Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Pakistan lạm dụng nước ngầm

mặc dù có nguồn nước tự nhiên lớn chảy xuống từ núi Himalayas, Pakistan là quốc gia sử dụng nước ngầm lớn thứ tư thế giới sau Ấn Độ, Mỹ và Trung Quốc
nông nghiệp Pakistan cần nước ngầm nhưng việc bơm lên này không bền vững
tình hình nước ngầm Pakistan đe doạ an ninh nước, lương thực và điện của quốc gia

Nước Pakistan
nguồn nước phong phú nhưng cách phân bổ và sử dụng thì phức tạp
khí hậu Pakistan khô hạn: hơn 3 phần 4 mưa vào mùa mưa [gió mùa - monsoon] - còn lại của năm, thời tiết khô dẫn đến bốc hơi cao hơn bình thường
nguồn nước bề mặt đáng kể nhất Pakistan là sông Indus lớn nhất thế giới chảy qua nhiều quốc gia và dẫn nước lên diện tích hơn 450000 dặm vuông
Pakistan chia sẻ sông Indus với một số quốc gia, lớn nhất là Ấn Độ
chia cắt Ấn Độ năm 1947 đã chia sông cũng như hệ thống tưới tiêu và dẫn đến tranh chấp nước lớn những năm sau đó

Hiệp ước nước Indus
phải đến năm 1960 hai quốc gia ký hiệp ước nước Indus với trung gian là Ngân hàng Thế giới
Pakistan nhận nước từ 3 sông miền tây: Jhelum, Chenab và Indus - cấp trung bình 170-180 tỷ mét khối nước hằng năm
gần 96% nguồn nước tái tạo của Pakistan là từ hệ thống sông duy nhất này
đổi lại, những sông này phụ thuộc tuyết và băng tan từ những sông băng Himalaya miền tây: cấp 50-80% nước
nhiều sông lớn châu Á phụ thuộc núi Himalaya để có nước
hiệp ước mang đến hoà bình nhưng cũng gián tiếp dẫn đến lạm dụng nước ngầm Pakistan

Nước ngầm
nước ngầm được lên phim ảnh là dòng suối uốn lượn trong hang động và sông hồ bên dưới đất
thực tế phần lớn nước ngầm hiện hữu trong những ô rỗng [pore] bên trong đá và đất
đá đều có ô rỗng nhưng một số đá dễ thẩm thấu hơn: như cát kết là đã làm từ cát
càng đào sâu xuống bề mặt, ta càng tìm thêm nước trong những ô rỗng: một viên đá có những ô rỗng toàn bộ bị nước khoả lấp thì sẽ bị thấm đẫm [saturate]
khi ta khoan một lỗ vào viên đá đó, nước sẽ lọt ra từ bên trong những ô trống của đá và đi vào lỗ: cho đến khi nước đạt một mức không đổi - mức ấy gọi là "bàn nước" [water table]
khi nước rơi xuống đất [ground], nước đi xuống xuyên qua đất [soil] và tầng đất cái [subsoil] xuống tầng đá ở dưới
nếu đấ thẩm thấu thì nước thấm tiếp xuống đến khi chạm và nhập vào bàn nước: bổ sung nước ngầm

Nông nghiệp
Pakistan dân số 220 triệu thì phần nhiều là nông dân: quốc gia sản xuất lương thực lớn thứ 8 thế giới
hơn 95% tổng lượng nước lấy lên - trong đó 85% là nước ngầm - được sử dụng cho nông nghiệp: con số trung bình toàn cầu là 40%
40-50% lực lượng lao động Pakistan trực tiếp phụ thuộc nông nghiệp để kiếm sống
mặc dù Pakistan trên nhiều khía cạnh đã chuyển đổi thành một nền kinh tế dịch vụ, nông nghiệp vẫn tạo ra 18-22% GDP và thu về 60% ngoại hối
Pakistan trồng nhiều những đậu gà, táo, hành tây, quýt.. nhưng 75% đất canh tác những cây trồng ưa nước là lúa mì, lúa gạo, mía đường và sợi bông
những ngành công nghiệp dịch vụ phụ thuộc nông nghiệp: ví dụ mía đường, sát gạo và dệt may
một lịch sử thú vị đằng sau việc phụ thuộc lớn vào hoa màu ưa nước: bắt đầu là một cách để cứu đói thường dân thì sau rốt đã trở thành một công cụ chính sách kinh tế quan trọng

Cách mạng xanh
thập niên 1960 tổng thống Ayub Khan kêu gọi cách mạng xanh tới Pakistan
cách mạng xanh liên quan đến công trình của tiến sĩ Norman Borlaug tin rằng cây lương thực biến đổi gen như lúa gạo và ngũ cốc sẽ cứu đói thế giới
những phân bón mới và cây trồng chủng năng suất cao - trong đó có chủng lúa mì Mexi-Pak - đã thành công lớn
năm 1959-1960 Pakistan sản xuất chỉ 801 kg lúa mì mỗi hecta
năm 1996-1997 Pakistan đạt 2026 kg mỗi hecta
tiến bộ tương tự với lúa gạo, năng suất cao đã lấp đầy những kho ngũ cốc
cách mạng xanh thường được ghi nhận là giúp Pakistan tránh những nạn đói tái diễn giữa thập niên 1960
cách mạng xanh cũng cho phép quốc gia dần dần tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người khi dân số bùng nổ từ 40 triệu năm 1959 lên đến 140 triệu năm 1996 và 220 triệu hôm nay
nhưng nhớ lại thì tiến sĩ Borlaug hình dung cách mạng xanh là một cách cứu đói chứ không phải thiết kế làm con đường thịnh vượng quốc gia mà Pakistan thực hiện

Tăng trưởng xanh
chính phủ cầm quyền Pakistan nắm quyền dựa trên một lập trường chính trị hơi mâu thuẫn
tình hình sở hữu đất ở cả Ấn Độ và Pakistan hậu thế chiến 2 giống như nhiều quốc gia châu Á: rất bất bình đẳng - nông dân nghèo làm ruộng họ không sở hữu và không thể giàu
đảng Liên đoàn Hồi giáo nắm chính phủ đã thắng cử nhờ hứa hẹn giảm nghèo nông thôn
những chính phủ Đài Loan và Hàn Quốc đã làm chương trình "đất cho dân cày" sung công đất nông nghiệp dư thừa từ các địa chủ và trao cho nông dân thuê đất
tương tự thì Pakistan hiển nhiên cần cải cách ruộng đất, nhưng không khả thi vì những lời hứa với các địa chủ
để giành được ủng hộ của địa chủ ở các tỉnh Punjab, Sindh và Balochistan, chính phủ Pakistan đã tạo cơ hội [offer] quyền lực chính trị cho các địa chủ
vậy là chính phủ mời về cách mạng xanh làm một cách tự tăng trưởng thoát khỏi vấn đề này: cả nghĩa đen và kinh tế
bắt đầu là phương pháp cứu đói đã trở thành một động lực kinh tế: tăng trưởng kinh tế quốc gia Pakistan theo sát với tăng trưởng nông nghiệp - cấu trúc kinh tế ấy sẽ cần một hệ thống tưới tiêu lớn

Hệ thống tưới tiêu đồng bằng [basin - lòng chảo] Indus
hiệp ước đã đảm bảo cho Pakistan sử dụng 3 sông ở lòng chảo Indus
quốc gia bắt đầu xây dựng một mạng lưới rộng 12 kênh đào liên sông, 23 đập nước [barrage] và 3 đập lớn [dam] để khai thác nước cho tưới tiêu
ấy gọi tên là hệ thống tưới tiêu lòng chảo Indus [IBIS - Indus basin irrigation system] trải dài 57000 km và là một trong những hệ thống tưới tiêu hợp nhất lớn nhất thế giới
IBIS nắn dòng 75% dòng nước được phân phối cho Pakistan
hệ thống tưới tiêu nhờ-trọng-lực-vận-hành đã dẫn một lượng nước đã xác định trước cho nông dân dựa theo bao nhiêu đất sở hữu cũng như nước gì có sẵn cho phân phát
không may, hiệu quả phân phát của hệ thống rất kém: lãng phí 60-70% nước sông - phần vì rò rỉ, tốc độ bốc hơi nhanh và định giá quá thấp
nước kênh được định giá chỉ 1 phần 5 chi phí hoạt động thực tế nên hệ thống mang một lượng nước tương đương chỉ 30 ngày nước rút [run-off] - bằng 9% tổng nước sẵn [available] của hệ thống
đem so sánh: ví dụ những sông Colorado và Murray Darling trữ lượng nước tương đương 900 ngày nước rút
sông Orance ở Nam Phi trữ lượng 500 ngày nước rút
nhược điểm của hệ thống tưới tiêu đã buộc nông dân Pakistan tìm nguồn nước mới

Thấm nước
Pakistan đã đào giếng cả nghìn năm
người Hy Lạp đã ghi nhận những mẫu giếng nằm ngang [horizontal] ở tỉnh Balochistan cách đây 2500 năm
năm 1960 bên bờ hiệp ước nước Indus, phần lớn sử dụng nước Pakistan lấy trên bề mặt
ví dụ nước ngầm tỉnh Punjab chỉ cấp 8% cung nước cho nông dân
những chính sách nhất định của chính phủ đã thay đổi câu chuyện
Pakistan là quốc gia rất phẳng với ít mạng lưới sông [drainage] tự nhiên
lũ lụt xảy ra thường xuyên ở Pakistan: nước thấm xuống lòng đất đã nâng bàn nước [water table] gần một cách nguy hiểm với bề mặt
đổi lại, một bàn nước [water table] cao khiến đất trở nên thấm [saturate] đẫm nước: gọi là "water logging" [thấm nước] - ảnh hưởng phần lớn mùa màng vì 2 lý do
một là nước chặn không khí đến được với rễ cây: phần lớn cây hoa màu chính, ngoại trừ lúa gạo, chết khi đất bị 'thấm nước' [water logged]
hai là water log làm tăng lượng muối trong đất: nước ngầm thường bị khoáng hoá [mineralized] và hơi mặn
khi nước ngầm nâng cao lên gần bề mặt, nước sẽ hoá hơi bởi nhiệt độ ánh sáng và bỏ muối lại - như chuyện dân gian có thể chứng thực: rắc muối xuống đất là nghi thức những quân xâm lược làm ở những thành phố chiếm được, như lời nguyền rủa ai tái thiết

SCARP
chính phủ Pakistan từ lâu đã tìm giải pháp khắc phục vấn đề thấm nước và giúp nông dân
năm 1912 chính phủ Punjab đóng cửa kênh đào, trồng cây bạch đàn, xây dựng cống nước mưa và kênh lát bờ - không hiệu quả
từ năm 1954 và quyết liệt thập niên 1960, chính phủ đã ra mắt ở nhiều tỉnh một chương trình đột phá mới gọi tên là dự án kiểm soát mặn và khai hoang [SCARP - salinity control and reclamation project]
dự án sẽ đào một số giếng hình trụ ở những nơi bị mặn ảnh hưởng để bơm lấy nước ngầm: con số chính xác chưa rõ - đâu đó 15000 đến 20000 giếng
ấy là những giếng ống nhỏ, chạy điện từ độ sâu 40 đến 120 mét

Tư nhân
chính phủ thành lập và quảng bá chương trình SCARP là một biện pháp kiểm soát những 'bàn nước' [water table] đang nâng lên và có vẻ thành công ở nhiều nơi
hài lòng, chính phủ cũng nhận thấy nước ngầm có thể giúp mở rộng đất canh tác
từ thập niên 1970 chính phủ Pakistan khích lệ nông dân khoan nước ngầm: bằng vay ưu đãi lắp đặt giếng ống [tubewell], máy bơm [pumpset] miễn phí và trợ giá điện chạy những máy ấy
ở tỉnh Punjab và Sindh, giá điện cho những giếng ống được tài trợ rẻ hơn 40% giá thường
ở tỉnh Balochistan, điện cho giếng ống được trợ giá 60%
có vẻ không ai trong chính phủ Pakistan bận tâm hoặc đo lường những mức nước ngầm hay tầng ngậm nước
tổ chức giám sát dự án SCARP chỉ đo lường những mức nước ngầm ở những vùng có chương trình, bỏ qua vùng ngoài

Phản phé
chương trình thành công: có lẽ đã quá thành công - địa chủ tư nhân bắt đầu khoan lấy nước ngầm ở khắp nơi
ở tỉnh Punjab, diện tích tưới tiêu đã gần gấp đôi từ 8.6 triệu hecta năm 1960 đến 16 triệu năm 2018
cuối thập niên 1980 chính phủ thu hồi tất cả hỗ trợ công, ngoại trừ trợ giá điện
đầu thập niên 1990 ước tính hơn 400 000 giếng ống trôi nổi [unregulated] khắp đồng bằng Indus
mùa hạn đã thúc đẩy việc khoan: một cơn hạn hán từ năm 1996 đến 2000, nguồn nước bề mặt tỉnh Punjab giảm 46% - số giếng ống sở hữu tư nhân tăng 59%
bơm quá mức khiến 'bàn nước' [water table] giảm: ở Balochistan đầu thập niên 2000 giảm 2-3 mét mỗi năm
5-15% diện tích canh tác đã sụt giảm 'bàn nước' dưới mức có thể khoan được
để khắc phục, nông dân mang ra những động cơ to và mạnh hơn để đào sâu hơn: thay những động cơ điện đơn giản bằng những động cơ sản xuất địa phương, chạy dầu diesel - những "peter"
Hôm nay
hiện nay Pakistan có đâu đó 800 000 đến 1.2 triệu giếng ống tư nhân hoạt động
mặc dù đã có những cải thiện được thực hiện cho cung nước bề mặt, Pakistan sử dụng nước ngầm cao chưa từng thấy: phần vì thói quen sử dụng nước lãng phí
năm 2017 Pakistan xếp hạng gần đáy hiệu quả sử dụng nước: chỉ làm 1.4 đôla mỗi mét khối nước lấy lên
so sánh với Malaysia làm được 55 đôla mỗi mét khối nước lấy lên, Trung Quốc 21 đôla và Thổ Nhĩ Kỳ 13.6 đôla
đến 85% nông dân Pakistan là nhỏ lẻ và đơn giản: phần lớn trồng lương thực tự tiêu thụ hoặc thức ăn chăn nuôi
cách mạng xanh đã giúp nâng hiệu suất [yield] sản xuất lương thực nhưng con số đã kịch trần từ thập niên 1990
nông dân Pakistan thiếu đào tạo và cả tài chính để đầu tư những phương pháp trồng trọt mới
mặc dù đóng mang lại 20% GDP, nông nghiệp trồng trọt đóng chưa đến 0.1% doanh thu thuế của Pakistan
cho nên hiệu suất [yield] của những cây trồng ưa nước nhất: lúa mì, đường mía, lúa gạo... thua kém đồng trang lứa ở Trung Quốc và Mỹ - có thể nói là Pakistan lãng phí nước trồng trọt mà không hiệu quả

Kết
đây có thể là chủ đề kỳ lạ trong bối cảnh tin tức mới đây về lũ lớn ở Pakistan
đúng là lũ lụt mùa mưa [monsoon] sẽ nạp lại [recharge] nước cho những tầng ngậm nước [aquifer]
tuỳ nơi, lũ lụt có thể bổ sung 0.2 đến 0.6 mét mực nước ngầm - việc nạp lại [recharge] thì không thể nhanh bằng lấy nước lên [withdrawal]
nhưng mặt đất [ground] chỉ hấp thụ ngay được lượng nước nhất định: mặc dù lũ lụt, việc lấy nước ngầm sẽ tiếp tục nhanh hơn tốc độ nạp lại
nếu không có những cải cách định giá và cấp nước, nhìn chung nhu cầu nước sẽ tiếp tục tăng cao
những vùng nhất định đã chịu thiếu thốn nước: chỉ 36% dân số được tiếp cận nước sạch và nước uống an toàn
vì phần nhiều nước để trồng trọt, thiếu nước sẽ dẫn đến thiếu lương thực và ảnh hưởng người nghèo
ta cần tái thiết hạ tầng tưới tiêu đang vỡ vụn của hệ thống Indus
ta cần đào tạo và cho nông dân vay tiền để nông dân có thể ứng dụng những hệ thống mới tiết kiệm nước hơn: ví dụ tích hợp [integration] nhỏ giọt [drip] hay phun [sprinkler]
và cần định giá lại nước cho giá bán lên đúng với giá trị thực để người ta bắt đầu sử dụng tiết kiệm hơn: đồng thời chặn tham nhũng
những tổ chức như mafia nước đã được lên báo mạng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét