị trường đã bẻ vụn nó. Các công ty lẻ trỗi dậy nhờ tập trung vào những sản phẩm nhất định từng chuyên biệt như phần mềm và đã nâng tiêu chuẩn cho mọi đối thủ khác, đến mức một tập đoàn không thể đuổi kịp
ICL làm sao có thể đầu tư đủ vào hệ điều hành và ứng dụng để sánh vai Microsoft?
Và cuối cùng là trò chơi chính trị hào nhoáng: ICL và những người bảo hộ chính trị muốn đánh bại IBM ở lĩnh vực đối thủ mạnh nhất: máy chủ mainframe đồ sộ; và kết cục còn chết trước cả khi IBM trở nên lạc loài vào thập niên 1990
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét