ý tưởng học lấy bằng cấp và phát triển sự nghiệp trong ngành bán dẫn đã nhận được nhiều hồi đáp tiêu cực trên web hackernews
một bình luận nói: "làm cho xưởng fab là phải làm nhiều giờ, thường xuyên bị gọi (kể cả khi đang ngủ) và sau rốt sẽ sở hữu một công cụ để tự chịu trách nghiệm cho nó, kể cả khi không bị gọi... cũng dẫn đến nhiều hành vi lạm dụng và dẫn đến bệnh lý nữa"
một bình luận về sự nghiệp làm cho TSMC phàn nàn: "Phải có bằng tiến sĩ PhD và kinh nghiệm nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ. Cũng phải hơn 10 năm làm việc cho một xưởng nghiên cứu phát triển
một bình luận kêu gọi: "Nếu ai có kỹ năng khác, chạy ngay đi" - nghe như thể nhà tù
ngày nay, chính trị gia Hoa Kỳ và tầng lớp tinh hoa không ngừng lải nhải về xây dựng xưởng fab để độc lập bán dẫn và tìm kiếm 'tài năng' làm nhân lực những xưởng mới ấy
liệu Mỹ có thể lấy lại danh hiệu tiên phong toàn cầu trong sản xuất bán dẫn nếu Mỹ chủ động cắt các đồng đạo khỏi ngành?
Việc sản xuất và việc thiết kế
việc làm ở Samsung hay TSMC không phải chỉ nằm ở dây chuyền sản xuất
mỗi công việc cũng không thể thay thế nhân viên lẫn nhau
nhìn chung, ngành bán dẫn có việc sản xuất và việc thiết kế
việc thiết kế tạo ra mẫu để xưởng fab lên chip
việc sản xuất là công nhân, có thể sẽ phải mặc quần áo phòng sạch để đi vào xưởng fab
khá ngược đời là TSMC thuê nhiều kỹ sư thiết kế mạch tích hợp [IC] để làm việc với khách hàng làm sao để chuẩn bị tốt nhất cho chip sẽ fab
công ty cũng tuyển nhiều kỹ sư phần mềm, ví dụ kỹ sư AI để phát triển thuật toán cải thiện hiệu năng máy
những công việc phi sản xuất ấy khá giống như kỹ sư phần mềm, ngồi phòng lạnh hoặc làm từ xa, thu nhập tốt
Việc dây chuyền
mục tiêu của ngành bán dẫn là đẩy đi những sản phẩm rất phức tạp với quy mô cực lớn, cần nhiều kỷ luật vận hành
công ty như Intel, Samsung và TSMC thành công nhờ phong cách thực hiện như quân đội
ở Đài Loan, trên dây chuyền sản xuất có 2 loại công nhân
đầu tiên là kỹ thuật viên dây chuyền và người vận hành đứng đầu bởi một giám sát viên có trách nhiệm debug các vấn đề sản xuất, vận hành dây chuyền và thẩm tra sản phẩm
ở Đài Loan những công nhân này làm 2 ngày nghỉ 2 ngày, ca 12 tiếng từ 7 giờ sáng đến 7 giờ chiều và ngược lại
thực tiễn lao động này hợp pháp ở cả Đài Loan và Mỹ mặc dù luật pháp một số bang quy định phụ cấp làm ngoài giờ
những công việc này chỉ cần bằng cấp ba hoặc trường nghề
nhưng tiến trình thăng tiến nội bộ của sự nghiệp này thì có chút hạn chế, công nhân có thể đề bạt lên làm giám sát viên nhưng chỉ đến thế
một số công nhân TSMC dành nhiều năm làm giám sát viên, hưởng thụ cuộc sống
tiền lương cao hơn rất nhiều so với việc bán lẻ như ở những siêu thị tiện lợi 7-11, tuy nhiên việc ở cửa hàng tiện lợi Đài Loan thì không căng thẳng và áp lực như việc làm một giám sát viên của dây chuyền sản xuất TSMC, trừ giờ cao điểm khách hàng nườm nượp vào cửa hàng tiện lợi mua cà phê để uống
Kỹ sư sản xuất
kỹ sư phối hợp với các kỹ thuật viên để hướng dẫn chuỗi tiến trình sản xuất và khắc phục vấn đề
TSMC tuyển dụng nhiều danh mục kỹ sư
kỹ sư tiến trình thẩm tra và phân tích nhiều tiến trình trong sản xuất bán dẫn, cần tối ưu hóa các biến số của tiến trình và kiểm tra những tối ưu hóa ấy
khi tỷ lệ đạt thấp, công việc của những kỹ sư này khá vất vả
kỹ sư thiết bị giám sát và thẩm tra thiết bị và mó tay vào khi thiết bị hỏng
công việc cần bằng kỹ thuật nhưng không nhất thiết là bằng kỹ sư điện
ở Đài Loan, các kỹ sư thiết bị hay đi chùa - Đài Loan có nhiều đền chùa - mua bùa cầu may hi vọng thiết bị hoạt động như ý muốn
kỹ sư nghiên cứu phát triển làm việc trong phát triển sản phẩm mới, phải chạy tiến độ và thi đua tạo nên những tiến trình và sản phẩm mới
những công việc này đặc biệt áp lực cao, thường đòi hỏi bằng tiến sĩ PhD và làm hơn 10 tiếng một ngày cho các thí nghiệm
tuy nhiên ai thành công nhận tán thưởng và trọng vọng từ đồng nghiệp, là phương cách tạo động lực cho cả công ty
kỹ sư quản lý sản xuất làm trong ngạch dự báo sản xuất và điều vận, đảm bảo cho sản phẩm được phân phối đúng mực, đủ nguồn lực để duy trì sản xuất mượt mà và khách hàng được thông báo biết chi tiết về tiến trình sản xuất đang dang dở
vì phải tương tác với khách hàng phương tây nên kỹ năng tiếng Anh của những người này phải tốt hơn người Đài Loan bình thường
sau cùng là kỹ sư sản xuất thông minh và kỹ sư AI, sử dụng các kỹ thuật dữ liệu lớn và AI để cải thiện sản xuất
Phần mềm
nhìn chung, các xưởng bán dẫn gặp khó tuyển những vị trí này, nhưng ở Mỹ còn khó hơn vì hàng xóm, là ngành phát triển phần mềm, chào lương cao quá
ít việc làm nào, dù là kỹ sư hay không, có thể cạnh tranh lại việc phát triển phần mềm - có thể coi là danh mục việc làm tốt nhất thế giới
việc phần mềm khá dễ khởi nghiệp và có nhiều công ty Mỹ cần kỹ sư phát triển, những thằng em sinh năm 96 đã trở thành huyền thoại, tiền lương có thể bị thổi lên cao một cách lố bịch, đặc biệt khoản thưởng cổ phiếu...
ấy là lý do tại sao 9 trên 10 sinh viên chuyên ngành kỹ sư điện và khoa học máy tính của trường đại học California, Berkely tốt nghiệp năm 2018 đã neo đậu sự nghiệp vào kỹ sư phần mềm
căn bản chuyên ngành kỹ sư điện chỉ là bổ sung kiến thức nho nhỏ mà sinh viên cần trước khi gia nhập Google hay Meta
kể cả nếu sinh viên gắn bó với ngành bán dẫn, thường đa số chọn thiết kế chip, nhiều điểm tương đồng với viết phần mềm
làm cho dây chuyền sản xuất bán dẫn thì phải mặc quần áo phòng sạch và đi vào nhà máy - tinh hoa xã hội thích làm việc từ xa, viết code trong phòng ngủ hơn
Hải ngoại
vấn đề này mang tính xuyên lục địa
ngay cả Trung Quốc cũng vật lộn trong tuyển dụng và duy trì những nhân lực là kỹ thuật viên dây chuyền có kinh nghiệm trong ngành vi điện tử đang tăng trưởng ở đại lục
những nhân viên trẻ và sáng dạ nhất Thượng Hải đã thử dấn thân và quyết định là thà làm kỹ sư phát triển phần mềm cho các tập đoàn công nghệ Trung Quốc còn hơn
suốt ngày mặc quần áo phòng sạch thì bất tiện hơn nhiều
kể cả Đài Loan, dù TSMC được hâm mộ, ngành kỹ sư điện ở Đài Loan cũng hót hòn họt như đường chạy điền kinh ở Jamaica hay đá bóng ở Nam Mỹ vậy
cả xã hội Đài Loan thúc giục thế hệ người trẻ vào ngành ấy
quý vị phụ huynh Đài Loan nhìn TSMC giống như phụ huynh Mỹ nhìn Google hay Apple
Xáo trộn nhân sự
nhưng, công ty Đài Loan [TSMC] vẫn đau đầu với xáo trộn nhân sự lớn trong hàng ngũ kỹ thuật viên và kỹ sư
là một văn hóa nơi làm việc đòi hỏi nhiều cố gắng mà người Mỹ đã trải nghiệm khi TSMC mở rộng vào Arizona
cách đây vài tháng, một đánh giá trên Glassdoor của một thực tập sinh Mỹ cho TSMC, có vẻ khả đúng và công tâm về xung đột văn hóa - ngay ở Đài Loan, người ta vẫn nói về văn hóa này
càng nhiều công ty thiết kế chip hiện diện ở Đài Loan càng giúp những nhân tài dễ nhảy việc
công ty MediaTek và Delta Electronics chào lương cao gần bằng TSMC
chưa kể những công ty không phải của Đài Loan như công ty từ đại lục hay Mỹ: trung tâm nghiên cứu phát triển phần cứng của Google bên ngoài nước Mỹ đặt trụ sở Đài Loan, hiện diện ở ga Bản Kiều, Tân Bắc đang thu hút chú ý, nghe nói Google đã lôi kéo được một nửa số nhân lực của MediaTek
tầm nghiêm trọng đã phản ánh khi TSMC tăng lương 20% cho nhân viên, tuyên bố năm 2020 và có hiệu lực năm 2022
TSMC cũng đang xúc tiến để nhân viên dễ dàng mua cổ phiếu công ty hơn
Giáo dục
ở Mỹ, Intel đã có thành công khi xây dựng được thế hệ riêng các kỹ thuật viên chuyên môn bán dẫn
ví dụ Intel đã thiết lập một mối quan hệ đối tác lâu dài với nhiều trường cao đẳng cộng đồng bang Arizona để tuyển kỹ thuật viên triển vọng cho chương trình bằng đào tạo kỹ thuật 2 năm
ở Malaysia, Intel trao học bổng nghiên cứu cho sinh viên học về kỹ sư/kỹ thuật bán dẫn - cụ thể trong đóng gói, nơi công ty có một cơ sở nhà máy
công ty cũng cử kỹ sư cấp cao [senior] giúp đào tạo những học viên này trong thực tiễn ngành
lợi thế của bắt đầu từ con số 0 là một nguồn nhân lực rẻ qua đào tạo, phục vụ nhu cầu cụ thể của công ty
nhưng mặt trái, như một bình luận trên trang HackerNews có chỉ ra: "những công nhân này sẽ có những kỹ năng chuyên biệt mà không thể dùng được ở lĩnh vực khác, bị mất khả năng mặc cả tiền lương, có thể bị trả lương thấp cho chuyên môn công việc và có khi bị cả ngược đãi"
ấy phản ánh thực tiễn rằng: chỉ số ít công ty làm sản xuất bán dẫn tiên tiến, trong khi kỹ sư phần mềm và nhân viên thiết kế chip mạch điện tử tích hợp IC thì nhiều công ty tuyển dụng hơn rất nhiều cho việc chuyên môn
cũng có nhiều kỹ năng rất cần thiết mà thị trường đánh giá thấp, giống kèn trombone trong dàn nhạc
tình hình những kỹ năng chuyên môn bán dẫn thì giữ tầm quan trọng chiến lược nhưng bị đánh giá thấp về mặt kinh tế
cách giải quyết như: tín dụng thu nhập cho kỹ thuật viên phần cứng? đánh thêm thuế thu nhập vào kỹ sư phần mềm? Liệu có khả thi
Nhập cư
cách nữa là mời gọi những tài năng bán dẫn từ nước ngoài đến Mỹ - chính trị có thể không ưa thích lắm
liệu vấn đề có thể được nhận thức là đủ nghiêm trọng để gọi ra một động thái triệt để trong chính sách công
một bản tóm tắt chính sách [policy brief] từ Georgetown đã nói rằng: đạo luật Chip, lúc này đã được thông qua, sẽ tạo thêm 8 xưởng fab mới tương ứng 27000 việc làm mới - tuy nhiên bản báo cao cũng đề cập rằng một số những việc làm ấy cần người nước ngoài vào làm
ngành sẽ cần ít nhất 3500 nhân viên nước ngoài có kỹ thuật cao trong ngạch chuyên môn, lý tưởng nhất là những nhân viên có kinh nghiệm làm cho những công ty như TSMC và Samsung, mang theo kiến thức kỹ sư/kỹ thuật ngầm đến cho nhân viên Mỹ
chắc là những kỹ thuật viên, kỹ sư, nhân viên nghiên cứu phát triển hoặc giám đốc cấp cao???
nhưng giám đốc cấp cao và nhân viên nghiên cứu phát triển thì thừa sức đến Mỹ tùy ý vì nhiều người được học ở Mỹ và giữ song tịch
như Morris Chang và một chủ tịch hay CEO là có quốc tịch Mỹ rồi
con số 3500 việc kỹ sư và kỹ thuật viên bán dẫn thì có lẽ không đủ lớn để tạo chương trình [nhập cư] riêng
ví dụ như chương trình H-1A Visa tạo thập niên 1980 để giải quyết thiếu hụt y tá
trong 6 năm hiệu lực H-1A Visa phát hành gần 4 vạn hộ chiếu, chủ yếu cho người Philippines - chương trình kết thúc thập niên 1990
trong bối cảnh chính trị chia rẽ hiện nay, một chương trình như thế có lẽ không thể lặp lại
90% nhân lực TSMC là người Đài Loan, người ta biết thế và giải pháp nhập cư cũng không giải quyết được vấn đề căn bản là người Mỹ chọn làm phần mềm hơn là làm phần cứng
Kết
trong bài viết mới đây, SemiAnalysis nhắc đến một vấn đề: thanh niên Mỹ không dễ tiếp cận phần cứng như xưa, dễ tiếp cận phần mềm, cực dễ truy cập Github và tải phần mềm mã nguồn mở như Rails để làm trang web
với phần cứng thì khác, ví dụ những đạo luật 'quyền sửa chữa' là lý do gây trở ngại, chưa kể độ phức tạp của phần cứng
thập niên 1960 một người bình thường có thể mổ bụng một máy vô tuyến [radio] bóng bán dẫn và am hiểu đủ để tự sửa
máy vi tính cá nhân có thể phức tạp hơn nhưng phần lớn vẫn có thể mở ra tương tác trực tiếp với phần cứng để thiết bị hoạt động như ý
điện thoại phổ thông ngày nay thì quá phức tạp, với những tầng công nghệ mà một người sẽ cần cả đời tìm hiểu
giỏi lắm thì người ta cũng chỉ thay được pin
ngày nay, người dùng không tương tác với phần cứng 'bằng xương thịt' nữa mà tương tác với phần mềm GUI [giao diện tương tác người dùng] và được trải nghiệm UX [trải nghiệm người dùng] thú vị nhất
do đó, người dùng cũng chỉ để ý đến giao diện và trải nghiệm người dùng, và gây dựng sự nghiệp từ đấy
nghĩa là, một người dân thường nhìn iPhone hay điện thoại Samsung hay Huawei như một bùa chú di động hơn là một công cụ chứa đòn bẩy và ròng rọc để thao túng tạo ra các thứ
chip tích hợp bên trong điện thoại thì tinh diệu, nhưng thế hệ trẻ không có cơ hội nhìn và vọc vạch
do đó, lớn lên, thế hệ trẻ không nghĩ đến nữa mà đi làm việc khác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét