Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Nhật Bản và những tập đoàn tài chính công nghiệp zaibatsu

cho đến đầu thế kỷ 20 thì các Zaibatsu đã điều khiển gần hết nền kinh tế đảo quốc trong nhiều thập kỷ
năm 2009 Akio Toyoda (giữa) trong buổi lễ ở Nagoya để kế nhiệm Katsuaki Watanabe (trái) làm chủ tịch Toyota Motor

các gia đình sở hữu các Zaibatsu đã lớn mạnh để nắm trong tay lượng tài sản lớn tương đương với các nhà tài phiệt (ảnh dưới: các trụ sở ở Marunouchi của Mitsubishi trước năm 1923)
chủ nghĩa mở rộng thiếu kiểm soát đã cho phép các tập đoàn công nghiệp [của các Zaibatsu] hoạt động như những nền kinh tế mini trong quốc gia Nhật Bản (ảnh dưới: mỏ vàng Sado ở miền Niigata được bán cho Mitsubishi Goshi Kaisha năm 1896)
nhưng, chỉ trong một thời gian ngắn, bất bình đẳng thu nhập ấy đã chấm dứt, những gia đình tài phiệt đánh rơi quyền lực và mất công ty
bài này sẽ nói về quá trình làm giàu của những gia đình giàu nhất Nhật Bản và làm thế nào giới chức trách đã tấn công và hấp thụ khối tài sản của họ [gia đình tài phiệt] và hậu quả để lại cho nền kinh tế Nhật Bản hậu chiến tranh

Thời đại Meiji (Minh Trị)
năm 1854 phó đề đốc Matthew Calbraith Perry của hạm đội Đông Ấn đi thuyền đen đến Nhật Bản và ký hiệp ước hoà bình Nhật-Mỹ mở cảng Shimoda và Hakodate cho tàu Mỹ buôn bán, tiên phong cho những hiệp ước của Nhật Bản sau đó với Anh, Nga và Hà Lan
năm 1858 Nhật Bản ký hiệp ước hoà bình và thương mại Nhật-Mỹ với những điều khoản bất công: hàng Mỹ chỉ cần nộp thuế hải quan cố định rất thấp, thay vì thuế suất; người ngoại quốc phạm tội ở Nhật Bản sẽ bị dẫn độ về quê, toà án Nhật Bản không được xét xử
hậu quả là xuất khẩu lụa và chè ồ ạt gây tình trạng khan hiểm trong nước, khiến giá lụa và chè ở Nhật Bản tăng vọt. Ngược lại, nhập khẩu vải bông giá rẻ đã cạnh tranh thu nhập của nông dân nuôi tằm và ngành dệt Nhật Bản
bối rối thời mở cửa đã dẫn đến tâm lý chống người ngoại quốc, cùng với việc thiên hoàng Komei (Hiếu Minh) không thích người ngoài, so với thái độ thoả hiệp của mạc phủ, nên một phong trào "tôn kính thiên hoàng và đánh đuổi người ngoại quốc" đã hình thành
đại lão Ii Naosuke đã cố gắng đàn áp phong trào - gọi là cuộc Thanh trừng Ansei (ảnh dưới là sự kiện Sakuradamon năm 1860 mạc chúa Ii Naosuke bị phản loạn - là nhóm người phản đối Nhật Bản mở cửa - hành thích trên đường đến Edo)
sự kiện Sakuradamon là cú giáng vào uy nghiêm của mạc phủ, giúp phe đối lập, chủ yếu do samurai của trấn Choshu (miền Yamaguchi ngày này) dẫn dắt, đã tiếm quyền trong pháp viện triều đình ở Kyoto
tuy nhiên, năm 1863 liên minh giữa pháp viện và mạc phủ, chủ yếu từ các trấn Satsuma và Aizu (miền Kagoshima và Fukushima ngày nay) đã trục xuất các samurai Choshu và năm 1864 quân Choshu đánh triều đình Kyoto nhưng bị quân Aizu và Satsuma đánh bại, sau đó mạc phủ đem quân đi đánh Choshu lần thứ nhất (ảnh dưới: 5 samurai trấn Choshu là Hirobumi Ito, Yozo Yamao, Kaoru Inoue, Masaru Inoue và Kinsuke Endo nhảy tàu đi Anh năm 1863 trong đó 4 người nghiên cứu hoá học ở trường đại học cao đẳng London)
quân các trấn Satsuma và Choshu đã nếm mùi sức mạnh của quân phương tây trong những đụng độ với Anh và với một liên quân năm 1863-1864 do đó đã nhận thấy không thể cứ thế "đánh đuổi" người ngoại quốc và do đó năm 1866 một liên minh bí mật Satsuma-Choshu được ký kết
năm 1866 Satsuma từ chối tham gia chinh phạt Choshu lần 2 (ảnh trên) thay vào đó bí mật bán vũ khí cho Choshu đánh bại mạc phủ và trở thành cú hích tinh thần lớn cho phe chống đối
tháng 11 năm 1867 mạc chúa Tokugawa Yoshinobu (ảnh dưới) ra tuyên bố trao quyền cho thiên hoàng trẻ Meiji (ảnh trên) - kế vị Komei (Hiếu Minh) - nhưng mạc chúa vẫn tham gia vào chính phủ mới trong pháp viện triều đình
tuy nhiên, phản loạn ở Satsuma và Choshu (ảnh dưới: samurai của thị tộc Satsuma phục vụ hoàng gia trong nội chiến Boshin) âm mưu lật đổ mạc phủ bằng vũ lực và tháng 1 năm 1868 chiếm cung điện hoàng gia ở Kyoto, ban hành sắc lệnh khôi phục luật lệ hoàng gia - đây được coi là sự kiện chính của Phục hồi Meiji
cùng buổi tối hôm đó, trong cuộc gặp giữa các đại diện của chính phủ mới, phe kiên quyết ủng hộ hoàng gia [chống đối mạc phủ] đã thắng thế phe trung lập ở các trấn Tosa và Echizen (miền Kochi và Fukui ngày nay) muốn thoả hiệp với mạc chúa Yoshinobu, và cuộc họp thống nhất rằng Yoshinobu phải từ chức và trả lại tất cả đất đai Tokugawa cho pháp viện
phe Satsuma-Choshu (ảnh trên: Tokyo năm 1869 Ito Hirobumi thị tộc Choshu ngồi ngoài cùng bên trái và Okubo Toshimichi thị tộc Satsuma đứng ngoài cùng bên phải) theo đó muốn khiêu khích phản ứng bạo lực từ cựu mạc chúa nhưng Yoshinobu bình tĩnh rút khỏi thành Nijo ở Kyoto về thành Osaka để nghe ngóng tình hình
Phe trung lập trong chính phủ mới tạm thời chiếm ưu thế và quyết định cho Yoshinobu được tham gia nội các (ảnh trên: thiên hoàng Hiếu Minh cha của thiên hoàng Minh Trị)
samurai Saigo Takamori của phe kiên quyết ủng hộ đã điều một nhóm vũ trang làm loạn ở Edo, chọc giận người ủng hộ mạc chúa và người ủng hộ mạc chúa đã phóng hoả đốt khu nhà ở của thị tộc Satsuma trong thành [Edo]
phe ủng hộ Yoshinobu ở Osaka cũng nổi giận và cựu mạc chúa đã cho quân tiến đánh Kyoto, dẫn đến trận Toba-Fushimi diễn ra 4 ngày từ ngày 27 tháng 1 năm 1868 mở đầu nội chiến Boshin và quân chính phủ Minh Trị đã đánh bại quân cựu mạc chúa và Yoshinobu phải tháo chạy về Edo
5 vạn quân Minh Trị bao vây Edo nhưng Katsu Kaishu (ảnh dưới chụp năm 1860 ở San Francisco) của quân mạc chúa và Saigo Takamori đã đàm phán để thành Edo đầu hàng vô điều kiện và Yoshinobu được an toàn
tuy nhiên, kháng cự lại chính phủ mới vẫn tiếp diễn ở miền bắc Nhật Bản đến năm 1869
chính phủ Minh Trị ban hành tuyên thệ hiến chương, hứa hẹn sẽ tôn trọng ý kiến công chúng và quan hệ thân thiện với các quốc gia khác
tham chiếu đến hiến pháp Mỹ, tuyên thệ soạn ra một tài liệu để kiến thiết tam quyền phân lập
dưới chính phủ mới, thiên hoàng được rời về thành Edo và Edo đổi tên làm Tokyo
tháng 6 năm 1869 quân ủng hộ cuối cùng cho cựu mạc chúa, do Enomoto Takeaki (ảnh trên) chỉ huy đã đầu hàng thành Goryokaku ở Hakodate, Ezo (Hokkaido ngày nay) đánh dấu chấm hết cho nội chiến Boshin
năm 1869 chính quyền Minh Trị ra lệnh cho các lãnh chúa trả lại lãnh thổ và công dân cho nhà nước, chỉ đơn thuần là làm màu vì lãnh chúa các trấn được nhận danh hiệu mới vẫn duy trì kiểm soát chính trị địa phương cũ
binh lính trong nội chiến trở về phiên trấn của mình, khiến chính phủ quốc gia không còn quyền lực quân sự
để tránh nội chiến lần 2, các phiên trấn bắt đầu cải cách toàn diện quân đội
Kishu (miền Wakayama ngày nay) là một trong những phiên trấn đầu tiên bắt quân dịch và đã gây dựng một đội 2 vạn lính theo phong cách quân Phổ
những chính khách như Kido Takayoshi trấn Choshu và Okubo Toshimichi trấn Satsuma (ảnh dưới) lo ngại chính phủ sẽ sụp đổ, đã quyết định bãi bỏ tất cả các phiên trấn, tập hợp 8000 lính từ Satsuma, Choshu và Tosa đến Tokyo trước khi ban bố thay đổi tháng 8 năm 1871, thay thế phiên trấn bằng các miền dưới quyền chính phủ trung ương, và lãnh đạo các phiên trấn được vời về Tokyo nghe tuyên bố và phải định cư ở lại thủ đô
Kido và Okubo dự đoán sẽ bị phản đối mạnh cho thay đổi lớn này nhưng đáng ngạc nhiên là không có nhiều kháng cự, một lý do có lẽ là vì tuyên bố của chính phủ Minh Trị sẽ trả nợ hộ cho các phiên trấn và trả lương cho samurai
dưới quyền mạc phủ, nông dân là đối tượng nộp thuế chính
tuỳ vụ mùa, thu hoạch thay đổi theo năm và chính phủ Minh Trị đã thay đổi để đặt gánh nặng đóng thuế lên địa chủ, ban hành trái phiếu để giá trị của bất động sản được viết lên
năm 1873 chính phủ Minh Trị bắt địa chủ chịu mức thuế suất 3% giá trị bất động sản, đem lại nguồn thu thuế ổn định bằng tiền mặt, thay vì lúa gạo, cho công cuộc hiện đại hoá
chính phủ Minh Trị bắt buộc 3 năm nghĩa vụ quân sự cho nam giới 20 tuổi trở lên để gây dựng quân đội thường trực đầu tiên của Nhật Bản
theo quy định của mạc chúa, tầng lớp samurai được thừa kế đã cai trị với tư cách là lãnh chúa của các thái ấp, được nhận lương [gạo] thường kỳ, được cấp ngân sách chính phủ hào phóng và những đặc quyền xã hội
năm 1876 chính quyền Minh Trị đã bỏ những đặc quyền ấy và chuyển đổi những khoản trợ cấp gạo [lương] thường kỳ sang trái phiếu chính phủ
samurai không còn thống lĩnh quân đội đã gây ra bất mãn và việc các miền thay thế các phiên trấn đã đánh mất việc làm của samurai
trước đây chỉ samurai được xưng danh họ thì nay dân thường cũng được gọi, thêm việc cấm mang kiếm đã giáng vào thân phận của giai cấp võ sĩ
năm 1877 phản loạn Satsuma nổ ra, quân quốc gia đánh không thương tiếc và kết thúc chóng vánh với lễ tự sát của Saigo Takamori (ảnh dưới: trận Tabaruzaka tháng 3 năm 1877)
sau đó, công dân bất mãn đã tìm cách đạt được thay đổi thông qua phong trào tự do và nhân quyền, bắt đầu với chỉ trích từ Itagaki Taisuke từ Tosa phản đối tập trung quyền lực trong chính phủ vào tay phe Satsuma-Choshu
Itagaki Taisuke kêu gọi thành lập một hội đồng quốc gia cho các công dân được tham gia chính phủ
chiến dịch được hưởng ứng từ một nhóm nhỏ các samurai để ủng hộ nông dân giàu có và cả dân thường
trong bối cảnh ấy, chính phủ bắt đầu tiến tới soạn thảo một hiến pháp - là một công tác truyền thông để Nhật Bản giành được công nhận quốc tế làm một nhà nước hiện đại và để đạt được việc đàm phán lại những hiệp ước bất công
nhưng lý do chính vẫn là vì phong trào nhân quyền đang trở nên thịnh hành
bên cạnh việc yêu cầu có hội đồng quốc gia, các nhà hoạt động kêu gọi một hiến pháp và tự đưa ra nhiều bản thảo - thường nhấn mạnh vào quyền công dân và dân chủ, một số bản thảo cấp tiến chịu ảnh hưởng của hiến pháp Pháp
ngược lại, các chức sắc cấp cao đã tìm cách củng cố quyền lực của hoàng gia và hệ thống phe phái, mặc cho bên trong chính phủ cũng có những tiếng nói như Okuma Shigenobu hậu thuẫn cho một hiến pháp tiến bộ theo phong cách Anh
lo ngại những vận động tích cực từ Okuma, năm 1881 các chức sắc đã loại Okuma khỏi chính phủ và cử Ito Hirobumi (ảnh dưới: đứng thứ 2 từ phải qua) đi châu Âu nghiên cứu
sau khi so sánh nhiều bản hiến pháp châu Âu, Ito đã khuyến nghị lấy hệ thống Đức làm hình mẫu, vì nhấn mạnh vào quyền lực hoàng gia
trở về, Ito đã chỉnh sửa để hợp với bối cảnh Nhật Bản và nộp tài liệu cho hội đồng Privy [cơ mật viện] là các cố vấn soạn thảo hiến pháp của thiên hoàng
hội đồng Privy thảo luận nhiều phiên họp lập pháp với thiên hoàng Minh Trị trước khi bản hiến pháp của đế chế Nhật Bản được ban hành ngày 11 tháng 2 năm 1889
đáng chú ý, hiến pháp miêu tả thiên hoàng là "thiêng liêng và bất khả xâm phạm" và rằng thiên hoàng nắm quyền lực tối thượng, thiên hoàng giữ trong mình chủ quyền, quyền tư lệnh tối cao cho quân đội và hải quân, và quyền được chỉ định và giải thể nội các
đồng thời, công dân được trao một loạt các quyền, trong đó có tự do tín ngường, làm việc và tự do ngôn luận - trong khuôn khổ của hiến pháp - những quyền này là theo yêu cầu của Ito (ảnh trên: chụp với Anh Thân Vương vị hoàng tử Triều Tiên cuối cùng)
mặc dù Ito là một trong những nhân vật trọng tâm trong liên minh Satsuma-Choshu vận hành chính phủ Meiji, những động thái sau đó của ông để củng cố nền chính trị đảng phái, bằng việc thành lập đảng Rikken Seiyukai (bạn của chính phủ hợp hiến) đã cho thấy Ito theo chủ nghĩa tự do
bằng cách cho phép bản hiến pháp được hiểu đa nghĩa, Ito cũng khả thi hoá một văn bản dân chủ cho điều luật cơ bản mới của quốc gia - dẫn đến lý thuyết của học giả luật Minobe Tatsukichi (ảnh trên) cho rằng thiên hoàng là cơ quan nhà nước
đồng thời, nếu hiểu nghĩa đen thì thiên hoàng giữ quyền lực tối cao
cách hiểu của Minobe đã làm nền tảng cho thời kỳ dân chủ đại chính dưới quyền thiên hoàng Taisho, và cách hiểu nghĩa đen là căn bản cho thời kỳ chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh

Quốc hữu hoá
các lãnh đạo chính quyền Meiji tìm cách tăng sản lượng và công nghiệp để tránh bị phương tây thuộc địa hoá (ảnh dưới: hiến chương tuyên thệ năm 1868)
lãnh đạo sớm nhận ra rằng nếu muốn nhanh chóng công nghiệp hoá một quốc gia lạc hậu thì cần phải xây dựng chuỗi cung
ví dụ nếu muốn làm vũ khí thì cần sắt, muốn sắt cần xưởng đúc và đường sắt để vận chuyển...
cho nên chính phủ thành lập nhiều doanh nghiệp sở hữu nhà nước để tiên phong định hướng này
các doanh nghiệp nhà nước được thành lập trong ngành đường sắt, nhà máy bia, xi măng, dệt may, đóng tàu, vũ khí...
mục tiêu là thúc đẩy định hướng xây dựng đủ sản lượng công nghiệp để thay thế hàng hoá nhập khẩu
những doanh nghiệp nhà nước không phải để kiếm lợi nhuận ngay từ đầu nên thua lỗ cần nhà nước bù lỗ
cho nên chính phủ đã quốc hữu hoá các hầm mỏ, tuyên bố mọi khoáng sản dưới lòng đất đều thuộc sở hữu nhà nước
cuối thập niên 1870 thì hiển nhiên là thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước đang đe doạ sẽ làm phá sản chính phủ

Tư hữu hoá
đầu thập niên 1880 chính phủ thử nghiệm chuyển đổi những tài sản nhà nước quản lý này cho tư nhân
nhiều doanh nghiệp sở hữu nhà nước thua lỗ đã được rao bán cho khách hàng tiềm năng theo giá trị sổ sách, nhưng không thành công
đợt chào bán thất bại thập niên 1880 đã khiến chính phủ chào thêm ra một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động có lợi nhuận, trong đợt rao bán thứ hai 4 năm sau đó, để bán đấu giá
trong số những doanh nghiệp nhà nước lời lãi ấy có những doanh nghiệp khai thác mỏ, được đấu giá thành công, cùng với những doanh nghiệp nhà nước trong ngành đóng tàu, chế biến sắt, xi măng và dệt may
hầm mỏ là ngành triển vọng nhất, hàng thế kỷ bị mạc phủ khai thác, sản lượng mỏ đã suy giảm vì lụt lội và công nghệ lạc hậu
các chuyên gia nước ngoài được mời vào Nhật Bản đã khuyến nghị sử dụng các máy bơm chạy bằng hơi nước để rút nước [lụt] và dùng mìn để khai phá mới, và trục chống giếng đứng
những biện pháp mới đã thành công, công suất khai thác được hồi phục
trong số 21 doanh nghiệp nhà nước được trả giá cao nhất, 11 kinh doanh liên quan đến mỏ, trong đó có mỏ than Miike được đấu giá tháng 8 năm 1888 đã mang lại lợi nhuận cao nhất
áp dụng công nghệ nước ngoài đã mở khoá nhiều giá trị trước đó chưa bộc lộ, nhưng hậu quả là một vụ chuyển giao lớn những tài sản công sang tay tư nhân, một động thái tương đương với hình thành các nhà tài phiệt Nga thập niên 1990 hậu Liên Xô
các gia đình thương gia tiếp quản những tài sản này và hưởng lợi từ chúng đã trở thành các Zaibatsu

Zaibatsu
chữ Hán của từ Zaibatsu dịch nghĩa đen là "thị tộc tài chính" - cũng là những chữ Hán để viết chữ "chaebol" trong tiếng Triều Tiên
dù các văn phòng thương mại đã tồn tại trước Phục hồi Meiji, những văn phòng ấy chưa có định danh để được tiếp cận giao thương phương tây và thường có vị thế hạ đẳng trong xã hội
biến động thời Thiên hoàng Minh Trị đã mở ra cơ hội nghìn năm có một cho các gia đình có mối quan hệ và tinh thần dám nghĩ dám làm
những gia đình ấy là ai và cách thức hoạt động như thế nào, cũng đa dạng
Zaibatsu hàng đầu như Mitsubishi và Sumitomo đã lêu hêu từ thời mạc phủ
Zaibatsu hạng hai nổi lên từ chiến tranh Nga-Nhật như Nissan, Furukawa và Kawasaki
điểm chung của các Zaibatsu là một gia đình lớn kiểm soát một công ty quỹ [holding] và công ty quỹ kiểm soát nhiều doanh nghiệp con, công ty con này được các nhà quản lý chuyên nghiệp vận hành
tài sản của Zaibatsu là cộng sản của gia đình và có thể được các thành viên gia đình sử dụng thoải mái
con đường trở thành tài phiệt cũng tương tự: mua những đặc quyền hoặc mua đứt những tài nguyên thiên nhiên và vắt sữa những con bò sữa ấy [hầm mỏ, bia, dệt may] để có tiền tài trợ mở rộng thêm vào nền kinh tế Nhật Bản

Gia đình Mitsui
ví dụ: gia đình Mitsui đã khá thành công từ thập niên 1840
sổ sách ghi lại là gia đình Mitsui đã sở hữu 781 nghìn miếng vàng
năm 1867 gia đình Mitsui nhận được chào mời và đã đổi từ phe mạc phủ sang chính phủ Meiji mới
Mitsui giúp gây quỹ cho quân đội Minh Trị, thành công đã cho Mitsui giúp tiếp việc cải cách tiền tệ: thu thập kim loại và đổi tiền
thành công đã cho Mitsui thuận lợi được nhượng quyền làm dịch vụ tài chính nhà nước
nguồn lực tài chính đã cho phép Mitsui mua lại nhiều hầm mỏ, trong đó có mỏ than Miike là 'mỏ vàng' cho nguồn lực tài phiệt của gia đình
gia đình Mitsui sau đó đã thành lập nhiều doanh nghiệp để mở rộng 'mỏ vàng' ấy - trước tiên là ngân hàng Mitsui, công ty khoáng sản Mitsui và văn phòng thương mại Mitsui Bussan
sau rốt, Mitsui đã vươn vòi thành một nền kinh tế mini
các công ty dệt Mitsui cần thuốc nhuộm nên gia đình lấy lợi nhuận từ công ty mỏ Mitsui làm vốn thành lập công ty hoá chất Mitsui
văn phòng Mitsui Bussan cần tàu để vận chuyển hàng qua lại Trung Quốc cho nên thành lập một hãng đóng tàu, công ty con này lại cần sắt để đóng tàu...
những tập đoàn ấy nhanh chóng thống trị nền kinh tế nội địa Nhật Bản

Mở rộng và quân phiệt hoá
thập niên 1920 những 'con bò sữa' tài nguyên đã bắt đầu cạn và các gia đình Zaibatsu tìm kiếm những nguồn thu nhập khác để làm vốn cho kế hoạch mở rộng
thị trường chứng khoán là câu trả lời
các gia đình Zaibatsu chào bán cổ phần thiểu số của các công ty con ra công chúng, cổ đông được mua cổ phiếu nhưng không bao giờ đủ cổ phần để có quyền quyết định gì, các gia đình sở hữu cổ phần biểu quyết
động thái đã mở ra lượng vốn mới cho các gia đình, sau đó được sử dụng để mua lại thêm những tài sản như đất ruộng và khu phức hợp nhà ở
tiền cho thuê những bất động sản ấy, cùng với những công cụ tài chính lãi suất cao đã mang lại số thu nhập thụ động khổng lồ, không những nuôi các tỷ phú mà còn chôn vùi người nghèo
tài sản của 1% người giàu nhất tăng nhanh hơn 3.5 lần so với trung bình quốc gia
chính phủ cho phép tình trạng chênh lệch giàu nghèo vì mang lợi cho các mục tiêu lý tưởng quốc gia
các zaibatsu thúc đẩy công nghiệp hoá và sau đó là quân phiệt hoá
đầu thế kỷ 20 đảo quốc Nhật Bản đã kích hoạt chủ nghĩa bành trướng, động lực do giới diều hâu quân sự và lý tưởng quân phiệt lan rộng
loạt động thái của chủ nghĩa bành trướng Nhật Bản là thành lập chính phủ bù nhìn Mãn Châu, thuộc địa hoá Triều Tiên, xâm lược Trung Quốc
các zaibatsu giúp cung cấp hàng hoá và nguyên liệu thô cho giới quân phiệt hoạt động, được ký những hợp đồng nhà nước béo bở
các gia đình đáng lẽ vui mừng, nhưng chủ nghĩa bành trướng cũng nhanh chóng phản phé
thập niên 1930 một chính phủ quân đội lên nắm quyền ở Nhật Bản sau một loạt hoạt động ám sát và đe doạ
chính phủ mới chỉ trích những gia đình zaibatsu là "suy nghĩ ngắn hạn" chỉ biết lợi nhuận, và thông qua luật mới về căn bản là tiếm quyền kiểm soát những quyết định đầu tư của các tập đoàn
căn bản thì các gia đình đã mất quyền kiểm soát các công ty trước thềm thế chiến 2

Thế chiến 2
mở đầu là chiến tranh Trung-Nhật lần 2 và sau đó theo đuổi gắt gao thế chiến 2 đã gây khó khăn cho quốc đảo
để duy trì trật tự xã hội và chế độ, chính phủ Nhật Bản đã thông qua những cải cách lớn và triệt để
trong giai đoạn này, các gia đình zaibatsu sụt giảm lớn tài sản
thiệt hại chiến tranh đã đánh què quặt những tài sản có sản lượng lớn nhất của các công ty
chính phủ bắt đầu quy định giá thuê, tiền lương và giá đất để vỗ về giai cấp công nhân, do đó cắt giảm thêm lợi nhuận của các zaibatsu
chính phủ can thiệp vào thị trường tài chính để bán thêm trái phiếu chiến tranh, cắt giảm thêm lợi nhuận từ các tài sản tài chính của các gia đình zaibatsu
từ năm 1938 chính phủ bắt đầu thu mua và tái phân phối lại đất ruộng từ địa chủ cho các nông dân làm thuê
ý định là kích thích sản lượng lương thực để cung cấp cho tiền tuyến, nhưng đã ngẫu nhiên trở thành cải cách ruộng đất
chính sách cải cách ruộng đất được tiếp diễn sau khi chiến tranh kết thúc, được chính quyền chiếm đóng [quân Đồng minh] thực hiện
năm 1946 chính phủ lập một sắc thuế đánh vào vốn tư bản, để kiếm tiền trả nợ công
các gia đình zaibatsu bị đánh thuế tài sản lên đến 85%
Sumitomo Kichizaemon chủ tịch tập đoàn Sumitomo bị thu thuế 89% tài sản
dù bị đánh thuế gần hết tài sản, các công ty quỹ [holding] nắm giữ cổ phần lớn không bị bao gồm vào sắc thuế đánh vào tài sản gia đình
đã có những lo ngại về những cái vòi bạch tuộc mà những công ty quỹ [holding] này vươn ra
tháng 9 năm 1946 những chuyên gia kinh tế trường phái phản đối độc quyền, vẫn nhớ đến đại khủng hoảng 1930, đã ra lệnh cho các zaibatsu phải bị giải thể

Thanh trừng các gia đình
10 gia đình zaibatsu bị chính sách này nhằm vào
ngày 8 tháng 10 năm 1946 một đội thanh tra của uỷ ban thanh lý công ty quỹ HCLC đã viếng thăm văn phòng của Mitsui và Mitsubishi ở Tokyo
đội đã thu số chứng khoán và trái phiếu trị giá 1.25 tỷ yên thuộc sở hữu của các công ty quỹ [holding] lên 2 xe tải và đem về một ngân hàng gần trụ sở HCLC
Yasuda và Sumitomo cũng chịu cảnh tương tự
đầu năm 1947 HCLC ra lệnh cho các chủ tịch gia đình và thuộc cấp thân tín phải từ chức khỏi các công ty
gần 2000 giám đốc của hàng trăm doanh nghiệp bị cách chức
con số có vẻ nhiều nhưng dễ thấy ngay sau đó là danh sách bị cách chức đã được soạn cẩu thả, ví dụ 6 trong số 22 công ty chính của Mitsui đã được bỏ qua
tháng 1 năm 1948 quân chiếm đóng đã ra lệnh cho chính phủ thực hiện cuộc thanh trừng thứ 2
56 người đứng đầu các gia đình bị nêu tên trong chỉ thị, 309 người thân thích bị cách chức khỏi các công ty, 2798 giám đốc cấp cao cũng bị buộc từ chức
uỷ ban HCLC cũng mua lại những chứng khoán và trái phiếu những cá nhân này sở hữu - ước tính trị giá 1.2 tỷ yên năm 1948 - một nửa số đó được trả cho chính phủ dưới dạng thuế đánh vào vốn tư bản, nửa còn lại để HCLC rao bán sau này

Thanh trừng zaibatsu đã mang lại gì cho các gia đình
công chúng Mỹ - bị Trung Quốc viện chứng và từ trải nghiệm ở Đức - thường tin rằng các gia đình zaibatsu chịu phần trách nhiệm cho và đã thu lợi từ quân xâm lược Nhật Bản
nhưng mục tiêu của uỷ ban HCLC là để giải thể "sức mạnh bạch tuộc của những tập đoàn tài chính, công nghiệp và thương mại" chứ không phải hành quyết xử phạt
cho nên, dù từ ngữ quảng cáo có nhoe nhoét, các gia đình zaibatsu sau vụ thanh trừng của HCLC vẫn ổn, uỷ ban và chính quyền chiếm đóng đối xử tử tế, không phải như kiểu chủ nghĩa cộng sản chiếm quyền
công bằng thì các gia đình zaibatsu hẳn cũng chịu một phần trách nhiệm cho tội ác chiến tranh, nhưng dữ liệu mập mờ và không ghi nhận nào để theo dấu, các gia đình không lý nào phải chịu phạt - cũng như các nhà công nghiệp Đức
các gia đình nhận được bồi thường tiền mặt cho những tài sản tài chính mà HCLC mua
ví dụ gia đình Mitsui nhận được 1.2 tỷ yên cho toàn bộ cổ phần
tuy nhiên, việc gửi tiền vào một ngân hàng quốc gia và rút tiền bị hạn chế để ngăn ngừa tái mua lại cổ phiếu kiểm soát sau đó
tác dụng phụ, chính là, đại chúng hoá của chứng khoán Nhật Bản: năm 1946 các zaibatsu sở hữu 1 phần 4 số chứng khoán thì năm 1950 chỉ còn 1 phần 20
sau rốt, các gia đình giàu nhất Nhật Bản bị sụt giảm lớn tài sản và thu nhập: cải cách ruộng đất trong và sau thế chiến đã giảm thu nhập cho thuê, thuế hậu chiến đánh vào vốn đã lấy đi 4 phần 5 số tài sản gia đình bị chịu thuế và uỷ ban [HCLC] đã buộc các gia đình phải bán một số tác phẩm nghệ thuật cho bảo tàng với giá hàng triệu yên
nhất là, siêu lạm phát, vì không được phép rút tiền thu được từ bán cổ phần năm 1951 nên lạm phát thường niên 3 chữ số những năm ấy đã khiến số tiền của các gia đình zaibatsu mất đi 97% giá trị thực
sau rốt, các gia đình vẫn dư dả nhưng không còn là tài phiệt
năm 1950 top 1% người Nhật Bản thu nhập cao nhất kiếm được một nửa thu nhập từ... làm việc - đúng vậy, làm công ăn lương

Kết
sau rốt, các gia đình tài phiệt và thân thích bị kéo khỏi các công ty của mình
nhưng chính quyền chiếm đóng đã bỏ ngang việc giải tán các công ty, lý do sau này sẽ nói
quan trọng nhất, lớn nhất, là cơ quan chính phủ, cụ thể, bộ quốc tế thương mại và công nghiệp MITI căn bản nắm quyền kiểm soát chính sách và định hướng lên bộ máy doanh nghiệp khổng lồ của Nhật Bản
việc này đã gây những hiệu ứng dài hạn, gần quan trọng như việc giảm chênh lệch giàu nghèo của quốc đảo
các gia đình đã vận hành những thái ấp công ty của mình để tăng trưởng tài sản riêng, nghĩa là thống trị thị trường nội địa, triệt tiêu mọi cạnh tranh, hưởng lợi nhuận độc quyền và tránh được khu vực rủi ro như thị trường xuất khẩu
nền kinh tế Nhật Bản có thể đã biến thành Malaysia, Nga hoặc Philippines nhưng vụ thanh trừng đã cho phép bộ MITI thúc đẩy quốc đảo lên lộ trình mới: nhà công nghiệp chuyên xuất khẩu
hiện nay, thay vì loay hoay đục đẽo nhau trong nền kinh tế nội địa, các công ty Nhật Bản tập trung ra nước ngoài
các chức vụ trong công ty Nhật Bản được đảm nhiệm bởi thế hệ mới các nhà quản lý chuyên nghiệp, các ngành công nghiệp đi tiên phong chiến lược bám đuổi mà nhiều quốc gia 'con hổ' Đông Á sau này cũng noi theo: mua lại và thành thạo công nghệ nước ngoài
sau đó sử dụng chuyên môn mới để tạo ra những sản phẩm mà thị trường thế giới khao khát
kỷ luật xuất khẩu này đã giúp tạo nên thần kỳ kinh tế Nhật Bản thập niên 1950 và 1960
phép màu đã không xảy ra nếu Nhật Bản không 'nuốt sống' tài phiệt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét