Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023
năm 1945 Mỹ đánh bom Đài Loan
Nhật Bản từng đánh dấu Đài Loan là nguồn cấp tài nguyên và lính cho nỗ lực tham chiến của mình (thế chiến 2). Nông nghiệp Đài Loan cấp lương thực cho lính Nhật. Các khu công nghiệp miền nam Đài giúp chế tạo máy bay và nhiên liệu. Nhiều trung đoàn quân Nhật được tuyển chọn từ người Đài Loan.
Khi Nhật Bản khởi động chiến dịch điên loạn xâm chiếm châu Á, đảo Đài Loan tự nhiên thành mục tiêu quân sự. Lúc đầu chỉ là những đợt ném bom chiến lược nhỏ lẻ nổ ra khi chiến dịch cần đến.
Hòa bình
Ngày 23 tháng 2 năm 1938 liên bang Sô Viết bất ngờ oanh tạc sân bay Tùng Sơn, Đài Bắc, vừa kỷ niệm 20 năm ngày thành lập quân đội công nông (Hồng quân), vừa quảng bá ủng hộ của Sô Viêt với chính quyền Quốc dân đảng. Sô Viết thả 280 quả bom, gây thiệt hại số lượng máy bay Nhật đậu tại Tùng Sơn. Đây là cuộc đánh bom thành công đầu tiên lên lãnh thổ Nhật Bản thời đó.
Nga kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Hồng quân Liên Xô - Báo Nhân Dân (nhandan.vn)
Tuy vậy, Sô Viết và Nhật Bản sau đó đã đồng ý rằng cuộc ném bom trên thực hiện bởi một nhóm quần chúng tự phát Sô Viết, không phải lệnh chính thức, hai bên giảng hòa
13/04/1941: Xô-Nhật ký hiệp ước bất tương xâm (nghiencuuquocte.org)
Đệ nhất phu nhân Cộng hòa Tàu đầu tiên bà Tống Mỹ Linh và anh trai Tống Tử Văn đã tổ chức buổi yến tiệc chúc mừng hành động ném bom trên của Sô Viết, ca ngợi: “Cuộc ném bom cho thấy người Nga không chỉ nói mõm, mà có cả hành động. Họ đã giúp đỡ người Trung Quốc.”
Quả vậy, trong gần 7 năm, Đài Loan giữ được hòa bình giữa thế chiến ác liệt, ngoại trừ duy nhất một lần Mỹ điều 12 máy bay thả một cuộc ném bom nhỏ năm 1943 phá hoại sân bay Tân Trúc, giết 17 lính Nhật.
Mặt trận Thái Bình Dương
Tháng 7 năm 1944 tổng thống Franklin Roosevelt họp với đô đốc hạm đội Chester Nimitz và tướng Douglas MacArthur để tham vấn chiến lược. Trong hơn một năm rưỡi, đô đốc Nimitz và sếp trưởng hoạt động hải quân Ernst King phân vân giữa hai lựa chọn: Mỹ nên tiến tới chiếm đảo Luzon, Philippines hay chiếm đảo Đài Loan (bấy giờ gọi tên là Formosa)?
Luzon của cảm xúc, tình yêu và nỗi nhớ - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)
Formosa thuộc Hà Lan – Wikipedia tiếng Việt
Các nhà hoạch định quân sự vẫn coi Đài Loan nắm vị trí chiến lược cho chiến dịch. Chiếm được đảo sẽ chiếm được nguồn tiếp tế cho nội địa Tàu, quan trọng hơn cắt đường thông tin liên lạc của quân Nhật với trung ương, cho phép máy bay B-29s của Mỹ không kích mạnh tay hơn vào đất Nhật.
Thảo luận chỉ muốn cân nhắc, chiếm đảo nào trước?
Ernst King muốn đánh Đài trước. Nhưng đồng cấp và thuộc cấp không đồng ý, Nimitz muốn vô hiệu hóa không lực Nhật ở đảo Luzon trước, ngăn máy bay Nhật tiếp trợ Đài.
Tướng MacArthur thì không đồng ý bỏ qua Philippines, năm 1942 khi tháo chạy khỏi Philippines từng nổi tiếng tuyên bố sẽ quay lại
09/04/1942: Quân Mỹ đầu hàng ở Bataan, Philippines (nghiencuuquocte.org)
Sĩ quan những đơn vị khác cho rằng Mỹ nên bỏ qua cả hai đảo và xâm lược thẳng Kyushu.
Cuối cùng ban quân sự Mỹ đều cảm thấy xâm lược Luzon mang lại nhiều lợi thế hơn Đài. Philippines vẫn có giá trị là thuộc địa cũ của Mỹ và tái chiếm sẽ khôi phục uy tín nước Mỹ.
Luzon cũng là kế hoạch khả thi nhất. Quân Nhật đã liên tục vũ trang Đài Loan, xâm lược bờ biển nhiều núi địa lý bất lợi là không hề đơn giản. Bên cạnh đó chiếm Đài Loan cũng cần phải chiếm những cảng nước sâu ở Hạ Môn đại lục, trong khi sân bay cuối cùng của Tưởng Giới Thạch ở đông nam Tàu đã bị Nhật chiếm, mất hỗ trợ không kích.
Du lịch thành phố Hạ Môn của Tứ Xuyên, Trung Quốc (tourtrungquoc.net.vn)
Mùa thu năm 1944 một cuộc xâm lược Đài sẽ chỉ chiếm được miền nam, chọc quân lực Nhật phía bắc phản công. Mỹ từ bỏ.
Tháng 10 năm 1944 Mỹ đánh đảo Leyte, kết thúc ba năm Nhật chiếm đóng Philippines
Đảo Leyte (Du lịch) - Mimir Bách khoa toàn thư (mimirbook.com)
Cùng lúc đó, Mỹ thả loạt bom chiến lược lên Đài Loan. Chính quyền thuộc địa xuất bản tờ rơi hướng dẫn người dân nhận biết máy bay ném bom khi chúng xuất hiện.
Cụ thể tháng 10 năm 1944, người Mỹ điều hạm đội Navy Fast Carrier Task Force xuống phía đông nam đảo Đài Loan để hộ công cho chiến dịch Leyte. Họ thả máy bay đánh bom ban ngày vào miền đông nam Đài, mục tiêu là các cơ sở quân sự: nhà máy đường huyện Bình Đông, cảng Cao Hùng, nhà máy sản xuất máy bay quận Cương Sơn thành phố Cao Hùng
Task Force 38 (valka.cz)
Từ ngày 12 đến 17, bốn phân đội tổ chức đánh bom. Không lực Nhật chống không nổi, thiệt hại hơn 300 máy bay trong trận không chiến Formosa
1944 Formosa Air Battle.... - RareNewspapers.com
Thủy quân Nhật mất mát nặng nề sức mạnh không quân sau trận chiến này.
Ngày 26 tháng 12 năm 1944 người Mỹ hoàn toàn chiếm Leyte, khống chế cả vùng biển trời Philippines, máy bay ném bom Đài không cần xuất phát từ tàu sân bay nữa.
Người dân Đài Nam hoảng sợ đào hào sâu trú bom. Chính phủ thuộc địa tiến hành sơ tán trẻ em thành thị về nông thôn trú ẩn.
Leo thang
Từ ngày 11 tháng 1 năm 1945 không lực Mỹ tổ chức 7700 cuộc ném bom đảo Đài Loan, thả 4800 tấn bom mảnh và hơn 4000 tấn bom napalm, chủ yếu vào sân bay và cảng
Gắp mảnh bom nằm trong lồng ngực 50 năm - Báo Nhân Dân (nhandan.vn)
Phim tài liệu : bom Napalm ( bom Napan) trong chiến tranh Việt Nam - Napalm bomb in Vietnam war - Chiến tranh việt Nam, Viet Nam War, hình ảnh, phim cuộc chiến chống Mỹ, Pháp (chientruongvietnam.com)
Lúc đầu chỉ quy mô nhỏ, ngày 11 tháng 1 cuộc ném bom đầu tiên chỉ có 3 máy bay B-24s đánh đêm sân bay Bình Đông.
Tháng 2 năm 1945 có thêm những chiếc B-25s lần đầu xuất hiện ném bom tầm thấp xuống sân bay Gia Nghĩa
GIA NGHĨA ĐÀI LOAN CÓ GÌ CHƠI? (transviet.com.vn)
Ngày 27 tháng 2 máy bay chuyển sang đánh ngày vào cảng Cao Hùng, nhắm vào nhà máy, cầu cảng và hạ tầng đường sá
Tháng 4 để hộ công quân Mỹ đánh đảo Okinawa (bỏ qua đảo Đài Loan), đơn vị không lực số 5 không kích quy mô lớn vào các sân bay Đài, phá hoại máy bay Nhật. Chiến dịch thành công rực rỡ.
Người Đài phải đi tản cư. Dù không kích chỉ nhằm vào mục tiêu quân sự và chiến lược, quân lính vẫn ném bom trượt như thường.
Đường sá, đền chùa, nhà thờ, bệnh viện mục tiêu, đường sắt… thành đống đổ nát.
Miêu Lật đi Đào Viên bằng xe lửa giá từ USD 7.92 (12go.co)
Ngày 31 tháng 5 năm 1945 không kích Đài Bắc trở thành cuộc ném bom lớn và nổi tiếng nhất toàn chiến dịch. Phi đoàn 403 điều động 117 chiếc B-24s liên tục thả bom Đài Bắc từ 10 giờ sáng đến 1 giờ chiều, thả khoảng 32 tấn bom. Không lực Nhật Bản bất lực không phản khảng.
Nhiều công trình bị phá hủy như nhà thờ Thiên Chúa Penglai, rạp phim Đàm Thủy. Biệt thự thống đốc, ngày nay là phủ tổng thống, chịu thiệt hại 2 quả bom đánh trúng.
Phủ Tổng thống và Nhà khách Đài Bắc mở cửa cho người dân vào tham quan trong ngày 1/1/2019 - Kênh thông tin Chính sách hướng Nam mới (mofa.gov.tw)
Báo cáo sau đó đề cập: “Đến với ga xe lửa Đài Bắc tối nay, nhiều tòa nhà và cửa hiệu bị phá hủy bởi bom lửa, bay nóc, tường. Đường phố tối đen thiếu ánh sáng đèn điện.”
Một nhân chứng kể lại trong ghi chép của Hsu Tsao Teh / Xu Caode: “Tôi còn nhờ chiều hôm đó gió dìu dịu, âm thanh động cơ máy bay đột nhiên xuất hiện đằng xa. Tiếng động khủng khiếp. Tôi đang tắm với bạn ở giếng làng. Sau khi nghe âm thanh quái ác ấy, mọi người tháo chạy tìm nơi ẩn nấp.”
“Tôi lập tức áp sát tường nhà, bò xuống sàn, nghe âm thanh ù tai của máy bay qua làng, bắn xuống chúng tôi từ độ cao hàng trăm mét… Tôi cảm nhận được những máy bay Mỹ lượn qua lượn lại, và nghe được tiếng gào khi tường nhà bằng gỗ và ngôi làng bị đạn bắn.”
“Sau khi [cuộc tấn công] kết thúc, người lớn trong làng vội vã tìm con cháu họ… Run rẩy đứng dậy, tôi nhận ra hai bạn mình nằm gần giếng, đẫm máu và đang hấp hối… Âm thanh máy bay xa dần, để lại tiếng than khóc của những người cha mẹ trong làng.”
Số tử vong ngày đó còn gây nhiều tranh cãi. Tuy một số báo cáo 3000 người chết, quân chủng phòng không Nhật lúc đó báo 759 người chết và hơn 64 người mất tích.
Thiệt hại
Ném bom tiếp tục đến mùa hè, chỉ dịu bớt vào tháng 7 năm 1945
Trận thả bom cuối cùng diễn ra tháng 8 với 8 máy bay không kích cảng Hoa Liên, trước khi người Nhật đầu hàng ngày 15 tháng 8 năm 1945
Tháng 12 năm 1945 người Mỹ cho đội điều tra bom đến Đài Loan để đánh giá khảo sát thiệt hại. Họ xem xét nhà thống đốc, thanh tra Cơ Long, Nghi Lan, Tân Trúc, Đài Trung, Đài Nam, Cao Hùng, Bình Đông để ước lượng tổn thất.
Đài Loan khi đó chưa phát triển được thành một nước công nghiệp. Người dân chủ yếu sống xa thành phố. Bom thả tập trung xuống sân bay, đường sắt, khu công nghiệp. Một nửa số xe lửa Đài chịu tàn phá. 198 động cơ bị hủy. Đài Loan lúc đó nghèo chỉ có thể sửa chữa 358 toa hành khách hoặc 1800 toa chở hàng.
Thế nào là một nước công nghiệp - Tạp chí ******** (tapchicongsan.org.vn)
Nghiêm trọng nữa là hơn 60% công suất điện Đài Loan bị phá hủy, hư hỏng nhà máy thủy điện hồ Nhật Nguyệt. Khôi phục nhà máy thủy điện sẽ là ưu tiên của lực lượng kỹ sư trẻ sau đó lãnh đạo bởi Tôn Vận Tuyền
Tôn Vận Tuyền: Kiến trúc sư trưởng nền công nghiệp Đài Loan (khoahocphattrien.vn)
6100 người chết 435 người mất tích 9235 người bị thương 46 000 ngôi nhà bị phá hủy 277 380 người vô gia cư, phần lớn gây ra từ bom thả bởi đơn vị không lực số 5 Mỹ
Cao Hùng trung tâm công nghiệp Đài chịu thiệt hại nặng nhất, là mục tiêu của 20% số bom thả, 30% nhà cửa bị phá hủy
Tháng 11 năm 1945 Liên Hợp Quốc thành lập một cơ quan cho các chuyên gia nước ngoài đến hỗ trợ tái xây dựng cơ sở y tế, thực phẩm và công nghiệp trên đảo.
Tháng 5 năm 1946, Liên Hợp Quốc gửi 200 nghìn tấn hàng cứu trợ đợt một, gồm phân bón, bột mỳ và hàng thiết yếu.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét