Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Hàn Quốc và cơn sốt học thêm

năm 1980 chính phủ Hàn Quốc cấm sinh viên đại học và giáo viên kiếm tiền dạy gia sư, lệnh cấm thất bại
Ít chính phủ nào từng dám hạn chế người dân được chi tiền cho con học thêm giống như Hàn Quốc, nhưng hàng năm người Hàn Quốc vẫn chi hàng tỷ đôla tiền túi, lên đến 1 phần 3 thu nhập, để gửi con đến lớp học phụ đạo
Vung tay chi tiền cho ngành dạy học phụ đạo là vấn nạn chung của châu Á nhưng cơn sốt giáo dục ở Hàn Quốc lại đặc biệt nổi trội

Khởi nguồn
Trong thời kỳ làm thuộc địa Nhật Bản, dân thường Hàn Quốc thiếu được tiếp cận giáo dục. Mục tiêu đô hộ căn bản của chính quyền là bóp méo văn hoá và giá trị của người Hàn Quốc và giữ cho dân Hàn biết điều [dễ bảo]
Chính quyền thực dân Nhật Bản không quan tâm đến phát triển nhân lực.
Cho nên khi nhà nước Hàn Quốc giành độc lập, quần chúng phần lớn là vô học, tỷ lệ biết chữ 22% trong khi chưa đến 20% trẻ học đến cấp 2
để khắc phục, tổng thống Syngman Rhee [Lý Thừa Vãn] khởi động chương trình thúc đẩy giáo dục cơ bản quy mô lớn, nhưng Hàn Quốc bấy giờ nguồn lực hạn hẹp nên viện trợ nhà nước cho trường học là khá èo uột.
nguồn lực ít ỏi, chính phủ bổ sung các kỳ thi sát hạch cho cấp trung học cơ sở và phổ thông để hạn chế số lượng học sinh trong các lớp học mới mở. Kỳ thi cũng giải quyết được vấn nạn ăn hối lộ nghiêm trọng, một số trường đại học Hàn Quốc tiếp nhận bất cứ học viên nào trả nhiều tiền nhất, hơn là người học lực cao nhất.
mới đầu, các nhà quan sát độc lập chỉ ra rằng động thái có thể dẫn đến những vấn đề mới. Năm 1952 UNESCO chỉ ra rằng 75% tiền gây quỹ cho giáo dục cấp 2 và 3 là từ phụ huynh
UNESCO khuyến nghị chính phủ chi trả 100% cho giáo dục tiểu học và ít nhất một nửa chi phí giáo dục cấp 2 trở lên
chính quyền Hàn Quốc thiếu chương trình can thiệp sớm vào lĩnh vực này đã dẫn đến tư nhân hoá vượt tầm kiểm soát của mảng giáo dục

Mở rộng và lo ngại chất lượng
Park Chung Hee [Phác Chính Hy] nhậm chức tổng thống đã tìm cách xây dựng nguồn nhân lực quốc gia để hỗ trợ chính sách kinh tế nhanh chóng công nghiệp hoá – là lắp đặt nhà máy và cần đội ngũ nhân lực được đào tạo đông đảo để vận hành nhà máy
Số nhân viên ấy chỉ cần được đào tạo kỹ năng từ căn bản đến mức tương đối, chẳng cần đến trường đại học.
Chưa hết, chính phủ Park lo ngại về hiểm hoạ cách mạng từ đám sinh viên đại học rảnh rỗi nghiên cứu kiến thức ngớ ngẩn như chủ nghĩa xã hội
Năm 1963 chính phủ Hàn Quốc mở các trường nghề - còn được nhắc đến là các “trường trung học kỹ thuật” – song hành với hệ thống các trường truyền thống là trường phổ thông và viện hàn lâm
Park hi vọng đến 70% sinh viên sẽ chọn lộ trình học tập mới này, để được đào tạo kiến thức thực tiễn cho một sự nghiệp thành công
Đức, làm ví dụ, đã thành công với hệ thống giáo dục song song này
Nhưng chủ thuê lao động Hàn Quốc sớm phàn nàn rằng học sinh tốt nghiệp các trường nghề chỉ có kỹ năng và năng lực lạc hậu, khác với Đức nơi các công đoàn thương mại cộng tác sát với các trường nghề trong chương trình giảng dạy
ở Hàn Quốc, công đoàn không hiện hữu vì chính phủ muốn duy trì giá nhân công rẻ và coi công đoàn là một liều thuốc dẫn lối cho những tư tưởng chính trị cánh tả như cợm sản
kể cả nếu hệ thống trường nghề hoạt động đúng mực, thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh ở Hàn Quốc có lẽ cũng muốn chối bỏ [hệ thống trường nghề]. Các học giả trong xã hội Khổng gíao Hàn Quốc, trong lịch sử, vẫn yêu cầu lòng tôn trọng và các trường phổ thông duy trì uy thế ấy


Chính sách bình đẳng
cuối thập niên 1960 những cuộc cạnh tranh thi tuyển khốc liệt vào các trường trung học cơ sở ưu tú đã khiến học sinh tiểu học chịu áp lực lực và căng thẳng, tình huống được gọi là “địa ngục thi cử”
năm 1967 ước tính 9 trên 10 học sinh lớp 6 sắp tốt nghiệp tiểu học ở Seoul được dạy thêm
nếu con trẻ không đỗ kỳ thi tuyển vào trường mong muốn, họ lựa chọn học lại lớp 6 để ôn luyện cho kỳ thi tuyển trung học cơ sở năm sau
năm 1968 chính phủ bãi bỏ kỳ thi và thi hành một chương trình bốc thăm - mỗi trường trung học cơ sở tiếp nhận một hỗn hợp cả trẻ điểm cao và điểm thấp – đồng thời quy định các trường trung học cơ sở tư thục áp dụng chương trình giảng dạy, học phí và trình độ giáo viên tiêu chuẩn
căn bản thì chính phủ tiếp quản hết, thành công cắt giảm tính căng thẳng của cuộc đua chuột đổ xô thi vào trường cấp 2 ưu tú, nhưng bằng cách đẩy cuộc cạnh tranh lên kỳ thi vào trường cấp 3 ưu tú
năm 1973 ước tính 27% học sinh chịu áp lực tâm lý và thể chất từ kỳ thi tuyển trung học phổ thông - được gọi là “bệnh dịch năm học thứ 3 cấp trung học cơ sở”
năm 1974 chính phủ ban hành chính sách bình đẳng trung học phổ thông, các trường trung học phổ thông tư thục và công lập được ngẫu nhiên bốc thăm học viên sống trong quận cư trú của trường.
ngoại lệ cho một số vùng hẻo lánh và các trường nghề.
hai chính sách bình đẳng hoá năm 1968 và năm 1974 vẫn gây rất nhiều tranh cãi, mọi người chỉ ra rằng những chính sách chỉ đơn thuần đẩy áp lực lên cấp trường cao hơn, ví dụ chính sách bốc thăm học viên trung học phổ thông sẽ đẩy áp lực cạnh tranh lên [kỳ thi tuyển đại học]


Trường đại học
ở Hàn Quốc thì trường đại học bạn học rất quan trọng, cũng đúng với Hoa Kỳ - chỉ duy nhất bà Amy Coney Barrett là thẩm phán tối cao pháp viện Hoa Kỳ không học Harvard hay Yale – nhưng Hàn Quốc thì tầm ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng
Hàn Quốc có 3 siêu trường đại học: đại học quốc gia Seoul, đại học Hàn Quốc và SKY đại học Yonsei
Trường đại học tốp đầu mở ra cơ hội lớn: một nửa số giám đốc điều hành, 43% chính trị gia và 80% thẩm phán tốt nghiệp học viện SKY
Về cơ hội việc làm, năm 1988 khoảng 83 đến 90% sinh viên tốt nghiệp SKY được nhận vào làm việc, con số chung 70% sinh viên tốt nghiệp 4 năm đại học tìm được việc
Về thu nhập, sinh viên tốt nghiệp đại học quốc gia Seoul kiếm thêm 7% tính cả giai cấp xã hội và năng suất làm việc
Nghiên cứu sinh tiến sĩ đại học SKY dễ kiếm được vị trí hợp đồng dài hạn ở trường đại học trong nước hơn nghiên cứu sinh tiến sĩ trường khác, tuy cơ hội chưa cao bằng nghiên cứu tiến sĩ ở hạng 100 trường đại học hàng đầu nước ngoài
tốt nghiệp trường đại học danh giá cũng mang lại tỷ lệ thoả mãn nghề nghiệp cao hơn – căn bản là việc làm tốt, nhiều tiền và hạnh phúc hơn – nhiều lợi ích từ việc tốt nghiệp một trường đại học uy tín Hàn Quốc
thập niên 1970 các trường trung học cơ sở và phổ thông vật lộn mang đến dịch vụ giáo dục chất lượng cao, tỷ lệ học sinh trên giáo viên chỉ ở mức trung bình, tổng chi phí hàng năm mỗi học sinh vào khoảng 10 đến 30 đôla Mỹ
cho nên nhiều phụ huynh tìm đến lớp phụ đạo để 'hi sinh đời bố củng cố đời con' trúng tuyển được vào một trường đại học Hàn Quốc danh giá
lớp dạy thêm, sau rốt, đã phát triển thành Hagwon là các trường tư hoàn chỉnh hoạt động vì lợi nhuận với mục tiêu duy nhất là chuẩn bị cho các học sinh thi tuyển đại học
năm 1980 thống kê 13% học sinh tiểu học, 15% học sinh trung học cơ sở và 26% học sinh trung học phổ thông được học thêm.
Các gia đình bị phân cấp thành 2 tầng lớp: người đủ tiền trả Hagwon và người không

Lệnh cấm năm 1980
tổng thống Chun Doo-hwan thi hành những biện pháp cải cách triệt để hơn cho vấn nạn ấy.
năm 1980 Chun Doo-hwan ban hành biện pháp cải cách giáo dục 7.30 ra lệnh cấm dạy thêm
7.30 là bước cải cách hệ thống rộng khắp, cấm hầu hết mọi hình thức phụ đạo tư thục, chỉ chừa những trẻ thi trượt
Cải cách cũng nâng cánh cửa đại học, bãi bỏ nhiều kỳ thi tuyển đại học và chỉnh sửa chương trình giảng dạy quốc gia, đồng thời vận hành một mạng lưới phát thanh và truyền hình để dạy thêm giá rẻ - EBS hệ thống phát sóng giáo dục – bắt chước đài PBS ở Mỹ
Hàn Quốc bấy giờ chưa dân chủ hoá nhưng kể cả quyền lực độc tài toàn diện của chính phủ quân sự cũng phải vật lộn thi hành lệnh cấm dạy thêm
Phụ huynh sẵn lòng thuê gia sư bằng mọi giá, kể cả tìm đến chợ đen, thị trường chợ đen thì lo ngại bị tóm đã nâng giá dịch vụ lên để dự phòng chi phí rủi ro, đến mức chỉ còn người giàu mới đủ tiền cho con học phụ đạo
Lệnh cấm sau rốt phải hạ nhiệt cho đến khi toà án hiến pháp Hàn Quốc gỡ bỏ [lệnh cấm] năm 2000

Tiến bộ
Thập niên 1990 chính phủ Hàn Quốc tăng đầu tư vào giáo dục công lập, tin rằng phụ huynh gửi con đi học thêm vì suy nghĩ rằng trường công lập chất lượng kém
Mặc dù chính phủ Hàn Quốc mới đầu thiếu đầu tư vào giáo dục công lập, thập niên 1990 đã có những cải thiện lớn
Ví dụ năm 1983 ngân hàng thế giới (World Bank) chỉ ra rằng các trường trung học cơ sở Hàn Quốc đạt 36.4 học sinh trên mỗi giáo viên, đem so với Canada tỷ lệ 17.96
Năm 2000 tỷ lệ chỉ còn 21 học sinh mỗi giáo viên, vẫn kém Canada đạt tỷ lệ 17.4 nhưng rõ ràng có tiến triển
Ngày nay, tống chi Hàn Quốc cho các trường giáo dục tính trên tỷ lệ tổng thu nhập quốc nội GDP thì đã sánh vai mức trung bình OECD tổ chức hợp tác phát triển kinh tế
Nhưng trường công lập càng cải thiện, càng nhiều phụ huynh coi học thêm là cách để vượt lên, mặc dù vẫn chỉ học trường công lập

Bùng nổ Hagwon
chính phủ Hàn Quốc đã phát triển những lựa chọn giá rẻ nhằm “gây gián đoạn” việc dạy thêm, ví dụ bổ sung chương trình ôn thi tuyển sinh lên đài truyền hình EBS và những chương trình học ngoài giờ [trên trường] sao chép chương trình giảng dạy của Hagwon
chính phủ cũng làm việc với các trường đại học – giới thiệu các nhân tố mới vào kỳ thi tuyển sinh nhằm tránh bị mô hình học thuộc lòng [lớp ôn thi giảng dạy] qua mặt: xét tuyển học bạ, hoạt động ngoại khoá, hoạt động phục vụ công ích, câu hỏi viết luận và cộng điểm ưu tiên hoàn cảnh khó khăn.
Tất cả đều thất bại, số trường Hagwon nở rộ từ 381 năm 1980 lên 14043 năm 2000
Hồ sơ thuế năm 2013 ghi nhận gần 105000 trường Hagwon
Số học sinh đăng ký học phụ đạo tăng gấp 10 lần từ 118000 năm 1980 lên 1.4 triệu năm 2000 tương ứng tỷ lệ 70 đến 80% học thêm
Ngày nay các gia đình Hàn Quốc dành ra 30% thu nhập cho con cái, thường chi vào duy nhất là giáo dục, tiền chi đặc biệt cao ở những gia đình thu nhập cao, gia đình thu nhập năm hơn 50 000 đôla Mỹ chi ra gấp 2.5 lần cho học thêm hơn những gia đình thu nhập thấp
9 trên 10 gia đình thấy tốn tiền trong đó 29% cảm thấy sức nặng

Lệnh giới nghiêm năm 2006
Năm 2006 chính phủ trung ương đề xuất một lệnh giới nghiêm 10h tối cho các trường Hagwon
Hàn Quốc dưới kỷ nguyên dân chủ mới đã phải mất 3 năm để lệnh giới nghiêm được chấp hành nghiêm chỉnh
Chủ sở hữu các trường Hagwon phản đối lệnh cấm, nói rằng các trường cấp 3 đã giữ học sinh đến 10h hay thậm chí 11h tối rồi, học sinh học ở Hagwon chỉ có thể đi phụ đạo sáng sớm hoặc cuối tuần, hoặc thuê gia sư
Phụ huynh và học sinh kiến nghị toà án pháp viện, nói rằng lệnh vi phạm nhân quyền.
Năm 2009 toà pháp viện tuyên bố lệnh giới nghiêm hợp hiến và bắt đầu có hiệu lực
Thiếu nghiên cứu về tính hiệu quả của lệnh giới nghiêm, một thống kê số lượng cho thấy lệnh giới nghiêm đúng là đã khiến phụ huynh chuyển qua thuê gia sư – với những ai đủ tiền
Một nghiên cứu khác đã củng cố thêm [kết luận], phát hiện rằng các gia đình Seoul, thường giàu có hơn nơi khác, tăng chi phí học thêm, trong khi các gia đình ở Busan và những nơi khác cắt giảm chi hoặc không thay đổi phí học thêm

Lớp học ngoài giờ
Một cải cách có hiệu quả, từ thuở đầu, là lớp học ngoài giờ
Ra mắt đầu thập niên 2000, lớp học có ý muốn đa dạng hoá nền tảng nghệ thuật và văn hoá cho học sinh – một chương trình giáo dục toàn diện mà các chuyên gia vẫn cho rằng các trường Hàn Quốc tầm trung thiếu sót
Nhưng phụ huynh Hàn Quốc phản hồi là họ không quan tâm và sau ấy các chương trình ngoại khoá đã biến hình, về căn bản, thành học phụ đạo – giảng dạy các môn học chính với mục tiêu giảm nhu cầu gia đình cho con đi học thêm hoặc gia sư đắt đỏ bên ngoài
Có vẻ phụ huynh lẫn học sinh thấy những giờ học thêm trên trường đủ hiệu quả thay cho phụ đạo tư ở ngoài, một nghiên cứu cho thấy rằng 1 giờ học thêm trên trường hiệu quả bằng 30 phút gia sư và 22 phút tự học
Phụ đạo tư / gia sư thì tốn kém hơn các lớp ngoài giờ do chính phủ trợ cấp
Năm 2006 một nghiên cứu chính phủ - năm 2018 được củng cố thêm [vào kết luận] – cho thấy bổ sung các lớp học ngoài giờ giúp giảm 2.2% chi tiêu hộ gia đình
Kết quả nghiên cứu, đại loại là đã hé lộ vai trò bản-chất-vì-lợi-nhuận của Hagwon có trong việc tiếp lửa phức hợp công nghiệp giáo dục Hàn Quốc
Chưa hết, vì không phải di chuyển đến lớp phụ đạo Hagwon nên học sinh tiết kiệm thêm trung bình 16 phút mỗi tuần, thêm thời gian ngủ
Năm 2017 nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng lớp học ngoài giờ có vẻ thực sự cải thiện điểm số của học sinh giống như lớp phụ đạo bên ngoài, mặc dù có vẻ hiệu quả ở cấp trung học phổ thông hơn trung học cơ sở, cũng như hiệu quả thành thị hơn vùng nông thôn
Nhưng ngành công nghiệp Hagwon vẫn trường tồn

Ngày nay
Hầu hết tất cả trẻ em Hàn Quốc học tiểu học và trung học, và gần 80% vào đại học
Hàn Quốc sản sinh ra giới trẻ đạt điểm số cao nhất thế giới, năm 2018 chương trình khảo sát học sinh quốc tế PISA xếp hạng top 10 về môn toán, khoa học và đọc hiểu, so với Mỹ xếp hạng 38 về toán, 19 khoa học và 13 đọc.
Đồng thời, chưa nói đến chi phí tài chính, khối lượng kiến thức và tính cạnh tranh học thuật căng thẳng gây ảnh hưởng tâm lý lên cả trẻ em và phụ huynh Hàn Quốc
Ví dụ những vấn đề căng thẳng trong mối quan hệ cha mẹ con cái, rối loạn lo âu, rối loạn tâm trạng
Rồi thiệt hại nhân khẩu cho xã hội Hàn Quốc, Hàn Quốc có tỷ lệ sinh thấp nhất các nước OECD, năm 2019 Hàn Quốc chỉ có tỷ lệ sinh 0.92
Tỷ lệ sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, nhưng khảo sát cho thấy số phụ nữ sẵn lòng đẻ thêm con thứ hai suy giảm tỷ lệ nghịch với chiều tăng chi phí chăm sóc nuôi dưỡng trẻ - chi phí giáo dục chiếm đáng kể
Thị trường giáo dục vì lợi nhuận hàng tỷ đôla cũng đã trở thành một ngành lớn, Hagwon đã trở thành những tập đoàn lớn lợi nhuận cao thuê làm hàng vạn gia sư, là câu trả lời cho bài toán thất nghiệp
Tuýt còi đà tăng trưởng của Hagwon chắc chắn sẽ bị đáp trả những phản hồi kinh tế tiêu cực, chưa cần tính đến hàng dài phụ huynh “nước mắt chảy xuôi” chực chờ tạo điều kiện phát triển cho con

Kết
Một báo cáo nghiên cứu tựa đề “Locked in” mới đây của tiến sĩ Sonia Exley chỉ ra: nếu không xác định sớm, gia sư phụ đạo sẽ tìm đường thâm nhập xã hội hiện đại và căn bản không thể đảo ngược được xu hướng
Đài Loan, Nhật Bản và Singapore đều gặp khó ra quy định cho ngành giáo dục tư thục, nhưng vấn nạn ở Hàn Quốc có vẻ vượt trội hơn cả, nếu chưa tính các gia đình thành thị Trung Quốc
Năm 2020 một khảo sát hội người tiêu dùng Thượng Hải cho thấy hơn 70% gia đình Bắc Kinh, Thượng Hải và Thẩm Quyến gửi con học thêm trường tư, chi lên đến 10% thu nhập chưa thuế
Năm 2021 chính phủ Trung Quốc chuyển đổi các công ty giáo dục tư thục thành các tổ chức phi lợi nhuận, cùng những quy định nữa, muốn chặn đầu cuộc xâm lấn của ngành công nghiệp 100 tỷ đôla và chặn đứng một cuộc đua chuột [rat race khái niệm thằng cha giàu cha nghèo phổ biến ra] không khoan nhượng sẽ đổ dầu vào bùng nổ chi phí nuôi trẻ, gây tỷ lệ sinh thấp kinh niên và một lối sống mặc kệ sự đời [tang-ping] mới trong giới trẻ.
Hàn Quốc không kịp chặn sớm và đã nhận hậu quả. Trung Quốc đang rút kinh nghiệm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét