Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Singapore và nước uống mới NEWater

ở Singapore người ta có thể nhai kẹo cao su nhưng không được phép bán kẹo cao su
ở Singapore đâu đó 30-40% nguồn nước là lấy từ tái chế nước thải và con số sẽ sớm tăng lên thành 55% trong tương lai gần
chương trình NEWater ra mắt năm 2003 bởi hội đồng tiện ích công [PUB - public ultility board] của Singapore
hiển nhiên thì tất cả nguồn nước đều là tái chế từ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

Khởi đầu
những hệ thống xử lý nước thải thành phố hiện đại đã lần đầu ra mắt từ thế kỷ 1800 mà có lẽ nổi tiếng nhất là ở Luân Đôn
công nghiệp hoá và đô thị hoá đã làm ô nhiễm nguồn nước, dẫn đến bùng dịch tả lớn những năm 1832, 1849 và 1855
rồi 'dòng sông thối vĩ đại' năm 1858 nóng bức và chất thải con người đã làm sông Thames bốc mùi hôi thối: 'chướng khí' [miasma] được cho là đã gây ra những bùng dịch tả
cơ quan chức năng Luân Đôn đã giao cho ngài Joseph William Bazalgette việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải

Xử lý nước thải
có nước thải công nghiệp, từ khu công nghiệp: ví dụ từ xưởng fab bán dẫn - thường được xử lý tại chỗ, theo pháp luật quy định, trước khi đổ ra cống
rồi nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị: từ hộ gia đình, trường học, bệnh viện... - chủ yếu chứa 3 thứ
một là xà phòng và chất tẩy rửa
hai là nước xám từ nước tắm, bồn rửa và giặt quần áo
ba là nước đen từ xả bồn cầu, mang theo chất thải con người
có 3 cách xử lý: xử lý vật lý - lắng cặn [sedimentation], sàng lọc [screening], lọc [filtration] ... để loại bỏ chất rắn trôi nổi
xử lý hoá học: loại bỏ chất rắn, khử trùng [disinfect], hoặc loại bỏ phôt pho
xử lý sinh học: sử dụng vi sinh vật để loại bỏ vật chất cơ học [organic] dễ phân huỷ sinh học [biodegradable] trong nước xuống mức chấp nhận được
ở những công đoạn sơ bộ [preliminary] và chính [primary] sử dụng nhiều cách xử lý vật lý và hoá học để loại bỏ chất rắn trôi nổi
rồi xử lý thứ cấp để loại bỏ những chất dinh dưỡng [nutrient] như ni tơ: bước này đang ngày càng trở nên quan trọng
sau đó là những công đoạn xử lý địa chất và nâng cao: nhằm vào những thứ cụ thể - cần thiết nếu định dùng làm nước uống
ít nhất một nửa những nhà máy xử lý nước ở Mỹ đã xử lý nước đến công đoạn 2 [thứ cấp] rồi đổ ra sông hồ - có thể có chút lãng phí
ví dụ California hạn hán, một nghiên cứu năm 2018 cho thấy 1407 mega gallon nước thải đã qua xử lý [effluent] đổ ra biển hoặc sử dụng cho tưới tiêu và công nghiệp: bằng với 35% nhu cầu nội bang

Los Angeles phản đối
lý do lãng phí đương nhiên có đóng góp lớn của cảm giác ghê tởm nếu uống nước thải tái chế: từ bồn cầu đến nước máy [toilet-to-tap] - thuật ngữ xuất hiện đầu tiên trên báo Los Angeles Times năm 1993
công ty bia Miller và những người ủng hộ đã nêu lên thuật ngữ toilet-to-tap để phản đối một dự án tái chế nước ở thung lũng San Gabriel miền nam California: nhưng phong trào phản đổi đã bị phản phé [backfire] - hãng Miller đã rút lại chiến dịch
thuật ngữ ấy đã nổi trở lại năm 2000 ở thung lũng San Fernando là đô thị thuộc hạt Los Angeles: từ năm 1990 sở điện nước của khu vực ấy đã xây dựng một đường ống sẽ sử dụng nước tái chế để bổ sung cho tầng ngậm nước địa phương
dự án đã diễn ra suôn sẻ cho đến khi một chủ nhà đã lên một tờ báo địa phương tố cáo sở điện nước đang đầu độc nguồn nước: tờ báo đã đăng loạt câu chuyện thường ngày về những thứ kinh khủng xảy ra cho ai uống nước tái chế
mặc dù đã chi dở hết 55 triệu đôla, thị trưởng James Hahn đã huỷ dự án
vụ việc tương tự cũng xảy ra ở vịnh Tampa, Florida và San Diego, California
hạt Orange nhận được 100 triệu gallon mỗi ngày nước tái chế: không chút nào được sử dụng để uống hoặc làm nước máy

Úc phản đối
tâm lý phản đối ấy cũng không chỉ từ cộng đồng NIMBY rồ dại ở California, ở thị trấn Toowoomba dân số 95000 miền nam bang Queensland người ta lấy nước từ 3 đập ngăn bể chứa: đầu thập niên 2000 mực nước 3 đập xuống thấp kỷ lục - sau khi đã thực hiện những chương trình tiết kiệm nước, hội đồng thị trấn đã ban hành một văn bản chính sách đưa ra một loạt giải pháp trong đó có xây dựng một nhà máy tái chế nước chất-lượng-nước-uống
nửa năm sau đó, 1 vạn người ký một đơn kiến nghị phản đối nhà máy nước: chế nhạo bằng những thuật ngữ như 'Poowoomba' - bấy giờ, một thợ sửa đường ống nước đã nói
"ừ thì, vấn đề với lọc nước, và lo ngại lớn nhất của tôi, là rằng ảnh hưởng của nước cống qua xử lý để làm nước uống sẽ gây ra cho gia đình tôi và mọi gia đình khác. Tôi lo ngại vì không có đảm bảo, tuyệt đối không hề có bằng chứng nào cho thấy nước cống qua xử lý là sạch hết chất bẩn [contaminant]"
tháng 7 năm 2006 Toowoomba tổ chức trưng cầu dân ý về dự án và 62% bỏ phiếu chống mặc dù đang hạn hán nặng - dự án bị huỷ

Singapore và NEWater
đảng hành động nhân dân Singapore muốn thắng cử để tiếp tục nắm quyền, bản thân Singapore phải mua nước từ bạn thù Malaysia
những hệ thống đằng sau NEWater đã có từ thập niên 1960 với một sản phẩm là nước công nghiệp: lần đầu ra mắt năm 1966 là nguồn nước thay thế không uống được - sử dụng cho hoạt động công nghiệp ở đảo Jurong và khu vực Jurong/Tuas
bấy giờ họ đã muốn xây dựng một nhà máy tái chế nước uống, nhưng đã huỷ ý định vì lý do chi phí
ít thập niên sau, bộ môi trường đã tiếp tục xem xét những công nghệ lọc nước: đợi ngành công nghiệp đủ trưởng thành - năm 1998 dự án NEWater được triển khai thì những công nghệ thẩm thấu ngược đã được sử dụng ở Mỹ hơn 20 năm
chính phủ Singapore đầu tiên đã xây một nhà máy thử nghiệm [prototype] năm 2000 ở Bedok: sau những cuộc thẩm tra và đào tạo nghiêm túc, chính phủ đã mở rộng ra 3 nhà máy - phần lớn nước NEWater được đổ lại về các bể chứa, còn lại được sử dụng công nghiệp hoặc làm mát thay vì nước uống
ước tính nước NEWater chiếm 5% nước máy

Dần được chấp nhận
chính phủ Singapore đã đưa tự chủ nguồn nước làm mục tiêu chính sách lớn: thường xuyên nói về tầm quan trọng
mặc dù có ủng hộ chính trị từ cấp cao, phản ứng tiêu cực có thể vẫn tăng, bất chấp thiếu hụt nước: giống ở Úc - người ta quan tâm nhiều đến chất lượng nước hơn là số lượng

Công đoạn
hội đồng tiện ích công PUB đã quyết định chủ động vỗ về [address] tâm lý tởm lợm [yuck factor] của công chúng: mục tiêu chính trong chương trình quan hệ công chúng của PUB là chuyển hướng mũi dùi dư luận từ "nguồn gốc xuất xứ của nước" sang "cách thức xử lý nước"
chương trình đã đơn giản hoá [boil down] công nghệ phức tạp như thẩm thấu ngược cho những người không có kiến thức chuyên môn [layperson] cũng hiểu: nhờ tập trung nói về công đoạn xử lý nên tăng được tự tin của công chúng vào chất lượng sản phẩm
tờ báo Strait Times ca ngợi những hệ thống NEWater là phép màu của kỹ thuật hiện đại [marvel of modern engineering], đột phá công nghệ lớn và đạt đến trình độ nghệ thuật
những bài báo đã nhắc đến việc các quản lý nước California đang tìm hiểu để tự ứng dụng những công nghệ của Singapore: ẩn ý rằng Singapore đã vượt mặt người Mỹ trong công nghệ nước
tập trung vào công đoạn xử lý, PUB cũng có thể xác nhận độ an toàn của nước bằng lượng lớn dữ liệu: trong giai đoạn thử nghiệp, PUB lấy 2 vạn kết quả kiểm tra ở 7 địa điểm bên trong nhà máy - thẩm nghiệm với 190 tham số [parameter] vật lý, hoá học và vi sinh học
hơn 4500 kết quả thẩm nghiệm NEWater cho thấy đã vượt tiêu chuẩn nước uống của tổ chức y tế thế giới WTO và cục bảo vệ môi sinh EPA Mỹ

Ngôn từ
câu chuyện về cách nói từ-bồn-cầu-đến-nước-máy đã cho thấy sức mạnh xua đuổi của ngôn từ có những ẩn ý tiêu cực, cho nên PUB cố ý sử dụng những thuật ngữ nhấn mạnh vào giá trị của nước là một nguồn lực: không nói là nước thải hay nước cống, phát ngôn viên PUB sẽ nói là "nước đã qua sử dụng" - truyền thông sử dụng những thuật ngữ như "tốt như mới"
từ đầu, PUB tiếp xúc cả truyền thông và cộng đồng: một thông điệp là rằng tái chế nước đã được thực hiện thành công ở Mỹ trong 20 năm - công nghệ đã có từ lâu
trước khi khai trương NEWater, PUB đưa các nhân viên của truyền thông ra nước ngoài viếng thăm những nơi tái chế nước ở Mỹ: hạt Orange và Arizona - để viết bài đăng tin về những cơ sở tái chế nước đã trở thành phần bình thường trong xã hội ở Mỹ
phim tài liệu được chiếu lên truyền hình, rồi tổ chức họp báo với các lãnh đạo cấp cao và tập đoàn doanh nghiệp để tránh hiểu lầm
ngành bán dẫn Singapore cũng liên đới từ sớm: gia công bán dẫn cần nước siêu tinh khiết - trước đó xưởng fab chưa bao giờ lấy nước tái chế để làm nước siêu tinh khiết
PUB đã hợp tác với các xưởng bán dẫn, giúp xây dựng một nhà máy nước siêu tinh khiết [UPW] dành đặc biệt cho bán dẫn: động thái đã giúp trấn an ý kiến công chúng về độ tinh khiết của NEWater
rồi trung tâm thăm quan nước mới [NEWater visitor center] bán những chai nước NEWater cho du khách xài thử
những lãnh đạo cấp cao đã xuất hiện ở lễ khai trương trung tâm
tái chế nước hoá ra là vấn đề xã hội mà Singapore đã thuyết phục được cộng đồng: không như California hay Úc phải đổ nước tái chế ra biển

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét