tập đoàn Salim từng đạt đỉnh giá trị vốn hoá thị trường 22 tỷ đôla Mỹ, là tập đoàn lớn nhất quốc gia Indonesia
nhà sáng lập Liem Sioe Liong còn được gọi tên là Sudono Salim từng là doanh nhân giàu nhất Đông Nam Á
quá trình lớn mạnh của Salim là nhờ quan hệ cá nhân của công ty với lãnh tụ Suharto
độc tài Suharto là bạn của sáng lập Liem và nhờ cậy công ty Salim làm một trong những cộng tác viên trọng yếu
không nhiều công ty có thể thống trị thị trường một quốc gia giống như các công ty của Salim làm được ở Indonesia, trước khủng hoảng tài chính châu Á
Khởi đầu
năm 1938 Liem 21 tuổi, tên khai sinh là Lin Shiaoliang, chạy sơ tán khỏi chiến sự Trung-Nhật lần 2 và đến đảo Java
Liem không giàu có, nhưng cũng không nghèo, có một mạng lưới gia đình và các thành viên họ tộc đã chìa tay giúp đỡ
bấy giờ Indonesia vẫn là thuộc địa Hà Lan, nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hoá và bị các doanh nghiệp Hà Lan thống lĩnh
làm bất cứ việc gì có thể, Liem trở thành một trong những thương gia Trung Quốc, bán quần áo và khởi nghiệp một doanh nghiệp nghiền cà phê cùng với gia đình
người Nhật Bản tiến đánh Indonesia, nhanh chóng đánh tan quân thực dân Hà Lan và chiếm đảo quốc
là tộc người Trung Quốc, Liem bị tình nghi, một lần đã bị bắt giữ vì tội tàng trữ súng trong nhà
may mắn, Liem sống sót và cưới vợ, bán tất cả mọi mặt hàng từ đậu phụ thối [tương chao], lạc, rượu gạo và hoa quả
Đấu tranh giành độc lập
năm 1945 Nhật Bản chấm dứt chiếm đóng Indonesia, người Hà Lan và đồng minh quay lại, nỗ lực tái lập chế độ thực dân
nhưng một phong trào quốc gia đã nổi lên, yêu cầu độc lập, 2 sinh viên Sukarno và Mohammad Hatta đã tổ chức lực lượng và bắt đầu cách mạng, đánh dấu 4 năm đấu tranh giữa người Hà Lan và quân đội cộng hoà Indonesia - quốc gia chia đôi
Liem khởi nghiệp một doanh nghiệp hậu cần, bán lậu những hàng thiết yếu như xà phòng, cà phê, đường và gạo cho quân cộng hoà
đồn đại là Liem bán cả súng và đạn dược, nhưng Liem chối
hoạt động ở vùng đồi núi đảo Java, Liem đã gây ấn tượng với quân lính của một đơn vị quân sự trong vùng nhờ làm ăn chăm chỉ và uy tín
do đó, sĩ quan hậu cần của đơn vị ấy, Sulardi, đã giới thiệu Liem cho ông anh [em] họ Suharto là người gốc Nhật
sau rốt, thiệt hại chiến tranh leo thang và áp lực quốc tế đã buộc chính phủ Hà Lan từ bỏ và Indonesia giành được độc lập
tháng 12 năm 1949 cộng hoà Indonesia được thừa nhận chủ quyền với Sukarno làm tổng thống đầu tiên
Thuở đầu
những ngày đầu của chế độ Sukarno đã gây khó khăn cho cả nhà đầu tư nước ngoài và dân tộc thiểu số Trung Quốc [người Hoa]
Sukarno ngả về chủ nghĩa xã hội và có lòng nghi kị vốn đầu tư nước ngoài, cũng có lý, ông và quân uỷ đã giữ quan điểm chung rằng thực dân châu Âu đã bóc lột Đông Ấn Hà Lan [tiền thân của Indonesia]
chính phủ Sukarno đã thông qua một loạt chính sách kinh tế mới với mục tiêu dần nội địa hoá các doanh nghiệp nước ngoài
năm 1958 để trả đũa người Hà Lan từ chối từ bỏ chiếm đóng miền tây New Guinea [tây Papua] chính phủ Sukarno đã tịch thu tài sản của Hà Lan ở Indonesia
mặc kệ quan hệ nồng ấm với cộng hoà dân chủ Trung Quốc, thiểu số người Hoa ở Indonesia đã bị phân biệt chủng tộc và bạo hành
người Hoa thống trị lĩnh vực kinh tế và đã nhận ủng hộ của người Hà Lan, nên đã gây ghen ăn tức ở, khiến bạo lực chống-người-Hoa nổ ra, và chính phủ thì thờ ơ
Jakarta
năm 1952 bị phân biệt chủng tộc ở nông thôn, Liem và nhiều người khác đã đến Jakarta, gia nhập nửa triệu doanh nhân người Hoa khác cùng thành phố
Liem đi các thành phố, thường xuyên viếng thăm những thành phố cảng như Semarang
năm 1956 Sukarto được chỉ định làm chỉ huy quân địa phương ở Semarang, nơi 2 người gặp lại và giao du, mặc dù Sukarto không phải lúc nào cũng hiểu ngôn ngữ Indonesia-lai-Trung-Quốc của Liem - ngôn ngữ pidgin [ngôn ngữ phụ trợ] của người Java
Suharto là người coi trọng chữ tín và Liem là doanh nhân uy tín, kể cả có chịu lỗ
dần dà, Liem trở thành nhân vật mà Suharto nhờ cậy mỗi khi có vấn đề tiền nong, khi Suharto thăng chức quân đội
đổi lại Suharto trở thành người đỡ đầu và "bảo kê" cho Liem
Suharto được miêu tả là điển hình của người Java - lịch sự, điềm tĩnh và có vẻ hơi chậm chạp - trái ngược với Sukarno nổi tiếng là lãnh đạo giỏi ăn nói và hoa mỹ
Suharto và chỉ thị mới
nửa cuối thập niên 1950, điểm yếu kinh tế và rối loạn chính trị đã quét qua quốc đảo
lý tưởng chống chủ nghĩa đế quốc của Sukarno đã đẩy ông về phía cộng sản
Sukarno cáo buộc cơ quan tính báo Mỹ [CIA] xúi giục cách mạng lật đổ mình và còn thử ám sát ông vì lý do ấy
tuy nhiên, tầm nhìn của Sukarno về cách mạng không ngừng đã bỏ bê nền kinh tế
kết thúc chiến tranh Triều Tiên đã đổ vỡ ngành xuất khẩu hàng hoá của Indonesia, gây siêu lạm phát
Surkano dần mất quyền lực, đỉnh điểm là hỗn loạn năm 1965 và 1966
nội các của Sukarno đã chứng kiến nổi lên của 2 phe đối địch: đảng cộng sản Indonesia và quân đội Indonesia
đảng cộng sản tăng cường thâm nhập xã hội Indonesia, bao gồm cả quân đội, làm gia tăng căng thẳng giữa cánh tả và hữu
ngày 30 tháng 9 năm 1965 một cuộc đảo chính nổ ra, quân đội đã bắt cóc 7 sĩ quan quân sự cấp cao trong đó có 6 tướng, tất cả đã bị xử bắn
nhưng cuộc đảo chính - bị tranh cãi là do phe cộng sản gây ra - đã thất bại không nắm được quyền, và Suharto vì lý do nào đó không bị nhằm vào, đã tổ chức một cuộc-chống-đảo-chính được-phương-Tây-hậu-thuẫn mà sau đó leo thang thành thảm sát hàng chục vạn kẻ tình nghi cộng sản, tộc người Hoa và phe cánh tả khác
năm 2012 bộ phim tài liệu Hành động giết chóc [the act of killing] về cuộc thảm sát cộng sản năm 1965-1966 ở Indonesia đã ra mắt
tháng 3 năm 1966 Sukarno lặng lẽ chuyển giao quyền lực cho Suharto, người sau đó tuyên bố chỉ thị mới
mệnh lệnh mới đã quay ngoắt những chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia
Indonesia huỷ bỏ chiến tranh không chính thức với Malaysia, huỷ bỏ quan hệ đồng minh với cộng sản Trung Quốc và tái gia nhập Liên hợp Quốc
Cải cách kinh tế
về đối nội, chính phủ có nhiều việc phải làm để cải cách kinh tế
sau khi quan hệ lăng nhăng với chủ nghĩa cộng sản cách mạng, nền kinh tế đã chịu siêu lạm phát và thiếu hụt doanh thu
Indonesia cũng có nhiều thứ để chào bán: dân số đông, nhân lực rẻ và sẵn sàng, và tài nguyên thiên nhiên
quốc gia tái xây dựng luật thuế và mở cửa cho vốn đầu tư và viện trợ nước ngoài - những người nước ngoài được mời về thành lập những cơ sở sản xuất nhẹ làm giầy, dệt may..
kế hoạch phát triển này đã hiệu quả, Indonesia tăng trưởng kinh tế dưới chế độ Suharto, nhưng không may cũng mở ra cơ hội mới cho tham nhũng
Tư bản thân hữu
từ lâu trước khi Suharto xuất hiện, quân đội và giới doanh nhân đã ve vãn nhau
thập niên 1950 chính phủ cộng hoà thường không đủ tiền nuôi và vũ trang quân đội: cấp chỉ huy đã liên kết với doanh nhân địa phương để gây quỹ, những doanh nhân này được gọi tên là "cukong" - tiếng Phúc Kiến nghĩa là "sếp" - thường là tộc người Hoa, nhận ưu ái và được nhượng bất động sản để đổi lại tuồn tiền cho quân lính
sau khi độc lập và quốc hữu hoá tài sản Hà Lan, chính phủ đã quay sang quân đội cho dịch vụ hàng ngày, khiến quân đội càng dính líu vào mọi hoạt động: vận chuyển, khách sạn, khai thác gỗ
những vai trò ấy chỉ củng cố thêm sau khi Suharto lên nắm quyền, dưới chế độ Suharto, ông đã tạo nên một kim tự tháp chính trị tư bản thân hữu, thu tô thuế của một loạt các hoạt động kinh tế
những khoản tô thuế ấy đã nâng Suharto và thân thích tinh hoa lên đỉnh cao
chính phủ đã đối tác và dựa dẫm vào những thân hữu kinh tế trong khu vực tư nhân để thực hiện các mục tiêu của nhà nước, nhận những ưu đãi ưu ái để giúp hiện thực hoá những mục tiêu ấy và kiếm lợi nhuận để chia chác
các đối tác doanh nhân Trung Quốc của Suharto đã dựa vào tổng thống để được bảo vệ, Liem mới đầu chỉ là một trong những 'cukong' của Suharto nhưng sớm leo lên thành sếp lớn
Đinh hương
năm 1966 chính phủ đã trao cho Liem một trong 2 giấy phép đặc quyền để thương thảo và nhập khẩu đinh hương từ châu Phi
cây đinh hương là nguyên liệu không thể thiếu để làm thuốc lá không lọc Kretek ưa chuộng ở Indonesia
ngành đinh hương ăn nên làm ra nhờ Kretek nhưng cũng khó vì chính phủ chỉ sẵn lòng trả giá rẻ nhất định và việc đàm phán với bên bán là khó nhằn
mặc dù giấy phép chỉ trao cho Liem một tỷ lệ lãi nhỏ - phần lớn tuồn vào một quỹ đen của tổng thống - lãi cũng giúp Liem có quỹ để mở rộng sang những mảng kinh doanh ngon hơn như thực phẩm
Bột
Indonesia lần đầu được giới thiệu bột mỳ là từ Mỹ
năm 1967 Suharto đề nghị chính phủ Mỹ viện trợ lương thực, cụ thể là xin gạo, nhưng Mỹ bấy giờ thiếu gạo nên đã gửi lúa mỳ, sản phẩm nhanh chóng được ưa chuộng
lùa mỳ bấy giờ phải xay ở Singapore vì Indonesia chưa có công suất
cuối thập niên 1960 Robert Kuok là tài phiệt Malaysia đã khuyên Liem mở xưởng xay bột từ lúa mỳ, 2 người đã hợp tác, không chính thức vì Kuok là người nước ngoài, năm 1969 thành lập xưởng xay bột mỳ Bogasari
Bogasari nhanh chóng nhận được độc quyền nhập khẩu, xay và bán lúa mỳ ra miền tây Indonesia chiếm 80% dân số quốc gia - xưởng xay đầu tiên ở Jakarta
xay bột mỳ đã trở thành một mảng kinh doanh siêu lãi, biên lợi nhuận 25-35% tăng cực kỳ nhanh chóng vì người Indonesia ưa chuộng những sản phẩm từ lúa mỳ như mỳ ăn liền
26% lợi nhuận của công ty Bogasari được tuồn cho những quỹ do Suharto và gia đình quản lý
mảng kinh doanh thực phẩm của tập đoàn Salim sau đó mở rộng thành Indofood ngày nay là một tập đoàn giá trị vốn hoá 7 tỷ đôla Mỹ làm mỳ ăn liền, bánh quy, sữa và khoai tây lát mỏng
thập niên 1990 Indofood chiếm 90% thị phần mỳ ăn liền Indonesia
Xi măng
Salim nổi bật hơn những tập đoàn kinh doanh người Hoa khác là ở chỗ họ tuân theo và thực hiện chính sách phát triển của chính phủ
ví dụ Salim bước vào ngành xi măng
trong kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ nhất [Repelita] Indonesia đã định xây dựng công suất làm xi măng nội địa
Suharto thuật lại là một công ty Mỹ, có lẽ là công ty xi măng Kaiser, đã đề nghị giúp đỡ để đổi lại một giấy phép độc quyền
Suharto đã từ chối và chỉ thị Liem thâm nhập ngành, với trợ giúp của tập đoàn Tuntex của Đài Loan, Salim đã xây dựng một phức hợp sản xuất xi măng lớn gần Jakarta
thập niên 1970 ngành xuất khẩu dầu mỏ của Indonesia trúng lớn đã tiếp lửa cho ngành xây dựng và hạ tầng
Liem đã xây dựng những công ty xi măng lớn nhất thế giới, sau rốt chiếm 60% tổng công suất làm xi măng của Indonesia
vận may quay xe năm 1984 khi giá dầu khựng lại và ngành xi măng rơi vào suy thoái, Liem quay sang Suharto để được giải cứu tài chính và Suharto ra lệnh chính phủ mua lại 35% cổ phần của Indocement Tunggal Prakarsa ngày nay
Nhanh chóng đa dạng hoá danh mục kinh doanh
cuối thập niên 1970 Salim trở thành tập đoàn lớn
năm 1957 tập đoàn chỉ gồm 3 công ty thì cuối thập niên 1970 có 54 công ty kinh doanh 6 lĩnh vực: thương mại, xe, sản xuất, bất động sản và xây dựng, tài chính và tài nguyên tự nhiên
từ giữa thập niên 1980 công ty mở rộng thêm nữa, năm 1986 hơn 225 doanh nghiệp là công ty con của Liem, kiếm gần 1 tỷ đôla tổng doanh thu
năm 1989 ước tính 350 công ty liên đới đến Liem, nhiều công ty là doanh nghiệp độc quyền hoặc gần như độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh của công ty
tập đoàn Indomobil là nhà sản xuất xe lớn nhất Indonesia, nhận được nhiều hợp đồng hời từ chính phủ
Indomaret là chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Indonesia, gần 2 vạn cửa hàng
nhận dạng những công ty này không dễ, nhiều công ty tách biệt, ví dụ những nhà máy xi măng mà ta có thể gọi là Indocement thì không thuộc một cá thể doanh nghiệp duy nhất, mà mỗi nhà máy là một công ty riêng, sở hữu trực tiếp bởi Liem và các nhà đầu tư - ví lý do thuế
điểm chung duy nhất của những công ty là đều sở hữu của Liem, gia đình và nhiều đối tác kinh doanh
Ngân hàng
một trong những doanh nghiệp lớn và giá trị nhất của tập đoàn Salim là ngân hàng
thập niên 1950 ở Samarang, Liem đã mua một công ty đan, bấy giờ không phải hiếm thì công ty đan có cả giấy phép kinh doanh ngân hàng
Liem đổi tên công ty thành Bank Central Asia và chuyển đến Jakarta
một số cổ phần của ngân hàng được chia cho nhiều tướng lĩnh của Suharto và con cái
BCA hoạt động nhỏ đến năm 1975 khi ông tuyển về thần đồng ngân hàng Mochtar Riady, từng có kinh nghiệp xây dựng Pan-Indonesian thành ngân hàng tư nhân lớn nhất quốc gia bấy giờ
Mochtar Riady tranh cãi với đối tác ở Panin, mệt mỏi phải dọn rác của đối tác
Liem nhận thấy cơ hội, đã mời Riady về điều hành BCA, cho Riady làm cổ đông lớn nhất
để tăng trưởng BCA, Riady đã gõ cửa những khách hàng của đế chế của Liem, từ độc quyền bột mỳ đến ngành xi măng, để mời họ chơi với BCA
Riady cũng đại tu lại hệ thống và sản phẩm của ngân hàng: BCA được máy tính hoá và kết nối các chi nhánh, là một trong những ngân hàng Indonesia đầu tiên mở dịch vụ thẻ tín dụng, bán chéo những sản phẩm phụ như bảo hiểm, cài đặt hàng trăm cây rút tiền ATM ở Indonesia
chỉ sau 3 năm, Riady đã biến BCA thành ngân hàng tư nhân lớn nhất Indonesia: tiền gửi tăng gấp một nghìn lần từ 1 tỷ rupiah năm 1974 lên 7.5 nghìn tỷ năm 1990
Riady chuyển công tác sau 15 năm làm ở BCA, làm nhiều hơn cho một doanh nghiệp sở hữu gia đình mà ông xây dựng riêng là LippoBank
để tránh xung đột lợi ích và vì bệnh tim, Riady quyết định rời BCA
ngày nay, tập đoàn Lippo là một trong những tập đoàn lớn nhất Indonesia sở hữu nhiều doanh nghiệp và bất động sản khắp châu Á
BCA tiếp tục tăng trưởng, nhưng bấy giờ thì môi trường kinh doanh đã thay đổi
cải cách được thông qua năm 1989 khiến khởi nghiệp ngân hàng dễ dàng hơn, cạnh tranh căng hơn
Hết thiêng
thống trị Indonesia hàng thập kỷ và đã 70 tuổi, Suharto bắt đầu mất linh
năm 2003 cố vấn kinh tế Widjojo Nitisastro học trường Berkeley đã nói:
"đúng là, trước đây tổng thống Suharto đã lưu ý, sau này chúng ta là những người phải lưu ý"
nghiêm trọng hơn, con cái của tổng thống lớn lên và khoe khoang quyền lực chính trị của mình - hích những cố vấn tin cậy ra ngoài chuồng gà - sự kém cỏi và ích kỷ đã bắt đầu khiến công luận quay lưng chống lại tổng thống
ví dụ nổi tiếng năm 1990 Suharto đã thành lập một công ty độc quyền đinh hương cho con trai út 28 tuổi Tommy Suharto quản lý
Tommy làm ăn thất bát, Suharto ra lệnh cho ngân hàng Indonesia chi 350 triệu đôla giải cứu tài chính công ty độc quyền và tái lập những đơn hàng đinh hương đáng tin cậy để bán cho những công ty làm thuốc lá Kretek
Liem và gia đình đã nhận thấy vận may thay đổi: năm 1981 Liem thành lập một công ty dịch vụ tài chính nhỏ ở Hồng Kông là First Pacific
từ giữa thập niên 1980 thông qua First Pacific thì Liem đã xây dựng mảng kinh doanh bất động sản và tiêu dùng ở Hồng Kông, Singapore và Trung Quốc - nhiều khoản đầu tư nước ngoài này đã không còn phụ thuộc vào quan hệ chính trị với Suharto
Bong bóng
cuộc bùng nổ xuất khẩu dầu mỏ giúp Indonesia tăng trưởng thập niên 1970 đã chấm dứt năm 1985
để khắc phục, chính phủ đã thông qua một gói cải cách tạo điều kiện dễ dàng hơn cho xuất nhập khẩu: cắt giảm thủ tục quan liêu, hạ thuế quan, cải cách quy định thuế thương mại cũ - mới đầu có vẻ hiệu quả, đã chuyển dịch nền kinh tế khỏi doanh thu dầu khí
năm 1994 xuất khẩu phi dầu mỏ chậm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm trong nửa đầu năm so với 2 năm trước đó
nhân tố đáng kể nhất gây ra có lẽ vì Trung Quốc mới mở cửa đang tăng trưởng nhanh chóng và các nhà đầu tư như Nhật Bản quay xe khỏi Indonesia về Trung Quốc
để đối phó, chính phủ Indonesia thông qua thêm cải cách: loại bỏ hạn chế đầu tư nước ngoài và mở cửa thêm những khu vực [nhóm ngành] mới - nhưng bảo hộ được giữ nguyên ở những nhóm ngành mà con cái Suharto chi phối
có vẻ hiệu quả: nửa cuối năm 1994 đầu tư nước ngoài hồi phục, ít năm sau đó GDP tăng trưởng thường niên 8% và thu nhập bình quân vượt 1100 đôla Mỹ
tập đoàn Salim mở rộng 40-50% mỗi năm nhờ đầu tư, đối tác và mua lại khắp châu Á
báo chí và các chuyên gia bấy giờ đã thử ước tính kích cỡ thực sự của đế chế của Liem - một mạng lưới chằng chịt rộng khắp các công ty tư và công - hầu hết mọi người định nghĩa một công ty thuộc tập đoàn Salim nếu Liem sở hữu cổ phần đa số
năm 1995 báo nước ngoài như thời báo tài chính đã đưa con số tổng doanh thu của đế chế vào khoảng 9-11 tỷ đôla
năm 1996 các chuyên gia độc lập đã ước tính tổng doanh thu tất cả các công ty của Liem đạt 22.8 tỷ đôla, tương đương 4% GDP của Indonesia
năm 1997 Liem có tổng tài sản 4 tỷ đôla và là người giàu thứ 68 xếp hạng tạp chí Forbes
Khủng hoảng
tất cả những khoản đầu tư mới này chảy vào Indonesia là nợ ngắn hạn bên ngoài đang tìm những thương vụ đầu tư rủi ro thấp, hầu hết được đầu tư vào những dự án nội địa như xây dựng và bất động sản nhà ở
khối lượng của khoản nợ bên ngoài này cũng gây lo ngại - gấp đôi từ 70 tỷ đôla năm 1990 lên 140 tỷ giữa năm 1997 - phần lớn là mượn của tư nhân
nhưng hệ thống ngân hàng của Indonesia - trong đó có BCA của Salim - có vẻ vững chắc
BCA đã rất tự tin và tham dự vào nhiều vụ giải cứu tài chính nhiều ngân hàng khác
ngày 2 tháng 7 năm 1997 Thái Lan thả nổi đồng nội tệ baht
Indonesia có căn bản vĩ mô tốt hơn Thái Lan cho nên mới đầu phần lớn người Indonesia không quan tâm, nhưng đồng baht Thái Lan mất giá đã bắt đầu lây lan: mọi người chen nhau rút vốn khỏi châu Á, không quan tâm căn bản
sớm lộ ra là ngân hàng Indonesia không đủ dự trữ để phòng vệ đồng nội tệ: tháng 7 đã nới rộng biên độ tỷ giá của đồng rupiah, tháng 8 đã thả nổi và đồng rupiah mất hơn 30% giá trị
cuộc mất giá đã ảnh hưởng nặng nhiều ngân hàng Indonesia, những khoản nợ neo theo ngoại tệ đã bỗng chốc tăng giá trị
tháng 12 năm 1997 có đến 20 tỷ đôla nợ như vậy phải được trả trong vòng một năm
cùng lúc ấy, cạnh tranh thập niên 1990 vì cải cách ngân hàng năm 1989 đã góp sức với khối lượng lớn những khoản nợ xấu, khiến nhiều ngân hàng không đủ tài sản hoặc lợi nhuận để trả nợ, dẫn đến vỡ nợ [mất khả năng thanh khoản]
cuối tháng 10 năm 1997 có 16 ngân hàng thương mại đóng cửa
mặc dù có một gói giải cứu ngân hàng và ít bảo hiểm tiền gửi, mọi người bắt đầu tháo chạy [rút tiền] khỏi ngân hàng
đồn đại là Liam đã chết và chi nhánh BCA ở Singapore đã đóng cửa: BCA không đặt chi nhánh ở Singapore và Liam đã xuất hiện trước công chúng - nhưng hậu quả của tin đồn là BCA thiệt hại 150 triệu đôla
tháng 10 năm 1997 IMF tuyên bố gói giải cứu 33 tỷ đôla, và như thường lệ, với những điều kiện cải cách kinh tế nghiêm ngặt: giải thể những công ty độc quyền nhà nước và tư nhân, cắt giảm trợ cấp những hàng hoá cơ bản và mở cửa thêm nữa
hành động của IMF trong khủng hoảng tài chính châu Á vẫn gây tranh cãi đến ngày nay, IMF thành thực tin rằng gói giải cứu sẽ giúp Indonesia phục hồi, yêu cầu của IMF sau rốt đã khiến Suharto thoái vị
Suharto thoái trào
năm 1997 kinh tế Indonesia vẫn tăng trưởng 4.6%
năm 1998 GDP của Indonesia suy giảm 13%, xây dựng giảm 37%, tài chính giảm 26.6%, sản xuất giảm 11% và 1.8 triệu nhân viên chính thức mất việc, có lẽ 2.8 triệu nhân viên không chính thức cũng mất việc
người thất nghiệp cũng đối mặt giá thực phẩm và sinh hoạt tăng vì tiền mất giá
năm 1998 sản lượng thực phẩm Indonesia giảm vì hạn hán El Nino bất thường
những cải cách IMF áp dụng đã đánh vào những công ty độc quyền đinh hương, hạt điều, cam và vani; một chương trình sản xuất xe quốc gia đã mất đi ưu đãi thuế
nhiều công ty ấy bị chi phối bởi thân hữu và gia đình của Suharto
tổng thống Suharto phàn nàn về những điều kiện mà người ngoại quốc [IMF] quy định lên ông, nói trong một buổi họp báo hiếm hoi rằng:
"chúng ta có 30 năm kinh nghiệp xây dựng một nền tảng vững chắc. Rồi, trong nửa năm đã sụp đổ, không phải vì một cuộc khủng hoảng bên trong mà vì bị thao túng đồng tiền [của chúng ta]"
quan hệ giữa chính phủ Indonesia và IMF rệu rã và khoản tiền, sau rốt, bắt đầu bị giữ lại không giải ngân - IMF không muốn bị coi là đang ủng hộ chủ nghĩa chuyên chế và một chế độ đang dần bị ghét
người ta nói rằng mọi xã hội chỉ cách khủng hoảng có 3 bữa cơm
tháng 5 năm 1998 bạo động lớn đã nổ ra để đáp trả tuyên bố chính phủ sẽ cắt trợ giá nhiên liệu
nhiều cuộc bạo động nhắm vào thiểu số người Hoa và doanh nghiệp của người Hoa: gây thiệt hại hàng triệu đôla và làm bị thương nhiều người Hoa
một cuộc biểu tình sinh viên đòi dân chủ lớn cũng nổ ra, phản đối và yêu cầu Suharto từ chức
nội các của tổng thống bắt đầu từ bỏ và ngày 21 tháng 5 năm 1998 Suharto từ chức
BCA
bấy giờ Liem đi nước ngoài khi bạo động diễn ra, phần lớn đã chuyển hết về Singapore, nhưng người phá rối đã tấn công đốt nhà Liem
con trai và là người thừa kế tài chính Anthony Salim đã tản cư khỏi quốc gia qua sân bay Halim cũ ở miền đông Jakarta - hối lộ để đi qua nhiều chốt chặn
BCA và các công ty Salim khác đã chịu hoả hoạn từ cuộc bạo loạn, nhưng thiệt hại nghiêm trọng nhất là sau khi Suharto thoái vị, khiến mối quan hệ của ngân hàng với thân hữu chính phủ đã trở thành phản phé
một cuộc tháo chạy [rút tiền] khỏi ngân hàng đã diễn ra sau đó, không thể kháng cự được nữa, BCA sụp đổ, buộc ngân hàng trung ương tiếp quản tổ chức và khoản nợ 5 tỷ đôla
tổng thống và môi trường chính trị mới, đế chế Salim phần lớn đã vỡ thanh khoản và bắt đầu tan rã, nhiều khoản nợ của BCA là nợ những công ty khác của tập đoàn Salim, ngân hàng sụp đổ đã đe doạ các công ty khác
Anthony Salim nói với chính phủ: "nếu các ngài muốn dứt điểm chúng tôi, được thôi, nhưng các ngài sẽ mất hơn 10 vạn việc làm"
sau rốt 2 bên đạt được thoả thuận: tập đoàn Salim nhả ra cổ phần của hơn 100 doanh nghiệp như Indocement và Indomobil để trả lại 5 tỷ đôla tiền chính phủ trả giải cứu BCA
Salim xoay xở giữ được 50.1% cổ phần công ty thực phẩm Indofood và - nhờ một loạt những giao dịch phức tạp - đã chuyển những sở hữu ấy ra nước ngoài cho công ty tài chính First Pacific của gia đình ở Hồng Kông
Kết
Liem vĩnh viễn bỏ Indonesia sau năm 1998, an nghỉ năm 2012 ở Singapore hưởng thọ 95 tuổi với tổng tài sản ước tính 655 triệu đôla
trong 32 năm tổng thống Suharto nắm quyền Indonesia đã tăng trưởng kinh tế thường niên 7% và gây dựng được một nền nông nghiệp và sản xuất
mặt tối là, Suharto làm giàu cho quốc gia có lẽ không nhiều bằng làm giàu cho bản thân, thân hữu hay gia đình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét