Foxconn là một tập đoàn gây nhiều tranh cãi, mà mỗi khi nhắc đến thì chủ đề sẽ chuyển hướng về cách đối xử với người lao động
giống như nói rằng: "Mỗi khi bạn mua sản phẩm Apple là bạn đang ủng hộ bóc lột nô lệ"
nhưng Foxconn thì không chỉ làm với mỗi Apple, công ty Đài Loan còn làm cả máy tính, máy tính xách tay, tivi, điện thoại cổ điển, trò chơi X-box...
thực tế thì Foxconn là công ty lớn nhất Đài Loan nếu tính theo doanh thu, hơn cả TSMC
năm 2019 Foxconn đạt doanh thu 178 tỷ đôla Mỹ
Quy mô
tên chính thức của Foxconn ở Đài Loan là Hon Hai, Foxconn là tên thương mại - thể hiện rằng công ty có thể sản xuất đồ điện tử với tốc độ nhanh như cáo [fox]
Hon Hai không chỉ là công ty lớn nhất Đài Loan tính theo doanh thu, mà còn là công ty công nghệ lớn thứ 3 thế giới
Foxconn cũng phức tạp, có hơn 200 đơn vị liên kết và công ty con, lớn nhất là: nhà sản xuất phụ kiện Belkin của Mỹ làm phụ kiện Apple, bộ định tuyến, ổ cắm điện chống sét và bộ chia usb
tập đoàn Sharp là nhà sản xuất lớn của Nhật Bản làm tivi và đồ điện tử - năm 2016 Foxconn mua cổ phần đa số của Sharp sau mấy năm mặc cả
công ty TNHH di động FIH làm điện thoại di động cho Nokia, đã thành lập doanh nghiệp TNHH ở đảo Cayman và được giao dịch trên sàn chứng khoán Hồng Kông mã 2038
Foxconn đã có nhiều thương vụ sát nhập, đa số những công ty nhỏ hơn để mục đích là lấp vào những dịch vụ và chuỗi sản xuất tổng thể của hãng
Lịch sử
Terry Gou thành lập Foxconn khoảng 46 năm trước mới đầu là tập đoàn vật liệu nhựa Hon Hai để sản xuất linh kiện điện
công ty khởi nghiệp làm nắm xoay nhựa bật tắt tivi đen trắng, nhiều công ty khác cũng làm
Terry Gou đã nghiên cứu ngành để tìm cách làm ra nắm xoay tivi tốt hơn và nhận ra rằng toàn bộ tiến trình đúc nhựa sẽ cần cải thiện
Terry xây dựng một nhà máy có khả năng cải thiện độ chính xác của việc làm ra những khuôn nhựa - khách hàng đã ấn tượng với chất lượng của sản phẩm hoàn thiện
đột phá tiếp theo của Hon Hai là khi Atari đặt đơn hàng 2600 miếng nối điện bằng nhựa để lắp cho dây cáp cần điều khiển [joystick cable] của máy
Terry sớm nhận ra tiềm năng của thị trường Mỹ, đã bay đi Mỹ viếng thăm 32 bang trong 11 tháng
trong nỗ lực lấy được đơn đặt hàng từ một công ty làm máy tính cá nhân trụ sở Mỹ, Terry đã đặt phòng trú lại một nhà nghỉ gần cơ sở IBM ở Raleigh, Bắc Carolina
kiên trì, Terry đã nhận được một đơn hàng đầu nối máy tính cá nhân từ IBM
năm 1988 Hon Hai, bấy giờ đã đổi tên thương hiệu là Foxconn, kiếm được 1 tỷ tân Đài tệ doanh thu
năm 1991 Foxconn mở bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng [IPO] trên sàn chứng khoán Đài Loan
bấy giờ công ty đã bắt đầu tìm hiểu mở rộng sản xuất ở đại lục, khởi công một nhà máy có tên là Haiyang nghĩa là "biển" nằm ở thành phố Thẩm Quyến - những nhân viên đầu tiên là 150 người nhập cư từ nông thôn Quảng Đông, trong số đó là 100 phụ nữ
Foxconn nhanh chóng mở rộng ở đại lục, xây các nhà máy ở Thẩm Quyến, Thượng Hải, Trùng Khánh và Côn Sơn
chính quyền địa phương đã tìm kiếm tăng trưởng và việc làm nên đã chào mời các chính sách ưu đãi thuế và xây dựng hạ tầng
mặt khác, xu hướng vĩ mô của các công ty Mỹ và phương tây là thuê ngoài những việc làm 'bẩn thỉu' sản xuất sang châu Á - Foxconn đã nhận lấy hết
năm 1996 Foxconn tạo ra 500 triệu đôla Mỹ doanh thu và Trung Quốc là trụ sở sản xuất chính
ngày nay Foxconn có 32 nhà máy ở Trung Quốc, tuyển dụng hàng trăm nghìn người nhập cư [từ các tỉnh khác ở đại lục]
năm 2001 công ty đạt 4.4 tỷ doanh thu và trở thành công ty sản xuất tư nhân lớn nhất Đài Loan
năm 2005 doanh thu bùng nổ lên 28 tỷ đôla và Foxconn vượt mặt Flextronics để trở thành nhà cung cấp dịch vụ sản xuất điện tử lớn nhất thế giới
năm 2006 Foxconn nhận việc lắp ráp iPhone và đến nay, ước tính Apple là khách hàng đóng góp một nửa tổng doanh thu của Foxconn
Terry Gou đã nghỉ hưu và đang vận động tranh cử tổng thống Đài Loan nhưng không thành công, thua cử trước ứng viên người Hàn Quốc trong cuộc bầu cử chỉ định ứng viên của quốc dân đảng
Terry tranh cử cũng là điều lạ lùng vì Foxconn và bản thân ông có quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc
chính phủ đại lục đã, đúng theo nghĩa đen, giúp Terry tạo ra những đặc khu miễn thuế ở thành phố Trịnh Châu để Foxconn có thể lắp iPhone - rõ ràng là có quan hệ ở đây
Chiến lược
thái độ chung của Foxconn là tránh né công luận và để thương hiệu chính toả sáng - cho nên không dễ để biết được làm thế nào Foxconn làm hiệu quả thế
chiến lược kinh doanh của Foxconn cho các khách hàng có thể được miêu tả rõ nhất là "giành hợp đồng và mở rộng" [land and expand]
mục tiêu của Foxconn là một hãng không ngừng tích hợp [mua lại] theo chiều dọc cho tất cả những nhu cầu sản xuất của khách hàng
hàng thập kỷ, Foxconn đã liên tục leo lên chuỗi giá trị, bắt đầu chỉ là những đầu nối, rồi đến dây cáp, rồi bảng mạch in và cuối cùng là toàn bộ máy tính cá nhân
những thương vụ mua bán sát nhập sau đó cùa Foxconn là để phục vụ chiến lược này
ví dụ Foxconn đã bố trí thương vụ sát nhập của công ty con Innolux với Chi Mei Optoelectronics để xây dựng công ty LCD bóng bán dẫn màng mỏng lớn nhất thế giới - tác giả nghĩ nó nằm ở Đài Nam
chiến lược khác là giá bán, tuy thâm nhập thị trường muộn nhưng Foxconn làm giá rất gắt nhờ quy mô lớn giúp tài trợ việc thâm nhập những thị trường mới
Foxconn có thể tận dụng thế mạnh và lợi nhuận từ một ngành công nghiệp để chi trả cho giá bán cực rẻ ở những ngành khác - giống như bất cứ gã khổng lồ công nghệ Mỹ nào khác, khác là Foxconn tập trung vào sản xuất thay vì Internet hay phần mềm máy tính
Foxconn và nhân lực
lý do nữa tại sao Foxconn bán giá rẻ vậy, cũng là nguồn gốc gây tranh cãi và búa rìu dư luận lên công ty: ấy là cách đối xử với người lao động
Foxconn xây dựng các nhà máy ở nơi lương thấp và những chế độ ưu đãi thuế: Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Brazil, Séc
lưu ý là không có Wisconsin - ai lại nghĩ là bang Wisconsin ở Mỹ lao động giá rẻ
quay trở lại ví dụ trụ sở châu Âu của Foxconn ở Séc, để tìm ra những nhân viên đáp ứng yêu cầu, Foxconn đã tuyển dụng rộng: từ thanh niên ở Slovakia và Ba Lan đến người cao tuổi Romani đã ngoài 50 - đăng những tờ quảng cáo để tìm nhân viên
ở Trung Quốc, Foxconn sử dụng những quảng cáo để tìm người trẻ nông thôn - nhập cư từ nông thôn Trung Quốc độ tuổi 16-29 - với khẩu hiệu "nhanh chân hướng đến ước vọng của bạn, theo đuổi cuộc sống tuyệt diệu. Ở Foxconn bạn có thể mở rộng kiến thức và tích luỹ kinh nghiệm"
ấy là những công việc không đòi hỏi kinh nghiệm [entry level] giống như việc làm toàn thời gian ở nhà hàng bán thức ăn nhanh mà không ai muốn làm cả đời
văn hoá làm việc của Foxconn có thể miêu tả rõ nhất là "chuyên chế": chiến lược và mục tiêu được truyền xuống từ ban quản lý lâu năm ở các trụ sở Đài Loan
ban quản lý trung cấp ở nhà máy các thành phố như Thẩm Quyến và Trùng Khánh sẽ cố gắng lập kế hoạch để đạt được những mục tiêu ấy và phân việc cho tầng thấp hơn
mọi nhân viên Foxconn sẽ học những triết lý làm việc của Gou: người thành công tìm cách, người thất bại tìm cớ, tình huống khắc nghiệt là điều tốt, việc thực hiện là tích hợp của tốc độ, độ chính xác và độ chụm [accuracy and precision]
một khẩu hiện khác: tuân lệnh, tuân lệnh và tuyệt đối tuân lệnh
công việc thì khó khăn, công nhân nhà máy bị giám sát qua camera quan sát CCTV và kỷ luật sản xuất luôn được duy trì
"không ngủ, không nói chuyện và không cười đùa" là quy định hàng đầu trong nhà máy
làm việc 10 giờ một ngày trong ngày thường, mùa cao điểm làm 12 giờ, làm thêm giờ là tự nguyện nhưng nhiều tiền hơn nhiều nên phần lớn công nhân làm thêm giờ
đây không phải bóc lột nô lê: công nhân được trả lương
ở Trung Quốc tiền lương đã được đẩy lên sau một số vụ việc nổi lên mặt báo
hiện tại công nhân có thể kiếm được đâu đó 400-700 đôla một tháng tuỳ vào cấp bậc - không tệ so với lương tối thiểu 275 đôla ở Trung Quốc năm 2017
một số thay đổi khác bao gồm không quá 8 người mỗi phòng ký túc và giới hạn 60 giờ làm thêm mỗi tuần
nhân viên thường đã biết về thực tế làm việc diễn ra, nói đùa trào phúng: "không giật mình, không tăng lương"
về cách đối xử với người lao động của Foxconn thì tác giả không quá đau thương mà cũng không phải là nhà tư bản độc ác
Foxconn có một văn hoá làm việc cứng nhắc, nhưng họ cũng không thể tuyển được một triệu nhân viên Trung Quốc mà không đổi lại cái gì đó mà người lao động muốn - người ta có quyền tự do, không phải thời đại Mao
với lại, nhân viên cổ cồn trắng ở Trung Quốc cũng không chắc chắn khá khẩm hơn: bạn đọc có thể tra google 996 nếu không tin, hoặc hỏi những bạn bè Trung Quốc hoặc Đài Loan
ít nhất nhân viên nhà máy được trả tiền làm thêm giờ
nữa, những sự cố giật mình [jumping incident] và tăng lương sau đó đã khiến việc kinh doanh của Foxconn thêm đắt đỏ cho Apple
năm 2010 Apple bắt đầu tìm thêm đối tác làm iPhone với đối thủ Pegatron của Foxconn
Foxconn đã rẻ thì Pegatron còn hạ giá rẻ hơn, khá ấn tượng, nhưng có vẻ như lương cố định của Pegatron cũng thấp hơn, chỉ là chưa bị chú ý, để lại mỗi Foxconn bị mang tiếng bóc lột nô lệ
Kết
Foxconn quá lớn và nhiều chân rết không thể nói hết chỉ trong bài này
ở đây chỉ nói một chút để mọi người thấy Foxconn lớn hơn rất nhiều người tưởng tượng
Foxconn lớn hơn TSMC nhưng TSMC thì mê hoặc hơn
Foxconn xuất hiện trước nhưng TSMC mới là đứa con cưng của kinh tế Đài Loan
ít người muốn nghĩ đến những thứ Foxconn làm - không vinh quang như việc khắc axit những chip siêu nhỏ bằng đèn laser
và TSMC ưu tiên Đài Loan trong khi Foxconn và Gou lại quan hệ thân với Trung Quốc
nhưng Foxconn thì lớn và quan trọng với Đài Loan không kém những nhà sản xuất bán dẫn
và Foxconn duy trì vị thế dẫn đầu trong việc lắp ráp đã thể hiện sức mạnh thị trường của hãng... và dăm ba thứ khác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét