Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Hàn Quốc với Daewoo vỡ nợ

tập đoàn Daewoo từng là 1 trong 4 cú đấm thép những Hyundai, Samsung và LG
doanh nghiệp lớn mạnh nhờ hậu thuẫn chính trị và cả núi nợ
rồi, chỉ 2 năm, cả tập đoàn đã sụm bà chè trước sức nặng vay nợ, một cuộc suy thoái kinh tế bước ngoặt và hàng loạt sai phạm
Daewoo sụp đổ đã vấy bẩn di sản của nhà sáng lập Kim Woo Choong vị chủ tịch đã phải bỏ chạy ra nước ngoài, trước khi ông được xá tội

Khởi nghiệp
chủ tịch Kim Woo Choong sinh năm 1936 là con thứ 4 trong gia đình 6 anh chị em
cha của chủ tịch Kim làm hiệu trưởng trường tiểu học Daegu nơi tổng thống Phác Chính Hy theo học, và sau đó làm thống đốc đảo Jeju
chiến tranh liên Triều nổ ra, cha mẹ ngài chủ tịch bị bắt cóc và mãi mãi mất tích, để lại 6 đứa con tự lo thân
sau chiến tranh, Kim Woo Choong trẻ tuổi đi đến thủ đô Seoul theo học ngành kinh tế ở trường đại học Yongsae, tốt nghiệp năm 1960 và làm việc ở một công ty buôn bán và xuất khẩu dệt may của một người họ hàng

công ty dệt Daewoo
năm 1967 ngài Kim thành lập doanh nghiệp dệt may Daewoo vốn đầu tư ban đầu chỉ 18000 đôla và 4 nhân viên
năm 1970 Kim thuyết phục được những chuỗi cửa hàng bách hoá Mỹ như Sears, JC Penney và Montgomery Ward bày bán sản phẩm của Daewoo
những đối tác Mỹ ấy đã nói với Kim về kế hoạch chính phủ Mỹ sẽ quy định hạn ngạch lên hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ, tỷ lệ dựa theo thị phần hiện có của mỗi công ty
Daewoo quyết định đánh đổi lợi nhuận và chất lượng sản phẩm để hạ giá thành và chiếm thị phần cao nhất có thể, trước khi hạn ngạch mới được áp dụng
ván cược thành công và năm 1972 Daewoo được trao 30% tổng hạn ngạch nhập khẩu dệt may vào thị trường Mỹ
đến năm 1975 Daewoo đã xuất khẩu số hàng dệt may trị giá 4 triệu đôla và trở thành doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhì Hàn Quốc
căn bản là độc quyền, tiền lời đã giúp chi trả cho việc mở rộng tập đoàn

Mở rộng
thập niên 1960 chính quyền Phác Chính Hy tập trung vào phát triển công suất xuất khẩu của một số ngành công nghiệp chiến lược - doanh nghiệp nào hưởng ứng và thành tựu sẽ nhận được vay ưu đãi và tài trợ từ chính phủ
năm 1973 Daewoo mở rộng ra các ngành như công nghiệp máy, đóng tàu và ôtô nhờ sát nhập và liên doanh
Daewoo phản ứng rất nhanh với các đơn hàng, kiên nhẫn và có khẩu vị rủi ro thậm chí còn vượt lên trên cả những giao dịch Phố Wall
ví dụ năm 1976 Daewoo mua lại công ty chế tạo máy Hankook đang khủng hoảng và đặt tên lại thành công ty công nghiệp nặng Daewoo và chỉ mất một năm để gặt hái lợi nhuận
năm 1978 Daewoo mua lại công ty đóng tàu Okpo để sát nhập với hãng cơ khí Daewoo và mất 5 năm để xưởng đóng tàu gặt hái lợi nhuận
chiến lược của Daewoo theo chân mảng kinh doanh dệt may, tập trung vào thị phần nhờ sản lượng lớn và giá rẻ, không quá chú trọng thương hiệu hay nâng cấp công nghệ hay leo cao trong chuỗi giá trị lên những mảng lợi nhuận cao hơn
nhà máy điện than do Daewoo E&C xây dựng ở Morocco

tuân theo định hướng của chính phủ, Daewoo tập trung vào xuất khẩu, chủ tịch Kim đi công tác 260 ngày mỗi năm và công ty bán hàng chủ yếu cho Đông Âu, Trung Á, Đông Nam Á và châu Phi

Chính phủ
Daewoo hưởng lợi từ mối quan hệ cá nhân giữa chủ tịch Kim và tổng thống Phác Chính Hy
công ty thường xuyên tuyển dụng quan chức chính phủ và chuyên viên ngân hàng nhà nước về hưu làm giám đốc
Daewoo có được những khoản vay cực kỳ ưu đãi, thời điểm lạm phát Hàn Quốc đến 40% thì Daewoo được vay chỉ ở mức lãi suất từ 6 đến 9%
để được vay ưu đãi, bảo hộ độc quyền, thư thả luật lao động và hậu thuẫn ngầm thì chaebol cũng biết điều mà chi trả hàng trăm triệu đôla cho quỹ đen của các tổng thống
chủ tịch Kim Woo Choong được công chúng mến mộ, lên tạp chí Fortune và được bầu làm chủ tịch hiệp hội công nghiệp Hàn Quốc
chủ tịch Kim viết cuốn tiểu sử ăn khách năm 1989 lấy tên: 'Mọi con đường đều lát vàng' bán được hơn 2 triệu ấn phẩm và dịch ra 21 ngôn ngữ

Chia sẻ cổ phần
cấu trúc sở hữu của công ty Daewoo mới đầu chỉ là một tập đoàn bình thường, là một công ty quỹ mẹ [holding] như Berkshire Hathaway sở hữu các công ty con như Geico, năng lượng Berkshire Hathaway và Dairy Queen
thuở đầu, quỹ holding mẹ Daewoo là công ty tư nhân của nhà sáng lập và gia đình, giống như nhiều chaebol khác
thập niên 1970 chính phủ Hàn Quốc yêu cầu các chaebol cổ phần hoá các quỹ mẹ vì 2 lý do
1 là tạo thanh khoản cho thị trường chứng khoán Hàn Quốc
2 là để mọi người khác trong quốc gia được hưởng sái từ thành tựu kinh tế của các chaebol
các chaebol không muốn vì đã lấy đủ tiền vốn từ các ngân hàng rồi
cho nên chính phủ đã hạn chế một số quyền cổ đông nhất định để bảo vệ quyền kiểm soát của gia đình nhà sáng lập, và chaebol đã nhượng bộ
để đảm bảo quyền kiểm soát, các gia đình đã vẽ ra những cấu trúc sở hữu chéo rất phức tạp - ngày nay đã trở nên thịnh hành trong các tập đoàn châu Á
nhờ đó, chaebol có thể thoải mái chào bán cổ phần ra công chúng và vẫn duy trì quyền quyết định chính
năm 1997 chủ tịch Kim và gia đình sở hữu trung bình 6.1% cổ phần của các công ty thuộc tập đoàn Daewoo - nhưng mỗi công ty con của Daewoo lại sở hữu 30% cổ phần của nhau nên Kim Woo Choong kiểm soát trung bình 38.3% cổ phiếu biểu quyết của các công ty con
không cổ đông hay nhóm cổ đông nào có đủ quyền biểu quyết để cản được chủ tịch Kim, mặc cho những quyết định của chủ tịch càng lúc càng đần độn
hơn nữa, cấu trúc phức tạp và phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau của chaebol - các công ty con của Daewoo chỉ mua dịch vụ của nhau - gây khó khăn khi xác định ai lỗ ai lãi
nhưng không ai quan tâm, miễn là chính phủ sẵn sàng cứu trợ tài chính

Thay đổi
năm 1979 tập đoàn Daewoo sở hữu 41 công ty con và là nhà xuất khẩu lớn nhất Hàn Quốc
cuối thập niên 1970 đánh dấu 2 sự kiện lớn: đầu tiên là Daewoo bắt đầu làm ôtô
năm 1978 Daewoo bắt tay với thương hiệu GM Hàn Quốc để mua lại công ty Saehan Motor lâu đời từ thập niên 1930
năm 1992 Daewoo hoàn toàn kiểm soát Saehan Motor
công ty con Daewoo Motors mang chiến lược giá rẻ, chất lượng thấp, không nghiên cứu phát triển hay nâng cấp công nghệ... quen thuộc của tập đoàn vào mảng kinh doanh mới
sự kiện thứ hai là vụ ám sát tổng thống Phác Chính Hy đánh dấu bước ngoặt trong môi trường pháp lý và kinh doanh của Hàn Quốc
mặc dù Daewoo vẫn duy trì được quan hệ thân cận, chính phủ kế tục đã mở cửa thị trường Hàn Quốc cho cạnh tranh từ nước ngoài và những khoản vay ưu đãi dần dần cạn kiệt

Thế giới đổi thay
thập niên 1980 đồng won bắt đầu lên giá làm tăng giá hàng xuất khẩu từ Hàn Quốc
lương nhân công Hàn Quốc cũng tăng vì mức sống tăng
chưa hết, các quốc gia cũng bắt đầu áp dụng bảo hộ mậu dịch để ưu ái những công ty nội địa
quan trọng nhất, Trung Quốc mở cửa và ngành xuất khẩu đại lục cũng áp dụng những chiến lược giá rẻ, cạnh tranh trực tiếp với Daewoo
Daewoo biết là phải tìm cách thích nghi bối cảnh mới, người Nhật Bản đã leo thang trên chuỗi giá trị từ lâu còn Daewoo vẫn bú chính phủ

năm 1988
năm 1988 hãng cơ khí và đóng tàu Daewoo - là công ty con sở hữu xưởng tàu lớn nhì quốc gia ở vịnh Okpo đảo Geoje - suýt phá sản
nhiều năm nợ cao và chiến lược ưu tiên doanh thu hơn là việc bán hàng đã khiến hãng nợ 1.8 tỷ đôla Mỹ
Daewoo quay qua chính phủ Hàn Quốc xin cứu trợ, chủ tịch Kim và đồng sự khóc lóc rằng lý do duy nhất họ mua lại xưởng tàu là vì yêu cầu của Phác Chính Hy, chỉ rõ rằng ngân hàng phát triển Hàn Quốc đã hứa 400 tỷ won tài sản [tương đương 1.4 tỷ đôla Mỹ tỷ giá hiện nay] nhưng mới chỉ trả 200 tỷ cho nên chính phủ còn nghĩa vụ
đến cả nhân viên xưởng tàu cũng chắc chắn là sẽ được cứu trợ tài chính, cuối thập niên 1980 công nhân đã đình công và được tăng lương từ 25 lên thành 55% mỗi năm, biết rằng chính phủ không tìm nổi ai khác để vận hành xưởng đóng tàu
năm 1989 chính phủ cứu trợ tài chính công ty cơ khí hàng hải và đóng tàu Daewoo - thông qua 200 tỷ won vay ưu đãi và 50 tỷ won tiền tươi

Được đằng chân lân đằng đầu
thương vụ cứu trợ tài chính ấy đã tái khẳng định mối quan hệ của Daewoo với chính quyền, mặc dù Phác Chính Hy đã bị ám sát từ lâu
năm 1990 chủ tịch Kim tuyên bố một chương trình nâng cấp chất lượng sản phẩm của toàn bộ các công ty Daewoo và đạt thành công bước đầu
ví dụ: tỷ lệ lỗi đóng tàu giảm 80%
ít năm sau, Daewoo tuyên bố chương trình tuyển dụng tiến sĩ để thực hiện nghiên cứu phát triển
nhưng đương nhiên, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, lý thuyết kinh tế căn bản vẫn nhắc đến rủi ro đạo đức khi chủ tịch làm trò con bò vì ngài biết rằng hậu quả của sai lầm là tiền thuế sẽ gánh
những chương trình mới không lên được viral vì chủ tịch Kim chưa bao giờ chú tâm đến
thay vào đó, chủ tịch Kim quay lại với niềm đam mê đắm say và đắt đỏ: ôtô

Ôtô
năm 1992 Daewoo hoàn toàn kiểm soát Saehan Motor - công ty con Daewoo Motors thua lỗ 200 triệu đôla Mỹ
khí thế rực lửa, Daewoo Motors ngạo nghễ mua bán sát nhập để trở thành một tiên phong ôtô toàn cầu - có lẽ chi trả bằng tiền chính phủ cứu trợ hãng cơ khí hàng hải và đóng tàu Daewoo
năm 1994 Daewoo Motors mua lại một trung tâm công nghệ ở Vương quốc Anh và khởi nghiệp một liên doanh ở Romani
năm 1996 Daewoo chi 1.8 tỷ đôla mua một công ty ôtô Ba Lan và một nhà máy xe tải - trở thành nhà sản xuất xe lớn nhì Ba Lan chỉ sau Fiat
Daewoo cũng mở một xưởng xe 800 triệu đôla ở Uzbekistan công suất 200 000 xe mỗi năm bán sang Nga
Daewoo tiếp tục mua một nhà máy xe tải Cộng hoà Séc, mở liên doanh ở Ukraine và Ấn Độ, mua tổng cộng 14 xưởng xe ở 13 quốc gia
Daewoo thua lỗ 30 triệu đôla Mỹ mỗi năm ở Ấn Độ
năm 1998 Daewoo bán được 423 xe ở Việt Nam
giọt nước làm tràn ly là thương vụ Daewoo mua hãng xe SsangYong tháng 1 năm 1998 trong đỉnh điểm của khủng hoảng tài chính châu Á

Nợ
tương truyền rằng: bạn nên cưới người nào yêu bạn như cách Daewoo yêu nợ
chaebol nào cũng vay nợ, tỷ lệ nợ trên tài sản trong thập niên 1980 và 1990 trung bình vào khoảng 400%
Daewoo không chỉ nợ nhiều nhất, hơn 11 tỷ đôla Mỹ thập niên 1990, mà cấu trúc cũng mỏng manh nhất khi đối mặt các khủng hoảng nợ
thuở bấy giờ, các chaebol được cấu trúc xoay quanh một công ty chủ lực - chiếc soái hạm thường là con bò sữa của toàn bộ tập đoàn - ví dụ công ty điện tử Samsung
nhưng tập đoàn Daewoo thì soái hạm là một công ty thương mại và tài chính, ưa thích doanh thu hơn là lợi nhuận, tuy vẫn phát được tiền cho các công ty con khác nhưng chi trả những khoản tiền ấy bằng vay mượn
ví dụ như hãng tàu Hanjin sụp đổ vì khó khăn tài chính sau khi con bò sữa là hãng hàng không Hàn Quốc hết tiền
tháng 4 năm 1997 trước thềm khủng hoảng tài chính châu Á, Daewoo có hệ số giá trên giá trị sổ sách là 1.12 thấp nhất trong các chaebol trong khi Samsung là 6 và Hyundai là 3.66

Khủng hoảng
năm 1997 nổ ra loạt sự kiện kéo dài 2 năm, sau rốt, đã dứt điểm Daewoo
đồng won tụt giá trước đồng đôla từ 900 won lên đến 1960 won
Hàn Quốc được nhiều tổ chức quốc tế cứu trợ tài chính và năm 1998 kinh tế suy thoái gần 7%
ảnh quyên góp vàng năm 1997 để chống khủng hoảng tài chính

trong khi các chaebol tem tém lại thì Daewoo quyết liệt lao lên, hạ giá sản phẩm và mua các công ty mới
thương vụ mua hãng xe SsangYong tháng 1 năm 1998 đã cộng thêm kha khá nợ vào sổ sách công ty

Thêm nợ
năm 1998 mặc cho nợ lớn, Daewoo gây thêm được 14.1 tỷ đôla Mỹ tiền vốn, trở thành công ty vay nợ nhiều nhất Hàn Quốc - trong quý 3 đã thêm được 40% số nợ
có vẻ như các chủ nợ mong chờ chính phủ Hàn Quốc sẽ cứu trợ tài chính
và đúng là Daewoo đã thảo luận với chính phủ từ tháng 6 năm 1998
chính phủ muốn những biện pháp thắt lưng buộc bụng mà Daewoo không muốn - chủ tịch Kim không chấp nhận thu nhỏ đế chế mình gây dựng
cuối năm 1998 chính phủ Hàn Quốc nhận ra hiểm hoạ vỡ nợ Daewoo và nói với các tổ chức tín dụng rằng sẽ chỉ dành ra 5% danh mục đầu tư cho nợ của tập đoàn Daewoo - căn bản cắt đi nguồn tín nhiệm của Daewoo
miễn là Daewoo vay được tiếp thì công ty vẫn hoạt động, chủ tịch Kim tự tin là chính phủ sẽ thư thả việc cải cách chaebol và sẽ cứu Daewoo lần nữa
cái phao cứu sinh bị xì hơi, tháng 12 năm 1998 Daewoo chấp nhận hạ cánh an toàn, sát nhập 51 công ty con vào chỉ còn 10 và cắt giảm tỷ lệ nợ từ 500%

Tái cơ cấu
cuối năm 1998 ngân hàng phát triển Chứng khoán Nomura xuất bản một báo cáo mang tựa đề: 'Những hồi chuông cảnh báo cho tập đoàn Daewoo' lo ngại về nợ của Daewoo
nhưng thị trường, ngân hàng và chính phủ đã chậm phản ứng với rủi ro sụp đổ Daewoo
vụ "tái cơ cấu" tháng 12 năm 1998 thiếu công cụ thực hiện nên cả năm 1999 Daewoo bị để mặc đấy
các ngân hàng chủ nợ đáng lẽ sẽ rút vốn nếu công ty không tuân thủ cắt giảm tỷ lệ nợ hằng quý, nhưng cũng không thực hiện
thiên hạ bắt đầu đồn đại là sẽ có những thoả thuận lớn để cứu công ty vào phút chót
ví dụ tin đồn là Daewoo sẽ đánh đổi công ty điện tử Daewoo để mua lấy Samsung Motors
hoặc tin đồn vị hoàng tử Ả-rập nhảy vào
hoặc mối quan hệ đặc biệt với tân tổng thống Kim Dae-jung
căn bản thì tập đoàn, các công ty con và các chủ nợ tự huyễn hoặc nhau về giấc mơ duy trì hoạt động
giữa năm 1999 thì hiển nhiên là Daewoo sẽ không đạt tỷ lệ cắt giảm nợ và đúng là trên con đường vỡ nợ - các hãng xếp hạng tín nhiệm bắt đầu lục đục đánh rớt hạng Daewoo

Thực tiễn
cuối năm 1998 thì Daewoo đã phá sản rồi
năm 1998 công ty báo cáo tăng trưởng 25% doanh thu và thua lỗ nửa nghìn tỷ won
ban giám đốc lý luận rằng khoản lỗ phát sinh từ công ty viễn thông Daewoo ở Incheon
tập đoàn Daewoo và công ty cơ khí Daewoo vẫn tạo được hàng trăm triệu đôla lợi nhuận
nhưng số lợi nhuận ấy được tạo ra nhờ những thương vụ bán tài sản kế toán hư cấu giữa các công ty con
ví dụ: công ty con A bán một số tài sản như máy kéo cho công ty con B theo mức giá không tưởng, công ty B mua và trả bằng cổ phiếu hoặc tài sản tài chính khác - thương vụ ghi nhận một số lợi nhuận theo nhiều cách - đầu tiên là trực tiếp từ thương vụ và thứ hai là vì tài sản của A được định giá "thị trường" nên các máy kéo khác cũng được điều chỉnh giá trị lại theo giá bán mới
loại bỏ những thương vụ trao đổi tài sản và những thủ thuật nguỵ tạo khác thì năm 1998 Daewoo không chỉ thua lỗ nửa nghìn tỷ won [tương đương 454 triệu đôla Mỹ năm 1988] mà thực ra thua lỗ 4 nghìn tỷ won
một số chuyên gia khác ước tính số thủ thuật trong cả năm 1997 và 1998 cho thấy khoản thua lỗ lên đến 23 nghìn tỷ won tương đương 19 tỷ đôla - trở thành vụ nguỵ tạo kế toán lớn nhất lịch sử Hàn Quốc

Sụp đổ
tháng 7 năm 1999 chủ tịch Kim tuyên bố đặt tài sản cá nhân làm tài sản đảm bảo và từ chức mọi chức vụ, ngoại trừ ở công ty Daewoo Motors để mang lợi nhuận cho công ty xe và sau đó sẽ nghỉ hưu mãi mãi
đổi lại, ngài Kim muốn các chủ nợ bơm thêm 4 nghìn tỷ won cho tập đoàn
Daewoo cũng xoay thêm được 9 tỷ đôla tài sản đảm bảo nữa
tháng 8 năm 1999 chủ tịch Kim bị sa thải và các công ty con bị phát mãi tài sản
sau rốt, Daewoo vẫn còn hơn 50 tỷ đôla nợ 140 ngân hàng ở hơn 100 quốc gia

Kết
Kim Woo Choong tàu lượn tháng 11 năm 1999 và lưu vong 5 năm nơi hải ngoại
trở về nước, ngài Kim bị xét xử, phạt hành chính và phạt 10 năm tù
chưa đến 1 năm, ngài Kim được tổng thống xá tội và chết năm 2019
các ngân hàng và công ty bảo hiểm thua lỗ hàng nghìn tỷ won vì nợ daewoo, chính phủ Hàn Quốc chi ngân sách để cứu trợ tài chính những ngân hàng ấy, dẫn đến mở rộng cải cách trong minh bạch thông tin cho các nhà đầu tư và giám sát ngân hàng
số tiền quá lớn, đáng lẽ kế toán độc lập đã phải thấy dấu hiệu gian lận, nhưng họ nhắm mắt cho qua có lẽ vì khách hàng quá quyền lực
nhiều công ty kế toán bị phạt hành chính và tước bằng hành nghề - bi kịch Daewoo cũng dẫn đến cải cách ngành kế toán Hàn Quốc
vụ gian lận được ghi chép chi tiết nhưng vẫn còn đâu đó từ 750 triệu đến 4 tỷ đôla "mất tích" - có lẽ chi cho tiêu xài cá nhân
ví dụ một khoản 2.5 triệu đôla con trai của chủ tịch Kim quyên góp cho trường đại học Harvard
hoặc tiền hối lộ chính phủ
ngày nay các công ty con Daewoo hoạt động độc lập, cái tên chỉ còn là di sản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét